Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đồ án thiết kế điều hòa không khí cho xưởng may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT – LẠNH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TIỆN NGHI
CHO XƯỞNG MAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Xuân Đạt
Lớp
: Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh 02 K57
Số hiệu sinh viên
: 20120246
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trịnh Viết Thiệu

Hà Nội - 2016
MỤC LỤC


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

2


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ CÔNG TRÌNH VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Xưởng sản xuất của công ty may ABC tại Đồng Hới – Quảng Bình được xây
dựng trên diện tích 2880 mét vuông cao 6 mét với 1 tầng sản xuất gồm: xưởng cắt,


xưởng may, xưởng là – đóng gói, kho vải, kho thành phẩm. Ngoài ra còn có các phòng
điều hành sản xuất: phòng Giám Đốc, phòng Chuyên gia, phòng Nghiệp vụ, phòng
Kiểm tra chất lượng, khu vệ sinh.
Xưởng được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép, hướng cửa chính là hướng
Đông. Nền được đổ bể tông cốt thép và lát gạch granito. Dưới nền là đất. Mặt bằng
phục vụ sản xuất và văn phòng làm việc của cán bộ nhân viên công ty. Mái được đổ bê
tông cốt thép, tầng mái bố trí bể nước và tháp giải nhiệt cho hệ thống điều hòa không
khí. Khu sản xuất và khu văn phòng có trần giả bằng thạch cao, khoảng không gian
trần giả có chiều cao 1 mét. Tường bao xung quanh được là tường bao bằng gạch xây
300mm có trát vữa. Hệ thống chiếu sáng bằng đèn điện, kết hợp ánh sáng tự nhiên từ
cửa sổ được làm bằng kính khung nhôm có rèm che, tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào
phân xưởng. Giữa các phân xưởng là hành lang tạo không gian đệm và được ngăn cách
bằng vách gạch xây 100mm có trát vữa.
Diện tích không giản sử dụng điều hòa trong phân xưởng được thống kê trong
bảng 1.1:
Bảng 1.1 Thống kê diện tích sử dụng điều hòa của tòa nhà
Ký hiệu
Diện tích
Số
Chiều
STT Phòng (Phân xưởng) phòng, phân
F
người
cao (m)
xưởng
(m2)
(n)
1
Xưởng may
X1

1214
3,5
320
Kho thành phẩm, kho
20
2
K1
581
3,5
nguyên liệu
3

Khu văn phòng
Tổng

P1

266

3,5

20

-

2089

-

360


3
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

Bảng 1.2 Thống kê diện tích tường, cửa, kính của phòng (xưởng) sử dụng
điều hòa
Diện tích F (m2)
STT

Phòng (Phân xưởng) Tường
bao

Cửa
Vách

Kính

Phòng Ngoài Phòng Ngoài
đệm
trời
đệm
trời
54
0
215
0


1

Xưởng may

0

268

2

Kho nguyên liệu, kho
thành phẩm

367

175,5

48

45

0

24

3

Khu văn phòng

137


140

15

48

12

71

1.2 LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
1.2.1 Chọn cấp điều hòa
Qua phân tích đặc điểm của xưởng may mặc ta chọn điều hòa không khí cấp 3
bởi lý do sau:
- Các sản phẩm may mặc không đòi hỏi nghiêm ngặt về nhiệt độ và độ ẩm quanh
năm, số lượng công nhân viên chức trong xưởng là rất lớn và thường xuyên thay đổi vì
vậy việc duy trì tính chính xác của thông số nhiệt ẩm trong nhà với mọi phạm vi nhiệt
độ ngoài trời là rất khó.
- Việc lựa chọn điều hòa cấp 1 hoặc cấp 2 thì chi phí đầu tư lắp đặt và vận hành
hệ thống là rất lớn, rất lãng phí so với mức độ quan trọng của công trình.
1.2.2 Chọn thông số tính toán trong nhà
Thông số tính toán trong nhà theo yêu cầu:
- tT = 24 °C;
- ϕT = 55%.
Tra đồ thị I – d ta được:
- Entapy: IT = 50,2 kJ/kg;
- Nhiệt độ nhiệt kế ướt tưT = 17,80 °C;
- Nhiệt độ đọng sương: tsT = 14,62 °C;
- Độ chứa ẩm: dT = 10,37 g/kg.

Đối với các hành lang, để tránh chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa các vùng gây
mất nhiệt đột ngột cho con người dẫn đến bị choáng và không đảm bảo sức khỏe
ta chọn không gian hành lang làm không gian đệm với nhiệt độ và độ ẩm như
sau:
- tĐ = 30°C;
4


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

- ϕT = 55%.
Tra đồ thị I – d ta được:
- Entapy: IĐ = 67,75 kJ/kg;
- Độ chứa ẩm: dĐ = 14,95 g/kg.
1.2.3 Chọn thông số tính toán ngoài trời
Thông số tính toán ngoài trời tN được chọn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
5687 – 2010. Đối với hệ thống điều hòa không khí cấp 3 trạng thái không khí ngoài
trời được chọn với độ sai lệch m = 400 h/năm như sau:
Vào mùa hè tN =36,0 °C; ϕN = 51,0 %.
Tra đồ thị I – d ta được: IN = 85,59kJ/kg; tưN = 27,28 °C; tsN = 24,75 °C; dN =
17,76 g/kg
Vào mùa đông tN = 13,9; ϕN = 90,8 %.
Tra đồ thị I – d ta được: IN = 36,58 kJ/kg; tưN = 12,92 °C; tsN = 12,45 °C; dN
= 8.98 g/kg
1.2.4 Gió tươi
Gió tươi là lượng gió cần thiết cấp cho không gian điều hòa để đảm bảo ôxy cho
con người hoạt động bình thường đơn vị tính là m3/h/người hoặc m3/h/m2sàn. Theo tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 5687-2010 lượng gió tươi cho một người một giờ đối với công
trình văn phòng, công sở là 25 - 30 m3/h/người.
1.2.5 Độ ồn cho phép, hàm lượng chất độc hại cháy nổ.

