Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN hóa học và HOẠT TÍNH SINH học của TINH dầu sả CHANH (cymbopogon citratusstapf ) THUỘC họ hõa THẢO (poaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM HÓA HỌC

NGÔ VĂN BẾN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU SẢ CHANH (Cymbopogon citratus Stapf.)
THUỘC HỌ HÕA THẢO (Poaceae)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM HÓA HỌC

2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM HÓA HỌC

NGÔ VĂN BẾN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA
TINH DẦU SẢ CHANH (Cymbopogon citratus Stapf.)
THUỘC HỌ HÕA THẢO (Poaceae)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM HÓA HỌC


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. THÁI THỊ TUYẾT NHUNG

2016


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh
(Cymbopogon citratus Stapf.)” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý
Thầy, Cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Thái Thị
Tuyết Nhung người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể
các Thầy, Cô, Cán bộ trong Bộ môn Sư phạm Hóa học, Khoa Sư phạm,
Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo, động viên và tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Có được ngày hôm nay, con xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba,
Mẹ và gia đình đã luôn tạo điều kiện về vật chất, tinh thần và luôn ủng hộ,
động viên con.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên lớp Sư
phạm Hóa K38 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

i


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

1. Cán bộ hƣớng dẫn: Ths. Thái Thị Tuyết Nhung
2. Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sả
chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) thuộc họ hòa thảo (Poaceae).
3. Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Bến
MSSV: B1200564
Lớp: Sư phạm Hóa học – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
Qua quá trình hướng dẫn sinh viên Ngô Văn Bến từ công việc nghiên
cứu đến hoàn thành báo cáo luận văn, tôi có một số nhận xét sau:
Về kết quả công việc nghiên cứu: sinh viên đã tiến hành ly trích tinh dầu
sả chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, khảo sát các yếu tố
ảnh hưởng đến sự ly trích tinh dầu, xác định các chỉ số cơ bản của tinh dầu và
thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa và kháng khuẩn của tinh dầu điều chế
được với kết quả khá khả quan (kháng tốt 3 chủng vi khuẩn Bacillus cereus, E.
coli, Staphylococus aureus).
Về tác phong làm việc với khoa học: với bước đầu tập làm nghiên cứu
sinh viên Ngô Văn Bến tỏ ra rất năng động, cần cù, cẩn thận, chính xác và
nghiêm túc trong công việc. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của sinh viên Ngô
Văn Bến có thể tin cậy và sử dụng được cho các quá trình nghiên cứu tiếp theo
sau này.
Về việc trình bày và báo cáo luận văn: Luận văn gồm có 50 trang bao
gồm 17 tài liệu tham khảo và phần phụ lục, được chia làm 5 phần chính:
Giới thiệu (2 trang), Tổng quan (12 trang), Phương pháp nghiên cứu
(13 trang), Kết quả và thảo luận (12 trang) và phần Kết luận và kiến nghị
(2 trang). Văn phong đơn giản và rất ít sai chính tả. Báo cáo tập trung vừa
phải, thu hút.
Với những nhận xét trên, tôi có thể đánh giá tốt chất lượng của đề tài do
sinh viên Ngô Văn Bến đã thực hiện đồng thời qua việc thực hiện đề tài này
ii



nói lên rằng sinh viên Ngô Văn Bến có nền tảng kiến thức tốt và có khả năng
cho việc tiếp tục học tập và nghiên cứu sau này.
Điểm đề nghị: A
Cần Thơ, ngày 18 tháng 05 năm 2016
Cán bộ hướng dẫn

Thái Thị Tuyết Nhung

iii


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1
1. Cán bộ phản biện 1: Nguyễn Phúc Đảm
2. Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sả
chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) thuộc họ hòa thảo (Poaceae).
3. Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Bến
MSSV: B1200564
Lớp: Sư phạm Hóa học – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp (LVTN)


Luận văn gồm có 50 trang bao gồm 17 tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, được chia làm 5 phần chính: Giới thiệu (2 trang), Tổng quan
(12 trang), Phương pháp nghiên cứu (13 trang), Kết quả và thảo luận
(12 trang) và phần Kết luận và kiến nghị (2 trang).




