Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

THIẾT kế bài tập TRẮC NGHIỆM hóa học PHỔ THÔNG gắn LIỀN THỰC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 160 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

THIẾT KẾ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC
PHỔ THÔNG GẮN LIỀN THỰC TẾ
Chuyên ngành SƯ PHẠM HÓA HỌC

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. PHAN THỊ NGỌC MAI

HUỲNH ANH KIỆT
MSSV: B1200591
Lớp: Sư phạm Hóa học K38

CẦN THƠ 2016


LỜI CẢM ƠN

Luận văn hoàn thành vào tháng 5/2016. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này bên cạnh
sự nỗ lực, học hỏi của bản thân, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, sự hướng dẫn, giúp đỡ rất
tận tình của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi
xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
 Cô Phan Thị Ngọc Mai, Thầy Nguyễn Mộng Hoàng, Thầy Nguyễn Điền Trung,
Thầy Hồ Hoàng Việt đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều


kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
 Quý Thầy, Cô trong bộ môn Sư phạm Hóa học – Khoa Sư phạm – Trường Đại
học Cần Thơ đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức khoa học giúp
tôi vận dụng vào quá trình thực hiện đề tài.
 Gia đình, bạn bè và tập thể lớp Sư phạm Hóa học K38 những người luôn quan
tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
 Lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu, với thời gian và khả năng còn hạn
chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp
ý của quý Thầy, Cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Chữ ký giáo viên hướng dẫn

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

ii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Chữ ký giáo viên phản biện

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

iii



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2016

Chữ ký giáo viên phản biện

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

iv


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ 2015 tập trung vào mục tiêu:
Tích hợp các môn học ở lớp dưới, phân hoá mạnh lớp trên; tạo cơ hội lựa chọn nội dung
học tập nhiều hơn; biến quá trình dạy học thành quá trình tự học có hướng dẫn; tăng
cường hoạt động xã hội của học sinh; hướng dẫn thực hiện chương trình phù hợp với
vùng miền; xây dựng các nội dung giáo dục địa phương. Để góp phần phong phú hơn
vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hóa học phổ thông theo hướng tích hợp vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn, đề tài “Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa học phổ thông
gắn liền với thực tế” đã được thực hiện.
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu và thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
hóa học phổ thống với nội dung gắn liền với thực tế. Qua đó cung cấp cho giáo viên
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm có nội dung liên hệ thực tế và giúp cho học sinh vận
dụng kiến thức hàn lâm của môn Hoá học vào giải quyết các vấn đề thực tế góp phần
làm tăng sự hứng thú và giảm sự khô khan vốn có của những môn khoa học tự nhiên.


SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

v


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..............................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... xii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................................2
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................2
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................................2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 2
3.1 Khách thể nghiên cứu ................................................................................................ 2
3.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC ........................................................................................... 2
5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3
6. PHẠM VI ÁP DỤNG ..................................................................................................3
7. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ............................................3
7.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3

8. DỰ TRÙ KINH PHÍ ....................................................................................................3
9. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU....................................................................................... 4
PHẦN 2: NỘI DUNG .....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
1.1. TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm tích hợp ................................................................................................ 4
1.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp...............................................................................4
1.1.3. Ý nghĩa của phương pháp dạy học theo hướng tích hợp .......................................5
1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC................................................................................................ 6
1.2.1. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................................6

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

vi


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

1.3. THỰC TIỄN DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CHO THẤY,
BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NHỮNG Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG TO LỚN: .................6
1.3.1. Xu hướng phát triển bài tập hóa học .....................................................................6
1.3.2. Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh
.........................................................................................................................................7
1.4. TRẮC NGHIỆM TRONG MÔN HÓA HỌC PHỔ THÔNG ..................................8
1.4.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan ..................................................................8
1.4.2. Chức năng của trắc nghiệm khách quan ................................................................ 9
1.4.3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm ...............................................................................9
1.4.4. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan và ưu nhược điểm của chúng ............11

