HỘI ĐỒNG ĐỘI SA THẦY
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC
Số
/KH – LĐ
Sa Bình, ngày 16 tháng 11 năm 2015
1.
4.
KẾ HOẠCH
V/v tham gia cuộc thi “phong chống bệnh tật lứu tuổi học đường”
năm học 2015 – 2016.
Thực hiện công văn số 95 ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Hội đồng đội
huyện Sa Thầy;
BCH liên đội triển khai kế hoạch tham gia cuộc thi “phong chống bệnh tật
lứu tuổi học đường” năm học 2015 – 2016. như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vận động nâng cao trách nhiệm, và hành
động của các cơ sở đội, đội viên thiếu niên, nhi đồng trong việc thực hiện các
biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm ở học sinh.
Thông qua cuộc thi nhằm nâng cao kiến thức thực hành các hành vi vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường.
II. Nội dung.
Tổ chức cuộc thi viết với chủ đề: “ Phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh
chân tay miệng”
2. Đối tượng: Học sinh toàn trường TH Nguyễn Bá Ngọc.
3. Thời gia nộp bài: Đến hết ngày 23 /11/2015. Nộp tại phòng đội.
Yêu cầu bài dự thi: Trang bìa bài dự thi nghi đầy đủ thông tin cá nhân: Hộ tên,
ngày tháng năm sinh, địa chỉ trường lớp, huyện, tỉnh.
Trên đây là kế hoạch tham gia cuộc thi “phong chống bệnh tật lứu tuổi học
đường” trường TH Nguyễn Bá Ngọc năm học 2015 – 2016. Đề nghị các anh, chị
phụ trách triển khai và hướng dẫn học sinh thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG
Dương Thị Hảo
TPT
Dương Khắc Thanh
Họ và tên:…………………………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh:
/
/
Lớp:……… trường TH Nguyễn Bá Ngọc
Huyện: Sa Thầy
Tỉnh: Kon Tum
BÀI DỰ THI
“ Phòng chống bệnh tật học đường” năm học 2015 – 2016
b.
(Em hãy khoang tròn vào các đáp án đúng của các câu hỏi sau)
I. Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua đường nào?
a. Do muỗi vằn đốt người bệnh sau đó truyền cho người lành
b. Bệnh lây truyền qua chơi chung đồ chơi
c. Bệnh lây truyền do uống nước lã
d. Bênh lây truyền do không rửa tay với xà phòng
2. Các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
a. Ho nhiều, hắt hơi, chảy nước mũi
Sốt cao đột gột, liên tục 2 – 7 ngày, đau người, buồn nôn, có nốt xuất huyết
dưới da
c. Có phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông
3. Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
a. Tiêm chủng vác xin phòng bệnh đúng lịch
b. Thường xuyên loại bỏ các phế thải, thả cá diệt loăng quăng/bọ gậy
c. Không ăn uống chung với người bệnh sốt xuất huyết
4. Bệnh chân tay miệng lây truyền theo đường náo?
a. Do muỗi đốt
b. Do ăn thịt gà, vịt ốm
c. Do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng và các vết phỏng hoặc
phân của người bệnh
5. Các biểu hiện khi trẻ bị chân tay miệng
a. Sốt cao, đau họng, có vết loét đỏ hay nốt phỏng nước ở niêm mạc
miệng, lợi, lưỡi, lòng bần tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
b. Sốt nhẹ, phát ban, nổi hạch sau tai và cổ
c.Sốt cao, đau người, có nốt xuất huyết ở da
6. Cách phòng bệnh chân tay miệng
a. Tiêm đủ vác xin phòng bệnh
b. Ăm uống sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa, trường lớp, thường xuyên rửa tay
với xà phòng
c. Thường xuyên gủ màn phòng muỗi đốt
7. Khi mặc bệnh sốt xuất huyết oặc bệnh chân tay miệng phải làm gì?
a. Đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh
b.Tự mua thuốc uống tại nhà
c. Không làm gì, bệnh sẽ tự khỏi.
II. Phần tự luận.
Bằng những hiểu biết của em về các biện pháp phòng chống bệnh sốt
xuất huyết và bệnh chân tay miệng, em hãy kể về các hoạt động cụ thể ở
nhà hoặc ở trường học mà em biết ( Hoặc tham gia) để phòng chống 2 bệnh
trên.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH CHÂN TAY MIỆNG
Có thể tiêm vắc-xin để phòng bệnh không? Cách phòng bệnh Tay chân
miệng?
Cho đến nay thế giới chưa có vắc-xin để phòng ngừa bệnh này. Do bệnh lây lan
qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước
của người bệnh nên cách phòng bệnh TCM tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh cá
nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống,
trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ,
đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;
- Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với
xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
- Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay
chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc
nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li
bì, mất tỉnh táo;
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác
đúng cách;
- Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi
đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để
diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,
mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ
sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước
bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan
bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất
phòng, chống dịch.