Độ ồn là một yếu tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường nên độ ồn cần được
khống chế, theo bảng 1.6 tài liệu [1] thì mức ồn cực đại cho phép là 55 dB. Hàm lượng
chất độc hại, bụi, cháy nổ được tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam.

1.3. MỤC TIÊU THIẾT KẾ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, THÔNG GIÓ CHO
TOÀN NHÀ
Hệ thống điều hòa không khí lắp đặt tại phân xưởng phải thỏa mãn điều kiện sao
cho người lao động được thoải mái, đồng thời chế độ bảo quản sản phẩm phải nằm
trong giới hạn tiêu chuẩn. Như vậy thì năng suất lao động mới được đảm bảo và các
sản phẩm không bị ẩm mốc trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản.
Hệ thống điều hòa không khí được lắp đặt để phục vụ tất cả các xưởng sản xuất
và các phòng điều hành, bao gồm: Kho nguyên liệu, kho thành phẩm, xưởng may, và
khu văn phòng.

5
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM VÀ LẬP SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ MÙA HÈ.

2.1. TÍNH TOÁN NHIỆT-ẨM THỪA.
2.1.1. Tính cân bằng nhiệt
Xác định các nguồn nhiệt toả vào phòng từ các nguồn nhiệt khác nhau như do
người, may móc, chiếu sáng, rò lọt không khí, bức xạ mặt trời, thẩm thấu qua kết cấu
bao che
Theo biểu thức 3.1 tài liệu [1] ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Qt = Qtoả + Qtt
Qt - nhiệt thừa trong phòng
Qtoả - nhiệt toả ra trong phòng
Qtt - nhiệt thẩm thấu từ ngoài vào qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ
Qtoả = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7 + Q8
Q1- nhiệt toả từ máy móc;
Q2- nhiệt toả từ đèn chiếu sáng;
Q3- nhiệt toả do người;
Q4- nhiệt toả từ bán thành phẩm;
Q5- nhiệt toả từ thiết bị trao đổi nhiệt;
Q6- nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua cửa;
Q7- nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua bao che;
Q8- nhiệt toả do dò lọt không khí qua cửa;
Qtt = Q9 + Q10 + Q11 + Qbs
Q9- nhiệt thẩm thấu qua vách;
Q10- nhiệt thẩm thấu qua trần (mái);
Q11- nhiệt thâm thấu qua nền;
Qbs – nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách.
2.1.1.1. Nhiệt toả ra từ máy móc: Q1
Trong xưởng may thực tế có rất nhiều các loại máy móc, thiết bị tỏa nhiệt khác
nhau. Nhưng ở đồ án này để tính toán ở mức đơn giản ta quy về 02 loại máy móc chính
là thiết bị văn phòng gồm máy tính, máy in và thiết bị sản xuất là máy may công
nghiệp.

6


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

a. Nhiệt tỏa ra từ thiết bị văn phòng

Đối với thiết bị văn phòng thì ta lấy số máy tính bằng số người trong một phòng
và mỗi phòng có một máy in. Công suất tỏa nhiệt của các thiết bị điện tử lấy đúng bằng
công suất điện của thiết bị. Công suất của máy tính là 250 W, của máy in là 100 W.
Vậy nhiệt tỏa do thiết bị của một văn phòng được tính theo biểu thức:
Q1vp = 250.n + 100 (W), với
- n = số người trong một văn phòng.
b. Nhiệt toả ra từ thiết bị sản xuất
Theo biểu thức 3.12 tài liệu [1], ta có
Q1mm=∑Nđc.Ktt.Kđt.( - 1+ KT ) , W
- Nđc là công suất động cơ máy may
- Kpt là hệ số phụ tải, bằng tỷ số giữa công suất thực của máy trên công suất
động cơ lắp đặt, Kpt = Nff/Nđc.
- Kđt là hệ số đồng thời, Kđt = ∑Niτi/∑ Niτ
- η là hiệu suất làm việc thực của đông cơ máy may
- KT là hệ số thải nhiệt. Hầu hết các động cơ làm việc ở chế độ biến động năng
thành cơ năng đều lấy KT =1. Trường hợp động cơ quạt gió mà động cơ ở trong phòng,
ống gió bên ngoài lấy K T = 0.1; bơm có động cơ ở trong phòng, ống nước bên ngoài
lấy KT =0.2;
Công suất may may công nghiệp là Nđc = 250W. Hệ số phụ tải chọn Ktt= 0.8, suy
ra hệ số hiệu chính Khc = 1. Chọn hệ số đồng thời Kđt= 0.9. Với động cơ có công suất
≤ 500 W ta lấy gần đúng ηđc= 0.75 vậy η = 0,75.1 = 0,75. Hệ số thải nhiệt là KT= 1.
Vậy Q1mm=∑Nmm.Ktt.Kđt.( - 1+ KT ) =∑Nmm.0,8.0,9.(1/0,75 - 1 +1) = 0,96.∑Nđc.
Ví dụ tính toán cho phòng cụ thể:
- Phòng nghiệp vụ (P3) có 10 người, vậy có 10 máy tính và 01 máy in
Q1P3 = 250.n + 100 = 250.10 + 100 = 2600 W
- Tổng nhiệt tỏa ở khu văn phòng (4 phòng, 19 người)
Q1VP = 250.19 + 4.100 = 5150 W =5,15 kW
- Phân xưởng may X1 có 320 người, mỗi người sử dụng 01 máy may để làm
việc vậy có 320 máy may công nghiệp. Khi đó nhiệt tỏa do máy may sẽ là:
Q1mm = 320.0,96.250 = 76800 W

- Đối với kho sản phẩm, kho nguyên liệu coi xưởng may sử dụng hai xe nâng
điện có công suất 8kW mỗi xe. Vậy nhiệt tỏa do động cơ xe là 16 kW

7
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

Bảng 2.1 Nhiệt tỏa từ máy móc Q1, W
Phân xưởng,
X1
K1
phòng
Q1 W
76800
16000
Tổng Q1 = 97950 W