1.5. SO SÁNH TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỚI TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
.......................................................................................................................................16
1.5.1. Những năng lực đo được ..................................................................................... 17
1.5.2. Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm .......................................................................17
1.5.3. Ảnh hưởng đối với học sinh ................................................................................17
1.6. XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN
.......................................................................................................................................18
1.6.1. Tiêu chuẩn xây dựng ........................................................................................... 18
1.6.2. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn .................19
Giai đoạn 1 (giai đoạn định tính):..................................................................................20
Giai đoạn 2 (giai đoạn định lượng): ..............................................................................20
Giai đoạn 3 (giai đoạn chọn lựa): ..................................................................................20
1.7. VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NỘI DUNG GẮN LIỀN VỚI THỰC
TIỄN .............................................................................................................................. 20
1.7.1. Về kiến thức.........................................................................................................20
1.7.2. Về kỹ năng ...........................................................................................................21
1.7.3. Về giáo dục đạo đức tư tưởng .............................................................................21
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC PHỔ THÔNG CÓ
NỘI DUNG GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN. ................................................................ 21
2.1. HÓA VÔ CƠ ..........................................................................................................21
2.1.1. ĐẠI CƯƠNG.......................................................................................................21
2.1.2. CHƯƠNG HALOGEN ....................................................................................... 30
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

vii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai


2.1.3. CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH ........................................................................34
2.1.4. CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO ...........................................................................37
2.1.5. CHƯƠNG CACBON - SILIC .............................................................................41
2.1.6. CHƯƠNG KIM LOẠI ........................................................................................ 44
2.2. HÓA HỮU CƠ .......................................................................................................60
2.2.1. ĐẠI CƯƠNG.......................................................................................................60
2.2.2. CHƯƠNG HIĐROCACBON .............................................................................67
2.2.3. CHƯƠNG ANCOL – PHENOL .........................................................................73
2.2.4. CHƯƠNG ANĐEHIT – AXIT – ESTE .............................................................. 76
2.2.5. CHƯƠNG GLYXERIN – CHẤT BÉO .............................................................. 79
2.2.6. CHƯƠNG CACBOHIĐRAT ..............................................................................83
2.2.7. CHƯƠNG AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN ................................................87
2.2.8. CHƯƠNG POLIME – CHẤT DẺO ....................................................................90
2.3. HÓA HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 92
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................99
3.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................100
3.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100
3.3. PHỤ LỤC .............................................................................................................101

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

viii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

STT

Từ viết tắt

1

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2

FAO

3

WHO

4

ASTM

5

RON

Research Octane Number (Chỉ số Octan nghiên cứu)


6

MON

Motor Octane Number (Chỉ số Octan động cơ)

7

HDL – C

High Densitylipoprotein Cholesterol

8

LDL – C

Low densitylipoprotein Cholesterol.

Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
American Society for Testing Materials (Hiệp hội thử nghiệm
vật liệu Hoa Kỳ)

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

ix


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Chảo chống dính .......................................................................................... 31
Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa nồng độ oxi trong máu và áp suất .......... 34
Hình 2.3. Máy ozon gia đình ....................................................................................... 35
Hình 2.4. Tinh thể Apatit ............................................................................................ 39
Hình 2.5. Kim cương và than chì ................................................................................ 42
Hình 2.6. Pin Zn – Cu ................................................................................................. 45
Hình 2.7. Phèn nhôm. .................................................................................................. 47
Hình 2.8. Vitamin C ..................................................................................................... 60
Hình 2.9. Trạm xăng, dầu ............................................................................................ 67
Hình 2.10. Cồn y tế ...................................................................................................... 74
Hình 2.11. Dung dịch tẩy móng tay ............................................................................. 78
Hình 2.12. Bột ngọt (mì chính) .................................................................................... 88
Hình 2.13. Thủy tinh hữu cơ ........................................................................................ 90

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

x


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, hằng số nghiệm sôi, hằng số nghiệm lạnh của
dung môi benzen ........................................................................................................... 66

Bảng 2. Nhiệt độ sôi của ankan.................................................................................... 70
Bảng 3. So sánh độ ngọt của các loại đường ............................................................... 85

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

xi


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 29 của Ban
Chấp hành Trung Ương lần 8 khóa XI về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm
tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả trong giáo dục trong đó
phương pháp giảng dạy cần phải được thay đổi trong thời buổi hiện nay thì phương pháp
dạy học tích hợp đã đáp ứng được những gì mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn.
Hóa học là ngành khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong
nền kinh tế nước ta, nên việc giảng dạy hóa học cũng cần phải đổi mới theo hướng gắn
liền với đời sống hàng ngày thông qua các bài học có tính thực tiễn, nhằm giúp học sinh
được củng cố mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng góp phần tạo sự hứng thú trong
học tập tránh đi sự khô khan vốn có của ngành khoa học tự nhiên.
Sách giáo khoa Hóa học mới đã có nhiều cải tiến đáng kể, nhiều tư liệu thực tế
được đưa vào giảng dạy nhưng vẫn còn thiếu một hệ thống bài tập đa dạng và phong
phú liên quan đến thực tiễn, để việc dạy và học môn Hóa học được phong phú hơn
hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá cũng như nhằm củng cố
và làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình, nên tôi quyết định chọn đề tài "Thiết
kế bài tập trắc nghiệm Hóa học phổ thông gắn liền với thực tế".

