Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

tactical trading in vietnam a di da phat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.62 KB, 6 trang )

0903 054 375



Skype: Pure.TA

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Vấn đề cơ bản cần lưu ý khi giao dịch chứng khoán

I>
-

Phí giao dịch: là khoản phí phải trả cho công ty chứng khoán và hai sở giao dịch khi nhà
đầu tư giao dịch chứng khoán.
Thuế: là khoản thuế của nhà nước.
Chi phí vốn: thường tính bằng lãi suất ngân hàng.

Khi đó ta có được công thức như sau:
Lợi nhuận = Số tiền bán chứng khoán – số tiền mua chứng khoán - phí giao dịch - thuế - chi
phí vốn – lãi margin.
NĐT sẽ phải cố gắng có được lợi nhuận >= 0. Để dễ hiểu ta có thể lấy ví dụ với các dữ liệu
giả định như sau:
-

NĐT mua cổ phiếu A với giá 100.000 VNĐ/cổ phiếu, thời gian nắm giữ cổ phiếu là 6
tháng. Giả sử NĐT bán cổ phiếu này với giá là X.
Phí giao dịch: 0.15%.
Thuế: 0.1%.
Chi phí vốn: 7%/năm.

Nếu như NĐT sử dụng tiền mặt thì X*(1 – 0.15% - 0.1%) >= 100.000*(1 + 0.15% +


7%*1/2) => X >= 107.420 VNĐ. Như vậy cổ phiếu của NĐT phải tăng 7.420 VNĐ hay là
7.4% thì mới bù lại chi phí cơ hội cho số tiền đã đầu tư.

II>

Cách chọn cổ phiếu.

1> Cổ phiếu phải có lịch sử giao dịch đáng tin cậy.
a. Một vài ví dụ.
Rất nhiều những cổ phiếu có chỉ số tài chính tốt, news hot có lịch sử giao dịch chưa lâu đều
có những lúc bị down rất mạnh.


0903 054 375



Skype: Pure.TA

H1: quá trình down của cổ phiếu SGO

SGO đã giảm ngay từ lúc mới niêm yết(14.500 VNĐ) cho đến hiện tại (5/10/2016) với giá là
1.800 VNĐ. Nếu như NĐT lỡ nghe news “khủng” của SGO như mà kế hoạch M&A chẳng
hạn mà mua và để đến hiện tại thì coi như mất hết.

H2: quá trình down của cổ phiếu MPT

“Đội lái” MPT đã làm rất tốt nhiệm vụ là đẩy giá MPT lên một cách rất chắc chắn để tạo
lòng tin của mọi người nhưng sau đó “xả hàng” rất nhanh và mạnh khiến cho những NĐT có
thể đang lời 20% nhưng đến lúc bán được thì cũng bị loss gần 20%. Nhiều người tự hỏi là

“tại sao giá thấp thế rồi mà vẫn còn bán?” nhưng ít ai biết được là cho dù “đội lái” bán ở giá
nào cũng có lãi bởi vì “giá trị thực” của MPT có lẽ rất thấp.


0903 054 375



Skype: Pure.TA

H3: quá trình down của cổ phiếu HLD

Một trong những cổ phiếu “tốt” bị down mà nhiều người không hiểu nổi là HLD. Cổ phiếu
sau khi niêm yết đã tăng 1,5 năm liền với một bộ chỉ số về cơ bản rất “tuyệt vời” nhưng đến
tháng 1/2015 thì nó bắt đầu down “không ngừng nghỉ” cho đến tận bây giờ.
b. Nguyên nhân cho sự suy giảm.
Qua 3 ví dụ trên ta thấy được 3 cổ phiếu rất khác nhau về mọi mặt nhưng đều có một đặc
điểm chung là chúng mới niêm yết và bị down rất mạnh. Nhiều NĐT đã mất hết tài sản, công
sức, tương lai,..và cả niềm tin vào thị trường chứng khoán.
- Nguyên nhân của quá trình down có rất nhiều nhưng chúng đều có một nguyên nhân đó
là cổ phiếu của những công ty này chưa được “thử lửa”. Khi cổ phiếu mới niêm yết, bằng
vào rất nhiều thủ thuật tài chính, sự tinh ranh của những người đứng đầu, sự lỏng lẻo
trong quản lý,…đã khiến cho “giá trị” của những cổ phiếu này bị đẩy lên rất cao so với
“giá trị thật” của chúng. Sau khi niêm yết thì những người nắm giữ cổ phiếu mà biết rõ về
cổ phiếu này sẽ bán ra và thu lợi. Cung và cầu của cổ phiếu bị chênh lệch dẫn đến quá
trình suy giảm trầm trọng. Ví dụ một cổ phiếu A có giá trị thực là 2.000 VNĐ nhưng
được niêm yết với giá ngày đầu giao dịch là 20.000 VNĐ thì cho dù những người nắm
giữ cổ phiếu này với giá trị thực từ trước đó có bán với giá 4.000 VNĐ thì họ vẫn lời. Họ
sẽ chỉ có một hành động duy nhất là bán và bán cho đến khi hết cổ phiếu trong tay hoặc
là giá cổ phiếu về lại “giá trị thực”.