P1
5150

2.1.1.2. Nhiệt toả ra từ đèn chiếu sáng Q2
Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng đã cho Q2 = 130 kW.
2.1.1.3. Nhiệt toả ra từ người Q3
Nhiệt do người toả ra được tính bằng số lượng người trong phòng nhân với nhiệt
lượng do một người toả ra
Q3=n.q ,kW
- q là nhiệt toả ra từ một người(w/người) và được xác định theo bảng 3.1 tài
liệu [1]

- n là số người trong không gian điều hòa.
May mặc thường được coi là lao động trung bình. Tại nhiệt độ điều hòa là 24 °C
ta có q = 171 W/người. Do các phân xưởng may đa phần là phụ nữ nên lượng nhiệt do
một người phụ nữ toả bằng lượng nhiệt của một người đàn ông nhân với hệ số 0.85.
Tại 02 kho của xưởng may coi là lao động nặng, ta có q = 250W/người
Khu văn phòng coi là có trạng thái tĩnh tại q = 84W/người.
Do xưởng may đa phần là phụ nữ nên lượng nhiệt do một người phụ nữ toả bằng
lượng nhiệt của một người đàn ông nhân với hệ số 0.85.
Do xưởng may đa phần là phụ nữ nên lượng nhiệt do một người phụ nữ toả bằng
lượng nhiệt của một người đàn ông nhân với hệ số 0.85.
Bảng 2.2 Nhiệt tỏa ra do người Q3, W
Phân xưởng,
X1
K1
P1
phòng
Q3 W
46512
5000
1680
Tổng Q3 = 53192 W
2.1.1.4. Nhiệt toả từ bán thành phẩm Q4
Q4 = 0 do vải không thu hay tỏa nhiệt.
2.1.1.5. Nhiệt toả ra từ các thiết bị trao đổi nhiệt Q5
Q5 = 0 do trong phòng không bố trí thiết bị trao đổi nhiệt.
8


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh


2.1.1.6. Nhiệt toả ra từ bức xạ mặt trời qua kính Q6
Nhiệt tỏa ra từ bức xạ mặt trời qua kính được tính theo biểu thức gần đúng
Q6 = Isđ.Fk.τ1.τ2.τ3.τ4 ,kW
Isd :cường độ bức xạ mặt trời lên mặt đứng, phụ thuộc hướng địa lý, W/m2. Theo
bảng 3.3 tài liệu [1] có
+ Hướng Đông/Tây Isđ = 590 W/m2
+ Hướng Bắc Isđ = 143 W/m2
+ H.20ướng Nam Isđ = 0 W/m2
- Fk : diện tích cửa kính chịu bức xạ tạ thời điểm tính toán, m2
- τ1 : hệ số trong suốt kính. Chọn kính 1 lớp τ1 = 0.9
- τ2 : hệ số bám bẩn. Chọn kính 1 lớp mặt đứng τ2 = 0.8
- τ3 : hệ số khúc xạ. Chọn kính 1 lớp khung kim loại τ3 = 0.75
- τ4 : hệ số tán xạ do che nắng. Chọn với kính có rèm che trong τ4 = 0.7

X1
K1
P1

Bảng 2.3 Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng Q6
Diện tích kính Fk (m2)
Q6 (W)
Đông
Tây
Nam
Bắc
0
0
0
0
0

0
24
1112
60,59
0
0
11582
Tổng Q6 = 12694 W

2.1.1.7. Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che Q7
a. Tính toán hệ số truyền nhiệt cho kết cấu bao che.
Thành phần nhiệt tỏa vào phòng do bức xạ mặt trời qua làm cho kết cấu bao che
nóng hơn mức bình thường, ở đây chủ yếu tính cho mái. Nhiệt tỏa do chênh lệch nhiệt
độ không khí trong nhà và ngoài nhà tính theo Qtt (Nhiệt thẩm thấu)
Ta sử dụng biểu thức gần đúng 3.20 tài liệu [1]:
s

Q7=0,055.k.F.εsI kW
Trong đó:
- εs = 0,61. Tra đối với vật liệu là Fibro xi măng sau 12 tháng sử
9
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

dụng theo bảng 4.10 tài liệu [1];
- Is = 941 W/m2, theo bảng 3.3 tài liệu [1];
- F là diện tích bề mặt mái chịu bức xạ, m2;
- k là hệ số truyền nhiệt qua mái

Hệ số truyền nhiệt qua mái, tường và trần được tính theo công thức sau:
1

k=
(

1
1
+ ∑ Ri +
)
αT
αN

αN = 20 W/m2K (theo tài liệu [1]) là hệ số tỏa nhiệt của không khí phía ngoài nhà.
α T =10 W/m2.K (theo tài liệu [1]) là hệ số tỏa nhiệt của không khí phía trong nhà
δi
Ri= λ i (m2.K/W) là nhiệt trở của lớp vật liệu có chiều dày δ i (m) và có hệ số dẫn
nhiệt λ i .

Kết cấu mái gồm nhiều lớp cách nhiệt ghép nối tiếp với nhau:

Hình 2.1 Kết cấu mái của xưởng may
1- Lớp bê tông cốt thép dày δ 1 = 100mm. Theo bảng 4.11 tài liệu [1] ta có λ 1 =
1,55 W/mK;
2- Lớp không khí dày δ2 = 1000mm;
3- Lớp trần giả bằng thạch cao có δ3 = 12mm. Theo bảng 4.11 tài liệu [1] ta có
λ3 = 0,23 W/mK;
Vì lớp không khí có tính chống nóng lên không thể coi là lớp không khí tĩnh vì có
trao đổi nhiệt đối lưu. Vì vậy, muốn xác định λ 2 ta cần xác định được nhiệt ododj bề
mặt của lớp không khí tw1 và tw2 và nhiệt độ trung bình tf = (tw1 + tw2)/2.


