Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐA TIÊU CHUẨN TÍCH HỢP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN NHÓM NHÀ CUNG CẤP XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÂY DỰNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐA TIÊU CHUẨN TÍCH
HỢP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN NHÓM NHÀ CUNG CẤP XANH

Hà Nội, năm 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
1.2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 6
1.3.1. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................... 6
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................... 6
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu ........................................................ 7
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 7
1.6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 7
1.7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH
GIÁ VÀ PHÂN NHÓM NHÀ CUNG CẤP XANH........................................... 9


1.1. Khái quát về quản trị chuỗi cung ứng xanh và nhà cung cấp xanh ......... 9
1.1.1. Quản trị chuỗi cung ứng xanh ...................................................................... 9
1.1.2. Nhà cung cấp xanh ..................................................................................... 10
1.1.3. Một số yếu tố tác động đến đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ................ 11
1.1.3.1. Chính sách của Nhà nước ....................................................................... 11
1.1.3.2. Chiến lược của doanh nghiệp.................................................................. 12
1.1.3.4. Đối thủ cạnh tranh .................................................................................. 13
1.1.4. Động cơ để các doanh nghiệp thực hiện quản trị chuỗi cung ứng xanh .... 13
1.1.4.1. Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và môi trường . 14
1.1.4.2. Áp lực từ chuỗi cung ứng và môi trường ................................................ 16
1.2. Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp xanh ............................. 21
1.2.1. Nhóm các tiêu chí kinh tế ........................................................................... 21
1.2.2. Nhóm các tiêu chí môi trường .................................................................... 23
1.3. Phương pháp đánh giá nhà cung cấp ............................................................. 24
1.4. Khái quát chung về phân nhóm nhà cung cấp ......................................... 26
1.4.1. Khái niệm ................................................................................................... 26

i


1.4.2. Các mô hình phân nhóm............................................................................. 26
1.4.2.1. Mô hình porfolio ...................................................................................... 26
1.4.2.2. Mô hình involvement ............................................................................... 27
1.4.2.3. Mô hình tích hợp porfolio - involvement ................................................. 28
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 34
2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 34
2.1.1. Xây dựng bộ tiêu chí .................................................................................. 34
2.1.2. Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp ........................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 34
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu ....................................................... 34

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 35
2.3. Cơ sở lí luận về phương pháp toán mờ ..................................................... 35
2.3.1. Giới thiệu về số mờ .................................................................................... 35
2.3.2. Khái niệm tập mờ ....................................................................................... 36
2.3.2.1. Tập hợp cổ điển ....................................................................................... 36
2.3.2.2. Tập mờ ..................................................................................................... 37
2.3.3. Số mờ .......................................................................................................... 37
2.3.3.1. Số mờ hình thang ..................................................................................... 38
2.3.3.2. Số mờ hình tam giác ................................................................................ 38
2.3.4. Các phép toán trên số mờ ........................................................................... 39
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐA TIÊU
CHUẨN TÍCH HỢP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN NHÓM NHÀ CUNG CẤP
XANH .................................................................................................................. 42
3.1. Tổng quan về mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn ................................ 42
3.1.1. Khái quát chung.......................................................................................... 42
3.1.2. Đánh giá điểm mạnh yếu của một số mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn
mờ ......................................................................................................................... 44
3.2. Giới thiệu chung về hai mô hình tích hợp ................................................. 46
3.2.1. Mô hình phân tích thứ bậc mờ ................................................................... 46
3.2.2. Mô hình điểm lí tưởng TOPSIS ................................................................. 48
3.3. Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp........................ 49
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ
PHÂN NHÓM NHÀ CUNG CẤP XANH TẠI CÔNG TY TNHH CANON
VIỆT NAM .......................................................................................................... 55
4.1. Giới thiệu về công ty TNHH Canon Việt Nam ........................................ 55
4.2. Tình hình các nhà cung cấp hiện tại của công ty ..................................... 56
4.2.1. Giới thiệu chung về nhà cung cấp và đánh giá nhà cung cấp .................... 56

ii



4.2.2. Đánh giá chung về công tác đánh giá nhà cung cấp .................................. 57
4.3. Quy trình đánh giá nhà cung cấp .............................................................. 57
4.3.1. Xây dựng danh sách và cập nhật danh sách các nhà cung cấp .................. 57
4.3.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp ............................................. 58
4.3.3. Cập nhật thông tin về nhà cung cấp ........................................................... 58
4.3.4. Đánh giá thường xuyên các nhà cung cấp .................................................. 59
4.4. Ứng dụng mô hình đề xuất để đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp
xanh cho công ty TNHH Canon Việt Nam ....................................................... 59
4.5. Phát triển nhà cung cấp .............................................................................. 66
4.5.1. Nhà cung cấp nhóm I.................................................................................. 67
4.5.2. Nhà cung cấp nhóm II và nhóm III ............................................................ 68
4.5.3. Nhà cung cấp nhóm IV ............................................................................... 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 83

iii


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình làm nghiên cứu khoa học, cùng với sự nỗ lực của
bản thân chúng em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các thầy cô
và đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình của thầy giáo TS.Lưu Quốc Đạt. Chúng em
xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn chúng em hoàn thành bài nghiên
cứu này.Cũng qua bài nghiên cứu, chúng em cũng đã học hỏi được thêm rất
nhiều điều bổ ích không chỉ về kiến thức mà còn về những kĩ năng nghiên
cứu khoa học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh (chị) trong phòng mua bán và
phòng sản xuất từ công ty TNHH Canon Việt Nam đã hợp tác, giúp chúng em

hoàn thành bài khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho bài nghiên cứu. Chúng
em rất mong nhận được được sự thông cảm và đóng góp từ thầy cô để bài
nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin chúc thầy cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2016