- Một nguyên nhân khác nữa ít xảy ra hơn là cổ phiếu mới niêm yết này có rất nhiều cổ
đông không có kinh nghiệm về chứng khoán (weak hands) và những cổ đông này giữ một
lượng cổ phiếu khá lớn. Vì thế một số “cá mập”(strong hands) sẽ tìm cách dìm giá cổ
phiếu xuống cùng với đưa ra những tin đồn thất thiệt nhằm mục đích khiến cho những cổ
đông thuộc nhóm weak hands bị hoảng loạn mà bán ra. Khi đó công việc của “cá mập”
đơn giản chỉ là mua vào.
c. Giải pháp.


0903 054 375



Skype: Pure.TA

Giải pháp cho việc này chỉ đơn giản là NĐT tránh không mua những cổ phiếu mới niêm yết.
Câu hỏi được đặt ra là “cổ phiếu niêm yết sau bao lâu thì được coi là mới niêm yết?”. Sau
khi dành nhiều thời gian để nghiên cứu tôi thấy những cổ phiếu có thời gian niêm yết dưới 3
năm (750 ngày giao dịch) thì có khả năng bị down lớn hơn. Vì thế NĐT nên chọn mua
những cổ phiếu có thời gian niêm yết từ 3 năm (750 ngày giao dịch) trở lên thì sẽ an toàn
hơn.
2> Ưu tiên những cổ phiếu có nền tảng tốt
Một điều hiển nhiên là giá cổ phiếu phụ thuộc lớn (nhưng không phải hoàn toàn) vào kết quả
kinh doanh của công ty. Thời gian càng dài thì sự phản ánh này càng chính xác hơn bởi vì
trong một thời gian ngắn thì những “cá mập” có thể can thiệp vào giá cổ phiếu nhưng họ
không thể giữ lâu được vì giá cổ phiếu có xu hướng trở lại với “giá trị thực” của nó.
Đối với những cổ phiếu này thì tôi không lấy ví dụ nữa bởi vì bất kể một NĐT nào cũng có
thể kể ra được một vài mã như thế.
Giải pháp cho việc này đơn giản là chọn những cổ phiếu có chỉ số FA tốt. Điều này đối với
những NĐT có kinh nghiệm về tài chính thì đơn giản nhưng đối với những NĐT khác thì nó

có vẻ khó khăn. Tôi sẽ cung cấp một vài chỉ số có sức mạnh nhất để NĐT có thể loại bỏ được
một số lượng tương đối lớn những cổ phiếu không tốt.
a> Doanh thu.
Đây là chỉ số thể hiện khả năng mà người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của công ty. Một
sản phẩm được người dùng ủng hộ nhiều hay ít đều thể hiện qua doanh thu. Để đánh giá
công ty có phát triển hay không thì ta có thể xem doanh thu của công ty có tăng trưởng
hay không. NĐT nên chọn những công ty có doanh thu tăng trưởng nhanh và đều đặn.
b> Lợi nhuận.
Đây là chỉ số cốt lõi nhất của công ty. Lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ công ty hoạt động
càng có hiệu quả. Cũng giống như doanh thu, NĐT nên chọn những công ty có lợi
nhuận tăng trưởng nhanh và đều đặn.
Một chú ý khác là lợi nhuận ta xem xét ở đây là lợi nhuận từ hoạt động chính của công ty
còn những lợi nhuận khác hoặc bất thường thì ý nghĩa không cao.
c> EPS.
Xét trên khía cạnh của một NĐT thì đây mới là cái chính mà ta quan tâm. EPS càng cao,
càng tăng trưởng tốt thì khả năng tăng giá càng cao do sự chiết khấu dòng tiền trong
tương lai.
d> Những cái “mới”.
Có nhiều công ty có chỉ số FA trước đó không tốt nhưng có những cái “mới” thể hiện
triển vọng của tương lai như ban lãnh đạo mới, sản phẩm mới, thị trường mới,…đều có
thể là nhân tố đột phá khiến cho giá cổ phiếu tăng cao.
e> So sánh với các công ty cùng ngành.
NĐT nên ưu tiên chọn những cổ phiếu đang có sóng ngành và cổ phiếu này có độ
“mạnh” hơn hẳn những công ty cùng ngành khác.