Văn phong đơn giản, bố cục trình bày rõ ràng, sạch đẹp, dễ hiểu và ít
lỗi chính tả.

b. Nhận xét về nội dung của LVTN


Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: trình bày ngắn gọn và khá đầy đủ
chi tiết quá trình thực hiện và kết quả của quá trình nghiên cứu. Nội
dung chuyên môn phù hợp với đề tài nghiên cứu về hợp chất thiên
nhiên.



Kết quả: tác giả đã tổng hợp lý thuyết về sả chanh và ứng dụng của sả
chanh, cũng như tinh dầu sả chanh, các phương pháp ly trích tinh dầu
và về hoạt tính sinh học quan tâm (kháng oxi hóa và kháng khuẩn).
Tác giả đã tiến hành ly trích tinh dầu sả chanh bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự ly
trích tinh dầu, xác định các chỉ số cơ bản của tinh dầu và thử nghiệm
hoạt tính kháng oxi hóa và kháng khuẩn của tinh dầu điều chế được
với kết quả khá khả quan (kháng lại 3 chủng vi khuẩn Bacillus cereus,
E. coli, Staphylococus aureus).



Những mặt còn hạn chế:
o

Tên khoa học họ và ngành thực vật không có in nghiêng.
iv



o

Nên bổ sung thêm phần tài liệu tham khảo trong từng đoạn văn
cho dễ theo dõi.

o

Phần tổng quan bắt buộc cung cấp thông tin đã công bố về tinh
dầu sả chanh ở Việt Nam để so sánh và đối chiếu kết quả mà tác
giả đã làm được.

c. Kết luận, đề nghị và điểm


Đạt yêu cầu một LVTN, đề nghị hội đồng thông qua.



Sinh viên nên cố gắng phát huy khả năng nghiên cứu để tiếp tục học
tập nâng cao trình độ.



Chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu về định dạng và lỗi chính tả.



Điểm số: 9/10.

Cần Thơ, ngày 18 tháng 05 năm 2016
Cán bộ phản biện 1

Nguyễn Phúc Đảm

v


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2
1. Cán bộ phản biện 2: Ngô Quốc Luân
2. Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu sả
chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) thuộc họ hòa thảo (Poaceae).
3. Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Bến
MSSV: B1200564
Lớp: Sư phạm Hóa học – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp


Luận văn gồm có 50 trang bao gồm 17 tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, được chia làm 5 phần chính: Giới thiệu (2 trang), Tổng quan
(12 trang), Phương pháp nghiên cứu (13 trang), Kết quả và thảo luận
(12 trang) và phần Kết luận và kiến nghị (2 trang).



Văn phong đơn giản, bố cục trình bày rõ ràng, sạch đẹp, dễ hiểu và ít
lỗi chính tả.

b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp



Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: Trình bày ngắn gọn, đầy đủ chi
tiết quá trình thực hiện và kết quả của công trình nghiên cứu. Nội
dung chuyên môn phù hợp, kết quả nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của
một luận văn tốt nghiệp đại học.



Những vấn đề còn hạn chế: một số từ ngữ chưa chính xác, phần tổng
quan bắt buộc cung cấp thông tin đã công bố về tinh dầu sả chanh ở
Việt Nam để so sánh và đối chiếu kết quả mà tác giả đã làm được.

c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài
Thông qua việc thực hiện đề tài, sinh viên Ngô Văn Bến tỏ ra có năng
lực nghiên cứu. Kết quả có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
d. Kết luận, đề nghị và điểm


Đạt yêu cầu một LVTN, đề nghị hội đồng thông qua.



Sinh viên nên cố gắng phát huy khả năng nghiên cứu để tiếp tục học
tập nâng cao trình độ.
vi





Chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu về định dạng và lỗi chính tả.