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng
việt

1

AHP

Analytical hierarchy

Quá trình phân tích thứ

process

bậc


2

ANOVA

Analysis of variance

Phân tích phương sai

3

ANP

Analytic network process

Quá trình phân tích
mạng

4

DCA

Discrete choice analysis

Phân tích lựa chọn rời
rạc
Phân tích bao số liệu

5


DEA

Data envelopment analysis

6

FAHP

Fuzzy Analytical hierarchy Quá trình phân tích thứ

7

8

FMCDM

FTOPSIS

process

bậc sử dụng toán mờ

Fuzzy Multil criteria

Ra quyết định đa tiêu

decision making

chuẩn mờ


Fuzzy technique for order

Phương pháp giải pháp

preference by similarity to

lí tưởng mờ

ideal solution
9

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội

10

GS

Green supplier

Nhà cung cấp xanh

11

GSCM

Green supply chain


Quản lí chuỗi cung ứng

management

xanh

Multivariate analysis of

Phân tích đa phương sai

12

MANOVA

variance
13

14

MCDM

NIS

Multil criteria decision

Ra quyết định đa tiêu

making


chuẩn

Negative ideal solution

Giải pháp lí tưởng tiêu
cực

v


15

PIS

Positive ideal solution

Giải pháp lí tưởng tích
cực

16

17

PROMETHEE

TOPSIS

Preference ranking

Phương pháp tổ chức


organization method for

xếp hạng thứ tự ưu tiên

enrichment of valuations

để làm giàu giá trị

Technique for order

Kĩ thuật sắp xếp thứ tự

preference by similarity to ưu tiên tương đương giải
ideal solution

vi

pháp lí tưởng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Lợi ích tiềm năng của cung ứng xanh được xác định trong các
nghiên cứu trước đây. (Tổng hợp của F.Bowen và các cộng sự, 2001) ......... 19
Bảng 1. 2. Các tiêu chí kinh tế đánh giá nhà cung cấp xanh .......................... 22
Bảng 1. 3.Các tiêu chí môi trường đánh giá nhà cung cấp xanh .................... 23
Bảng 1. 4. Một số phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá nhà cung
cấp (tự tổng hợp). ............................................................................................ 25
Bảng 1. 5. Các cách tiếp cận và phương pháp để phân nhóm nhà cung cấp
(tổng hợp của Rezaei, Ott, (2011) ................................................................... 31

Bảng 2.1. Bảng tỉ lệ và trọng số ...................................................................... 40
Bảng 2. 2. So sánh các mô hình FMCDM ...................................................... 44
Bảng 2. 3.Thống kê ưu nhược điểm của mô hình FAHP ................................ 47
Bảng 4.1: Danh sách 10 nhà cung cấp được đánh giá .................................... 56
Bảng 4. 2. So sánh các cặp của tiêu chuẩn về kinh tế và môi trường ............. 60
Bảng 4. 3.Trọng số của các tiêu chuẩn về kinh tế và môi trường ................... 60
Bảng 4. 4. Biến ngôn ngữ được sử dụng để đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về
môi trường ....................................................................................................... 61
Bảng 4. 5. Giá trị trung bình tỷ lệ của các nhà cung cấp xanh ứng với các tiêu chuẩn
......................................................................................................................... 62
Bảng 4. 6. Giá trị trọng số và tỉ lệ đã được chuẩn hóa .................................... 64
Bảng 4. 7. Khoảng cách của mỗi nhà cung cấp từ A+, A- .............................. 65
Bảng 4. 8. Hệ số chặt chẽ ................................................................................ 65
Bảng 4.9. Chiến lược phát triển nhà cung cấp ................................................ 66

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Kết quả phân nhóm ......................................................................... 66

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối phó với biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, lương thực là
mục tiêu cấp bách của thiên niên kỷ mới. Trong những năm gần đây, thảm
họa thiên tai xảy ra ngày càng nhiều do đó các vấn đề về môi trường càng trở
nên được quan tâm nhiều hơn (Nguyễn Thị Kim Anh, 2015). Các nghiên cứu

cho thấy, thiệt hại kinh tế gây ra bởi biến đổi khí hậu có thể từ 2% đến 3%
GDP của thế giới mỗi năm. Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu, trong đó phải kể đến: ô nhiễm từ ngành công nghiệp
sản xuất. Việc kiểm soát tác động đến môi trường đồng thời giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường từ ngành công nghiệp sản xuất là một việc làm
rất cần thiết. Do đó, những áp lực lên doanh nghiệp nói riêng và chuỗi cung
ứng nói chung sẽ giúp vấn đề môi trường được giải quyết. Thống kê cho thấy,
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nóng lên của toàn cầu đã làm gia tăng nhận
thức của con người trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, quản lý chuỗi cung
ứng xanh (Green supply chain management - GSCM) đã nhận được sự quan
tâm cả trong giới học thuật và công nghiệp (Sarkis và các cộng sự, 2011). Các
doanh nghiệp muốn giành được lợi thế cạnh tranh trong thị trường toàn cầu
phải tập trung nỗ lực phát triển các sản phẩm xanh để thoả mãn nhu cầu và
yêu cầu về môi trường của khách hàng (Chen và Chang, 2013).
Chuỗi cung ứng xanh bao gồm tất cả các liên kết từ nhà cung cấp xanh
đến các nhà máy sản xuất, nhà kho, trung tâm phân phối, nhà bán lẻ và khách
hàng cuối cùng. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp là một trong những hoạt
động quan trọng của các doanh nghiệp, bởi hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp
tới chi phí sản xuất, khả năng cạnh tranh trên thị trường và sự hài lòng của
khách hàng (Patil, 2014). Để lựa chọn nhà cung cấp xanh phù hợp, các tiêu
chuẩn về kinh tế và môi trường cần được xem xét đồng thời (Gunasekaran và
Gallear, 2012). Các nhà cung cấp được chọn phù hợp với cả mục tiêu tối đa
1


