Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SỔ TAY HƯỚNG dẫn TRỒNG và CHĂM sóc một số LOẠI cây RAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.19 KB, 21 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG TẠI NHÀ
- Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm nhưng chính vụ vào mùa hè. Gieo
hạt từ tháng 3- tháng 8. Không nên gieo hạt khi trời còn lạnh.
- Chuẩn bị đất trồng rau muốn:
Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ
lệ: 1 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh + 2 kg đất dinh dưỡng+ 0,5 kg phân hữu cơ
(phân gà, phân chuồng, phân bò, phân hữu cơ) cho hổn hợp đất vừa đầy mặt
khay.
Có thể mua đất dinh dưỡng đã trộn sẵn có đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát
triển.
- Gieo hạt: Rải hạt thành hàng 8cm x 12 cm.Tưới nước cho khay (hay thùng
xốp), bằng bình phun với tia nước nhỏ, tưới đủ nước 1-2 lần/ngày.
- Có thể bón phân bổ sung: Bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao
giúp cây rau muống mau lớn cho nhiều lá, bón phân Super lân để giúp rễ phát
triển tốt. Liều lượng bón như sau:
+ Bón phân lần 1: Sau khi cây rau muống ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g10g urê và 10g Super lân ( 02 muỗng cà phê đầy) với 4 lít nước rồi tưới đều
trên rau muống lúc chiều mát.Sáng nhớ tưới xả lại.
+ Bón phân lần 2: Cách lần 1 từ 10-15 ngày, pha liều lượng 08g-10g NPK,
hoặc phân DAP cho 4 lít nước.Tưới đều trên thân lá gốc cây rau muống lúc
chiều mát, sáng hôm sau nhớ tưới rửa lại
- Bón phân sau khi thu hoạch lần đầu: khi thu hoạch rau muống cần cắt
ngang gốc chừa lại gốc khoảng 2-3 cm, để 2-3 ngày gốc rau muống bắt đầu
nhú mầm non cho đất hổn hợp rải trên mặt khay lớp 1-2 cm.sau 7-10 ngày
cho phun phân bón lá “ ra rể mầm chồi ” giúp cây rau muống mau cho ra lá
mới.Tiếp tục bón phân như bón lần 1,2.
– Thu hoạch :
Thời gian thu hoạch lần 1: khoảng 40-50 ngày gieo có thể thu cắt rau
muống đợt đầu tiên.Hay khi rau muống đạt độ cao khoảng 35-40 cm là cắt
được.
Thời gian thu hoạch lần 2: sau khi cắt thu hoạch lần 1 cho bón phân bổ
sung khoảng 20-25 ngày sau là thu hoạch lần 2.




Đất trồng rau muống sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc
men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới phơi đất để khoảng 2-3
ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng vào để sử dụng lại.
Lưu ý:
- Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều, tránh nước có áp lực mạnh
làm dập lá rau. Khi trời mưa to nên có mái che hạn chế nước mưa trực tiếp
làm hư nhũng thối lá.
- Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày. Trường hợp trời mưa
kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau muống sẽ lâu lớn hơn, hạt giống khó nẩy
mầm hơn, cây rất dễ nhiễm nấm bệnh lá hay vàng, thân nhỏ lại. Nếu cần thiết
phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn
cho rau, được nhà nước ban hành năm 2008.
- Khi rau muống có từ 3-4 cặp lá thì rau muống hay có hiện tượng nhạt màu,
vàng lá là do thiếu đạm và hệ rễ nhạy cảm với đất trồng. vì thế việc bón phân
lần 1 sẽ khắc phục được hiện tượng này
- Sử dụng phân hữu cơ để bón để đảm bảo không có dư lượng hóa học trong
rau.

KỸ THUẬT TRỒNG MỒNG TƠI
- Thời vụ: Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu
hoạch suốt vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ
tháng 5 đến tháng 9.