Điểm số: 9/10.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 05 năm 2016
Cán bộ phản biện 2

Ngô Quốc Luân

vii


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện dựa trên những nội dung sau:
- Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu sả
chanh như: thời gian, thể tích dung môi, độ héo của nguyên liệu.
- Khảo sát các chỉ số vật lí và các chỉ số hóa học của tinh dầu.
- Dùng GC-MS để xác định thành phần hóa học có trong tinh dầu sả
chanh.
- Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh sản phẩm.

viii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN .................................................. ii

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1 ............................ iv
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2 ............................ vi
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................. viii
MỤC LỤC ....................................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... xiv
GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 1

4.

Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1 Giới thiệu về họ Poaceae ........................................................................... 3
1.1.1

Phân loại sinh học .............................................................................. 3


1.1.2

Phân loại thực vật .............................................................................. 5

1.1.3

Phân bố và thu hái .............................................................................. 6

1.1.4

Công dụng của sả chanh .................................................................... 6

1.2 Tinh dầu ..................................................................................................... 7
1.2.1

Khái quát về tinh dầu ......................................................................... 7

1.2.2

Quá trình tích lũy ............................................................................... 8
ix


1.2.3

Tinh dầu sả chanh .............................................................................. 8

1.3 Một số phương pháp ly trích tinh dầu...................................................... 11
1.3.1


Phương pháp cơ học ........................................................................ 11

1.3.2

Phương pháp dùng dung môi hòa tan .............................................. 12

1.3.3

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ...................................... 13

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 15
2.1 Địa điểm, thời gian, thiết bị, nguyên liệu và hóa chất ............................. 15
2.1.1

Địa điểm và thời gian....................................................................... 15

2.1.2

Thiết bị, nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất ...................................... 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 16
2.2.1

Xử lý nguyên liệu ............................................................................ 17

2.2.2

Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước .. 17

2.2.3


Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu sả chanh .................... 19

2.2.4

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu sả chanh .. 22

2.2.5

Xác định thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh bằng phương

pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) .................................................... 23
2.2.6

Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh..................... 23

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 28
3.1 Xác định các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu sả chanh ................................. 28
3.1.1

Đánh giá cảm quan .......................................................................... 28

3.1.2

Xác định các chỉ số acid (IA), savon hóa (IS) và ester (IE) ............... 28

3.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ly trích tinh dầu ............... 29
3.2.1

Thời gian ly trích ............................................................................. 29


3.2.2

Khảo sát lượng nước chưng cất ....................................................... 30

3.2.3

Khảo sát độ héo của nguyên liệu ..................................................... 31
x


3.3 Xác định thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh bằng phương pháp
GC/MS ............................................................................................................. 32
3.4 Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh............................. 36
3.4.1

Khảo sát khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu sả chanh ................ 36

3.4.2

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đục lỗ thạch ... 39

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 40
4.1 Kết luận .................................................................................................... 40
4.2 Kiến nghị.................................................................................................. 41
PHỤ LỤC........................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 49

xi



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Các chỉ số hóa lý của tinh dầu sả chanh ............................................. 9
Bảng 3.1 Kết quả xác định chỉ số acid............................................................. 28
Bảng 3.2 Kết quả xác định chỉ số savon hóa ................................................... 29
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát thời gian ly trích tinh dầu ..................................... 29
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng nước chưng cất .................. 30
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát độ héo của nguyên liệu ......................................... 31
Bảng 3.6 Thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh ...................................... 32
Bảng 3.7 So sánh nghiên cứu trước đây vể thành phần tinh dầu sả chanh ...... 34
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu sả chanh bằng
DPPH ............................................................................................................... 36
Bảng 3.9 Kết quả khảo sát khả năng kháng oxi hóa của vitamin C bằng DPPH
.......................................................................................................................... 37
Bảng 3.10 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh bằng
phương pháp đục lỗ thạch ................................................................................ 39
Bảng 4.1 Kết quả các chỉ số hóa lý của tinh dầu sả chanh .............................. 40
Bảng 4.2 Kết quả các điều kiện tối ưu cho quá trình ly trích tinh dầu sả chanh
.......................................................................................................................... 40

xii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Sơ đồ phân loại và mô tả thực vật học của sả chanh .......................... 5
Hình 1.2 Cây sả chanh trong tự nhiên ............................................................... 5
Hình 1.3 Thân sả chanh ..................................................................................... 5
Hình 1.4 Tinh dầu sả chanh thương mại ............................................................ 8