hóa lợi nhuận và giảm thiểu hóa tác động tiêu cực đến môi trường của các
doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, có nhiều phương pháp để đánh giá nhà cung
cấp trong đó có công cụ điểm lý tưởng TOPSIS (Technique for order
performance by similarity to ideal solution) được trình bày bởi Hwang và

Yoon (1981). TOPSIS đã trở thành công cụ phổ biến để giải quyết các vấn đề
ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDM). Ý tưởng chính của TOPSIS là đánh giá
các lựa chọn bằng việc đo lường đồng thời khoảng cách từ các lựa chọn tới
giải pháp tối ưu tích cực (Positive Ideal Solution - PIS) và giải pháp tối ưu
tiêu cực (Negative Ideal Solution - NIS). Phương án được chọn phải có
khoảng cách ngắn nhất từ PIS và khoảng cách xa nhất từ NIS. Phương pháp
TOPSIS truyền thống giả sử rằng các tiêu chuẩn đánh giá, trọng số của các
tiêu chuẩn, giá trị tỷ lệ của các lựa chọn được xác định một cách chính xác, cụ
thể là các vấn đề được định nghĩa trên hình thức của một ma trận quyết định
với các dữ liệu cứng (hay còn gọi số cứng - crisp data, số thực). Tuy nhiên,
trên thực tế, trong nhiều trường hợp những người ra quyết định (decision
makers) thường không thể thể hiện các đánh giá của họ một các chính xác sử
dụng số cứng. Những người ra quyết định thường sẽ thích thể hiện các quyết
định của họ một cách không chính xác thông qua sử dụng việc mô tả bằng lời
hoặc sử dụng biến ngôn ngữ. Nguyên nhân của điều này có thể rất đa dạng,
bao gồm áp lực về thời gian, thiếu thông tin, hoặc kiến thức chuyên môn còn
hạn chế về một vấn đề có tính chất chuyên sâu. Vì vậy, các phương pháp
TOPSIS truyền thống đã được mở rộng bằng việc sử dụng lý thuyết tập mờ
trong việc giải quyết các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn.
Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, công cụ FTOPSIS (Fuzzy
TOPSIS) sẽ gặp phải hạn chế trong việc xác định trọng số của các tiêu chuẩn
và sự nhất quán của đánh giá. Vì vậy, công cụ này cần phải được sử dụng kết
hợp với phương pháp khác như là phương pháp thứ bậc mờ (FAHP) để xác
định thứ tự ưu tiêu của các tiêu chuẩn trong môi trường thông tin của đầy đủ.
2


Phương pháp AHP được phát triển bởi Saaty năm 1980, đã được sử dụng rộng
rãi như là một công cụ ra quyết định đa tiêu chuẩn hoặc một kỹ thuật để xác
định trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá. Mặc dù đã có một số lượng lớn các

nghiên cứu áp dụng công cụ FTOPSIS hoặc phương pháp FAHP trong lựa
chọn nhà cung cấp (Krishnendu và các cộng sự, 2012; Sun, 2010;
Chamodrakas và Martakos, 2010; Lee, 2009; Xia và Wu, 2007), số lượng các
nghiên cứu sử dụng mô hình MCDM tích hợp mờ trong lựa chọn nhà cung
cấp xanh còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu sử dụng đồng thời cả tiêu
chuẩn về kinh tế và môi trường.
Hơn nữa, việc phân nhóm nhà cung cấp là một việc làm cần thiết trong quá
trình phát triển chuỗi cung ứng hiện nay (Jing wang, 2014). Phân nhóm nhà
cung cấp đóng vai trò như là một bước giữa lựa chọn nhà cung cấp và quản lí
mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (Rezaei và Ortt, 2012a). Kết quả của quá
trình này cho phép người đánh giá lựa chọn được những nhà cung cấp phù
hợp hơn với từng tiêu chí về kinh tế và môi trường. Mặc dù đã có một số lớn
các nghiên cứu phát triển các phương pháp và sử dụng bộ tiêu chí khác nhau
để đánh giá nhà cung cấp, nhưng số lượng các nghiên cứu liên quan tới phân
nhóm nhà cung cấp còn rất hạn chế, đặc biệt là sử dụng tích hợp các tiêu chí
về kinh tế và mô trường.
Vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu xây dựng tích hợp mô hình FAHP
và FTOPSIS để đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xa nh. Mô hình đề xuất
sau đó được ứng dụng vào đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh tại
công ty TNHH Canon Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp chung để phát
triển chuỗi cung ứng xanh.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nóng lên của toàn cầu đã làm gia
tăng nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, quản lý
chuỗi cung ứng xanh (Green supply chain management - GSCM) đã nhận
3