- Chuẩn bị đất trồng rau:
Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ
lệ: 1 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh(hoặc 1kg trấu hun hoặc 0,5kg xơ dừa+ 0,5 kg
trấu hun) + 2 kg đất dinh dưỡng+ 0,5 kg phân hữu cơ (phân gà, phân

chuồng, phân bò, phân hữu cơ) cho hổn hợp đất vừa đầy mặt khay.
Có thể mua đất dinh dưỡng đã trộn sẵn có đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát
triển
- Xử lý hạt giống.
Rải hạt với liều lượng 10 gam hạt cho một khay nhựa hoặc xốp, rải đều trên
mặt khay xong phủ lên lớp đất mỏng 0,5 cm và tưới nước bằng vòi phun nhẹ
đủ ẩm, ngày tưới 2 lần khoảng 5-7 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Nếu trồng đất cho leo dàn thì chỉ cần 15-20 hạt rải thành một hàng xong
lấp đất lại, tưới nước ngày 2 lần, nhớ kiểm tra coi chừng côn trùng và ốc ăn
hạt và lá non.Khi cây cao 20 cm thì làm giàn hay cây cho rau mồng tơi leo lên
giàn.
Rau mồng tơi có thể trồng nơi nhiều nắng hay nắng một buổi, không trồng
rau nơi bị che hết ánh nắng cây rau sẽ vóng cao, thân ốm, lá nhỏ lại.
Mùa mưa không tưới nhiều nước dễ làm úng cây rau, mùa nắng thì ngày tưới
1-2 lần để rau mồng tơi luôn đủ độ ẩm.
Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất
5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào
buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm
chất.
- Chăm sóc.
Cây rau mồng tơi có 3- 4 lá thật là có thể tỉa bớt để ăn, khi tỉa nhớ giữ lại cây
rau theo hàng để có khoảng cách rau lớn thêm mà không bị cạnh tranh dinh
dưỡng, ánh sáng.
Sau khi tỉa thưa lần 1 thì bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế 2-3 cm
để rau không bị vàng lá, có thể pha thêm một muỗng cà phê nhỏ phân urê cho
1 lít nước tưới cho rau lúc chiều mát để giúp lá rau mau nở to và xanh hơn.


Sau 25-30 ngày tiếp theo khi rau mồng tơi cao được 35-40 cm là có thể cắt
hái lần đầu tiên để dùng, khi cắt dùng dao bén và sạch cắt ngang thân chừa

lại cách đất 7-10 cm để rau mồng tơi cho tiếp lá kỳ sau.

KỸ THUẬT TRỒNG RAU ĐAY


- Thời vụ: Từ tháng 4 đến tháng 9.
- Chuẩn bị đất trồng rau:
Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng vào khay xốp với tỷ
lệ: 1 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh(hoặc 1kg trấu hun hoặc 0,5kg xơ dừa+ 0,5 kg
trấu hun) + 2 kg đất dinh dưỡng+ 0,5 kg phân hữu cơ (phân gà, phân
chuồng, phân bò, phân hữu cơ) cho hổn hợp đất vừa đầy mặt khay.
Có thể mua đất dinh dưỡng đã trộn sẵn có đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát
triển
- Trồng cây con hoặc gieo hạt.
+ Trồng cây con: Trồng cây cách cây 10cm, hàng cách hàng 10cm.
+ Gieo hạt: ngâm hạt 4-5 giờ trong nước ấm
- Gieo theo hàng: hạt cách hạt 5cm, hàng cách hàng 10cm. Sau khi gieo
hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 2cm. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt
- Gieo vãi: lấy một lượng hạt giống vừa phải, rắc lên bề mặt của khay sau
đó lấy tay xoa đều mặt đất và tưới nước.
- Chăm sóc và thu hoạch.
+ Tưới nước cho cây: Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt
hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây
Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè.
Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới
nước quá nhiều cho cây.
+ Chăm sóc cây rau.
Khi cây rau có 2-3 lá thật hay cây bén rễ hồi xanh (7-10 ngày sau trồng) ta
nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có

thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân giun vào nước theo tỷ lệ 1kg
phân giun cho 3 lit nước sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho
cây. Sau khi thu hoạch rau ta bổ sung phân giun vào thùng sao cho lượng
phân cách mặt chậu khoảng 2cm rồi trồng tiếp đợt rau tiếp theo.
Khi cây có 4-5 lá thật, đánh tỉa các cây xấu, nhỏ, để khoảng cách cây cách cây
10cm.
+ Thu hoạch.
+ Thu hoạch sau 30-45 ngày gieo.


