Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích bài thơ Sóng Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.49 KB, 7 trang )

Câu 1 :
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nối mình
Sóng tìm ra tận bể
1.
o
o
o

o

2.

SÓNG – Xuân Quỳnh

Trong khổ thơ đầu của bài thơ Sóng , nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khéo léo sử dụng từ ngữ
và cấu trúc câu rất độc đáo.
Những từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” được dùng để miêu tả con sóng, nhân
hoá con sóng trở thành một bản thể với tâm lý và cảm xúc phức tạp.
Cách sắp xếp tạo hình ảnh tương phản như “dữ dội-dịu êm” hay “ồn ào-lặng lẽ” chính
là những thái cực trong tình yêu và trong chính nội tâm của con người.
Các tính từ được nối với nhau bởi từ “và” – chứ không phải “mà” – muốn khẳng định
“dữ dội” không đối lập với “dịu êm”, “ồn ào” không đối lập với “lặng lẽ”, 2 thái cực lại
dường như có thể chuyển hoá lẫn nhau.
“Dịu êm”, “lặng lẽ” được đặt ở cuối câu , là điểm rơi, điểm dừng của nhịp và cũng là
của nhận thức. Trật tự từ ngỡ như có thể hoán đổi thật ra lại không thể.
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ là nghệ thuật tương phản đối lập.

Dàn ý :
- Khổ 1 không chỉ nhằm tạo hình tượng sóng mà còn hướng tới cắt nghĩa bản thể sóng,


đồng thời cũng là bản thể tình yêu, là nội tâm đầy xáo trộn của kẻ đang yêu : “Dữ dội và
dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ”
- Bản thể sóng bao gồm những mặt đối cực, tưởng mẫu thuẫn hoá ra đồng nhất, luân
chuyển không ngừng để luôn được là mình. (sử dụng từ “và”)
- Con sóng dù dữ dội đến đâu, cuối cùng cũng trở nên đằm sâu, lặng lẽ (“dịu êm, lặng lẽ” điểm rơi của nhịp)
- Sóng là bản thể mang khát vọng tự khám phá chính mình
+ “sóng không hiểu nối mình” : hành trình trăn trở tự bên trong – bản chất riêng của
nghệ sĩ
+ “sông không hiểu nổi mình” : quá trình vượt qua những ngăn trở rồi vượt thoát giới
hạn
- “Sóng” là bản thể , “sông,bể” là những khách thể, bản chất của sóng không thay đổi,
nhưng nó cần những không gian thực sự là mình để có thể bộc lộ được đầy đủ bản thể
đó.
- Cách phủ định “không hiểu”, hành động “tìm ra tận bể” cho thấy sóng là một nội tâm
nhiều thao thức, một ý thức dám trả giá cho hành động vượt không gian.
- Sự tự ý thức về không gian kèm theo khát vọng phá vỡ, bứt thoát – cho dù phải chấp
nhận rạn nứt.

3.

=> Chuyện sóng “tìm ra tận bể” không còn là quá trình từ bỏ không gian chật chội để tìm
đến tình yêu to lớn, phóng khoáng nữa, mà nó trở thành quá trình đi tìm không gian
đúng nhất với sự tồn tại của bản thể.
Tình yêu làm nảy sinh niềm da diết về không gian rộng lớn – nơi cái tôi được bộc lộ và
sự tự ý thức sâu sắc hơn về mình.


Câu 2 :
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Chú ý :
A, Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ...
thì,...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà, không chỉ... mà...
B, Các kiểu câu:
Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu.Cần phân biệt câu đơn với câu ghép và câu mở rộng
thành phần. Câu đơn thường có một chủ ngữ, một vị ngữ và có thể có một hoặc nhiều
trạng ngữ nhưng có một số trường hợp câu đơn không xác định được chủ ngữ vị ngữ. Đó
là trường hợp của câu đơn đặc biệt. VD: Câu đơn: Trời mưa. (C-V)
Câu ghép : Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế câu
thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ - Vị) và thể hiện một ý có quan hệ chặt
chẽ với ý của những câu khác. Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên . Hai
vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách. Nhưng cách cơ bản nhất là nối trực
tiếp, nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
Câu ghép đẳng lập :Là câu ghép được nối với nhau bằng cách sử dụng cách nối trực tiếp.
Ví dụ: Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
Câu ghép chính - phụ : là câu ghép được nối với nhau bằng cách sử dụng quan hệ từ
hoặc cặp từ hô ứng. Ví dụ: Nếu em học giỏi thì ba mẹ em sẽ rất mừng.
Câu đặc biệt : Câu đặc biệt là câu không có C-V.(thường có !) Ví dụ : Ôi trời!
__________________________
1. Trong khổ thơ có các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản : tuy ... vẫn..., dẫu...