0903 054 375




Skype: Pure.TA

f> Cổ đông lớn.
Một công ty có số lượng cổ đông lớn nhiều và những lãnh đạo cấp cao của công ty giữ
một lượng lớn cổ phiếu thì có khả năng đây là một công ty có chất lượng. Nhưng nếu cổ
đông lớn chiếm số lượng cổ phần quá nhiều thì cũng không tốt.
g> Cổ phiếu “đậm đặc”
Một công ty thường xuyên phát hành thêm cổ phiếu thì khả năng tăng giá sẽ không được
tốt. Đặc biệt là những cổ phiếu có lần phát hành thêm còn mới cũng như lượng phát hành
thêm nhiều thì NĐT nên tránh.
3> Thời điểm để đầu tư.
a. Thị trường chung tốt.
Hầu hết các cổ phiếu đều có khả năng tăng khi thị trường chung thuận lợi. Nếu như là một
cổ phiếu tốt thì hầu như giá của nó sẽ tăng hơn hẳn đa phần còn lại khi thị trường chung
bước vào một giai đoạn tăng trưởng.
b. Đang có sóng ngành.
Thị trường chung tăng khi có một nhóm ngành nào đó dẫn dắt. Nếu như cổ phiếu mà NĐT
theo dõi nằm trong ngành này và có sức mạnh hơn đa phần cổ phiếu còn lại thì chắc chắn
100% là cổ phiếu này sẽ tăng giá với một tốc độ nhanh chóng. Nhiều khi giá cổ phiếu này
tăng trưởng tới 100%, 300% chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm.
c. Đồ thị kỹ thuật của cổ phiếu đang cho thấy xu hướng tăng giá.
Khi cổ phiếu hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi đã kể trên và đồ thị kỹ thuật đang cho tín hiệu xác
nhập uptrend thì NĐT nên mua vào những cổ phiếu này.
III>

Quản trị tài khoản – chìa khóa quyết định sự thành công.

Để dễ hiểu ta có thể lấy ví dụ về một NĐT có những được điểm như sau:
-


Số tiền đầu tư: 100 triệu.
Tỷ lệ margin 3:7(giả sử NĐT có 3 đồng thì được vay thêm 7 đồng nữa để mua chứng
khoán).
Tỷ lệ thắng mỗi khi mua cổ phiếu 70% (đây là một tỷ lệ thắng cao “khủng khiếp”, đánh
bại tất cả những NĐT kỳ cựu nhất của Wall Street).
Mỗi lần lãi thì NĐT gia tăng 25% tài khoản, mỗi lần bị lỗ thì NĐT giảm 25% tài khoản.

Giả sử NĐT này mua 10 lần và bị thua lỗ ở lần thứ 4, 7, 9 (thứ tự của những lần thua không
ảnh hưởng tới kết quả chung). Ta có bảng như sau:
Lần
giao
dịch
1
2

Tiền ban đầu Số tiền đầu tư kể Số tiền lãi/lỗ
trước khi giao cả margin
dịch
100.000.000
333.000.000
83.000.000
183.000.000
610.000.000
152.000.000

Số tiền vốn sau khi
kết thúc giao dịch
183.000.000
335.000.000



0903 054 375



Skype: Pure.TA

3
335.000.000
1.116.000.000
279.000.000
614.000.000
4
614.000.000
2.046.000.000
-511.000.000
103.000.000
5
103.000.000
343.000.000
85.000.000
188.000.000
6
188.000.000
626.000.000
156.000.000
344.000.000
7
344.000.000
1.146.000.000

-286.000.000
58.000.000
8
58.000.000
193.000.000
48.000.000
106.000.000
9
106.000.000
353.000.000
-88.000.000
18.000.000
10
18.000.000
60.000.000
15.000.000
33.000.000
Thật đáng buồn khi mà NĐT này có tỷ lệ thắng rất cao nhưng sau 10 lần giao dịch thì tài
khoản đã giảm từ 100 triệu xuống chỉ còn 33 triệu. Đây là một kết quả mà không ai có thể
nghĩ đến và nhiều người sẽ hoài nghi khi mà nhiều NĐT kỳ cựu tại Wall Street có tỷ lệ
thắng/thua chỉ có 60%, thậm chí là 50%. Ngay cả O'neil (người phát triển phương pháp đầu
tư CANSLIM nổi tiếng) cũng có những thời kỳ tư vấn mà tỷ lệ thắng chỉ là 33% nhưng sau
một năm thì tài khoản này của ông đã tăng 105%. Vậy điều gì đã làm nên chiến thắng này?.
Nhiều người đã hoài nghi khi đặt ra những câu hỏi:
-

Mỗi lần ông ấy mua cổ phiếu với số tiền như thế nào?
Ông ấy có cutloss không? Nếu có thì tỷ lệ là bao nhiêu?
Ông ấy có đặt giá mục tiêu chốt lời không? Nếu có thì tỷ lệ là bao nhiêu?
Ông ấy thường dùng tỷ lệ margin là bao nhiêu?

……
Đó chính là bí mật của quản trị tài khoản.

Nếu như quý nhà đầu tư muốn thành công trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, được tự do tài chính để nghỉ
hưu sớm thì xin hãy liên hệ lại với tôi. Tôi rất mong có được cơ hội hợp tác Win-Win.

Xin cảm ơn mọi nhà đầu tư đã đọc bài viết này của tôi.



×