Hình 2.1 Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước.............................................. 17
Hình 2.2 Sơ đồ ly trích tinh dầu sả chanh bằng phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước trong phòng thí nghiệm............................................................ 18
Hình 3.1 Tinh dầu sả chanh ............................................................................. 28
Hình 3.2 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu ... 30
Hình 3.3 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của lượng nước chưng cất ...................... 31
Hình 3.4 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của độ héo đến hàm lượng tinh dầu ....... 32
Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu sả chanh...... 37
Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn khả năng kháng oxi hóa của vitamin C .................. 38
Hình P.1 Nguyên liệu thô ................................................................................. 42
Hình P.2 Nguyên liệu cắt nhỏ .......................................................................... 42
Hình P.3 Hệ thống chưng cất ........................................................................... 43
Hình P.4 Tinh dầu sản phẩm ............................................................................ 43
Hình P.5 Vòng vô khuẩn của tinh dầu sả chanh với vi khuẩn Bacillus cereus 44
Hình P.6 Vòng vô khuẩn của tinh dầu sả chanh với vi khuẩn Escherichia coli
O157:H7........................................................................................................... 44
Hình P.7 Vòng vô khuẩn của tinh dầu sả chanh với vi khuẩn Staphylococcus
aureus ATCC 25923 ........................................................................................ 44
Hình P.8 Hàm lượng thành phần các hợp chất trong mẫu tinh dầu sả bằng
phương pháp GC/MS ....................................................................................... 45
Hình P.9 Sắc ký đồ tinh dầu sả ........................................................................ 46
Hình P.10 Kết quả khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu sả ............................ 47
Hình P.11 Kết quả khả năng kháng khuẩn của tinh dầu sả .............................. 48

xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFU


Colony forming units

dd

dung dịch

DMSO

Dimethyl sulfoxide

DNA

Deoxiribonucleic acid

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

DPPH-H

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazine

ĐKVK

Đường kính vòng vô khuẩn

GC/MS

Sắc ký khí ghép đầu dò khối phổ


HTCO

Hoạt tính chống oxi hóa

IA

Indice d’acide

IE

Indice d’ester

IS

Indice de saponification

IC50

Inhibitory Concentration 50%

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

TSA

Tryptone casein soy agar

xiv



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU

1.

Đặt vấn đề

Tinh dầu là nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hiện nay
trên thế giới, con người ngày càng quan tâm đến các sản phẩm y học có nguồn
gốc từ tinh dầu để đảm bảo sức khỏe và không có tác dụng phụ. Do đó, các
nghiên cứu về tinh dầu trong và ngoài nước không ngừng tăng lên về số lượng
và chất lượng.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho nhiều loài thực vật có
giá trị phát triển. Trong đó những cây tinh dầu là nguồn nguyên liệu đa dạng
và có nhiều ứng dụng.
Sả chanh là một loại nguyên, dược liệu phổ biến và có nhiều công dụng
trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Cây sả không chỉ đơn thuần là phụ gia trong
thực phẩm mà còn được xem như một bài thuốc dân gian có tác dụng phòng
và chữa các bệnh như nấm, sốt rét, nhiễm khuẩn, giải độc, giảm huyết áp,... và
đặc biệt là ngăn ngừa bệnh ung thư.
Xuất phát từ thực tế chung đó, việc khảo sát thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học của tinh dầu sả chanh là một việc làm cần thiết, từ đó góp phần
tạo thêm hướng ứng dụng cho tinh dầu sả chanh, khai thác tiềm năng và nâng
cao giá trị của loại cây này.
2.

Mục tiêu nghiên cứu


Xây dựng quy trình ly trích, khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính
sinh học của tinh dầu thu được.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm ly trích tinh dầu sả chanh bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định một số chỉ số hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu.

1


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

GIỚI THIỆU

- Thử hoạt tính sinh học về khả năng kháng khuẩn và kháng oxi hóa của
tinh dầu sả chanh.
4.