được sự quan tâm cả trong giới học thuật và công nghiệp (Sarkis et al., 2011).
Zhu và Sarkis (2004) đã đưa ra định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng xanh

(GSCM), nghiên cứu cũng cho rằng GSCM là “ tích hợp quan điểm môi
trường vào quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, lựa chọn và
sử dụng nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm cuối
cùng cũng như việc xử lý sản phẩm sau khi hết hạn sử dụng”. Còn theo Green
và các cộng sự (1996), những đổi mới về quản trị chuỗi cung ứng và mua sắm
công nghiệp được xem xét trên khía cạnh môi trường là quản trị chuỗi cung
ứng xanh. Trong GSCM thì nhà cung cấp xanh là vấn đề cơ bản bởi để quản
trị được chuỗi cung ứng xanh đạt hiệu quả thì việc đánh giá nhà cung cấp
xanh cần được quan tâm. Lee và các cộng sự (2009) cũng đã đưa ra những
quan điểm về nhà cung cấp xanh. Large và Thomsen (2011) cho rằng việc
đánh giá nhà cung cấp xanh là một trong năm động cơ tiểm năng của quản trị
chuỗi cung ứng xanh.
Testa và Iraldo (2010) đã phát hiện ra rằng mục tiêu “uy tín” và “đổi
mới” được doanh nghiệp chú trọng hơn là mục tiêu “hiệu quả” khi áp dụng
GSCM. Các nghiên cứu động cơ thực hiện GSCM của Diabat và Govindan
(2011, 2014) trong ngành công nghiệp sản xuất nhôm và ngành dệt của Ấn
Độ, sử dụng mô hình cấu trúc giải thích (Interpretive Structural Modelling –
ISM), cho thấy việc áp dụng mua sắm xanh đã giúp doanh nghiệp đạt được vị
trí dẫn đầu. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu về ngành công nghiệp công
nghệ cao ở Đài Loan, Lo (2014) đã chỉ ra các hãng sản xuất ở hạ nguồn chuỗi
cung ứng có xu hướng phản ứng chủ động với GSCM. Như vậy có thể thấy rõ
việc tích hợp yếu tố “xanh” vào các khâu trong quy trình sản xuất từ lựa chọn
nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối là một xu hướng tất
yếu của quản trị doanh nghiệp.
Có một số lượng lớn các nghiên cứu về mô hình ra quyết định đa tiêu
chuẩn MCDM. Tính đến tháng 3 năm 2016, với từ khóa MCDM sẽ cho ra
4.105 kết quả trên www.sciencedrirect.com. Trong MCDM thì phương pháp
4



điểm lí tưởng TOPSIS và phân tích thứ bậc AHP là hai phương pháp được
nghiên cứu và ứng dụng thực phổ biến nhất trong số các mô hình ra quyết
định đa tiêu chuẩn. TOPSIS là một phương pháp đánh giá xếp hạng đa tiêu
chuẩn, do Hwang và Yoon đưa ra (1981), sau đó được phát triển thêm. Các
phương pháp AHP sớm nhất là đề xuất của Van Laarhoven và Pedrycz
(1983), trong đó các số mờ với hàm thành viên tam giác mô tả các quyết định
so sánh mờ. Buckley (1985) phát hiện ra những ưu tiên mờ các tỷ lệ so sánh
với hàm thành viên hình thang. Boender và các cộng sự (1989) mở rộng
phương thức Van Laarhoven và Pedrycz (1983) và phát triển một cách tiếp
cận mạnh mẽ hơn để bình thường hóa những ưu tiên của địa phương. Chang
(1996) đã đề xuất một phương pháp mới với việc sử dụng các số mờ tam giác
và phương pháp phân tích mức độ hợp với quy mô của từng đôi so AHP và
các giá trị mức độ tổng hợp của các cặp so sánh, tương ứng. Noci (1997) đã
đề xuất mô hình AHP cải tiến để đánh giá hiệu quả môi trường của người bán.
Tuy nhiên, hai mô hình phổ biến này cũng có những ưu nhược điểm, do
đó có nhiều đề xuất tích hợp mô hình để đánh giá. Trong quá khứ đã có nhiều
các nghiên cứu tích hợp hai mô hình này để đánh giá nhà cung cấp
(Krishnendu và các cộng sự, 2012; Sun, 2010; Chamodrakas và Martakos,
2010; Lee, 2009; Xia và Wu, 2007), trong đó số lượng các nghiên cứu sử
dụng mô hình MCDM tích hợp mờ trong lựa chọn nhà cung cấp xanh còn rất
hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu sử dụng đồng thời cả tiêu chí về kinh tế và
tiêu chí về môi trường.
Với hai tiêu chí kinh tế và môi trường là độc lập nên việc xếp hạng sẽ
làm cho hai tiêu chí này khó được thể hiện trong bảng xếp hạng cuối cùng.
Chính vì vậy, việc phân nhóm sẽ giúp người lựa chọn có thể nhìn thấy rõ hơn
kết quả đánh giá của hai tiêu chí. Day và các cộng sự (2009) đã đưa ra khái
niệm về phân nhóm nhà cung cấp. Phân nhóm là bước được tiến hành sau khi
lựa chọn nhà cung cấp và trước khi quyết định cách thức xây dựng mối quan
hệ với nhà cung cấp (Rezaei và Ortt, 2013a). Các hãng cần phải có nhiều
5



