Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích dòng cảm xúc của nhân vât Tôi trong truyện Tôi đi học Suy nghĩ của em về thú lâm tuyền trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.67 KB, 21 trang )

Đề 6: Phân tích dịng cảm xúc của nhân vât Tôi trong truyện Tôi đi học
Bài làm
Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn
ràng,cũng đẹp đẽ.Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm
xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dịng cảm xúc của nhân vật “tơi “ thực
giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trị.
Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của
Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần
chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác
chung của mọi người.
Tơi nghĩ,nếu như truyện khơng phải là dịng hồi niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời
gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không
phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tơi” trong
truyện ngắn này.Dó là dịng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.
Phần đầu truyện,ta bắt đầu xúc động và dường như cũng giống nhân vật,ta “mơn man” với
những kỷ niệm ngày xưa.Oâi,kỷ niệm đó dù đã rất xa nhưng sao vẫn ngọt ngào biết mấy.Nhớ
lúc đó vào quá nửa mùa thu,mùa của ngày hội khai trường.Ta ngại ngùng theo chân mẹ bước
từng bước trên con đường quen thuộc mà lòng đầy băng khoăn thắc mắc.Con đường với ta đã
quá quen nay sao có cái gì xa lạ.Phải chăng vì ta đã lớn khôn,ta đã bắt đầu cắp sách tới
trường.Cmar xúc ấy hẳn chúng ta đều đã từng trải qua.Trong cái ngày khó quên ấy có một
thứ hiện diện quen thuộc với tất cả nhưng cơ cậu học trị:đồ dùng học tập.Nhân vật tơi cảm
nhận về nó mới độc đáo làm sao “hai quyển vơ mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng”.Tơi
“ghì chặt” mà “một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất”.Thế là từ nay ta bắt
đầu gắn với cái nợ bút nghiên,đèn sách.
Cổng trường mở ra,cũng mở luôn tiếp phần tiếp theo của dịng cảm xúc.Bây giờ khơng phải
lạ lẫm với con đường,cảnh vật mà là lạ lẫm với ngôi trường tiểu học.Ngôi trường trông “xinh
xắn và oai nghiêm”.Cái liên tưởng của nhân vật “tôi” thật là thú vị.Tất cả đều lạ,nhưng đang
dần thân thiện và hịa hợp. “Tơi” xúc động và xao xuyến nhất là khi nghe tiếng trống giục tiết
học đầu tiên.Nhưng rồi “tôi sợ”, “tôi” ngập ngừng nghe theo lời ông đốc.Cảm giác lúc ấy
đúng là sung sướng nhưng quả thật sao ta lại thấy xa mẹ ta đến thế.Ta nhớ mẹ vơ cùng,muốn
sà ngay vào lịng mẹ và chẳng còn muốn đi đâu nữa.


Rồi buổi học đầu tiên cũng bắt đầu.Nhân vật “tôi” miễn cưỡng bước vào trong lớp sau những
lời dỗ ngọt ngào của mẹ.Phòng học mới có bao điều lạ,lạ thầy,lạ bạn và cả chổ ngồi của mình
đây nữa.Nhưng sao rồi ta lại thấy quen thân nhanh thế:chỗ ngồi ngày sẽ là của ta,nhưng cậu
bạn kia chưa biết tên,chưa dám hỏi tên nhưng sao vẫn thấy quen quen.Cái cảm giác đầu tiền
vào lớp ấy đúng như cái cảm giác vừa quen vừa lạ.
Dòng cảm xúc của nhân vật “tơi” là dịng biến thái giản dị mà tinh tế.Những cảm xúc đầy ấn
tượng chắc chắn không chỉ khơi lại trong tơi mà cịn là ở tất cả mọi người những kỉ niệm về
cái ngày đầu tiên chạy lon ton theo mẹ đến trường.cái ngày ấy đầy ý nghĩa.Nó khởi đầu cho
con đường chinh phục tri thức của mỗi người chúng ta.
*******************