+ Hái lá, ngọn,bón thêm mùn giun sau mỗi lần thu hoạch để cành phát triển
tiếp.
+ Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng. bổ sung hỗn hợp
phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.

KỸ THUẬT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG
- Thời vụ trồng: từ tháng 4-đầu tháng 6
-Xử lý hạt giống:
Hạt ngâm nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 5-6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào
khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại
đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ( Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư
hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).


- Chăm sóc và bắc giàn cho cây:
Nước tưới: Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là
giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để quá khô hạn hoặc ngập úng
Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được
thông thoáng.
Khi cây cao 25 đến 30cm, bắt đầu ra từ 5 đến 6 lá thật và đã bắt đầu xuất

hiện tua cuốn thì cần làm giàn cho cây. Cây mướp đắng khi đã có tua cuốn
thì rất mau lớn, ta có thể làm giàn kiểu chữ A, X hoặc để cây leo lên bờ tường.
Với nhà ở thành phố, có thể tận dụng mắc lưới tường để cho mướp đắng leo
giàn.
Khi cây coa hơn 1m ta bấm ngọn cây để cây ra nhiều nhánh cho nhiều quả
hơn.

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHUÔNG
- Thời vụ trồng: Quanh năm
- Vật liệu trồng: Khay, chậu
- Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm ( 3 lạnh + 2 sôi) trong 1-2h
sau đó phơi khô.


- Gieo hạt:
+ Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…),trải đất phẳng, ém nhẹ
đất.
+ Đất tơi xốp, dễ thoát nước.
+ Gieo hạt với độ sâu 0,5-1 cm.
+ Tưới nước đủ ẩm , rồi để ở nơi nhiều ánh sáng.
+ Khi cây có độ cao 10-15cm thì đánh cây ra trồng mới.
+ Thời gian thu hoạch: 2-3 tháng
+ Thời gian nảy mầm : 5-7 ngày
- Cách tưới và chăm sóc:
+ Cây trồng vào khay, chậu thì hàng cách hàng 70 cm cây cách cây 50-60
cm.
+ Tưới 1 lần/ ngày, nếu trời nắng nhiều tưới 2 lần/ 1 ngày
+ Tỉa bỏ lá già, tỉa bớt chỉ để 3-4 cành
+ Sau 14-17 ngày cắm chói và cột cố định cây vào, khi cây cao khoảng 35cm

thì cắm chói cao, đan dây nilong để cây không bị đổ.
+ Sâu bệnh thì bắt sâu non, cắt tiả lá bệnh tránh truyền nhiễm cho các lá và
cây khác.

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHỈ THIÊN
- Thời vụ trồng: Vụ Đông xuân gieo từ tháng 11-12, trồng tháng 1-2, Vụ Hè
gieo tháng 6-7 và trồng tháng 8-9.


- Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống vào nước ấm ( 2sôi + 3lạnh) trong 30
phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Gieo hạt:
+ Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…),trải đất phẳng, ém nhẹ
đất.
+ Đất tơi xốp, dễ thoát nước.
+ Gieo hạt cách hạt 4-5 cm
+ Cây 25- 30 ngày thì đánh đi trồng lại.
- Thời gian thu hoạch:2-3 tháng, thu hoạch trong 2 tháng
- Thời gian nảy mầm: 8-10 ngày
- Cách tưới và chăm sóc:
+ Trồng lại cây con cây cách cây 30-40cm, hàng cách hàng 50 cm.
+ Tưới nước đủ ẩm, 3-5 lần/ ngày vào mùa khô, thoát nước tốt vào mùa
mưa.
+ Tỉa bỏ cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng, gốc thông
thoáng.
+ Nên tỉa cành lúc trời nắng ráo, khi cây được khoảng 20cm.
+ Làm giàn: (giúp cây dễ thu trái, đứng vững, hạn chế sâu bệnh) cắm hai
cọc cây lớn ở hai đầu, căn dọc theo hàng ớt nối 2 trụ cây, khi cây lớn đến đâu
căng dây đến đó để giữ vững cây.