chiến lược tiếp cận nhà cung cấp khác nhau và tránh sử dụng một chiến lược
cho tất cả các nhà cung cấp“một cho tất cả” (Dyer và các cộng sự, 1998)
nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cường lợi nhuận (Day các cộng sự, 2009).
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở xây dựng mô hình MCDM
tích hợp để đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh, nghiên cứu đề xuất một
số kiến nghị giúp các doanh nghiệp quản lý và hợp tác với các nhà cung cấp
một cách có hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài hướng đến giải quyết một số nhiệm
vụ như sau:
- Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới tiêu chuẩn và mô hình đánh giá,
phân nhóm nhà cung cấp xanh.
- Tổng quan chung về lý thuyết tập mờ và các mô hình MCDM.
- Xây dựng mô hình MCDM tích hợp để đánh giá và phân nhóm nhà cung
cấp xanh.
- Ứng dụng mô hình đề xuất vào việc đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp
xanh tại công ty TNHH Canon Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý giải
pháp.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình MCDM tích hợp để đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: ứng dụng mô hình FMCDM nhằm đánh giá và phân nhóm nhà
cung cấp xanh tại công ty TNHH Canon Việt Nam.

6



Nội dung: đề tài giới hạn trong sử dụng phương pháp FTOPSIS và FAHP để
đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để xác định bộ tiêu chí
và tổng quan các mô hình đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh dựa trên
các tài liệu thứ cấp liên quan, bao gồm: bài nghiên cứu trong nước và quốc tế,
báo cáo của doanh nghiệp khảo sát.
Để xác định được bộ tiêu chí phù hợp với mong muốn của công ty,
nhóm nghiên cứu đã đi phỏng vấn chuyên sâu với lãnh đạo - người ra quyết
định để từ đó thiết lập một bộ tiêu chí cho doanh nghiệp.
Phương pháp điều tra sử dụng phiếu khảo sát được sử dụng trong
nghiên cứu nhằm thu thập các dữ liệu liên quan tới các tiêu chuẩn đánh giá và
trọng số của các tiêu chuẩn và đánh giá các nhà cung cấp xanh. Đối tượng
khảo sát là trưởng, phó các phòng ban trực tiếp liên quan tới việc đánh giá và
lựa chọn nhà cung cấp xanh của công ty TNHH Canon - Việt Nam, bao gồm:
phòng kế toán, phòng vật tư và phòng sản xuất.
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phương pháp FTOPSIS và FAHP
để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp xanh. Trong đó, phương pháp FAHP
được áp dụng để xác định trọng số của các tiêu chuẩn, phương pháp FTOPSIS
sử dụng để đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Đề tài hướng tới một số đóng góp chính như sau:
- Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới tiêu chuẩn và mô hình đánh giá,
phân nhóm nhà cung cấp xanh.
- Tổng quan chung về lý thuyết tập mờ và các mô hình MCDM.
7



- Xây dựng mô hình MCDM tích hợp để đánh giá và phân nhóm nhà cung
cấp xanh.
- Ứng dụng mô hình đề xuất vào việc đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp
xanh tại công ty TNHH Canon - Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý giải
pháp.
1.7. Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tiêu chuẩn và mô hình đánh giá và phân nhóm nhà
cung cấp xanh
Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Xây dựng mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn tích hợp để đánh
giá và phân nhóm nhà cung cấp xanh
Chương 4: Ứng dụng mô hình đề xuất để đánh giá và phân nhóm nhà cung
cấp xanh tại công ty TNHH Canon Việt Nam.

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN VÀ MÔ HÌNH
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN NHÓM NHÀ CUNG CẤP XANH
Chương 1 sẽ giới thiệu chung về các khái niệm: quản lí chuỗi cung ứng
xanh, nhà cung cấp xanh, các phương pháp sử dụng để đánh giá nhà cung cấp
xanh và phân nhóm nhà cung cấp. Đặc biệt, nghiên cứu thu thập và xây dựng
bộ tiêu chuẩn để đánh giá và phân nhóm nhà cung cấp theo hai nhóm tiêu chí
về kinh tế và môi trường.
1.1. Khái quát về quản trị chuỗi cung ứng xanh và nhà cung cấp xanh
1.1.1. Quản trị chuỗi cung ứng xanh
Quản trị chuỗi cung ứng xanh (GSCM) theo định nghĩa của Zhu và