vẫn ... và kiểu câu dược sử dụng là câu ghép chính-phụ

2.


Phép so sánh được sử dụng trong câu “Như biển xanh dẫu rộng / Mây vẫn bay về xa”
– so sánh giữa cái vô hạn của cuộc đời và sự mênh mông, bao la của biển lớn.
Hình ảnh so sánh đặt ra mối quan hệ giữa tình yêu và sự mong manh ngắn ngủi của
đời người.
Cuộc đời tưởng là dài – so với biển khơi bao la, vũ trụ mênh mông rộng lớn – hoá ra
chỉ là một thoáng phù vân.
Biển rộng lớn, nhưng có những không gian còn lớn hơn biển cả.
=> thời gian và không gian vẫn là hữu hạn so với khát vọng sống và yêu của con
người.


3. Đoạn thơ có thể hiểu theo hai cách :
o Sự khẳng định sức mạnh của tình yêu :

- Hoàn cảnh sáng tác : khi tác giả đang ở tuổi 25 tràn đầy sức sống, tuy đã trải qua
đổ vỡ nhưng vẫn nhìn cuộc đời với con mắt trong sáng tin yêu -> lí tưởng hoá tình
yêu cũng là điều dễ hiểu
- Khẳng định : sự chảy trôi của thời gian không thể ngăn cản tình yêu tìm đến với
bến bờ hạnh phúc. Vượt qua sự hữu hạn của cuộc đời, tình yêu sẽ bất tử. Vượt qua
cái mênh mông, bất tận của không gian, con người ta sẽ tìm đến với tình yêu đích
thực.
o Dự cảm, lo âu trước cái mong manh, hữu hạn của tình yêu

- Cách hiểu gắn liền với một nét đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh : nỗi ám ảnh về
thời gian, ám ảnh về sự mất mát của tuổi trẻ, phôi pha của tình yêu.
“Tôi đã biết thời gian rồi cũng hết
Hôm nay non mai cỏ sẽ già”
Có một thời như thế - Xuân Quỳnh
“Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn

Vì mỗi sáng khi mặt trời hiển hiện
Là một ngày tôi lại bắt đầu yêu.”
Lại bắt đầu - Xuân Quỳnh
“Bao ngày tháng đi về trên mái tóc
Chỉ là em đã khác với em thôi”
Hoa cúc – Xuân Quỳnh
- Cuộc đời (thời gian) tưởng là dài vô tận, biển xanh (không gian) tưởng mênh
mông bao la nhưng vẫn cứ là hữu hạn so với khát vọng sống và yêu của con
người. Làm sao để được yêu nhau mãi mãi, để được thoả ước nguyện sống trọn
vẹn với tình yêu là điều làm nữ sĩ luôn trăn trở.
Câu 3 :
1. Giải thích
- Cái chung và cái riêng trong mảng thơ ca viết về tình yêu :
+ Thơ viết về tình yêu bao giờ cũng là những xúc cảm mang tính phổ quát, là
những cảm xúc muôn thuở của tình yêu. Đó là những cảm xúc gần gũi, thân thuộc, là
nỗi nhớ, niềm mong, là sự hờn ghen, giận dỗi
+ Nguyên nhân : thơ ca là cảm xúc, được viết nên từ những cảm xúc thầm kín,
mong manh, chân thành nhất của con người.
+ Cảm xúc trong thơ lúc nào cũng được nâng lên tầm khái quát trở thành tiếng
lòng của con người. (Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử - dẫn chứng).
- Tuy nhiên, thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung đều mang đậm dấu ấn
sáng tạo của tác giả . Bởi mỗi con người lại có nhãn quan cảm nhận khác nhau và