Đề 7: Suy nghĩ của em về "thú lâm tuyền" trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí
Minh
Bài làm:
Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc ta, là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế
giới. Cuộc đời thơ ca của Người ln song hành với cuộc đời chính trị. Người đã để lại cho
đất nước một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong đó, hay nhất là bài thơ "Tức
cảnh Pác Bó",được ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vơ cùng khó khăn,
gian khổ. Lúc bấy giờ Bác phải sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn: ở trong
hang Pác Bó; ăn cháo ngô thay cơm, ăn măng rừng thay rau; bàn làm việc là bàn đá chông
chênh bên bờ suối Lê- nin cạnh hang. Bài thơ đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần
lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Trước hết ta nên hiểu ”thú lâm tuyền” là : cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh
núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu
rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim mng và cả cái tiếng nước róc rách dứoi khe cũng nên thơ
hữu tình trong thơ tức cảnh của Người .
Mở đầu bài thơ Bác viết:
''Sáng ra bờ suối, tối vào hang"
Ngay câu đầu tiên Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nề nếp sinh hoạt rất đều đặn, nhịp

nhàng của mình, tuần hồn theo thời gian nhất định, từ sáng tới tối đều gắn bó với thiên
nhiên .Với nghệ thuật đối: "sáng- tối", "ra- vào", "bờ suối- hang", Bác đã vẽ lên một bức
tranh thiên nhiên sinh động tương phản thật hài hịa, hợp lí.
"Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”
Nếu câu thơ thứ 1 nói về cơng việc nơi ở của Bác thì câu thơ thứ 2 lại nói đến cuộc sống sinh
hoạt ăn uống thường nhật của Bác , ở nơi rừng núi thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ
sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài long ,
chấp nhận,sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở.
Tiếp theo ở câu thứ 3 :
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Đã cho thấy vẻ đẹp của người chiến sỹ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách,
cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng
đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể
hiện rõ nhất ở câu này.Dù hồn cảnhở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không
thể cản được việc lớn (dịch sử Đảng) của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan,
phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác .
Câu cuối bài thơ như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình:
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
Câu thơ ấy đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Tuy làm cách mạng gian khổ là vậy nhưng
đối với một vị lãnh tụ lại thật là "sang". Cái "sang" này không phải là "sang" về mặt vật chất
mà là "sang" về tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là một niềm vui đối với
Bác, niềm vui này không thể mua được. Nó là vơ giá!


Có thể nói, bằng thể thơ thất ngơn tứ tuyệt,nghệ thuật đối, cùng giọng văn hóm hỉnh, bài thơ
"Tức cảnh Pác Bó" đã cho chúng ta thấy "thú lâm tuyền" của Bác thật khống đạt, qua đó cịn
cho thấy tinh thần lạc quan, tình u đất nước sâu nặng ln tiềm tàng trong con người đáng
kính này.
*******************



Đề 8: Cảm nhận về đoạn trích "Trong lịng mẹ"
Bài làm
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót
vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu
bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ,
khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu
thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu
kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất
hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu
bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn
đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống
trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải
đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn ln “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề
ngồi thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn
nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vơ tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng
trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng
kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều
thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt khơng
gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách cơng bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngồi cuộc sống của cậu bé
Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn cịn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì cịn có một mái
nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể
gọi là gia đình khơng khi chính những người thân – mà đại diện là bà cơ ruột lại đóng vai trò
người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ
cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến
mà người cơ đã gieo rắc vào lịng cậu
“Vì tơi biết rõ, nhắc đến mẹ tơi, cơ chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tơi những hồi nghi để tơi
khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng

túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lịng thương u và lịng
kính mến mẹ tơi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lịng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu.
Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta
chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng
chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống
đất: lịng tơi thắt lại, kh mắt tơi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được
những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại
người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trị tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con
trẻ. Liệu ta có hồ chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tơi rịng rịng rớt xuống hai
bên mép rồi chan hồ đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số


phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp
những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tơi thương mẹ tơi và căm tức sao mẹ tơi lại vì sợ hãi những
thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong
tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và
khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào ốn trách mẹ
mình đã nhẫn tâm bỏ con khơng? Có lẽ khơng bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ
lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận
nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm
giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi.
Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu
bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người
trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tơi vừa kéo tay
tơi, xoa đầu tơi hỏi thì tơi ồ lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Khơng khóc sao được, khi những
uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an tồn và được chở che trong

vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé
lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt
ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ
đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của
mình. Có lẽ khơng cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn
giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình u vơ bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim
trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm
về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn
văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
*******************