+ Sâu bệnh thì bắt sâu non, cắt tiả lá bệnh tránh truyền nhiễm cho các lá và
cây khác.
+ Thể trộn đất sạch tơi xốp với phân chuồng đã hoai mục hoặc phân vô cơ.

KỸ THUẬT TRỒNG RAU HÚNG QUẾ


Húng quế thuộc loài rau thơm, cây cao khoảng 1 m. Lá rậm, xanh thẫm, lá
hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, ở mép có răng con. Rau húng quế
có vị cay thơm, mùi vị nồng tương tự hương vị quế. Cụm hoa hình đầu có có
màu vàng nhạt hợp thành chùy dài ở ngọn
- Thời vụ trồng: Từ tháng 3-9
- Chuẩn bị đất
Trồng trong chậu: trộn 50 dm khối đất và phân bò theo tỉ lệ 7/3 và 20 gr
phân lân, 20-30gr phân vi sinhvào mỗi chậu
- Chọn hạt giống
Chọn hạt giống có chất lượng tốt. Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2
nước sôi + 3 nước lạnh ( khoảng 40oC – 50oC ), để vào chỗ tối trong vòng 4-5
tiếng. Sau đố vớt hạt ủ vào trong mảnh vải ẩm cho tới khi hạt nứt nanh.
Có 2 cách trồng:
Cách 1: Gieo hạt
Cho vào khay 1 lớp đất 5cm, dùng tay vò nát những cục lợn cợn trong giá thể,
tạo bề mặt bằng phẳng, tưới nước cho ướt đều giá thể,
Gieo hạt giống đã ngâm ủ. Sau khi gieo hạt khoảng 7-10 ngày, cây con có
khoảng 4-6 lá thật, có thể đem trồng
Cách 2: phương pháp giâm cành:(trồng số lượng ít)
Để giâm húng quế, cắt lấy một đoạn khoảng 7 - 9 cm tính từ ngọn trở xuống
để lấy phần lá non mới nhú ở đầu.
Chuẩn bị giâm húng quế bằng cách ngắt bỏ các lá phía dưới thấp hơn, chỉ để
lại hai lá mầm ở đầu ngọn.

Sau khi ngắt lá, đặt cành húng quế vừa xong vào một bát nước sạch và để ở
bậu cửa sổ nhiều nắng. Trong vài ngày, luôn giữ bát nước sạch sẽ. Sau một
tuần, rễ non bắt đầu nhú ra từ gốc cành húng quế, tiếp tục ngân trông nước
cho tới khi rẽ cây dài khoảng 1,5-2cm thì mang ra trồng.
Sau khi trồng cành giâm cần tưới đủ ẩm.


- Bón phân
+PP gieo hạt: Sau khi cấy 15 -20 ngày ,bón phân NPK (20-20-15) và bánh
dầu
+PP giâm cành: bón phân hữu cơ cho mỗi gốc
- Thu hoạch:
+ Sau gieo hạt 40 ngày hay sau giâm cành 30 ngày là có thể thu hoạch
+ Căt nguyên cây hay 2/3 cây (chừa gốc 5cm), sau đó tiếp tục chăm sóc,
bón phân như trên cho cây tái sinh 20 ngày thu hoạch 1 lần
+ Sau 2 đợt thu hoạch, bón bổ sung bánh dầu và phân hữu cơ giống như trên
+ Sau nhiều đợt thu hoạch thấy năng suất giảm 30 – 50 % thì phá bỏ và
trồng lại.


KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA BI
- Thời vụ trồng: Có thể trồng được 4 vụ trong năm: vụ xuân hè (tháng 3-4),
vụ sớm (tháng 8), vụ chính (tháng 10), và vụ muộn (tháng 11).
- Xử lí hạt giống :
+ Ngâm hạt vào nước ấm ( 3 lạnh + 2 sôi ) trong 15- 20 phút, vớt hạt , ủ
vào khăn ẩm, sau 3-4 ngày hạt nứt lanh, nảy mầm thì đem gieo.
+ Dùng giấy ăn nhúng nước cho ướt đều rồi trải vào đấy hộp nhựa.
- Gieo hạt :
+ Cho đất vào khay( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…),trải phẳng đất, ém nhẹ.

+ Đào hốc 40-60 hốc/ khay, mỗi hốc 4-5,5 cm.
+ Gieo 1 hạt 1 hốc.
+ Sử dụng nước sạch tưới cho cây con, trước khi nhổ cây con ngừng tưới
nước 3-4 ngày, tưới ẩm trước khi nhổ 3-4h.
+ Nhổ cây vào chiều mát.
- Thời gian nảy mầm: 4-6 ngày.
- Thời gian thu hoạch : 90-100 ngày.
- Cách tưới và chăm sóc :
+ Gieo hạt 20-22 ngày tuổi, khi cây có 3-4 lá thật thì nhổ lên, lựa chọn
những cây đẹp khỏe không sâu bệnh để lập giàn và trồng lớn.
+ Trồng cây cách cây theo chiều rộng là 35-40cm theo chiều dài khoảng 70
cm
+ Làm giàn chữ A với 3 nẹp ngang cao 1- 1,2m
+ Tỉa nhánh phụ, lá già. Tưới đủ ẩm.
+ Sâu bệnh thì bắt sâu non, cắt tỉa lá bệnh tránh truyền nhiễm cho các lá và
cây khác.


+ Đất sạch tơi xốp với phân chuồng đã hoai mục hoặc phân vô cơ.
KỸ THUẬT TRỒNG CẢI XANH
- Thời vụ trồng: từ tháng 9-12
- Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm (khoảng 400C) trong 2-5h,
để ráo nước và ử vào vải tối ẩm khoảng 2 -3 tiếng rồi đem gieo.
- Gieo hạt:
Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…), trải đất phẳng, ém nhẹ
đất.
Rải đều hạt giống trên bề mặt đất, phủ nhẹ một lớp đất mỏng trên bề mặt
hạt, dùng bình phun nước đều khắp giữ ẩm.
Tưới phun giữ ẩm đất và hạt hằng ngày ( 1-2 lần/ngày , tưới sáng và

chiều), để nơi râm mát.
- Thời gian nảy mầm: 2-3 ngày
- Thời gian thu hoạch: 40-45 ngày.
- Cách tưới và chăm sóc:
Tưới mỗi ngày 1-2 lần ( tưới khi đất thiếu ẩm), tưới sáng và chiều
Nếu muốn cây lớn thì tỉa cây ăn dần, cây cách cây 12-15cm.
Dùng đất sạch và dinh dưỡng tribat thì không cần bón phân, để đảm bảo
chất lượng rau sạch có thể tưới nước vo gạo (chứa nhiều B1) rất tốt cho cây.
Nếu không sử dụng đất tribat có thể trộn đất sạch tơi xốp với phân
chuồng đã hoai mục hoặc phân vô cơ.
Sâu bệnh : bắt sâu non, cắt tỉa lá bị bệnh để tránh truyền nhiễm bệnh, bắt
bướm trưởng thành, nhưng khi sử dụng đất dinh dưỡng tribat tỉ lệ sâu bệnh
thấp.


