Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổng hợp một số câu trong đề thi thử hóa 2017 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.32 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
-----------------ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
----------------------------------Mã đề thi: 315

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Na=23; Ca = 40.
Câu 1. Tổng số liên kết xichma () có trong phân tử benzen (C6H6) là.
A. 11
B. 10
C. 12
D. 9
Câu 2. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Một số este được dùng làm dung môi chiết các chất hữu cơ và pha sơn tổng hợp.
B. Một số este được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm.
C. Một số este được dùng tạo polime để sản xuất chất dẻo.
D. Một số este như metyl fomiat, etyl fomiat … được dùng trong công nghiệp tráng ruột phích.
Câu 3. Cho các khẳng định sau:
(1) Chất béo lỏng là trieste của glyxerol và các axit béo không no.
(2) Thủy phân este trong môi trường axit luôn thu được axit cacboxylic.
(3) Hợp chất HOCOCH3 thuộc loại este.
(4) Có thể chuyển hóa trực tiếp chất béo rắn thành chất béo lỏng.
(5) Sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol là este.
(6) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được xà phòng.
Số khẳng định đúng là.
A. 5
B. 4
C. 6


D. 3
Câu 4. Hợp chất hữu cơ X (C, H, O) mạch hở có tỉ khối so với metan bằng 4,625. X cho được phản ứng
tráng gương. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 5. Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch Br2 là.
A. CH2=CH2; HCOOCH3; C6H5CH3; CH2=CH-CH2OH
B. C6H12O6 (glucozơ); CH2=CHCOOH; C3H5(OH)3; C6H5CH=CH2.
C. C2H2; (CHO)2; C6H12O6 (glucozơ); C6H4(CH3)2
D. C6H12O6 (glucozơ); CH3COOCH=CH2; CH2=CH-CH2OH; C3H4
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ (xúc tác H+, t0) thu được 2 loại monosaccarit.
B. Độ ngọt của saccarozơ cao hơn glucozơ nhưng kém hơn fructozơ.
C. Trong phân tử amilopectin và xenlulozơ đều chứa 2 loại liên kết glicozit.
D. Trong dung dịch, saccarozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
Câu 7. Cho dãy các chất sau: metan, etylen, ancol etylic, glucozơ, xenlulozơ, vinyl axetat, axetilen, etylen
glicol, anđehit acrylic. Số chất trong dãy mà từ một phản ứng trực tiếp điều chế axetanđehit là.
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 8. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất béo lỏng làm mất màu dung dịch Br2.
B. Triolein luôn tồn tại đồng phân cis-trans.
C. Thủy phân chất béo trong môi trường axit luôn thu được glyxerol
D. (C16H33COO)3C3H5 là chất béo rắn mà cơ thể người hấp thu được.
Câu 9. Chất nào sau đây không phản ứng được với axit acrylic ở điều kiện thường.
A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch Na2CO3.
C. dung dịch Br2.
D. ancol etylic
Câu 10. X là aminoaxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 0,3 mol X vào 200 ml dung dịch
HCl 1M, thu được dung dịch A. Cho 600 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A, thu được dung dịch B.
Cô cạn dung dịch B thu được 53,2 gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số đồng phân cấu tạo
của X là.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 11. Số đồng phân amin bậc II có cùng công thức phân tử C5H13N là.
A. 7
B. 3
C. 6
D. 8
Trang 1/5-Mã đề 315


Câu 12. Cho các phản ứng sau?
0

Ni, t
(1) HCHO + H2 
 CH3OH
askt (1 : 1)
(2) CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl


0


H ,t
(3) CH2=CH2 + H2O 
 C2H5OH
0

CuO, t
(4) CH3-CH2OH + [O] 
 CH3CHO + H2O
0

Ni, t
(5) HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O 
 (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
0

t
(6) C2H5OH + O2 
 CH3COOH + H2O
0

t
(7) CH3COOC2H5 + NaOH 
 CH3COONa + C2H5OH
enzim, 3035
(8) C6H12O6 (glucozơ) 
2C2H5OH + 2 CO2
Số phản ứng oxi hóa – khử là.
A. 4
B. 6