thế giới nội tâm, xúc cảm khác nhau nên mỗi thi sĩ lại có cái nhìn và cách thể hiện
riêng của mình.
- Tình yêu lại là chuyện riêng tư, là rung động cảm xúc của cá nhân – không tương
đồng với nhau.
2. Cách nói riêng của Xuân Quỳnh trong “Sóng”


a, Xuân Quỳnh phát hiện ở “sóng” vẻ đẹp nữ tính, hiền dịu
- Sóng vốn dĩ thường đi vào thơ bởi vẻ đẹp dữ dội, mãnh liệt
Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã dưới chân người
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu ?
Sóng về đâu – Trịnh Công Sơn
- Nhưng Xuân Quỳnh phát hiện một vẻ đẹp mang tính nữ tổn tại trong bề ngoài dữ
dội mãnh liệt ấy : dịu êm, lặng lẽ.
- Vẻ đẹp dịu dàng ấy là một thái cực khác của sóng, hai thái cực luân chuyển không
ngừng – 2 mặt của một thực thể “sóng”
- Hiình tượng sóng đa nghĩa : Không chỉ là con “sóng” thực, sóng còn biểu tượng cho
tình yêu. Những đặc tính của sóng chính là những cung bậc cảm xúc trong tình yêu.
- Cách sử dụng thể thơ ngũ ngôn trường thiên âm điệu dạt dào phù hợp với hồn thơ
Xuân Quỳnh và hình tượng sóng.
b, Quan hệ tương chiếu giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em”
- “Sóng” và “em” khi thì song hành, khi thì hoà nhập làm một. Con sóng không còn là
hình ảnh thực nữa, nó mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu, là hiện thân của “em”
- “Em” nhìn vào sóng, mượn cuộc hành trình của sóng để đi tìm chính lòng mình, tìm
đến tình yêu chân chính. (dẫn chứng)
- Đến lúc cảm xúc dạt dào mãnh liệt, “em” tự cất lên tiếng lòng vì “sóng”
cũng không đủ để diễn tả nỗi nhớ (dẫn chứng)
- “Em” luôn khao khát đi tìm một tình yêu vĩnh hằng “để ngàn năm còn vỗ” nên Xuân
Quỳnh tìm đến hình tượng thiên nhiên có sự trường cửu – sóng - những con sóng
ngày đêm vẫn vỗ.
c, Lối diễn đạt và ngôn ngữ
- Khác với lối thơ táo bạo của Xuân Diệu hay Hoàng Hữu : “Bến bờ tim anh dội sóng
không cùng” (Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu), lối diễn đạt của Xuân Quỳnh thiên
về cách nói đầy trực cảm, nữ tính, dịu dàng nhưng cũng không kém phần sâu sắc,
mãnh liệt:

+ “Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau” : cách nói rất con gái, câu thơ lơi
ra những thanh bằng, mơ hồ như hơi thở nhẹ, tiếng buông hơi, nhưng ngầm một
niềm hạnh phúc trong tình yêu.
+ “con sóng dưới lòng sâu....” : nỗi nhơ tràn cả không gian – thời gian , những
tương phản, lối điệp từ -> con sóng xô dào dạt .
+”sóng thức – em trong mơ : kéo dài hiện thức bằng giấc mơ -> phá tan khoảng
cách giữa mơ và thực -> tình yêu giúp cho lí tính và phi tính hoà hợp làm một.


