Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

41 cấu tạo nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.37 KB, 2 trang )

Đăng ký học và luyện thi online tại moon.vn

facebook: />
S41. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Chủ đề I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ - ION - TINH THỂ
(Group chính thức của Mooner: />
Dạng 1. Bài toán biết (2Z + N) và (2Z – N)
Ví dụ 1. [211417] Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 82, tổng số hạt
mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định số proton, số nơtron, số electron và viết
ký hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
Ví dụ 2. [211418] Nguyên tử của một nguyên tố Y có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 155, tổng số
hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định số proton, số nơtron, số electron và
viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố Y.
Ví dụ 3. [211419] Tổng số hạt của nguyên tử ngyên tố T là 60. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang
điện. Xác định số proton, số nơtron, số electron và viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố T.
Dạng 2. Bài toán chỉ biết (2Z + N) hoặc (Z + N)
Ví dụ 4. [211420] Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Xác định số
proton, số nơtron, số electron và viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
Ví dụ 5. [211421] Số khối của nguyên tử Y là 13. Xác định số proton, số nơtron, số electron và viết ký hiệu
nguyên tử của nguyên tố Y.
Ví dụ 6. [211422] Nguyên tử của một nguyên tố T có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 58 và có số
khối nhỏ hơn 40. Xác định số proton, số nơtron, số electron và viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố T.
Dạng 3. Bài toán phân tử
Ví dụ 7. [211808] M và X là hai nguyên tử kim loại, tổng số hạt cơ bản của cả nguyên tử M và X là 142, trong
đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 42. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn
trong nguyên tử X là 12. Viết kí hiệu nguyên tử của M và X.
Ví dụ 8. [211809] Trong phân tử MX2 có tổng số hạt là 186, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 54 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 21. Tổng số hạt trong
nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 30 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của các nguyên tố M và X.
Ví dụ 9. [211810] Hợp chất vô cơ X có công thức phân tử AB2. Tổng số các hạt trong phân tử X là 66, trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của B nhiều hơn A là 4. Số hạt trong


B nhiều hơn số hạt trong A là 6 hạt. Xác định tên các nguyên tố A, B.
Ví dụ 10. [211811] Trong phân tử M2X có tổng số hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 44 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt trong
nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của các nguyên tố M và X.
Tham gia trọn vẹn các khoá LUYỆN THI THPT Quốc Gia 2017 môn HOÁ để đạt điểm cao nhất !


Đăng ký học và luyện thi online tại moon.vn

facebook: />
Dạng 4. Bài toán ION
Ví dụ 11. [211812] Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không
mang điện là 19. Viết kí hiệu nguyên tử của M.
Ví dụ 12. [211813] Tổng số hạt cơ bản trong ion X3 là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không
mang điện là 17. Viết kí hiệu nguyên tử của X.
Ví dụ 13. [211817] Hợp chất MX2 tạo ra từ các ion M2+ và X−. Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 116. Số hạt
trong M2+ lớn hơn số hạt trong X− là 29 hạt. Nguyên tử M có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử X có số
nơtron hơn số proton là 1 hạt. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức phân tử của hợp chất.
Ví dụ 14. [211816] Một hợp chất ion tạo ra từ ion M2+ và ion X3−. Trong phân tử M3X2 có tổng số các hạt là
150, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 50. Số khối của M 2+ lớn hơn số khối của
X3− là 10. Tổng số hạt trong M2+ nhiều hơn trong X3− là 10. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức
phân tử của hợp chất.
Dạng 5. Tinh thể kim loại
Ví dụ 15. [211818] Kim loại Ni có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm diện, thể tích chiếm bởi các
nguyên tử chỉ bằng 74% của tinh thể, còn lại là các khe trống. Bán kính nguyên tử của Ni là 0,124 nm. Tính
khối lượng riêng của niken (Cho Ni = 58,7).
o

Ví dụ 16. [211819] Nguyên tử Al có bán kính 1,43 A và có nguyên tử khối là 27u. Tính khối lượng riêng của Al
(biết rằng trong tinh thể nhôm các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống).

Ví dụ 17. [211820] Khối lượng riêng của vàng là 19,32 g/cm3 và nguyên tử khối của vàng là 197u. Thể tích
chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 75% của tinh thể, còn lại là các khe trống. Xác định bán kính gần đúng của
nguyên tử vàng theo nm.
Ví dụ 18. [211821] (A11) Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi
các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Hãy tính bán kính
nguyên tử canxi theo angstrom (Cho: Ca = 40).
Ví dụ 19. [215581] Kim loại M có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối trong đó các quả cầu kim loại
chiếm 68% thể tích tinh thể. M có bán kính nguyên tử là 0,186 nm và khối lượng riêng 0,97 gam/cm 3. Kim loại
M là
A. Na.

B. K.

C. Mg.

D. Ba.

Ví dụ 20. [215582] Kim loại M có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện trong đó các quả cầu kim loại
o

chiếm 75,1% thể tích tinh thể. M có bán kính nguyên tử là 1,283 A và khối lượng riêng 7,87 gam/cm3. Kim loại
M là
A. Ag.

B. Au.

C. Fe.

D. Cu.
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: www.moon.vn
Tham gia trọn vẹn các khoá LUYỆN THI THPT Quốc Gia 2017 môn HOÁ để đạt điểm cao nhất !



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×