10


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

Giả sử tw1 = 35,23 °C
Theo phương trình truyền nhiệt qua vách phẳng
q = =6,720 W/m2
tw2 = tT + q.( =25,02.
=> tf = (tw1 + tw2)/2 = (35,23 + 25,02)/2 = 30,13 °C
Tra thông số của không khí tại nhiệt độ tf ta có:
g = 9,82 m/s2; λ = 0,026711394 W/mK; ν = 1,60119.10-5 m2/s; Pr = 0,70097, l =
δ2 = 1 m.
Theo tiêu chuẩn đồng dạng ta có
Gr = = 9,81. = 1220086524 (theo tài liệu [2])
Vì Gr.Pr > 106 nên theo công thức 5.21 tài liệu [2] ta có hệ số đối lưu tương
đương ε = 0,4.(Gr.Pr)f0,2 = 24,7292.
Vậy hệ số dẫn nhiệt của không khí λ2 = ε.λ = 24,7292.0,026711394 = 0,66055.
Khi đó hệ số truyền nhiệt qua mái
k = = 0,5616 W/ m2.K
q’mái = k.(tN – tT )= 0,5616.(36-24) = 6,739 W/m2
Sai khác giữa q và q’
- 0,23%.
Vậy ta nhận giá trị tw2.
Kết luận hệ số truyền nhiệt qua mái k = 0,5616 W/m2K
Ví dụ tính toán cho phân xưởng cụ thể:
- Xét phân xưởng may (X1) có diện tích mái F = 664 m2
Q7X1 = 0,055.k.FX1.εsI = 0,055.0,5616.664.0,61.942 = 11785 W
Bảng 2.4 Nhiệt tỏa do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che Q7

Diện tích
k
Is (W/m2)
Q7
εs
mái F (m2) (W/m2K)
X1
1214
0,5616
0,61
941
21547
K1
578
0,5616
0,61
941
10259
P1
266
0,5616
0,61
941
4721
Q7 = 36527 W
2.1.1.8. Nhiệt toả do rò rỉ không khí qua cửa Q8
Nhiệt tỏa do không khí lọt qua cửa được tính theo biểu thức
Q8= G8(IN-IT) W, (theo biểu thức 3.22 tài liệu [1])
11
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57



GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

Trong đó:
- G8 là lượng không khí lọt qua khe cửa mở hoặc khe cửa (Kg/s);
- IN, IT là entanpy của không khí trong nhà và ngoài trời.
Ta có thông số entanpi của không khí:
+ ở trong nhà: IT = 50,2 kJ/kg;
+ ở không gian đệm: IĐhè = 67.75 kJ/kg; IĐđông = 39,1 kJ/kg;
+ ở ngoài trời: INhè = 85,59 kJ/kg; INđông = 36,58 kJ/kg.
Đối với lượng không khí rò lọt ta tính theo biểu thức theo hướng dẫn của tài liệu
[1]
G8 = ρ.(1,5 ÷ 2)V, kg/h
Trong đó:
- ρ = 1,2 kg/m3 là khối lượng riêng của không khí;
- .(1,5 ÷ 2) là hệ số rò lọt không khí. Đối với khu sản xuất số lần mở cửa ít lấy
1,5, khu văn phòng lấy 2;
- V là thể tích của phòng, m3.
Các phân xưởng sản xuất có cửa thông ra trực tiếp ngoài trời nhưng đây là các
cửa thoát hiểm nên ta coi là kín, ta tính toán không khí lọt cho các cửa thông với không
gian đệm. Khu văn phòng có cửa lớn thông trực tiếp ra ngoài trời nên ta tính cho lượng
không khí rò lọt từ ngoài trời trực tiếp vào phòng điều hòa.
Tính ví dụ cho phòng, xưởng cụ thể:
- Xưởng may X1 có diện tích 1214 m2, chiều cao 3,5 m:
+ Mùa hè: Q8X1 = ρ.(1,5 ÷ 2)V. (IĐhè-IT) = 1,2.2.1,5.664.3,5.( 67.75 - 50,2) =
104879 W
+ Mùa đông: Q8X1 = ρ.(1,5 ÷ 2)V. (IĐđông-IT) = 1,2.2.1,5.664.3,5.( 39,1 - 50,2) =
-66334 W
Bảng 2.5 Nhiệt tỏa ra do rò lọt không khí mùa hè và mùa đông Q8, W

Kích thước
Q8, W
Không gian tiếp
Phòng
Hệ số rò lọt
xúc
F(m2)
h(m)

Đông
X1
1,5
1214
3,5
K.gian đệm
134226
-84895
K1
1,5
578
3,5
Ngoài trời
128869
-71219
P1
2
266
3,5
Ngoài trời
39214

-35431
Tổng Q8
302309 -159293
2.1.1.9. Nhiệt thẩm thấu qua vách Q9
Nhiệt thấu qua kết cấu bao che tồn tại khi có chênh lệch nhiệt độ giữa không
12


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

gian có điều hoà không khí với bên ngoài.
Q9= ∑ KiFi∆ti (KW)
Trong đó:
i

nhà.

F là diện tích bề mặt thứ i.
ki là hệ số truyền nhiệt qua bao che ứng với bề mặt thứ i.
∆ti là độ chênh nhiệt độ trung bình tính toán giữa không khí ngoài trời và trong

+ Nếu vách tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời không có không gian đệm :
 Mùa hè: ∆ti = ∆tN= tN - tT =36 - 24 = 12 K
 Mùa đông: ∆ti = ∆tN = tN - tT = 13,9 – 24 = -10,1 K
+ Nếu vách tiếp xúc với không gian đệm
 ∆ti = ∆tĐ = (tĐ - tT) =(30 – 24) = 6 K
 ∆ti = ∆tĐ = (tĐ - tT) = 18 – 24 = - 6 K
+Nếu vách tiếp xúc với không gian có điều hoà không khí ∆ti= 0
Tính nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che ở đây ta tính cho tường bao-vách ngăn,
cửa gỗ và kính.