+ cũng có lúc ngôn ngữ già dặn, triết lí : tình yêu gắn liền với lòng thuỷ chung
“Dẫu xuôi về phương bắc....”
+ cũng có lúc xuất hiện những lo âu – bản tính của người phụ nữ, đặc biệt là một
người phụ nữ nhạy cảm và bị ám ảnh về sự phôi pha của tình yêu như Xuân Quỳnh
(dẫn chứng) : “cuộc đời tuy dài thế...”
3. Mở rộng

- Trong bài thơ, Xuân Quỳnh mượn hình ảnh “sóng” để nói về tình yêu – đây là một
điều không hề mới (dẫn chứng)
- Cái mới của Xuân Quỳnh đó là tác giả đã khai thác những góc khuất sâu hơn của
hình tượng sóng , một phần do cá tính sáng tạo, một phần đó chính là tính chất của
tâm hồn một người phụ nữ,phong phú, nống nhiệt, trực cảm nhưng cũng đầy những
âu lo.
- Sự độc đáo và cá tính sáng tạo chính là yếu tố tạo nên giá trị và nét nổi bật riêng
cho tác phẩm.
Câu 4:
1, Giải thích
- Thơ là tiếng nói của cảm xúc, vì vậy thơ là lời tự bạch, tâm sự của tác giả, nó không
chỉ thể hiện cá tính sáng tạo của người sáng tác, mà qua đó, ta cảm nhận được tâm
hồn và thế giới tinh thần của người nghệ sĩ.
2, Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh

a, Vẻ đẹp hiện đại, khát khao đi tìm bản chất của cái “tôi” và được sống là mình
- Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng” để tham gia vào cuộc hành trình đào sâu vào
bản thể cá nhân, tìm tòi và phát hiện những thái cực đối lập, tưởng mâu thuẫn hoá
ra thống nhất trong con người mình (phân tích 2 câu đầu)
- Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh – một nội tâm nhiều thao thức, ý thức về
không gian và dám trả giá cho hành động vượt ra khỏi không gian gò ép. Sự tự ý
thức về không gian kèm theo khát vọng phá vỡ, bứt thoát, dám chấp nhận rạn nứt để
tìm được không gian đúng với mình nhất (Sông không hiểu nổi mình...)
b, Vẻ đẹp truyền thống, đằm thắm nhưng vẫn dám yêu hết mình và yêu chân thành
- Nét đằm thắm, nữ tính, đáng yêu từ quan niệm về tình yêu – quan niệm trong sáng
và đầy lạc (phân tích khổ 3-4)
- Họ yêu nồng nàn và cồn cào nhớ nhung khao khát. Người phụ nữ tuy đằm thắm
nhưng tình yêu chân chính không thể thiếu mê say, cuồng nhiệt (phân tích nét độc
đáo trong câu thơ Ôi con sóng .... còn thức.)
- Quan niệm về tình yêu gắn liền với thuỷ chung – sự thuỷ chung trọn vẹn (khổ 6-7)
- Dù trong tình yêu, có những lúc người phụ nữ thoáng lo âu (khổ 8) nhưng họ vẫn
luôn đi tìm và tin yêu tình yêu trường cửu (khổ cuối) -> cái nhìn lạc quan về cuộc đời
và tình yêu


=> Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ mang vẻ đẹp hồn hậu, đằm
thắm,mà họ còn dám sống đúng với bản thể của mình, dám sống trọn vẹn, hi sinh và
đánh đổi để được sống là chính mình, để yêu và được yêu. Họ chính là mẫu người phụ
nữ mạnh bạo trong tâm hồn nhưng đằm thắm vẻ bề ngoài, dịu dàng nhưng mãnh
liệt. Họ không để cho không gian gò bó. Họ tin vào tình yêu thuỷ chung và chủ động
bày tỏ, kiếm tìm tình yêu đó. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh chính là người phụ
nữ hiện đại và yêu bằng với những cảm xúc truyền thống nhưng thể hiện tình yêu của
mình bằng tinh thần mới mẻ của thời đại.
3, Mở rộng
- Bàn về cái riêng của Xuân Quỳnh trong việc thể hiện lời bộc bạch của người phụ nữu