KỸ THUẬT TRỒNG CẢI BẸ
- Thời vụ trồng: Gieo hạt từ đầu thàng 8- tháng 10
- Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống vào nước ấm (400C) trong 1-2 h, để ráo
nước trước khi gieo.
- Gieo hạt:
+ Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…),trải phẳng đất, ém nhẹ.
+ Rải đều hạt giống trên bề mặt đất khoảng cách hạt giống 3-4 cm, phủ nhẹ
một lớp đất mỏng trên bề mặt hạt, dùng bình phun nước đều khắp giữ ẩm.
+ Tưới phun giữ ẩm đất và hạt hằng ngày( 1-2 lần/ngày, tưới sáng và
chiều), để nơi râm mát.
- Thời gian nảy mầm : 2-3 ngày.
- Thời gian thu hoạch : 30-35 ngày.
- Cách tưới và chăm sóc:
+Tưới mỗi ngày 1-2 lần ( tưới khi đất thiếu ẩm), tưới sáng và chiều.

+Tỉa cây sau khi cây nảy mầm 3-4 ngày, khoảng cách giữa các cây là 40-50
cm
+ Sâu bệnh : bắt sâu non, cắt tỉa lá bị bệnh để tránh truyền nhiễm bệnh, bắt
bướm trưởng thành, nhưng khi sử dụng đất dinh dưỡng tribat tỉ lệ sâu bệnh
thấp.


KỸ THUẬT TRỒNG CẢI NGỌT
- Thời vụ trồng: Xuân hè(từ tháng 2-6), Đông xuân (từ tháng 8-11)
- Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm (300C – 400C) khoảng 4-6
h, để ráo nước trước khi gieo.
- Gieo hạt :
+ Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…)
+ Trải đất phẳng, ém nhẹ đất.
+ Rải đều hạt giống trên bề mặt đất, phủ nhẹ một lớp đất mỏng trên bề
mặt hạt, dùng bình phun nước đều khắp giữ ẩm.
+ Tưới phun giữ ẩm đất và hạt hằng ngày ( tưới sáng và chiều) để ở nơi
râm mát.
- Thời gian nảy mầm : 2-3 ngày
- Thời gian thu hoạch : 25-30 ngày , có thể 35 ngày
- Cách tưới và chăm sóc:
+ Tưới cây mỗi ngày 1-2 lần(tưới sáng và chiều) khi đất thiếu ẩm, cây đã
phát triển 2-3 lá để nơi có ánh sáng.
+ Nếu trồng cây rau lớn thì tỉa dần để cây cách cây khoảng 10-12cm.
+ Trộn đất sạch tơi xốp với phân chuồng đã hoai mục hoặc phân vô cơ.
+ Sâu bệnh : bắt sâu non, cắt tỉa lá bị bệnh để tránh truyền nhiễm bệnh, bắt
bướm trưởng thành, nhưng khi sử dụng đất dinh dưỡng tribat tỉ lệ sâu bệnh
thấp.



KỸ THUẬT TRỒNG NGÒ GAI (MÙI TẦU)
- Thời vụ trồng: 2 vụ trên năm
- Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống vào nước ấm trong 1-2h, sau đó để khô
- Gieo hạt :
+ Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…),trải đất phẳng, ém nhẹ
đất.
+ Gieo hạt đều trên khay , châu phủ lớp đất nhẹ nên mặt hạt
+ Đất tơi xốp, dễ thoát nước.
+ Tưới nước đủ ẩm , rồi để ở nơi nhiều ánh sáng
- Thời gian thu hoạch: 2 tháng có thể thu hoạch trong 5 tháng
- Thời gian nảy mầm: 7 ngày
- Cách tưới và chăm sóc:
+ Tỉa thưa cây khi cây lớn, cây cách cây 7-10 cm
+Tưới nước để đất đủ ẩm, 2 lần/ ngày sáng và chiều
+ Sau 2-3 tháng khi thấy chậu ngò gai trồng tại nhà cao lên khoảng 1520cm và có nhiều cây nhỏ xung quang là có thể cắt lá cây rau để dung, sau
mỗi đợt cắt nhớ bón 1 lượng phân hữu cơ.
+ Chế độ thoát nước tốt tránh cây bị ngập úng
+ Sâu bệnh thì bắt sâu non, cắt tiả lá bệnh tránh truyền nhiễm cho các lá và
cây khác.