Các phƣơng pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Thực nghiệm hóa học:
 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
 Phương pháp xác định các hợp chất hữu cơ: GC/MS.
 Phương pháp sinh hóa: thử hoạt tính sinh học của tinh dầu.


2


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về họ Poaceae
Họ Hòa Thảo (danh pháp khoa học: Poaceae hay Gramineae), còn được
gọi bằng nhiều tên khác như họ Lúa, họ Cỏ là một họ thực vật một lá mầm.
Trong họ này có khoảng 668 chi và khoảng 10.035 loài cỏ (theo hệ thống phân
loại APG III). Người ta ước tính rằng các đồng cỏ chiếm khoảng 20% toàn bộ
thảm thực vật trên Trái Đất.
Một nhánh nhỏ trong họ Poaceace là chi Cymbopogon Spreng với nhiều
loài khác nhau có hương thơm và được sử dụng rộng rãi, mang ý nghĩa kinh
tế. Một số loài là cây bụi, thân đứng hay hiếm gặp hơn như thân bò được gieo
trồng rộng rãi dạng tập trung hoặc mọc hoang. Các loài cây này có hương
thơm không chỉ đơn thuần như một loài cỏ dễ gieo trồng, nhân giống bằng
cách giâm cành mà chúng còn có khả năng hỗ trợ việc điều trị bệnh như một
dược liệu quý [1].
1.1.1 Phân loại sinh học
Sả là cách gọi của người Việt chỉ những loài cỏ xuất hiện hầu hết ở các
nước nằm trong vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Tại miền Nam, cây sả được cho
là có nguồn gốc từ Ấn Độ có tên khoa học là Cymbopogon citratus Stapf. Tuy
nhiên, tùy theo từng vùng mà đặc điểm và thành phần tinh dầu khác nhau. Bên
cạnh đó, tùy theo khí hậu của mỗi khu vực mà chi sả được phân loại thành
nhiều loài với nhiều tên gọi như sau:
- Cymbopogon winterianus J. (Sả Java) có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ

được trồng để sản xuất tinh dầu với tên thương phẩm là Citronella oil,
thành phần chính của tinh dầu là geraniol (85 - 90%), citronella (35 40%).
- Cymbopogon nardus R. (Sả Sri Lanka) có nguồn gốc từ Sri Lanka,
cho tinh dầu có tính chất và thành phần hóa học tương tự Sả Java
nhưng chất lượng kém hơn.

3


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

- Cymbopogon martinii Stapf var. Motia (Sả hoa hồng) được trồng để
sản xuất tinh dầu với tên thương phẩm là Palmarosa oil, thành phần
chính là geraniol (75 - 95%).
- Cymbopogon martinii Stapf var. Sofia (Sả gừng) được trồng để sản
xuất tinh dầu với tên thương phẩm là Gingergrass oil.
- Cymbopogon flexuosus Stapf. (Sả dịu ) có nguồn gốc từ Ấn Độ, được
trồng để sản xuất tinh dầu Sả dịu với tên thương phẩm là East Indian
Lemongrass oil, thành phần tinh dầu chứa hàm lượng citral cao (75 90%).
- Cymbopogon pendulus (Nees ex Steud.) Wats. (Sả tía hay Sả Jammu)
được trồng để sản xuất tinh dầu Sả Jammu với tên thương phẩm là
Jammu Lemongrass oil.
- Cymbopogon citratus Stapf. (Sả chanh) được trồng để sản xuất tinh
dầu với tên thương phẩm là West Indian Lemongrass oil, thành phần
chính chứa hàm lượng citral cao (80 - 90%).

4



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.2 Phân loại thực vật
Giới
Plantae
Ngành
Lớp

Magnoliophyta
Liliopsida

Bộ

Poales

Họ

Peaceae

Chi

Cympobogon Spreng

Loài

Cympobogon citratus Stapf.