đang yêu. Nét riêng ấy đã phần nào thể hiện chính cá tính của tác giả, nó đem lại cho
nền kho tàng thơ ca nước nhà một nét đọc đáo rất riêng của Xuân Quỳnh.
Câu 6:
1, Giải thích
- Tình yêu có tính chất truyền thống của muôn đời : quan niệm về tình yêu truyền
thống là tình yêu có phần e dè, mang nhiều ngại ngùng, thường gắn liền với nỗi
tương tư một phía (Tương tư – Nguyễn Bính). Tình yêu truyền thống gắn nhiều với
quan niệm về sự thuỷ chung, một lòng một dạ không đổi thay
Tạc giữa trời cao dáng thủy chung
Ôi nhớ rêu phong hồn cẩm thạch
Mối tình vời vợi giữa không gian
Bốn nghìn năm ấy bao sương gió
Mà vẫn đinh ninh thiếp đợi chàng
Núi vọng phu – Hồ Dzếnh
- Tình yêu mang màu sắc hiện đại như tình yêu hôm nay : quan niệm về tình yêu có
phần mãnh liệt, dám thể hiện ra bên ngoài, khao khát và cồn cào nhớ nhung được
thoải mái bộc lộ. Tình yêu hiện đại không che giấu cảm xúc bằng những hình tượng
nghệ thuật ẩn dụ mà thiên về bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt : “Từng nguyên tử của em
cũng thuộc về anh” (Walt Whitman)
- Xuân Quỳnh là một nhà thơ trưởng thành sau kháng chiến chống Mĩ, là một người
phụ nữ với nội tâm nhiều cung bậc cảm xúc, nhạy cảm và tinh tế trước những rung
động về tình yêu, nhiều dự cảm và lo âu nhưng cũng đầy táo bạo. Đến Xuân Quỳnh,
thơ Việt nam mới có một tiếng nói bày tỏ tình yêu chân thành mãnh liệt (dẫn chứng).
- Do cuộc đời của Xuân Quỳnh trải qua đổ vỡ hôn nhân rồi lại tìm được tình yêu đích
thực, bài thơ Sóng lại ra đời vào giai đoạn nhà thơ bước sang tuổi 25 tràn đầy sức
sống -> bài thơ mang bản chất của một tâm hồn truyền thống, nhưng cũng mang cái
nhìn lạc quan, trẻ trung đầy tin yêu của một cô gái trẻ, khao khát và trân trọng tình
yêu hiện đại.
2, Chứng minh và bình luận
a, Tình yêu có tính chất truyền thống của muôn đời



- Tình yêu nhẹ nhàng, trong sáng , có nét đáng yêu của người phụ nữ truyền thống e
ấp : “Sóng bắt đầu từ gió ....”
- Người phụ nữ yêu thương và luôn luôn nhớ tới người mình yêu : “Dẫu xuôi về ...”
- Tình yêu được coi như la bàn, nhìn vào hình tượng “sóng” , ta thấy sự thuỷ chung
trọn vẹn : “Ở ngoài kia đại đương ....”
b, Tình yêu mang màu sắc hiện đại như tình yêu hôm nay
- Tình yêu khơi dậy khao khát đi tìm cái tôi của chính mình, nhập vào một cái tôi khác
để được là chính mình -> khao khát tình yêu : “Dữ dội và dịu êm ...ngực ”
- Tình yêu là mê say, cuồng nhiệt và cồn cào nhung nhớ
+ “Ôi con sóng.... còn thức” : Xuân Quỳnh nhớ về người yêu – một nỗi nhớ cồn cào,
mãnh liệt. Nữ sĩ kéo dài hiện thực bằng giấc mơ, phá vỡ khoảng cách giữa thực và
mộng. Tình yêu làm cho lí tính hoà hợp với phi lí, tình yêu làm những thứ tưởng
chừng như không thể hoà nhập
+ Tình yêu còn là những âu lo , những âu lo và sự chảy trôi của thời gian sẽ lấy đi
quỹ thời gian yêu thường của con người (so sánh với quan niệm về thời gian tuyến
tính của văn hoá truyền thống). Xuân Quỳnh bị ám ảnh về sự mất mát của tuổi trẻ, sự
phôi pha của tình yêu (Cuộc đời tuy dài thế ....) -> thời gian và không gian hữu hạn,
làm sao để được yêu cho trọn vẹn.
+ Dẫu cho bao lo âu, người phụ nữ vẫn có niềm tin vào tình yêu cháy bỏng, khát
vọng được vượt qua cái hữu hạn của không gian và thời gian – vô hạn hoá tình yêu
(khổ cuối)



×