a. Tính nhiệt thẩm thấu qua tường bao-vách ngăn.
Nhiệt thẩm thấu qua tường bao được tính bằng công thức.
Q9t = Ft kt∆tt (W)
Với kt là hệ số truyền nhiệt qua tường, giá trị k t lấy định hướng theo bảng 3.4 tài
liệu [1]:
+ Tường bao xây bằng gạch 300mm có trát vữa hệ số ktgbao = 1,25 W/m2K
+ Vách ngăn bằng gạch xây 100mm có trát vữa có hệ số kvách = 2,1 W/m2K
Khi đó Q9t = ktgbao.Ftgbao.Δttgbao + kv.Fv.Δtv
Bảng 2.6 Nhiệt thẩm thấu qua tường bao-vách mùa hè, Q9t (W)
ktgbao
Ftgbao
Δttgbao
kv
Fv
Δtv
Q9 t
P. Xưởng
W/m2K
m2
K
W/m2K
m2
K
W
X1
0
2,1
269
6
3382

K1
1,25
367
12
2,1
175,5
6
7716
P1
1,25
137
12
2,1
140
6
3819
t,hè
Tổng Q9 = 14919 W
Bảng 2.7 Nhiệt thẩm thấu qua tường bao-vách mùa Đông, Q9t (W)
13
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

P. Xưởng
X1
K1
P1


ktgbao
W/m2K
1,25
1,25

Ftgbao
Δttgbao
kv
Fv
2
2
m
K
W/m K
m2
0
2,1
269
367
-10,1
2,1
175,5
137
-10,1
2,1
140
t,đông
Tổng Q9
= -13721 W


Δtv
K
-6
-6
-6

Q9 t
W
-3382
-6845
-3494

b. Tính nhiệt thẩm thấu qua kính.
Kính sử dụng trong xưởng may là loại kính 5mm 1 lớp có hệ số truyền nhiệt theo
bảng 3.4 tài liệu [1] kk = 6,12 W/m2K.
Ta có biểu thức tính nhiệt thẩm thấu qua kính tương tự như qua vách:
Q9k = kk.Fk,N.ΔtN + kk.Fk,Đ.ΔtĐ, W
Bảng 2.7 Nhiệt thẩm thấu qua kính mùa hè, Q9t (W)
kk
Fk,N
ΔtN
FK,Đ
ΔtĐ
Q9k
P. Xưởng
W/m2K
m2
K
m2
K

W
X1
0
215
6
7886
K1
6,12
24
12
0
6
1763
P1
6,12
60,6
12
8,2
6
4750,5
t, hè
Q9 = 14399 W
Bảng 2.8 Nhiệt thẩm thấu qua kính mùa Đông, Q9t (W)
kk
Fk,N
ΔtN
FK,Đ
P. Xưởng
2
2

W/m K
m
K
m2
X1
0
215
K1
6,12
24
-10,1
0
P1
6,12
60,6
-10,1
8,2
t, đông
Q9
= -13415 W

ΔtĐ
K
-6
-6
-6

Q9k
W
-7886

-1483
-4046

c. Nhiệt thẩm thấu qua cửa gỗ.
Cửa sử dụng trong xưởng may là loại cửa bằng gỗ dày 40mm có hệ số truyền
nhiệt theo bảng 3.4 tài liệu [1] là k = 2,95 W/m2K
Q9cửa = kc.Fc,N.ΔtN + kc.Fc,Đ.ΔtĐ, W

14


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

Bảng 2.7 Nhiệt thẩm thấu qua cửa mùa hè, Q9t (W)
Kc
Fc,N
ΔtN
Fc,Đ
P. Xưởng
2
2
W/m K
m
K
m2
X1
0
53,7
K1
2,95

44,8
12
48
P1
2,95
15
12
15
Q9c, hè = 4025W
Bảng 2.8 Nhiệt thẩm thấu qua cửa mùa Đông, Q9t (W)
Kc
Fc,N
ΔtN
Fc,Đ
P. Xưởng
2
2
W/m K
m
K
m2
X1
0
53,7
K1
2,95
44,8
-10,1
48
P1

2,95
15
-10,1
15
c, đông
Q9
= -3773 W

ΔtĐ
K
6
6
6

Q9c
W
950
2436,9
265,85

ΔtĐ
K
-6
-6
-6

Q9c
W
-950
-2186

-265,9

Vậy ta có nhiệt thẩm thấu qua vách:
Mùa hè: Q9 = Q9t,hè + Q9t, hè + Q9c, hè = 14919 +14399 + 4025 =33341 W
Mùa đông: Q9 = Q9t,đông + Q9t, đông + Q9c, đông = -13721-13415-3773 = -30910 W
2.1.1.10. Nhiệt thẩm thấu qua trần (mái) Q10
Nhiệt thẩm thấu qua mái được xác định như sau:
Q10 =F10 k10 ∆t10 , W
Trong đó:
k là hệ số truyền nhiệt qua mái đã tính ở 2.1.1.7 k = 0,5656 W/m 2K
F10 diện tích mái, m2
∆t = tN – tT = 36-24 = 12 K
Bảng 2.9 Nhiệt thẩm thấu qua trần, Q10 W
Km
Fmái
ΔtH
ΔtĐ
Q10H
P. Xưởng
W/m2K
m2
K
K
W
X1
0,5656
1214
12
-6
8181

K1
0,5656
578
12
-6
3895
P1
0,5656
266
12
-6
1793
H
Q10 = 13869 W

Q10Đ
W
-6886
-3279
-1509

15
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

Q10Đ= - 11673 W
2.1.1.11. Nhiệt thẩm thấu qua nền Q11
Q11= ∑ KiFi∆t11 , W

Do phía dưới công trình là nền đất nên lượng nhiệt này được tính theo phương
pháp dải nền rộng 2m tính từ ngoài vào trong phòng với hệ số truyền nhiệt quy ước cho
từng dải, cụ thể:
1