Hình 1.1 Sơ đồ phân loại và mô tả thực vật học của sả chanh

Hình 1.2 Cây sả chanh trong tự nhiên

Hình 1.3 Thân sả chanh

Sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf.) có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ là
loại cây thảo sống nhiều năm, thân rễ có nhiều chồi bên tạo thành bụi xòe đều
ra xung quanh, mỗi bụi từ 50 - 200 tép. Cây cao 1 - 2 m, lá có phiến lục tươi,
thuôn dài có kích thước khoảng 1 m, bìa cắt, có mùi thơm đặc biệt, bẹ lá và
chồi thân thường có màu tía, trắng xanh.
Cụm hoa to dài đến 60 cm, có 4 - 9 đốt, gồm nhiều bông nhỏ nhưng ít
gặp (do bị cắt thường), chùm tụ, tán thưa, có mo, gié hoa hẹp, không lông gai
[2-3].
5


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.3 Phân bố và thu hái
Chi Sả với khoảng 55 loài khác nhau phân bố khắp Châu Phi, Nam Á,
Đông Nam Á và Australia. Sả chanh phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam
Á và Đông Á.
Ở nước ta, sả chanh được trồng khắp cả nước để làm thuốc, nguyên liệu
hay lấy tinh dầu. Những năm gần đây, sả cho hiệu quả kinh tế cao nên diện
tích trồng ngày càng tăng lên, tập trung ở các vùng như Tiền Giang, An Giang,
Bình Dương, Quảng Nam, Đắk Lắk, Phú Yên,...
Với hình thức gieo trồng khá đơn giản bằng cách chiết lấy nhánh con bên

ngoài bụi sả có đủ gốc và rễ nên có thể trồng xen với cây cao su hoặc cà phê,
xen canh cây lúa 2 vụ/năm, sau 3 tháng có thể thu hoạch, có thể khai thác 4 - 6
năm mới cải tạo lại đất.
1.1.4 Công dụng của sả chanh
Từ xa xưa, sả là loại cây được biết đến như một nguyên liệu quen thuộc
đối với người dân Việt Nam trong đời sống hằng ngày qua các món ăn đậm
chất dân tộc. Cây sả không chỉ đơn thuần là phụ gia trong thực phẩm mà còn
được xem như một bài thuốc dân gian có tác dụng phòng và chữa các bệnh
như nấm, sốt rét, giải cảm, giải độc, chữa tiêu chảy, ho và đầy bụng,... [3]
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sả chanh và tinh dầu sả chanh còn
được sử dụng rộng rãi và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Trong thực phẩm, sả được dùng để làm gia vị, ăn sống hay chế biến
các món ăn, ướp thịt, cá,... Thân sả dùng để nấu các món lẩu với nhiều
hương vị khác nhau hoặc cắt nhuyễn để làm các loại nước chấm ăn
kèm rất đậm đà.
- Trong mỹ phẩm, tinh dầu sả cải thiện chất lượng làn da như giảm mụn
trứng cá và mụn nhọt. Tinh dầu sả dùng trong massage cũng có tác
dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể, tạo cảm giác thư
giãn, thoải mái. Bên cạnh đó, tinh dầu còn được dùng để sản xuất
nước hoa hay các loại nước xịt phòng khử mùi hôi, giúp tóc thêm sạch
6


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

và óng mượt.
- Trong dược phẩm, sả chanh và tinh dầu sả chanh rất có giá trị trong
việc hỗ trợ điều trị các bệnh như:

 Rối loạn tiêu hóa: Trà từ cây sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, đau dạ
dày, nóng trong người, co thắt ruột, tiêu chảy. Nó cũng giúp giảm
thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ
dạ dày, không chỉ loại bỏ khí từ ruột mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi.
 Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng
hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như
Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, chóng mặt, run rẩy chân tay,...
 Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm
huyết áp, tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề về
huyết áp.
 Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây của Đại học Ben Gurion
(Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có
tác dụng tiêu diệt các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và
giữ lại các tế bào bình thường.
Ngoài ra, tinh dầu sả chanh còn có khả năng chống viêm sưng, nấm mốc,
kháng khuẩn, diệt côn trùng và chống khuẩn rất hiệu quả.
1.2 Tinh dầu
1.2.1 Khái quát về tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy
thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu. Phần lớn tinh dầu có
nguồn gốc từ thực vật. Trong tự nhiên, tinh dầu ở trạng thái tự do, chỉ có một
số ít ở trạng thái tiềm tàng, nghĩa là tinh dầu không có sẵn trong nguyên liệu
mà chỉ xuất hiện trong những điều kiện gia công nhất định trước khi tiến hành
ly trích hay dưới tác dụng cơ học. Tinh dầu trạng thái tự do có sẵn trong
nguyên liệu có thể thu hái ly trích trong điều kiện bình thường [4].