Sarkis (2004) bao gồm chuỗi các hoạt động mua sắm xanh từ nhà cung cấp
đến khách hàng và logistics ngược, được đặt trong một mạng lưới kết nối chặt
chẽ. Nghiên cứu cũng cho rằng GSCM là “tích hợp quan điểm môi trường vào
quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, lựa chọn và sử dụng
nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm cuối cùng cũng
như việc xử lý sản phẩm sau khi hết hạn sử dụng”. Còn theo Green và các
cộng sự (1996), GSCM là những đổi mới về quản trị chuỗi cung ứng và mua
sắm công nghiệp được xem xét trên khía cạnh môi trường.
Testa và Iraldo (2010) trong một nghiên cứu được tiến hành tại hơn
4000 nhà máy ở 7 quốc gia đã phát hiện ra rằng mục tiêu “uy tín” và “đổi
mới” được doanh nghiệp chú trọng hơn là mục tiêu “hiệu quả” khi áp dụng
GSCM. Các nghiên cứu về động cơ thực hiện GSCM của Diabat và Govindan
(2011 và 2014) sử dụng mô hình cấu trúc giải thích (Interpretive Structural
Modelling – ISM trong ngành công nghiệp sản xuất nhôm và ngành dệt của
Ấn Độ chỉ ra : việc áp dụng mua sắm xanh đã giúp doanh nghiệp đạt được vị
trí dẫn đầu. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu về ngành công nghiệp công
nghệ cao ở Đài Loan, Lo (2014) đã chỉ ra các hãng sản xuất ở hạ nguồn chuỗi
cung ứng có xu hướng phản ứng chủ động với GSCM, nói cách khác, những
9


hãng này sẵn sàng đưa mục tiêu môi trường vào chiến lược phát triển lâu dài
trong khi các hãng sản xuất ở thượng nguồn thường chỉ đề ra những giải pháp
nhất thời để ứng phó với các tiêu chuẩn môi trường. Như vậy có thể thấy rõ
việc tích hợp yếu tố “xanh” vào các khâu trong quy trình sản xuất từ lựa chọn
nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối là một xu hướng tất
yếu của quản trị doanh nghiệp. Julie Rebecca Paquette, (2005) cũng đã chỉ ra
nhiều lí do để các doanh nghiệp nên xanh hóa chuỗi cung ứng của mình.
1.1.2. Nhà cung cấp xanh
Một cách tổng quát, có thể định nghĩa nhà cung cấp xanh là nhà cung

cấp vừa đạt được những yêu cầu truyền thống, vừa đáp ứng những quy trình
và quy chuẩn mới liên quan đến môi trường do doanh nghiệp bên mua đưa ra.
Nói cách khác nhà cung cấp xanh phải cung cấp các hàng hóa và dịch vụ với
mức giá thấp hơn, chất lượng cao hơn trong thời gian ngắn hơn đồng thời có
trách nhiệm lớn hơn trong vấn đề môi trường (Lee và các cộng sự, 2009).
Theo Large và Thomsen (2011), việc đánh giá nhà cung cấp xanh là một
trong năm động cơ tiềm năng của quản trị chuỗi cung ứng xanh. Chiou và các
cộng sự (2011) cho rằng: xanh hóa nhà cung cấp sẽ dẫn đến những đổi mới
theo hướng thân thiện với môi trường trong thiết kế sản phẩm, quy trình sản
xuất, quản lý và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, phương pháp
đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp xanh hiện đang là đề tài được nhiều tổ
chức cũng như các học giả trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng quan tâm
nghiên cứu và đã có những bước tiến đáng kể.
Vấn đề lựa chọn nhà cung cấp là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí và
quyết định này có tầm quan trọng chiến lược đối với tổ chức (Arjit và cộng sự,
2010). Gần đây, các tiêu chí này ngày càng tăng tính phức tạp, có thêm các
yếu tố như: sự liên quan của môi trường, xã hội, chính trị, và sự hài lòng của
khách hàng bên cạnh các yếu tố truyền thống là chất lượng, phân phối, chi phí
và dịch vụ. Nhấn mạnh đến yếu tố môi trường, việc đánh giá và phân nhóm
10


nhà cung cấp xanh được đặc biệt quan tâm. Ngoài giảm chi phí mua hàng, viêc
lựa chọn nhà cung cấp phù hợp còn phát huy được tính cạnh tranh của công ty
(Mehtap và cộng sự,2013). Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp có thể thay đổi tùy
thuộc vào mục đích của người ra quyết định và nó bao gồm nhiều yếu tố định
tính cùng với các yếu tố định lượng. Sự phức tạp trong quyết định lựa chọn và
đánh giá nhà cung cấp thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát triển các mô hình để
giúp các nhà sản xuất ra quyết định.
1.1.3. Một số yếu tố tác động đến đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

1.1.3.1. Chính sách của Nhà nước
- Thời gian qua Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh tái
cơ cấu nền kinh tế, chủ động tham gia đàm phán các hiệp định nhằm thúc đẩy
tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ xác
định năm 2014 và những năm tiếp theo sẽ có nhiều hành động thiết thực, cụ
thể để cải cách môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững hơn.
- Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình
quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt
động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất
bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các
quy định của pháp luật. Có thể nói chính sách của nhà nước cũng là nhân tố kìm
hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
- Hơn 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Thời
gian qua, đã có những doanh nghiệp nhỏ và vừa được các chính sách ưu đãi,
hỗ trợ về thuế, như: được hưởng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức
20%. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp được tiếp cận với những ưu đãi này. Mặt
khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất,
kinh doanh thì việc tiếp cận nguồn vốn vay rất khó khăn. Việc này cũng tạo ra
11


thách thức lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong lựa chọn nhà cung cấp khi vừa
phải đảm bảo về chất lượng và tiến độ, vừa phải cân đối vốn mua nguyên vật
liệu đầu vào.
- Khuyến khích chuỗi cung ứng xanh. Đây là quá trình sử dụng đầu vào
thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng
thành thứ có thể cải thiện được hoặc tái chế được trong môi trường hiện tại.
Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được

tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng và như vậy sẽ tạo ra một chuỗi
cung ứng bền vững để giảm chi phí và thân thiện với môi trường. Trong điều
kiện toàn cầu hóa hiện nay, chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng
xanh được coi là một cơ chế trực tiếp và hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi
trường trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay,
vì thế, cũng gắn liền lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội, các vấn
đề về môi trường, trong đó có việc lựa chọn nhà cung ứng xanh.
1.1.3.2. Chiến lược của doanh nghiệp
Đặc điểm của thị trường hiện đại là cạnh tranh mang tính toàn cầu và
ngày càng khốc liệt, cạnh tranh về giá đã nhường bước cho cạnh tranh về chất
lượng và tốc độ, khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn
và được chiều chuộng hơn thông qua cạnh tranh. Điều này càng được thể hiện
rõ hơn trong lĩnh vực trang trí nội thất. Vì thế, khi gia nhập vào thị trường,
doanh nghiệp cần xác định rõ bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị
cho cộng đồng, cho xã hội, và cụ thể là cho khách hàng của mình. Giá trị được
tạo ra càng lớn thì phần thưởng (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách
hàng, nguồn lực…) mà công ty nhận được từ khách hàng càng lớn.
Việc lựa chọn nhà cung cấp đương nhiên bị ảnh hưởng bởi chính chiến
lược của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược về giá, thì họ
sẽ lựa chọn những nhà cung cấp có giá cả thấp hơn; còn nếu doanh nghiệp

12


theo đuổi chiến lược về sản phẩm, dĩ nhiên với họ, nhà cung cấp có chất lượng
đảm bảo sẽ là yếu tố được chọn lựa hàng đầu.
1.1.3.4. Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với
nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp,
ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu

quả của mỗi doanh nghiệp.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, với sự xuất hiện của hàng loạt
các công ty nội thất, việc xác định được những phân khúc phù hợp để tạo lợi
thế cạnh tranh là mô cùng quan trọng. Khi qui mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến
lược thường được sử dụng là chui vào các ngách của thị trường hoặc khác biệt
hóa. Đây thực sự là sự khởi đầu và sự chuẩn bị những nguồn lực một cách an
toàn để đạt tới tầm nhìn của mình một cách an toàn và tiết kiệm. Trong thời
đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp
thời thỏa mãn tốt những nhu cầu thường xuyên thay đổi và thay đổi rất nhanh
của các khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt được những nhu cầu
thay đổi của họ nhanh hơn, phản ứng tốt hơn với sự thay đổi này và thỏa mãn
khách hàng tốt hơn sẽ được khách hàng chọn lựa. Điều này lại trở thành một
thách thức cho doanh nghiệp khi lựa chọn nhà cung cấp. Lúc đó họ phải tìm ra
nhà cung cấp không chỉ đáp ứng các yêu cầu về giá, tiến độ giao hàng, chính
sách hậu mãi tốt,..mà còn cả mẫu mã, sự đa dạng, sự đổi mới của sản phẩm, sự
cập nhật xu hướng của thế giới.
1.1.4. Động cơ để các doanh nghiệp thực hiện quản trị chuỗi cung ứng
xanh
Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thực hiện quản trị chuỗi
cung ứng xanh với việc làm đầu tiên là đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
xanh. Trong đó, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của mối quan
hệ giữa quản trị chuỗi cung ứng với môi trường, đồng thời những áp lực buộc
13


các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động kinh doanh mà thân thiện với
môi trường hơn. Julie Rebecca Paquette,2005 cùng các nghiên cứu trước đây
khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lí chuỗi cung ứng và môi trường tự
nhiên đã chỉ ra tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, của môi trường và tầm
quan trọng của mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng với môi trường.

1.1.4.1. Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và môi
trường
Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty: việc kết
hợp các chức năng khác nhau trong kinh doanh như: kế hoạch, thiết kế sản
phẩm, nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo, hội đồng, vận chuyển, kho
bãi, phân phối, giao nhận hàng, hỗ trợ khách hàng… Công nghệ thông tin có
vai trò là chìa khóa trong sự phát triển này. Tiếp cận với chuỗi cung ứng cho
phép các công ty “ gặp được khách hàng một cách nhanh hơn, ít chi phí hơn
và thông qua nhiều kênh hơn”. Quản lí chuỗi cung ứng giúp tăng hiệu quả tài
chính, theo các cuộc khảo sát trong nhóm 100 và 50 Fortune cho thấy, chủ
động trong quản lí chuỗi cung ứng sẽ giúp “ cắt giảm chi phí, cải thiện hiệu
quả, mở rộng dịch vụ và lợi ích từ khách hàng và cải thiện năng lực cạnh
tranh”. Quản trị chuỗi cung ứng là lợi thế trong cạnh tranh: Trong nền kinh tế
toàn cầu nơi mà hầu hết các công ty đều có sự kết nối thông qua một chuỗi
các giao dịch, mối quan hệ với nhà cung cấp và hợp tác trong hoạt động trở
thành một chất lượng khó có thể sao chép được.
Tầm quan trọng của môi trường
Môi trường có vai trò quyết định trong sự tồn tại của con người, những
vấn đề về môi trường ảnh hưởng tới nhiều mặt song ở đây, nhóm sẽ đi khẳng
định tầm quan trọng của môi trường đến lĩnh vực kinh tế. Nhìn chung, các
hoạt động kinh doanh phần lớn dựa trên sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên
hay những hàng hóa và dịch vụ từ hệ sinh thái cần thiết cho cả sản xuất và
14