C. 7
D. 5
Câu 13. Cho các đặc tính sau:
(1) Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có vị ngọt.
(2) Trong phân tử có chứa liên kết glicozit.
(3) Cho được phản ứng thủy phân.
(4) Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(5) Có công thức tổng quát dạng Cn(H2O)m.
(6) Trong phân tử có chứa nhóm cacbonyl (-CO-).
(7) Cho được phản ứng tráng gương.
(8) Chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
Số nhận định đúng khi nói về saccarozơ là.
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau.
(1) Đun nóng hỗn hợp gồm (C15H31COO)3C3H5 và C17H35COOH trong dung dịch NaOH.
(2) Đun nóng este HCOO-CH2-CH2-OCOCH3 trong dung dịch NaOH.
(3) Đun nóng hỗn hợp gồm HO-CH2-COOH và CH3COOH trong dung dịch NaOH.
(4) Đun nóng hỗn hợp gồm HCOOCH3 và HCOOCH=CH2 trong dung dịch NaOH.
(5) Đun nóng HCOOC6H4-CH3 trong dung dịch NaOH.
(6) Đun nóng CH3OCOC6H4-OH trong dung dịch NaOH.
(7) Đun nóng HO-C6H4OCOH trong dung dịch NaOH.
(8) Đun nóng HO-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-OH trong dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm thu được 2 muối là.
A. 8
B. 6
C. 5
D. 7

Câu 15. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (đúng tỉ lệ mol các chất):
0



0

H ,t
 2HBr + axit gluconic.
(1) X + nH2O 
(2) Y + Br2 + H2O 
 nY
Biết rằng X có mạch cacbon phân nhánh. Cho các nhận định sau:
(1) X là chất rắn vô định hình, không tan trong nước ở điều kiện thường.
(2) X, Y đều tác dụng được với Cu(OH)2.
(3) X, Y đều tác dụng được với anhydrit axetic, đun nóng.
(4) Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa trắng.
(5) Trong phân tử của X chứa liên kết -1,4-glicozit.
(6) X là nguyên liệu trực tiếp điều chế tơ visco.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 16. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào phenol.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào anilin
(3) Đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa axit axetic; axit sunfuaric và ancol etylic.
(4) Cho ancol etylic đến dư vào phenol.
(5) Sục CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.

(6) Cho dung dịch natri cacbonat đến dư vào phenol.
Số trường hợp thu được dung dịch phân lớp là.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2

Trang 2/5-Mã đề 315


Câu 17. Cho dãy các chất sau: CH3COONH4; CH3-CH(NH2)-COOH; C2H5NH3NO3; C6H5NH3Cl; NH2COOCH3; NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH; HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH; C6H5ONa. Số chất trong dãy
vừa tác dụng với dung dịch HCl và vừa tác dụng với dung dịch NaOH khi đun nóng là.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 18. Đun nóng 0,15 mol este X mạch hở (không chứa nhóm chức khác) cần dùng 450 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được glyxerol và dung dịch chứa 43,2 gam muối của các axit cacboxylic đều đơn chức, có
mạch cacbon không phân nhánh. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 19. Ancol no, đa chức (X) có tỉ khối so với metan bằng 4,75. Oxi hóa không hoàn X với CuO đun
nóng thu được hợp chất hữu cơ Y. Biết rằng X hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng
định nào sau đây là sai?
A. X có tên gọi là propan-1,2-điol.
B. Y là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Trong X có chứa 2 nhóm –CH2.
D. Trong Y chỉ chứa 1 nhóm –CH3.

Câu 20. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí metylamin vào dung dịch Cu(NO3)2.
(2) Cho dung dịch Br2 vào phenol.
(3) Cho metyl fomiat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
(4) Sục khí axetilen vào dung dịch KMnO4/H2SO4.
(5) Cho fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
(6) Cho dung dịch glyxerol vào dung dịch Cu(OH)2.
(7) Sục khí etylen vào dung dịch KMnO4.
(8) Cho dung dịch Br2 vào anilin.
Số trường hợp sinh ra kết tủa sau phản ứng là.
A. 7
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 21. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau và đều cho được phản ứng tráng gương.
(2) Các hợp chất hữu cơ có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
(3) Hai hợp chất hữu cơ đồng đẳng kế tiếp hơn kém nhau 1 nhóm –CH2.
(4) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn các axit cacboxylic có cùng số cacbon.
(5) Trong phân tử saccarozơ chứa liên kết -1,2-glicozit.
(6) Các amin béo thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.
Số nhận định đúng là.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 22. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Các -aminoaxit đều có tính chất lưỡng tính.
B. Phenol và alanin đều làm mất màu dung dịch Br2.
C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào phenol thu được dung dịch đồng nhất