-

Dải 1 rộng 2m theo chu vi buồng với

k = 0,47 W/m2K

-

Dải 2 rộng 2m tiếp theo chu vi buồng với

k = 0,23 W/m2K

-

Dải 3 rộng 2m tiếp theo chu vi buồng với

k = 0,12 W/m2K

2

3

4

- Dải 4 là phần cong lại của buồng với k = 0,07 W/m2K

Hiệu nhiệt độ lấy ∆t11= tN - tT =12 K
Diện tích các dải nền được xác định như sau:
- F1= 4(a + b);
- F2= F1 – 48;
- F3= F1 – 80;
- F4= (a -12)(b - 12).
Ví dụ tính toán cho phân xưởng cụ thể X1 có kích thước 22,7 x 53,9 m2
Diện tích các dải:
- F1 = 2.2(22,7+ 53,9) = 306,4 m2;
- F2 = F1 – 48 = 258,4 m2;
- F3 = F1 – 80 = 226,4 m2;
- F4 = (12,8 -12).(53,9 – 12) = 448,33 m2.
Q11X1 = (k1F1 + k2F2 + k3F3 + k4F4).(tN – tT)
Q11X1 =(0,47. 306,4 + 0,23. 258,4 + 0,12. 258,4 + 0,07. 448,33).12 = 3143,9 W
Bảng 2.10 Nhiệt thẩm thấu qua nền Q10, W
Phân
Kích
F1, m2
F2, m2
F3, m2
F4, m2 Q10hè,
Q10đông,
xưởng
thước, m2
W
W
X1
12,8x53,9 306,4
258,4
226,4

448,33 3143,9 -2646
K1
10x59,85 279,4
231,4
199,4
0
2502
-2106
P1
8,87x31,2 160,3
112,3
80,2
0
1330
-1119

đông
Tổng Q10 = 6860 W; Q10 = -5774 W
16


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

2.1.1.12. Nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách Qbs
Công trình có độ cao không gian điều hòa là 3,5 m nhỏ hơn 4 mét nên ta không
cần tính đến nhiệt tổn thất bổ sung do gió và hướng vách
2.1.1.13 Tổng nhiệt thừa của xưởng may.
Qt = Qtoả + Qtt
= Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7 + Q8 + Q9 + Q10 + Q11 + Qbs
= 143.82 KW


Phân
xưởng
Mùa hè

Bảng 2.11 Tổng nhiệt thừa của công trình QT, W
X1
K1
P1
Tổng
397315

214953

79787

674055

2.1.2. Tính toán lượng ẩm thừa.
Ẩm thừa trong không gian điều hòa gồm thành phần chính:
1

3

2

4

Wt = W + W + W + W + W5, kg/s
1


W - Lượng ẩm do người tỏa ra, kg/s
2

W - Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm, kg/s
3

W - Lượng ẩm do bay hơi từ sàn ẩm, kg/s
4

W - Lượng ẩm bay hơi từ thiết bị, kg/s
W5 – Lượng ẩm thừa do ro lọt không khí, kg/s
1

2.1.2.1. Lượng ẩm do người tỏa ra W
Lượng ẩm do người tỏa ra được xác định theo biểu thức:
1

W =nxq

n

,kg/s (theo 3.29 tài liệu [1])

Trong đó:
n - số người trong phong điều hòa;
17
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57



GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

n

q - lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian, kg/s.
Lượng ẩm mỗi người tỏa ra trong một đơn vị thời gian qn được tra theo bảng 3.5
tài liệu [1] với:
- Phân xưởng X1, X2 có trạng thải lao động trung bình qn = 176 g/h.người;
- Kho K1 có trạng thải lao động nặng qn = 248 g/h.người;
- Khu văng phòng có trạng thái tĩnh tại qn = 48 g/h.người.
Bảng 2.12 Lượng ẩm do người tỏa ra W1, kg/h
Phân xưởng
qn ,g/h.người
n
X1
176
215
X2
176
106
K1
284
20
P1
48
19
Tổng W1 = 63,088 kg/h = 0,0175 kg/s

2.1.2.2. Lượng ẩm bay hơi từ bán thành phẩm W


W1 ,kg/h
37,84
18,656
5,68
0,912

2

2

W =0
Do xưởng may khụng có bán thành phẩm nào mang ẩm đáng kể.
2.1.2.3.Lượng ẩm do bay hơi từ sàn ẩm W

3

3

W = 0 Do xưởng không có sàn ẩm.
2.1.2.4. Lượng ẩm bay hơi từ thiết bị W

4

4

W = 0 Do thiết bị cơ khí không tỏa ẩm.
2.1.2.5 Lượng ẩm do rò lọt không khí W5
Lượng ẩm do rò lọt không khí được tính theo biểu thức
W5 = G8.(dN – dT), kg/s
Trong đó:

- G8 là lượng không khí rò lọt đã tính ở mục 2.1.1.8
- dN,dT là dung ẩm của không khí trong và ngoài nhà, kg/kg

18


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

Ngoài ra, nếu phòng tiếp xúc chủ yếu với không gian đệm thì ta dN lúc này là
dung ẩm của không gian đệm dĐ
Ta có dN =17,76 g/kg; dT = 8.98 g/kg; dĐ =14,95 g/kg.

Phòng
X1
K1
P1

Bảng 2.13 Lượng ẩm do rò lọt không khí W5, kg/s
Kích thước
Không
dN
dT
Hệ số
gian tiếp
rò lọt
F(m2) h(m)
xúc
K.gian
14,95
8.98

1,5
664
3,5
đệm
Ngoài
17,76
8.98
1,5
581
3,5
trời
Ngoài
17,76
8.98
2
266
3,5
trời

W5
kg/s
0,0169
0,0118
0,0054

Bảng 2.14 Tổng lượng ẩm thừa trong không gian điều hòa Wt
Phòng, phân xưởng
Wt, kg/s
X1
0,0274