tiêu dùng. Các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng tài nguyên thiên nhiên này bị
ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng với mỗi sự biến đổi của môi trường. Do đó
bảo vệ tài nguyên giống như bảo vệ các khoản đầu tư dài hạn nhằm đảm bảo
tính khả thi trong tương lai. Những thiệt hại đến hệ sinh thái do hoạt động

kinh doanh có thể kể đến như: gia tăng chi phí. Nếu xu hướng như hiện nay
tiếp diễn, các dịch vụ hệ sinh thái sẵn có hiện nay sẽ không được cung cấp và
trở nên đắt đỏ hơn trong tương lai gần. Các chi phí cao hơn mà người tiêu
dùng chính phải đối mặt sẽ theo dòng chảy đến công nghiệp thứ hai và thứ ba
và sẽ thay đổi môi trường kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Mất đi dịch
vụ từ hệ sinh thái sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống căn bản, ngoài các hoạt
động kinh doanh, nó ảnh hưởng đến thị hiếu của khách hàng, mong đợi của
các bên liên quan, quy định từ hệ thống quản lí hiện hành, chính sách của
chính phủ, sức khỏe cũng như tinh thần của nhân viên và giá trị của các khoản
tài chính, bảo hiểm. Hệ sinh thái là cơ hội trong kinh doanh, cơ hội kinh
doanh mới sẽ mở ra nhiều như nhu cầu phát triển với cách thức hiệu quả hơn
hoặc bằng những cách khác nhau để sử dụng dịch vụ sinh thái, làm giảm tác
động đến môi trường. Đổi mới kinh doanh, công nghệ mới có thể sẽ là chìa
khóa cho việc sáng tạo những cơ hội kinh doanh mới.
Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và môi trường
Quản lí chuỗi cung ứng cùng với môi trường tự nhiên là những vấn đề
chung tác động trực tiếp đến các công ty. Như một cơ chế kiểm soát các dòng
chảy vật chất và biến đổi về tư liệu thông qua tổ chức, các tập đoàn tác động
trực tiếp đến môi trường thông qua chuỗi cung ứng. Một số quyết định được
đưa ra bởi các tập đoàn tạo ra những tác động gián tiếp đến môi trường. Cụ
thể như: việc thiết kế sản phẩm như thế nào sẽ tác động đến môi trường trong
suốt quá trình tiêu thụ. Tuy nhiên, bởi vì quản lí chuỗi cung ứng trở nên ngày
một quan trọng hơn trong kinh doanh và môi trường trở nên liên quan mật
thiết hơn tới các hoạt động kinh doanh nên các tập đoàn sẽ sử dụng quá trình
quản lí chuỗi cung ứng để giải quyết các vấn đề về môi trường.
15


Thành công của quản lí chuỗi cung ứng giống như một khung quyết
định – thực hiện, có thể được cho là khả năng tối ưu hóa hoạt động mở rộng

cho đầu ra nào đó. Đồng thời các chuỗi cung ứng đại diện để phát hiện ra
những tác động được tích lũy theo một hệ thống sản xuất tuyến tính. Mỗi một
giai đoạn sản xuất, từ khai thác nguyên liệu đến xử lí cuối cùng đều ảnh
hưởng đến môi trường, phạm vi từ không khí đến nước cho đến các chất độ
hại và chất thải. Trong khi có một số nghiên cứu kiểm tra tác động của một
sản phẩm duy nhất trên vòng đời của nó hoặc dọc theo chuỗi cung ứng nhưng
lại không có hệ thống cách thức giải quyết về tác động của môi trường trong
quản lí chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng mà được tối ưu hóa chi phí trong một
nền kinh tế toàn cầu hóa và công nghệ tiên tiến sẽ mang lại ba kết quả: Vận
chuyển nhanh hơn, giảm quản lí môi trường, gia tăng tiêu thụ toàn cầu.
1.1.4.2. Áp lực từ chuỗi cung ứng và môi trường
Các doanh nghiệp ngày nay dường như phải chịu sức ép lớn từ việc
xanh hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động
kinh doanh đến môi trường. Điều này này càng tăng cao bởi vấn đề môi
trường hiện nay nằm ở ngưỡng báo động cao. Nó được thể hiện thông qua :
(1) Các thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, khó dự báo và gây thiệt hại rất nặng
nề, (2) Nguồn năng lượng ngày một cạn kiện, (3) Các chính phủ ngày nay
phải chi rất nhiều tiền cho các hoạt đọng xử lí thiên tai,(4) Nhận thức của mọi
người về biến đổi khí hậu ngày càng tăng…những lí do tác động trực tiếp và
gián tiếp đến các hoạt động kinh doanh của các hãng. Chính phủ chỉ đạo các
tiêu chuẩn đảm bảo cho phép liên quan đến môi trường, người mua lựa chọn
nhà cung cấp xanh và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm xanh. Thậm trí
trong một số báo cáo của IBM đã chỉ ra doanh nghiệp cũng phải đối mặt với
áp lực từ lương tâm. Do đó, đứng trước nhiều áp lực, các hãng cần xác định rõ
các vấn đề liên quan. Ở đây, nhóm nghiên cứu xin phân tích rõ hai áp lực lớn
là : từ chuỗi cung ứng và từ môi trường.
16



×