D. Chất hữu cơ X (C2H4O2) chỉ có 2 đồng phân cấu tạo cho được phản ứng tráng gương.
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn este (X) no, mạch hở với oxi vừa đủ, thu được CO2 có số mol bằng với số
mol O2 phản ứng. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3 mol NaOH, thu được glyxerol
và dung dịch Y. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Dung dịch Y chỉ chứa 2 muối, trong đó có một muối cho được phản ứng tráng gương.
B. Hai muối trong dung dịch Y là HCOONa và CH3COONa có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.
C. X chỉ có một đồng phân cấu tạo duy nhất.
D. X có công thức phân tử là C8H12O6.
Câu 24. Amin X có tên gọi là N,N,3-trimetylbutan-2-amin có công thức cấu tạo là.
A. (CH3)2-N-CH(CH3)-(CH2)2-CH3
B. (CH3)2-N-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3
C. (CH3)2-N-C(CH3)2-CH2-CH3
D. (CH3)2-N-CH(CH3)-CH(CH3)2
Câu 25. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chất béo rắn là triglyxerit của glyxerol và các axit béo.
B. Isopren có tồn tại đồng phân hình học.
C. Amilozơ và xenlulozơ đều cho được phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
D. Metylamin; đimetylamin và trimetylamin đều ở thể khí.
Câu 26. Cho dãy các chất sau: etilen; ancol etylic; anđehit oxalic; glucozơ; phenol; toluen; axit oleic;
stiren; tristearin; saccarozơ; vinyl axetat; p-xilen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Br2 là.
A. 9
B. 10
C. 7
D. 8
Trang 3/5-Mã đề 315


Câu 27. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dùng dung dịch Br2 có thể nhận biết được anilin và phenol.
B. Chất béo lỏng là triglyxerit của glyxerol và các axit béo không no.

C. Các axit béo luôn có mạch cacbon không phân nhánh.
D. Khi đun nóng phenol với anhydrit axetic (xúc tác H+, t0) thu được phenyl axetat.
Câu 28. Cho các nhận định sau về anilin (C6H5NH2):
(1) Là chất lỏng không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl.
(2) Tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribrom anilin.
(3) Có tính bazơ, tính bazơ yếu hơn NH3 và không làm đổi màu quì tím.
(4) Là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime và dược phẩm.
Số nhận định đúng là.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 29. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ, fructozơ là đồng phân của nhau và đều cho được phản ứng tráng gương.
(2) Nhỏ H2SO4 đặc vào saccarozơ sẽ hóa đen.
(3) Amilozơ, amilopectin, saccarozơ đều cho được phản ứng thủy phân.
(4) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ đồng xenlulozơ có nguồn gốc từ thiê nhiên.
(5) Xenlulozơ và amilopectin không thể hiện tính chất của ancol đa chức.
(6) Saccarozơ chỉ tồn tại dạng mạch vòng.
(7) Glucozơ, frutozơ đều thể hiện tính khử khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0).
(8) Glucozơ có nhiều trong quả nho, quả chuối xanh.
Số nhận định đúng là,
A. 5
B. 6
C. 8
D. 7
Câu 30. Thực hiện chuỗi phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất) sau:
0

t

(1) X + NaOH 
 Y+Z

0

CaO, t
(2) Y + NaOH 

 T + Na2CO3

H2SO4 , 170 C
xt, p, t
(3) Z 
(4) T 
 T + H2O
 P.E
Nhận định nào sau đây là sai?
A. X, Y đều làm mất màu dung dịch Br2.
B. X có tên gọi là etyl acrylat
C. X, Y, Z đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
D. X chứa 2 liên kết  trong phân tử.
Câu 31. Hỗn hợp E chứa chất hữu cơ X (CH6O3N2) và Y (C2H7O3N). Cho 18,72 gam E vào 200 gam dung
dịch NaOH 5,6%; đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch F chỉ chứa các muối vô cơ trung tính
và thấy khí duy nhất thoát ra có thể làm quì tím ẩm hóa xanh. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng
độ phần trăm của muối có khối lượng phân tử lớn có dung dịch F gần đúng là.
A. 10%
B. 4%
C. 5%
D. 8%
Câu 32. Hỗn hợp khí X chứa amin bậc 2, no, đơn chức, mạch hở; một ankan và một ankin. Đốt cháy 8,75