K1
0,0134
P1
0,0057
2.1.3. Kiểm tra đọng sương trên vách.
Khi có chênh nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời xuất hiện một trường nhiệt độ
trên vách bao che, kể cả cửa. Nhiêt độ trên bề mặt vách phía nóng không được thấp
hơn nhiệt độ đọng sương. Nếu bằng và nhỏ hơn nhiệt đọ đọng sương trên vách. Hiện
tượng đọng sương trên vách làm cho tổn thất nhiêt lớn hơn, tải lạnh yêu cầu tăng mà
còn làm mất mỹ quan do ẩm ướt, nấm mốc gây ra.
Hiện tượng đọng sương chỉ xẩy ra ở bề mặt vách phía nóng nghĩa là về mùa hè là
bề mặt ngoài nhà và mùa đông là bề mặt trong nhà,(do tập quán người Việt Nam mùa
đông thường xuyên mặc nhiều áo ấm và lại với điều kiện kính tế nược ta hiện nay chưa
thể đáp ứng được nhu câu sưởi ấm về mua đông. Nhất là đối với nghành may mặc hiện
nay nên phần này ta không tính toán kiển tra đọng sương về mùa đông.)
Để không sẩy ra hiện tượng đọng sương, hệ số truyền nhiệt thực tế k của vách
19
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

phải nhỏ hơn hệ số truyền nhiệt cực đại kmax .
Điều kiện đọng sương:
k < kmax
Trị số kmax được xác định theo biểu thức 3.27 của tài liệu [1]:
kmax= , W/m2K
- αN là hệ số tỏa nhiệt phía ngoài nhà αN = 20 W/m2;
- tSN là nhiệt độ đọng sương bên ngoài xác định theo tN và ϕN
tN = 36 oC, ϕN=51%, tra đồ thị ta được tSN=24,75oC;

kmax= = = 18,75 W/m2K
Theo các thông số về hệ số truyền nhiệt ở các phần trước ta có:
ktrần = 0,5616 W/m2K;
ktbao = 1,25;
kvách = 2,1 W/m2K;
kkính = 6,12 W/m2K;
kcửa = 2,95 W/m2K.
Do kmax lớn hơn tất cả các giá trị trên nên không có hiện tượng đọng sương trên
vách.

2.2. THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
MÙA HÈ
2.2.1. Chọn sơ đồ điều hòa không khí mùa hè.
Cơ sở để lựa chọn sơ đồ ĐHKK là yêu cầu của công trình. ở đây gian xưởng may
cần điều hòa để đảm bảo tiện nghi cho lao động, hơn nữa hệ thống điều hòa vừa phải
đơn giản về thiết bị vừa phải đảm bảo tính kinh tế khi lắp đặt, vận hành, sửa chữa.
Đối với xưởng may, là một công trình cỡ trung bình, giải pháp hợp lý và kinh tế
nhất là dùng một hệ thống xử lý không khí trung tâm gồm một hoặc một số máy lớn rồi
dẫn gió vào phân phối đều trong không gian điều hòa.
Để thực hiện giải pháp này, ta phải chọn được sơ đồ ĐHKK, từ đó có cơ sở tính
ra năng suất lạnh, năng suất gió để chọn máy và thiết kế ống gió. Có nhiều sơ đồ
ĐHKK như sơ đồ thẳng, sơ đồ tuần hoàn một cấp, sơ đồ tuần hoàn hai cấp, sơ đồ có
phun ẩm bổ xung tùy theo yêu cầu và đặc điểm riêng của công trình.
Đối với xưởng may, không đòi hỏi nghiêm ngặt về không khí trong phòng, không
phát sinh độc tố, do đó lượng không khí tươi cần bổ xung chỉ bằng 10% lượng không
khí cấp. Cũng từ lý do đó ta thấy việc sử dụng hệ thống tuần hoàn không khí một cấp
sẽ giảm được đáng kể chi phí vận hành, lắp đặt, sửa chữa lại đảm bảo được các yêu cầu
vệ sinh, tính kinh tế cao.

20



Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

2.2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống theo sơ đồ tuần hoàn một cấp.
ϕN

N

Không khí ngoài trời (gió tươi) với lưu lượng G N ,kg/s ; trạng thái N (t , )
được quạt hút vào qua cửa lấy gió tươi 1 vào phòng hoà trộn 2. Ở đây diễn ra quá trình
T

ϕT

hoà trộn giữa không khí tươi với không khí tuần hoàn có trạng thái T(t , ) và lưu
lượng GT. Sau khi hoà trộn, hỗn hợp có trạng thái C và lưu lượng G N+GT được làm
lạnh và khử ẩm trong giàn lạnh 3 đến trạng thái O rồi được quạt thổi 4 vận chuyển theo
đường ống 5 tới gian xưởng 6 rồi được thổi vào gian xưởng qua các miệng thổi gió 7.
Trạng thái không khí thổi vào ký hiệu là V. Do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa trong phòng
nên không khí sẽ tự thay đỏi trạng thái từ V đến T theo tia VT có hệ số góc đã xác
T

định trước. Sau đó không khí ở trạng thái T được quạt hút qua với lưu lượng G qua
các miệng hút 8, đi theo đường ống gió hồi 9, lọc bụi 10 và quạt hút 11, một phần được
tuần hoàn vào buồng hòa trộn 2, một phần được thải ra ngoài qua cửa thải gió 12.

1.
2.
3.

4.
5.
6.

Hình 2.2 Nguyên lý làm việc của sơ tuần tuần hoàn không khí 1 cấp
Cửa lấy gió tươi
7. Miệng thổi gió
Buồng hòa trộn
8. Miệng hút gió hồi
Giàn lạnh
9. Đường ống gió hồi
Quạt thổi
10. Thiết bị lọc bụi
Đường ống gió cấp
11. Quạt hút
Gian xưởng
12. Cửa thải gió

21
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57


GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

Sự thay đổi trạng thái không khí trong hệ thống ĐHKK có tuần hoàn không khí
một cấp được thình bày trên đồ thị I – d :

Hình 2.3 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp.
- Điểm N biểu diễn trạng thái không khí ngoài trời TN.
- Điểm C biểu diễn trạng thái không khí sau quá trình hòa trộn.

- Điểm V biểu diễn trạng thái không khí sau quá trình xử lý nhiệt ẩm và thổi vào
phòng ( tV ,

ϕV

).

