Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

đề số 5 bài tập học kỳ môn xây dựng văn bản hành chính thông dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.17 KB, 7 trang )

I. Khái quát chung về tờ trình:
1. Khái niệm tờ trình
Tờ trình là văn bản hành chính thông dụng được sử dụng để đề xuất và
mong muốn cấp trên phê duyệt vấn đề mới phát sinh trong hoạt động quản lý
của cơ quan, tổ chức.
2. Yêu cầu soạn thảo biên bản:
Nội dung:
Phân tích được những điểm tích cực, tiêu cực của tình hình làm căn cứ
mang tính thuyết phục cho việc đề xuất những vấn đề mới;
Dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xung quanh đề
nghị mới đó;
Phân tích khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện đề nghị mới, đề ra
được các biện pháp khắc phục;
Hình thức: Văn bản hành chính
Ngôn ngữ: Cách hành văn trong tờ trình phải là văn phong nghị luận, diễn đạt
phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ mang tính thuyết phục cao nhằm đạt được mục tiêu đề
ra.
Cách thức soạn thảo tờ trình
Soạn thảo hình thức
Soạn thảo nội dung:
Phần mở đầu: là phần nhận định tình hình (phân tích thực trạng gồm
những thành tựu đạt được và chủ yếu nhấn mạnh những hạn chế, tồn tại của
vấn đề cần đề xuất). Tuỳ theo vấn đề cần trình cấp trên phê duyệt mà người
soạn thảo tờ trình phải linh hoạt vận dụng lý thuyết trên đây cho phù hợp.
Ví dụ: nếu đối tượng trình là một dự thảo văn bản quản lý nhà nước cần được
sửa đổi, bổ sung thì phần mở đầu người soạn thảo phải nêu được lý do tại sao
phải sửa đổi, bổ sung văn bản đó. Lý do sửa đổi, bổ sung văn bản quản lý Nhà
nước chủ yếu là vì nội dung của một số quy định không còn phù hợp, bất cập
với thực tế, hoặc để kịp thời thể chế hoá đường lối của Đảng, hay là do có sự
1



thay đổi nội dung của văn bản quản lý Nhà nước do cấp trên ban hành...( có thể
đặt tên cho phần này là sự cần thiết sửa đổi, bổ sung văn bản...)
Nhưng vấn đề cần trình cấp trên phê duyệt lại là một công việc mang tính
sự vụ thì không cần phải đặt tên cho phần mở đầu đó, người soạn thảo trình bày
luôn lý do của việc đề xuất vấn đề mới.
Phần nội dung chính bao gồm việc nêu các đề nghị cụ thể về vấn đề mới
cần xin phê duyệt (các phương án); phân tích những phản ứng có thể xảy ra
xoay quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; những khó khăn, thuận lợi khi triển
khai thực hiện; những biện pháp cần khắc phục; cũng có thể cả những quan
điểm ý kiến còn chưa thống nhất về nội dung nào đó trong vấn đề trình cũng
được thể hiện tại phần nội dung chính này.
Phần kết luận: Khẳng định lại nội dung tờ trình; kính trình cấp trên.
3. Phân loại tờ trình:
Tờ trình kèm theo một văn bản khác ( văn quy phạm pháp luật…)
Tờ trình trực tiếp công việc cần đề xuất.
4. Kỹ thuật viết tờ trình:
Trong phần nêu lý do, căn cứ: cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc
nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
Phần đề xuất: Cần dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục
cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận
cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác
minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.
Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ
quan thiên vị.
Các kiến nghị: phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận
chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra
niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục
để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
5. Lý do lựa chọn soạn thảo tờ trình:

2


Với nội dung mà đề bài đưa ra là đề xuất việc “ bổ nhiệm chức vụ Chánh
Văn phòng của công ty DAMOCO ” em lựa chọn biên bản cần soạn là tờ trình.
Chức năng của tờ trình là sử dụng để đề xuất và mong muốn cấp trên phê duyệt
vấn đề mới phát sinh trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức.
II. Soạn thảo tờ trình:

3


CÔNG TY DAMOCO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG NHÂN SỰ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2016

TỜ TRÌNH
V/v đề nghị bổ nhiệm chức vụ Chánh văn phòng của Công ty
--------------Kính gửi: Tổng Giám đốc Công ty DAMOCO
Do nhu cầu về cơ cấu nhân sự của công ty, hiện nay phòng pháp chế của
công ty đang khuyết chức danh Chánh văn phòng. Để kiện toàn bộ máy nhân
sự, ổn định tổ chức bộ máy và nhân sự giúp cho Tổng Giám đốc quản lý và
điều hành công ty
Do vậy Ban nhân sự kính trình Tổng giám đốc đề nghị bổ nhiệm chức vụ
như sau:

- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm:
+ Hội nghị các trưởng phòng: ứng viên Nguyễn Hoài Nam với tỷ lệ phiếu;
Số phiếu đồng ý 25 phiếu / 30 phiếu (83,3 %). Số phiếu không đồng ý: 5
phiếu / 30 phiếu (16,7 %).
+ Hội nghị các trưởng phòng: ứng viên Ngô Ngọc Mai với tỷ lệ phiếu;
Số phiếu đồng ý 21 phiếu / 30 phiếu (70 %). Số phiếu không đồng ý: 9 phiếu /
30 phiếu (30 %).
Tóm tắt về nhân sự đề nghị bổ nhiệm:
Ứng viên thứ 1:
- Họ và tên:

Nguyễn Hoài Nam

- Ngày, tháng, năm sinh:

20/06/1981

- Quê quán: phường Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội , Dân tộc: Kinh
- Chức vụ:

Phó phòng pháp chế
4


- Đơn vị hiện đang công tác: phòng pháp chế Công ty DAMOCO
- Trình độ học vấn:

12/12

- Trình độ chuyên môn: nhân viên pháp chế

- Trình độ lý luận chính trị: Đại học
- Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ tiếng anh ielts 6.5
- Trình độ tin học: Chứng chỉ A
Tóm tắt quá trình công tác:
T
T

Từ tháng năm
Đến tháng năm

Chức vụ

Đơn vị công tác

1

Từ 6/2010
Đến 7/2014

Nhân viên phòng pháp chế

Phòng pháp chế

2

Từ 8/2014
Đến 2/2015

Nhân viên phòng pháp chế


Được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn

3

Từ 3/2015
Đến nay

Phó phòng pháp chế

Phòng pháp chế

- Tóm tắt nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của giám đốc
đề nghị bổ nhiệm:
+ Phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống:
Phầm chất: tốt
Tác phong: nhanh nhẹn trong công việc
Lối sống: hòa đồng với các nhân viên công ty
+ Năng lực công tác: có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại phòng pháp chế
+ Tóm tắt ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu:
Ưu điểm: có kinh nghiệm làm việc lâu năm và đã từng được cử đi đào tao,
bồi dưỡng nghiệp vụ bên nước ngoài, hiện đang giữ chức vụ phó phòng pháp
chế.
Mặt mạnh: trình độ tiếng anh tốt (ielts 6.5)
Ứng viên thứ 2:
5


- Họ và tên:


Ngô Ngọc Mai

- Ngày, tháng, năm sinh:

12/08/1984

- Quê quán: phường Phương Mai- Hoàng Mai - Hà Nội , Dân tộc: Kinh
- Chức vụ:

chuyên viên phòng pháp chế

- Đơn vị hiện đang công tác: phòng pháp chế Công ty DAMOCO
- Trình độ học vấn:

12/12

- Trình độ chuyên môn: nhân viên pháp chế
- Trình độ lý luận chính trị: Đại học
- Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B
- Trình độ tin học: Chứng chỉ A
Tóm tắt quá trình công tác:
TT
1
2
3

Từ tháng năm
Đến tháng năm
Từ 9/2011
Đến 5/2013

Từ 6/2013
Đến 7/2015
Từ 8/2015
Đến nay

Chức vụ

Đơn vị công tác

Nhân viên phòng kế toán

Phòng kế toán

Nhân viên phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh

Nhân viên phòng pháp chế

Phòng pháp chế

- Tóm tắt nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của giám đốc
đề nghị bổ nhiệm:
+ Phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống:
Phẩm chất: tốt
Tác phong: nhanh nhẹn trong công việc
Lối sống: hòa đồng với các nhân viên khác
+ Năng lực công tác: có gần 5 năm kinh nghiệm làm việc
+ Tóm tắt ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu:
Ưu điểm: thích nghi tốt với môi trường làm việc

Mặt mạnh: đã từng làm ở nhiều bộ phận khác nhau của công ty
Khuyết điểm: nghiệp vụ pháp chế còn yếu
Mặt yếu: chưa có kinh nghiệm lãnh đạo nhân viên
6


Ý kiến của Ban nhân sự:
Anh Nguyễn Hoài Nam là người có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực pháp
chế của công ty, đã từng được công ty cử đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyện môn tại nước ngoài và hiện nay đang giữ chức vụ phó phòng pháp chế,
xét về năng lực và kinh nghiệm làm việc của anh Nguyễn Hoài Nam, rất phù
hợp với vị trí Chánh văn phòng phòng pháp chế của công ty.
Trên đây là nội dung tờ trình bổ nhiệm chức vụ Chánh văn phòng phòng
pháp chế. Ban nhân sự kính trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.

TRƯỞNG BAN NHÂN SỰ
Nơi nhận:

(ký tên, ghi rõ họ tên)

- Như trên;
- ………;
- Lưu VT, ....

7



×