gam X cần dùng 0,7825 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc
dư thấy khối lượng bình tăng 31,69 gam. Dẫn 8,75 gam X qua dung dịch [Ag(NH3)2]NO3 dư, thấy khối
lượng dung dịch tăng 3,54 gam so với dung dịch ban đầu. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Phần trăm
khối lượng của ankan có trong hỗn hợp E là.
A. 6,40%
B. 9,14%
C. 12,00%
D. 17,14%
Câu 33. Đốt cháy x gam hỗn hợp E chứa ba este đều no, mạch hở, không phân nhánh và không chứa
nhóm chức khác (trong đó có 2 este đều đơn chức) bằng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng khối
lượng 61,96 gam. Mặt khác đun nóng x gam cần dùng 340 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch
sau phản ứng thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol X, Y có cùng số cacbon (số mol của X nhỏ hơn số mol của
Y và MX < MY). Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,78 gam. Tổng khối
lượng của 2 este đơn chức có trong hỗn hợp E là.
A. 7,64 gam
B. 5,36 gam
C. 9,32 gam
D. 5,96 gam
Câu 34. X, Y là hai este đều đơn chức, mạch hở và là đồng phân của nhau có tỉ khối so với metan bằng
6,375. Đun nóng 30,6 gam hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau
phản ứng thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp gồm a gam muối A và b gam muối B (M A < MB).
Đun nóng hỗn hợp F với H2SO4 đặc ớ 1700C thu được hỗn hợp chứa 2 olefin kế tiếp. Đốt cháy hỗn hợp 2
olefin này cần dùng 1,17 mol O2. Tỉ lệ a : b gần nhất là.
A. 1,35
B. 1,25
C. 1,30
D. 1,20
0

0


Trang 4/5-Mã đề 315


Câu 35. Đốt cháy 14,56 gam hỗn hợp E chứa 2 este cần dùng 0,84 mol O2, thu được 11,52 gam nước. Mặt
khác đun nóng 14,56 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng chất dung dịch sau phản ứng thu được
hỗn hợp F gồm 2 ancol. Đun toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp gồm 2 olefin kế tiếp có tỉ
khối so với He bằng 9,625. Tên gọi của este có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp E là.
A. propyl propionat B. etyl acrylat
C. etyl propionat
D. propyl acrylat
Câu 36. Hỗn hợp E chứa axit cacboxylic đơn chức X; ancol đa chức Y và este đơn chức Z (X, Y, Z đều
mạch hở và không phân nhánh). Đốt cháy 38,2 gam E cần dùng 1,55 mol O2, thu được 22,68 gam nước.
Mặt khác đun nóng 38,2 gam E với 240 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), chưng cất dung dịch sau phản
ứng thu được một muối duy nhất và 23,56 gam ancol Y. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E
là.
A. 24,29%
B. 26,07%
C. 26,70%
D. 24,50%
Câu 37. Hỗn hợp E chứa hai axit cacboxylic X, Y đều no, cùng dãy đồng đẳng và một ancol Z (X. Y, Z
đều mạch hở). Đốt cháy 12,48 gam hỗn hợp E cần dùng 0,23 mol O2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 :
1. Mặt khác đun nóng 12,48 gam E có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thu được m gam hỗn hợp các este
(không chứa nhóm chức khác). Biết rằng khả năng phản ứng este hóa của các chất là bằng nhau và hiệu
suất phản ứng este hóa đạt 80%. Giá trị gần nhất của m là.
A. 7,2
B. 4,8
C. 6,4
D. 9,5
Câu 38. X, Y là hai este đều đơn chức, không no chứa một liên kết C=C; Z là este no, hai chức (X, Y, Z

đều mạch hở). Đun nóng 29,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn
hợp F gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp gồm 2 muối. Lấy toàn bộ F đun nóng với H2SO4 đặc ở
1700C thu được hỗn hợp gồm 2 olefin có tỉ khối so với He bằng 9,8. Đốt cháy hỗn hợp muối cần dùng
0,46 mol O2, thu được CO2, H2O và 15,9 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y (MX < MY) có trong
hỗn hợp E là
A. 27,5%
B. 31,4%
C. 35,3%
D. 23,6%
Câu 39. X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp; Z là ancol hai chức; T là este mạch hở
được tạo bởi X, Y, Z. Dẫn 31,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T qua bình đựng Na dư thấy thoát ra 7,84
lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy 31,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 1,49 mol O2, thu được
24,84 gam nước. Nếu đun nóng 31,72 gam E với 560 ml dung dịch NaOH 0,25M (vừa đủ) thu được hỗn
hợp muối gồm a gam muối của X và b gam muối của Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 1,6
B. 2,2
C. 1,8
D. 2,4
Câu 40. X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol hai chức; T là
este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 39,23 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (trong đó số mol của
Z gấp 3 lần số mol của T) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp muối và 23,56 gam ancol Z. Đốt
cháy toàn bộ muối bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 10,6 gam Na2CO3 và 45,38 gam hỗn hợp chứa CO2 và
H2O. Phần trăm khối lượng của X (MX < MY) có trong hỗn hợp E là.
A. 8,22%
B. 8,12%
C. 7,12 gam
D. 7,02%
-----------------------------------------HẾT-----------------------------------------

Trang 5/5-Mã đề 315




×