+ Câu ngò gai rất ít khi bị sâu ăn lá, khi có mưa kéo dài hay nắng gắt tưới
không đủ nước thì lá ngò gai bị vàng lá, chỉ cần dao,kéo sạch cắt bỏ đi những
lá vàng và kiển ra lại độ ẩm và thoát nước cho chậu cây. Sau 7-10 ngày cây
cho ra đợ lá mới.

KỸ THUẬT TRỒNG TÍA TÔ
- Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm.

-Xử lí hạt giống: Ngâm hạt giống vào nước ấm khoảng 1-2h, sau đó để ráo
nước rồi đêm gieo.
- Gieo hạt:
+ Cho đất vào khay ( đất sạch pha phân hữu cơ hoặc đất sạch pha phân
chuồng đã hoai mục hoặc đất dinh dưỡng tribat…),trải đất phẳng, ém nhẹ
đất.
+ Tưới nước đủ ẩm , rồi để ở nơi nhiều ánh sáng
+ Gieo hạt vào khay, chậu đã được san phẳng, phủ một khoảng đất mỏng
khoảng 1cm
- Thời gian thu hoạch :40 ngày
- Thời gian nảy mầm: 5-7 ngày
- Cách tưới và chăm sóc:
+ Sau 30-35 ngày gieo trồng bắt đầu tỉa cây và trồng với khoảng cách: cây
cách cây, hàng cách hàng 15x15 cm.
+ Sâu bệnh thì bắt sâu non, cắt tiả lá bệnh tránh truyền nhiễm cho các lá và
cây khác.
+ Cây tía tô có khả năng trồng được trong bóng râm.
+ Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch tía tô.


+ Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10cm, sau đó tiếp tục chăm
sóc cho cây tái sinh 15-20 ngày thu 1 lần.

KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA ĐEN
- Thời vụ: Có thể trồng quanh năm, gieo hạt vào vụ Đông xuân(tháng 11),
Xuân hè(tháng 1), Hè thu (giữa tháng 6).
- Ủ hạt: Pha nước ấm, 3 nước sôi + 2 nước lạnh, cho hạt vào ngâm 1 – 2 giờ,
vớt hạt ra, rửa hạt lại bằng nước sạch. Dùng bông hoặc vải nhúng nước sau
đó vắt ráo, cho hạt vào ủ. Hàng ngày kiểm tra giữ ẩm cho bọc ủ, sau khoảng 4
ngày. Hạt sẽ nứt, xuất hiện mầm trắng, lúc này có thể đem hạt ra gieo.

- Gieo hạt: Gieo hạt trong khay hoặc chén ươm, gieo hạt sâu khoảng 6mm.
Khoảng 4 – 7 ngày sau, hạt sẽ lên mầm thành cây con. Tiếp tục chăm sóc đến
khoảng 20 ngày. Đưa cây ra bầu lớn để trồng hoặc trồng ra luống.
+ Đối với trồng trong bầu: Trồng cây vào bầu có đường kính 35cm.
Trồng sâu khoảng 2/3 cây. Có thể chọn 1 cây khỏe mạnh để trồng, hoặc trồng
2 cây, sau đó tiếp tục chăm sóc và chọn ra 1 cây khỏe mạnh. Đất sử dụng
trong bầu là loại đất chuyên dùng cho nông nghiệp.
- Chăm sóc:
+ Sau mỗi lần thu hoạch nên xới đất quanh gốc và tưới bổ sung đạm, kali và
các loại phân bón qua lá cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý
vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.
+ Cà chua ưa nước và nắng vì vậy thời gian đầu cần phải tưới nước hàng
ngày. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là
thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Không để mặt chậu bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra
hoa, năng suất kém, trái nhỏ, ngoài ra thiếu nước còn dẫn đến hiện tượng
nứt trái, rụng hoa.
+ Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ nhánh phụ và các lá già dưới chùm hoa


thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2
nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ
cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái, nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo, cuối
buổi chiều. Nên để quả được tiếp xúc nhiều với ánh sáng măt trời, điều này sẽ
giúp màu sắc và chất lượng quả tăng . Nếu trồng trong chậu không nên để
cây cao quá, sẽ cao rất nhanh, phát triển về cành, tuy vẫn có quả nhưng
không năng suất.
+ Cà chua đen ko đậu quả ở nhiệt độ trên 32 độ C trở lên vì hạt phấn bị chín
và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ dưới 13 độ C. Cà chua đen là loại tự thụ phấn,
có thể giúp cây thụ phấn tốt hơn bằng cách rung cây vào buổi sáng.
+ Đối với trồng ngoài trời: Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh

rộng 30cm. Trên luống trồng với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây
cách cây 45 - 60cm. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng
hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm ure. Trộn đều các loại phân này
rồi bón vào gốc, lấp một lợp đất nhẹ lên trên mặt, rồi trồng cây xuống để
tránh cây bị phân làm xót rễ.Trồng sâu khoảng 2/3 cây.
Bón phân: Chia làm 4 lần
Lần 1: sau khi trồng 10 ngày, tưới 2 kg đạm urę hạt với nước phân chuồng
pha loãng.
Lần 2: sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10
cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ.
Lần 3: sau trồng 40 ngày. Bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm,
kết hợp xới nhẹ và vun gốc.
Lần 4: sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali.
- Trị bệnh:
Cà chua thường bị sâu vẽ bùa dùng BrighTin để phòng trừ, sâu xanh sử dụng
Crymax, Biobauve phun ướt đều trên 2 mặt lá. Các loại rầy mềm hay rệp sáp
sử dụng BrighTin, phun thật kỹ phần ngọn, lá non và mặt dưới lá.
Bệnh đốm lá dùng Norshield. Bệnh héo cây dùng Exin, Sincosin phun kỹ ở gốc
thân để phòng ngừa.
- Thu hoạch:
Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý thu hoạch khi trái khô ráo,
giúp bảo quản được lâu hơn. Nên thu hoạch khi trái đã chín ngả sang màu
đen. Thu hoạch cả chùm hoặc giữ lại cuống trái sẽ giúp trái được bảo quản
lâu hơn.


CÁCH XỬ LÝ CÂY RAU KHI PHÁT HIỆN SÂU
- Nếu thấy số lượng sâu ít thì có thể bắt bằng tay và sử dụng thuốc trừ sâu
sinh học tự chế bằng cách: 1kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn các loại
ớt, tỏi, gừng càng cay càng tốt. Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng.

Ngâm 3kg nguyên liệu với 3 lít rượu hộp kín, để lọ ở nơi thoáng mát, tránh
ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong khoảng 5-20 ngày là có thể sử dụng.
- Khi có ốc sên cắn phá hoại thì loại bỏ ốc sên nếu thấy hoặc đập nát vỏ
trứng rắc vào khay rau để tránh ốc sên.
- Trồng những loại cây rau thơm như hung quế, gừng, xả, húng bạc hà (hung
lũi),hành, tỏi… xem kẽ các cây rau cũng có tác dụng xua đuổi sâu bệnh.
- Nếu sâu bệnh phá hoại với tỉ lệ cao (>65%), thì tiến hành phá bỏ khay rau
đó và cải tạo lại đất.
- Có thể sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nhưng chú ý thời gian cách ly hợp lý
trước khi thu hoạch ít nhất là 10 ngày.
CÁCH XỬ LÝ ĐẤT SAU KHI THU HOẠCH HẾT RAU
- Đất trồng rau sau khi thu hoạch dùng bay làm vườn xới đều đất và loại bỏ
toàn bộ tàn dư của cây rau trước, có thể bón bón vôi bột nông nghiệp hoặc
men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất.
- Xới phơi đất để khoảng 2-3 ngày tối nhất là phơi đất dưới trời nắng, sau
đó bổ sung thêm đất dinh dưỡng, phân vô cơ hoặc phân hữu cơ đã qua xử lý
để tiếp tục trồng vụ rau tiếp theo.




×