7


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.2.2 Quá trình tích lũy
Trong thực vật, tinh dầu được tạo ra và tích lũy trong các mô. Hình dạng
các mô này thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây. Những mô này có thể
hiện diện ở tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa và cả trái với
những tên gọi khác nhau như:
- Tế bào tiết: tinh dầu được tiết ra rồi chúng được giữ trong tế bào (mô
tiết) ví dụ trong cánh hoa hồng, trong củ gừng,...
- Lông tiết: cũng là tế bào tiết nhưng nằm nhô ra ngoài thực vật, thường
bắt gặp ở các loài Hoa môi, Cúc, Cà,…
- Túi tiết: tế bào tiết ra tinh dầu nhưng không chứa lại bên trong mà dồn
chung chứa vào một xoan trống, tạo ra bởi cơ chế ly bào hay tiêu bào.
Túi tiết thường nằm bên dưới lớp biểu bì.
- Ống tiết: cách tạo ra tinh dầu cũng giống như túi tiết nhưng nằm sâu
trong phần gỗ và chạy dài theo sớ gỗ, thường bắt gặp trong các giống
Dipterocarpi, Artemisia,...
1.2.3 Tinh dầu sả chanh

Hình 1.4 Tinh dầu sả chanh thương mại
Tinh dầu sả chanh là một chất lỏng, sánh, có màu vàng nhạt thu được
bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Thành phần, tính chất của tinh dầu sả chanh tùy thuộc vào giống, đất đai
và khí hậu từng vùng.
8


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

Các chỉ số hóa lý của tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf.)
như sau:
Bảng 1.1 Các chỉ số hóa lý của tinh dầu sả chanh
Thông số
0,881 – 0,895

Giá trị

1,491

-620

IA

IE

0,5 – 3,5

20 – 40

Trong đó:
: tỷ trọng của tinh dầu sả chanh.
: chiết suất của tinh dầu sả chanh.
: độ quay cực của tinh dầu sả chanh.
IA: chỉ số acid của tinh dầu sả chanh.
IS: chỉ số savon (chỉ số xà phòng hóa) của tinh dầu sả chanh.
IE: chỉ số ester của tinh dầu sả chanh.
Thành phần hoá học của tinh dầu sả chanh chủ yếu là citral (là một hỗn

hợp đồng phân của geranial và neral) chứa 65 - 85 %. Ngoài ra, trong tinh dầu
còn có các hợp chất khác như myrcen (12 - 25%), các diterpen,
methylheptenon, citronellol, linalol, farnesol, alcohol, aldehyd, linalool,
terpineol,...
Trong những năm gần đây, tinh dầu sả được giới khoa học rất quan tâm
bởi khả năng ức chế hoạt động sống của một số nhóm vi sinh vật gây bệnh và
hoạt tính dược lý của nó. Priyanka Singh và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh
hưởng của tinh dầu sả đến sự phát triển và khả năng sản sinh độc tố của
Aspergillus flavus, kết quả cho thấy tinh dầu sả ức chế hoàn toàn sự phát triển
của nấm mốc A. flavus (Singh P et al., 2010). Khả năng ức chế sự hình thành
các biofilm bởi Candida albicans, Listeria monocytogenes, biofilm nguyên
nhân chính gây nhiễm trong công nghiệp sản xuất thực phẩm bởi chúng rất
khó bị loại trừ trong quá trình vệ sinh hệ thống trang thiết bị (Maíra Maciel
Mattos de Oliveiraa et al., 2010; Khan MS and Ahmad I, 2012). Một số công
trình nghiên cứu ngoài nước về thành phần tinh dầu sả chanh (Cymbopogon
9


×