Nếu nhiệt độ điểm O không phù hợp điều kiện vệ sinh thì phải tiến hành sấy
không khí đến điểm V thoả mãn điều kiện vệ sinh tức là t = t T - a (xem hình 2.4). Khi
đó các điểm V và O xác định như sau:
- Từ T kẻ đường ε = εT = QT/WT cắt t = tT - a tại V
- Từ V kể đường thẳng đứng cắt φo = 0,95 tại O.
- Các điểm còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.
Các thiết bị chính : Để thực hiện sơ đồ điều hòa không khí một cấp ta phải có các
thiết bị chính sau đây : Quạt cấp gió, quạt hồi gió, thiết bị xử lý không khí, thiết bị sấy
cấp 2, hệ thống kênh cấp gió, hồi gió, miệng thổi và miệng hút

22


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

Hình 2.4 Sơ đồ tuần hoàn không khí 1 cấp có sấy không khí.
2.2.3. Tính toán sơ đồ điều hòa không khí một cấp mùa hè.
2.2.2.1. Xác định tia quá trình tự thay đổi không khí trong phòng.
Hệ số góc tia quá trình εt biểu diễn hướng tự thay đổi trạng thái không khí do
nhận nhiệt thừa Qt, ẩm thừa Wt và được tính theo công thức sau:
εT = , kJ/kg
Trong đó:
- Qt: tổng nhiệt thừa trong không gian điều hòa

- Wt: tổng ẩm thừa trong không gian điều hòa, kg/s
Bảng 2.15 Hệ số góc tia quá trình εT
Phòng, phân xưởng
Qt,W
Wt,kg/s
ε T, kJ/kg
X1
379315
0,0274
13832
K1
214953
0,0134
16018
P1
79787
0,0057
13991
2.2.2.2 Xác định các thông số trạng thái của các điểm trên đồ thị I - d.
N

Trạng thái không khí ngoài trời N(tN=36 oC; ϕN=51%) thì có I = 85,59 KJ/kg
T

Trạng thái không khí trong nhà T ( tT=24oC; ϕN=55%) thì có I = 50,2 KJ/kg

23
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57



GVHD: ThS. Trịnh Viết Thiệu

Như vậy điểm N, T hoàn toàn xác định được. Trong quá trình vận chuyển không
khí bằng ống gió coi như không có tổn thất nhiệt thì điểm O trùng với điểm V được xác
đinh như sau: từ T kẻ tia quá trình cắt đường φo = 95% tại điểm O trùng V. Từ đây ta
xác định được nhiệt độ điểm thổi vào, nếu nhỏ hơn 14 °C ta thực hiện quá trình sấy để
đạt điều kiện vệ sinh.
Bảng 2.16 Điểm thổi vào của các không gian điều hòa
Phòng, phân
tO, °C
IO, kJ/kg dO,g/kg
tV, °C
IV, kJ/kg
ε T, kJ/kg
xưởng
X1
13832
12,5
34,12
8,56
15
36,62
K1
16018
14
37,89
9,46
14
37,89
P1

13991
12,5
34,12
8,56
15
36,62
2.2.3.3. Tính lưu lượng gió.
Lưu lượng không khí cần thiết để triệt tiêu toàn bộ lượng ẩm thừa và nhiệt thừa
là:
G=
G = GN + GT = GH
- GN: lưu lượng gió tươi để đảm bảo oxi cho người, đảm bảo điều kiện vệ sinh.
- GT: lưu lượng gió tái tuần hoàn, kg/s
- GH: lượng gió tại điểm hòa trộn, kg/s
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 lượng gió tươi cho một người trong một
giờ đối với phần lớn các công trình là 20m 3/người.h. Đồng thời, lượng gió này không
được thấp hơn 10% lượng gió tuần hoàn.
Như vậy việc lựa chọn lượng gió tươi phải đáp ứng hai điều kiện:
- Đạt tối thiểu 20m3/người.h
- Đạt tối thiểu 10% lưu lượng gió tuần hoàn.
Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 2.16 ta có được tổng lưu lượng gió tuần hoàn G
= 70800 + 52500 + 15000 = 138300 m3/h.
Tổng số người trong không gian điều hòa là 360 người, vậy lượng gió tươi cần
cấp theo TCVN là GN = 360.20 = 7200 m3/h. Lượng gió này không đủ 10%G = 13830
m3/h vậy ta lấy GN = 10% G = 13830 m3/h.
Vậy ta có GN = 0,1G; GT = 0,9G.
2.2.3.4. Xác định điểm hòa trộn.
IH = IT.0,9 + IN.0,1 = 50,2.0,9 + 85,59.0,1 = 53,74 kJ/kg;
dH = dT.0,9 + dN.0,1 = 10,37*0,9 + 17,76.0,1 = 11,11 g/kg.
2.2.3.5 Năng suất lạnh yêu cầu và lượng ẩm thải ra ở dàn lạnh.

Q0 = G.(IH-IO), kW;
24


Viện KH & CN Nhiệt – Lạnh

Wn = G.(dH – dO).
2.2.3.6 Công suất nhiệt của thiết bị sấy cấp II
QSII = G.(IV – IO).
Kết quả được tính toán trong bảng 2.15
Bảng 2.15 Năng suất lạnh,lưu lượng gió và năng suất sấy yêu cầu
Phòng, phân QT, W
G, kg/s
Q0yc, kW
Wn, kg/s
QsII, kW
xưởng
X1
379315
23,6
462,8
0,0602
59
K1
214953
17,5
276,75
0,0389
P1
79787

5
97,5
0,0127
12,5
Tổng
46,1
837,05
0,1117
71,5
Bảng 2.16 Lưu lượng thể tích gió tuần hoàn, gió tươi và gió hồi cho không gian
điều hòa
Phòng, phân G, m3/h
GT, m3/h
GN, m3/h
xưởng
X1
70800
63720
7080
K1
52500
47250
5250
P1
15000
13500
1500

25
SVTH: Nguyễn Xuân Đạt. Lớp: KT NL02 K57



×