Đề 9: Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng
Bài làm


Lão Hạc sống cô đơn từ cái ngày cậu con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.Vợ lão đã chết
từ lâu,giờ thằng con lão lại sinh ra thế,lão đành ngậm ngùi trầm lặng sống cùng con chó
Vàng,kỷ vật duy nhất mà đứa con để lại trước khi đi.Ấy vậy mà cái niềm an ủi duy nhất
ấy,lão cũng không có quyền giữ.Mất con chó,lão nơng khốn khổ này đã đau noun day dứt
khơng khác gì mất đi một người thân.
Lão Hạc q con Vàng lắm.Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật.Vợ lão mất đi,tất cả những yêu
thương lão dồn cả cho cậu con trai.Nhưng nhà lão nghèo quá,không đủ tiền cưới vợ,con lão
bỏ đi.Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão.Lão chăm chút nó chu đáo
lắm.Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo.Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với
chủ.Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu heat cả chỗ tiền boon.Lão đành bán
chó.Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà.Nhưng với
lão Hạc,chuyện bán con chó to tát lắm.
Hơm bán chó xong lão Hạc sang nhà ơng giáo báo tin.Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão
cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.Lão đau xót that.Nỗi đau của lão khiến ơng giáo

cịn cảm thấy “khơng xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”.Ơng giáo chẳng biết nói
sao,hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”,khơng ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực
dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép
cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trơng that là
tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như khơng thể có ở cái tuổi gần đất xa trời
của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì
bị ai đe nẹt và quát mắng.
Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể.Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả
mình.Lão nói “Khốn nạn…Ơng giáo ơi!...nó có biết gì đâu”.Một câu chửi thề,một lời tự
trách,con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên
lừa lọc.Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bồn chân là
một lời trách móc nặng nề “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế
này à”.Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm.
Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ơng giáo.Thơi thì đằng nào nó cũng
chết rồi.Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ,thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp
người,may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.Câu nói của
lão Hạc chua xót biết bao.Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó.Cuộc
đời lão cũng nhục nhã đủ điều.con Vàng đã yean phận nó.Cịn lão,lão vẫn phải sống “kiếp
người” mà nào có ra gì.Và rồi nay,cáu chết của lão đâu có nhệ hơn cái chết của cậu Vàng.
Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng khơng đơn giản là thứ tình u dành cho con vật.Cậu
Vàng là kỷ niệm,là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình.Nói chuyện với
cậu,lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý.Chính điều này khiến ta dễ dàng
hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau noun khi bán chó đi.Đoạn truyện tuy ngắn nhưng
đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân,một con người luôn sống vị tha


và thương yêu rất mực.

Đề 10: Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh
Bài làm

Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh
suốt đời thơ Tế Hanh.Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm
hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai
láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra
và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có
gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hồn cảnh bắt buộc, ơng rời xa q hương từ thuở thiếu
thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả


những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh.
Trong đó có nói con sơng q mà ơng gắn bó :
Q hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa q, xa cả con sơng. Có thể nói đó là nỗi đau của ơng.
Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sơng q hương”, Tế Hanh đã
thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột
rà.
- Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
- Quê hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê
thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động :
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Có thân hình nồng thở vị xa xăm
Chỉ có ai là con người của sơng nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài
giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm
vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn
thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp :
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy...
Tôi đưa tay ôm nước vào lịng
Sơng mở nước ơm tơi vào dạ
Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình q, khơng chỉ có hình ảnh đặc trưng
của q hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra
khơi" hiện ra mà nhà thơ cịn cảm nhận được cả mùi vị quê :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi
nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng q ấy có con sơng


êm đềm, tuơi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn
? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ
chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế
Hanh, con sơng trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.
Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca
dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ
quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ơng khiến nhà thơ thấy được hình ảnh q
hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ơng, ở một khía cạnh nào đó, ta lại
thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với
“Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung
phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình
u, nỗi khát khao đồn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu
Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương,
thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ơng có một vùng q bằng
xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.
Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống
nhất đất nước - 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều :
Tơi nhìn sơng bên lở bên bồi

Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió
Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lịng sơng
Nhà dân chài giăng những lưới ni lông
Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước
Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước
Giặc Mĩ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân
Cây mù u khơng cịn ngả bóng bên cồn
Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa
Tác giả thật sự ngỡ ngàng :
Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ
Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà
Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả nay trần trụi những vết thương chiến tranh,
vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi "hồi hương".
Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà
vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về q hương của Tế Hanh thì đã
khác. Khơng cịn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ cịn
nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao
thế cũng là quá đủ với một đời thơ.


Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám
của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sơng hiền hịa đã
“tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần
nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình
dị mà sâu sắc. Nó khơng hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vơ
thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm
thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta
vươn lên.


Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh –
một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi
dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình
cảm chân thành và vơ cùng sâu lắng






Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to
như mảnh hồn làng. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Quê hương - Tế Hanh)
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Xem thêm: Quê Hương - Tế Hanh
Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một
dịng sơng đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm
hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến
thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã
phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sơng
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là
canh rau muống chấm cà dầm tương.
Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sơng và
biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt

chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, khơng gian như trải ra
xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.
Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu
cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng
hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng
khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm
giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh
đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vơ cùng
dũng mãnh của con thuyền tốt lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng.
Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy
cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết


được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên
nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt
đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm.
Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hồnh tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa
gợi được linh hồn của sự vật.
Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi
ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể
hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh
của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ
tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vơ tận, giữa sóng nước mênh
mơng, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể

hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
Cả đoạn thơ là khung cảnh q hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một
nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan
trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” tốt lên khơng khí đơng vui, hối hả đầy sơi động của cánh
buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong khơng khí ấy, được nghe lời
cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an tồn và cá đầy
ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công
việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao
động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực,
hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vơ cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau
lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm
vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la.
Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ
miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà cịn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng
như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối
của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó khơng cịn
là một vật vơ tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con



làng chài thì khơng thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ
như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh
của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là
những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mịi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở
thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ơng
“nghe thấy cả những điều khơng hình sắc, khơng âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh
buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái
thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về
bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lịng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa
quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vơi
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn q
Nếu khơng có mấy câu thơ này, có lẽ ta khơng biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một
khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng
một cậu học trị. từ đó ta có thể nhận ra rằng q hương ln nằm trong tiềm thức nhà thơ,
q hương ln hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết
tha bật ra thành những lời nói vơ cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê
hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những
hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị
như con người ơng, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó
tốt lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng
ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng
nước , óng ả nắng vàng. Dịng sơng, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ

thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn cịn đó tấm lịng u q hương
sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:
Tôi dang tay ơm nước vào lịng
Sơng mở nước ơm tơi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hơm chài lưới ven sơng
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngồi đồng
Tơi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lịng tơi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)


Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại khơng có những
tư tưởng chán đời, thốt li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời
ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào
“cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương
– niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó
là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh
động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh
quê hương “rất Tế Hanh”

* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: “Thuế máu” trích chương I của tác phẩm“ Bản án
chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp xuất bản tại Pa-ri năm
1925.


- Nêu được vấn đề cần nghị luận: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của
chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua

xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
* Thân bài:cần làm sáng tỏ hai ý lớn:
Ý 1: Thuế máu là thứ thuế dã man, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với người
dân thuộc địa.
Dựa vào ba phần của văn bản:
- Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa:
+ Trước khi có chiến tranh…
+ Khi chiến tranh xảy ra…
-> Thái độ của thực dân ở hai thời điểm ngỡ như trái ngược nhưng thực chất chỉ là một.
Khinh bỉ, miệt thị là thực ; quan tâm, tâng bốc chỉ là giả. Chúng thực chất thật thâm độc, ích
kỉ và tàn nhẫn.
+ Cái giá phải trả cho những vinh dự đột ngột ấy là quá đắt: Họ phải đột ngột xa lìa vợ con,
đi phơi thây trên các bãi chiến trường…
- Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính trong “ Chế độ lính tình nguyện”:
+ Những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn: chúng tiến hành lùng ráp, vây bắt…
+ Phản ứng của những người bị bắt lính: tìm mọi cách để trốn thốt hoặc tự mình gây ra
những bệnh nặng…
- Sự bạc đãi, tráo trở của bọn thực dân khi chiến tranh kết thúc:
+ Sau khi đã nộp thuế máu trở về, kết quả sự hi sinh của họ thật bi thảm: Khi đạn đại bác đã
ngấy thịt đen thịt vàng rồi thì họ lại trở về với giống người bẩn thỉu…
-> Chế độ thực dân không chỉ tàn ác, vơ nhân cịn đầy thủ đoạn và lừa dối đôi với người dân
các nước thuộc địa. Số phận người dân thuộc địa thật đau đớn khi bị biến thành tấm bia đỡ
đạn cho bọn thực dân trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Ý 2: Tấm lòng của tác giả Nguyễn Ái Quốc:
- Vạch trần sự thực với tấm lịng của một người u nước:
+ Phủ tồn quyền Đông Dương đã tuyên bố lạc quan và “ vui vẻ” bằng một ngôn từ hoa mĩ
rằng: “ các bạn đã tấp nập đầu quân…, kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ,…”
+ Trong thực tế thì lính tình nguyện” tốp thì bị xích tay…những vụ bạo động ở Sài Gịn, Biên
Hồ”.
-> Điều này cho thấy sự mâu thuẫn gay gắt giữa sự thật và lời nói. Sự đối lập này vừa vạch

trần thủ đoạn lừa dối, mị dân của chính quyền thực dân với người dân thuộc địa, vừa bày tỏ
thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả với bọn cầm quyền thực dân.


- Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chất chứa sự căm hờn, thương cảm: “ bảy mươi vạn
người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người khơng bao giờ cịn thấy
mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa”.
* Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề
- Bài học liên hệ của bản thân.

Ngồi tập "Nhật kí trong tù", chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ
Tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ chứa chan tình u nước thương dân. Bác cũng
có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của


Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét "Thơ bác đầy trăng"
"Thơ Bác đầy trăng" - "thơ trong tù", thơ chiên khu... có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về trăng
xinh đẹp và trữ tình.
Trước hết nói về thơ trăng trong "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác. Trong
ngục tối, nhà thơ khơng có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ
phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có
ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày, bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng
với bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một
tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến
sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thơng chan hịa trong mối tình tri kỉ:
"Người ngắm trăng soi ngồi cửa số
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
"Ngắm trăng" đã nói đến tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về ánh sáng, tự do của
Bác trong cảnh tù đày.

Tiếp theo ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bac. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? "Rằm
tháng giêng" là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước... Một
màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm
nguyên tiêu. Ba chữ "xuân" trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"
Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm giằm tháng giêng: giữa nơi khói sóng
của dịng sơng, bác "bàn bạc việc qn" để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền
chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
"Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất
hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt,
căng thằng, bận rộn "việc quân việc nước" nhưng bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời.
"Nguyệt mãn thuyền" (trăng đầy thuyên) là một hình tượng thơ cổ kính,
việc qn đang bận xin chờ hơm sau
Chng lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về" (Tin thằng trận - 1948)
mĩ lệ rất độc đáo.
Có vầng trăng đến "đòi thơ" như bạn tri âm, cùng bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện
thì chng lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về. Cái đẹp gắn liền với niềm
vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui
thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
"Trăng vào cửa sổ địi thơ Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya. Cổ thụ, ngàn hoa
hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng
trăng, nghe tiếng suối chảy "trong như tiếng hát xa", lòng bồi hồi xúc động"
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ



Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya - 1947)
Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy. Bác yêu
thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng
của bác như vầng trăng thu ngời sáng:
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"
Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác, bởi lẽ "Thơ Bác đầy trăng"
Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng
trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều
về trăng thu. Bác u thiên nhiên, sống lạc quan, yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cung
hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của
tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết
nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lịng u thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng
một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương
thiết tha gắn bó
Trăng đã góp phần làm cho thơ bác thêm đặc sắc. Thơ bác vừa thực vừa mộng, vừa mang
màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên gương mặt, bản sắc và
tính thẩm mĩ trong thơ bác.
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của bác, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu
có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta
càng thêm u cảnh trí non sơng.
u cái đẹp trong thơ trăng của bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình
yêu nước, thương dân của bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu
tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no hạnh phúc.

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập
trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt
đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ



bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước
năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn
ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách
mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.
Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người
nơng dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù,
chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no,
áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với
chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại khơng có tiền nộp thuế. Bọn cường hào
chẳng dung tha cho gia đình chị.
Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con
cịn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với
chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia
đình, cứu anh Dậu thốt khỏi vịng bị kịch.
Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ
hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái
độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự,
chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa,
nên mới lơi thơi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc
nói với ơng Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh
nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị
đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn cịn đấm
vào ngực chị. Khơng thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một
cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên
cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ
quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!



Hành động của chị Dậu trong hồn cảnh đó khơng thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của
chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí
trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã
lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh
hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật
hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất
chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô
biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật
khơng ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của
một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm cịn người nhà Lí
trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị khơng có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác
này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành
động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thốt khỏi ách nơ lệ, nếu khơng đấu
tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.
Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng khơng
biến đổi theo hồn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương
con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn
nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính
cách điển hình của chị Dậu. Khơng chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã
dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ khơng có lối thốt.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lịng ta niềm thương xót
ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại
càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa
đẩy con người đến bước đường cùng.





×