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa học phổ thông gắn liền với thực tế góp phần nâng
cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường phổ thông, rèn luyện khả năng vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn của học sinh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường Trung Học Phổ Thông.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế hệ thống bài tập hóa học có nội dung gắn liền với thực tế.
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Để học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn từ đó tạo được tâm lý hứng thú
trong học tập hóa học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường
trung học phổ thông. Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần phát huy kỹ năng vận
dụng kiến thức Hóa học đã học vào thực tiễn.
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Hóa học phổ thông;
 Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học tích
hợp trong quá trình dạy học Hóa học;
 Nghiên cứu cách thiết kế bài tập trắc nghiệm Hóa học;
 Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm như Chemwin;
 Thiết kế bài tập trắc nghiệm hóa học phổ thông gắn liền với thực tế.

6. PHẠM VI ÁP DỤNG
Chương trình Hóa học ở Phổ thông.
7. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
 Các tài liệu về lý luận dạy học môn Hóa học.
 Việc đổi mới phương pháp dạy học Hóa học.
 Nội dung chương trình sách giáo khoa phổ thông
 Thiết kế các bài tập trắc nghiệm hóa học.
 Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm như Chemwin.
7.2 Phương tiện nghiên cứu:
 Các tài liệu, sách báo, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.
 Máy tính.
 Dụng cụ, thiết bị cần thiết.
8. DỰ TRÙ KINH PHÍ
STT

Khoản chi

Số tiền chi

1.

Thiết bị và dụng cụ

Phòng thí nghiệm cung cấp

2.

Văn phòng phẩm và in ấn


300.000 VNĐ

3.

Chi phí phát sinh

200.000 VNĐ
500.000 VNĐ

Tổng cộng:

9. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Giai
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

Công việc

Thời gian thực hiện
2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

đoạn
Nhận đề tài từ GVHD, tìm và tham khảo tài
1.


liệu có liên quan đến đề tài, xây dựng và hoàn

7/2015 - 9/2015

thiện đề cương nghiên cứu
2.

Thực hiện đề tài

8/2015 - 3/2016

Hoàn thiện luận văn, nộp cho GVHD đóng
góp ý kiến, sửa chữa để luận văn được hoàn
3.

chỉnh

4/2016 - 5/2016

Nộp luận văn và báo cáo trước hội đồng phản
biện

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1.1.1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Hán Việt (Lại Cao Nguyên chủ biên – Nxb Khoa học Xã hội Hà
Nội, 2007, tr.455), “tích: là chứa đựng, “hợp” là cộng lại, gắn kết lại; tích hợp là lắp ráp,
nối kết các thành phần khác nhau theo một nguyên tắc nhất định để tạo thành một chỉnh
thể. Còn trong từ điển Hán Việt của Thiều Chửu (NXB Tp. HCM, 2002, tr. 446), chữ

tích gồm các nét nghĩa như sau: 1 – chứa, góp; 2 – chồng chất; 3 – cái số nhân lên được
như diện tích. Như vậy trong nội hàm ngữ nghĩa từ “tích hợp”, “hợp” là trạng thái biểu
hiện của hình thức, thao tác bề ngoài, còn “tích” là yêu cầu về tính chất, quy định đặc
điểm của nội dung bên trong. “Tích hợp” không đơn thuần là cộng gộp, hợp nhất những
yếu tố riêng lẻ thành một tổng thể, mà còn phải nhân lên, làm khởi sắc lên để tạo nên
một giá trị khái quát mới. Trong tiếng Anh, danh từ intergration có nguồn gốc từ tiếng
La tinh, nghĩa là sự xác lập cái chung, cái toàn thể trên cơ sở những bộ phận riêng. Còn
ngoại động từ intergrate có nghĩa là thao tác kết hợp những phần những bộ phận tách
rời thành một hợp thể. [1]
Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp. Nội hàm
khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách tổng quát là sự hợp nhất hay thể hóa
các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là phép cộng
giản đơn những thuộc tính các thành phần ấy.
1.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp
 Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết
các vấn đề thực tiễn;
 Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn;
 Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
1.1.3. Ý nghĩa của phương pháp dạy học theo hướng tích hợp [7]
Tích hợp dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện

tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có ý nghĩa là
thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm những thuộc tính trội của các loại hình
nhà trường vốn có.
Trong dạy học các môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ
các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo các kiểu truyền thống từ trước tới nay)
thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung
vốn có của môn học xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những
quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan niệm tích hợp trong
giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp
và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với các môn học, các
mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục
nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất
và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy
rằng cuộc sống là một đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành tri thức, kinh nghiệm
và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình
huống tích hợp. Không thể giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ nào của lý luận và thực
tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kỹ năng đa ngành của
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai


nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông
minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp khối lượng tri thức toàn
diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc
sống hiện đại.
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả
năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung và một chỉnh thể duy nhất. Khoa
học hiện nay coi trong tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm
tiếp xúc có thể chấp nhận được để tạo nên tính bền vững của quá trình dạy học các môn
học.
1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC [6], [7], [13].
Bài tập hóa học là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giải
quyết nhờ suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái
niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học.
1.2.1. Tác dụng của bài tập hóa học
Thực tiễn dạy học hóa học ở trường Phổ thông cho thấy, bài tập hóa học có những
ý nghĩa và tác dụng to lớn:
 Khẳng định tính chính xác những khái niệm hóa học; củng cố, đào sâu và mở
rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn; chỉ khi vận dụng kiến
thức vào giải bài tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
 Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực.
 Rèn luyện các kỹ năng như: cân bằng phương trình phản ứng, giải bài tập theo
công thức và phương trình…
 Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hàn lâm vào thực tiễn đời sống, lao động
sản xuất và bảo vệ môi trường.
 Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.
 Phát triển các năng lực: tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh
và sáng tạo.
 Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh.
 Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa

học.

SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

1.2.2. Xu hướng phát triển bài tập hóa học
Thực tế cho thấy có nhiều bài tập hóa học còn quá nặng nề về thuật toán, kiến thức
hàn lâm, ít liên hệ với thực tế hoặc mô tả không đúng với các quy trình hóa học. Khi
giải các bài tập này thường mất thời gian tính toán toán học, kiến thức hóa học lĩnh hội
được không nhiều và hạn chế khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học hóa học của học
sinh. Các dạng bài tập này dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức
tạp, rối rắm với học sinh làm cho các em thiếu tự tin vào khả năng của bản thân dẫn đến
chán học, học kém.
Định hướng xây dựng chương trình sách giáo khoa Phổ thông của Bộ GD&ĐT
(năm 2002) chú trọng đến tính thực tiễn và đặc thù của môn học trong lựa chọn kiến
thức nội dung sách giáo khoa. Quan điểm thực tiễn và đặc thù của hóa học cần được
hiểu:
 Nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội cộng
đồng.
 Nội dung kiến thức phải gắn với thực hành, thí nghiệm hóa học và tăng cường
thí nghiệm hóa học trong nội dung học tập.
 Bài tập hóa học phải đa dạng, nội dung hóa học thiết thực trên cơ sở của định
hướng xây dựng chương trình hóa học phổ thông thì xu hướng phát triển chung
của bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu:

 Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà
cần chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư
duy hóa học và hành động cho học sinh. Kiến thức mới hoặc kiểm nghiệm
các dự đoán khoa học.
 Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng
dụng của hóa học trong thực tiễn. Thông qua các dạng bài tập này làm cho
học sinh thấy được việc học hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức
hóa học rất gần gũi thiết thực với cuộc sống. Ta cần khai thác các nội dung
về vai trò của hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường và các
hiện tượng tự nhiên, để xây dựng các bài tập hóa học làm cho bài tập hóa
học thêm đa dạng kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập bộ môn.
 Bài tập hóa học định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

bởi các thuật toán mà chú trọng đến nội dung hóa học và các phép tính được sử
dụng nhiều trong tính toán hóa học.
 Cần sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan, chuyển hóa một số dạng bài tập
tự luận, tính toán định lượng sang dạng trắc nghiệm khách quan.
Như vậy xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay hướng đến rèn luyện
khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các
mặt: lý thuyết, thực hành và ứng dụng. Những bài tập có tính chất học thuộc trong các
bài tập lý thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập đòi hỏi sự tư duy, tìm tòi.
1.2.3. Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc phát triển năng lực nhận thức

của học sinh
Trong học tập hoá học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy
cho học sinh là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện để thông
qua hoạt động này các năng lực tư duy được phát triển, học sinh sẽ có những phẩm chất
tư duy mới, thể hiện ở:
 Năng lực phát hiện vấn đề mới.
 Tìm ra hướng mới.
 Tạo ra kết quả học tập mới.
Để có được những kết quả trên, người giáo viên cần ý thức được mục đích của
hoạt động giải bài tập hóa học, không phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà còn là phương
tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hoá học cho học sinh. BTHH phong phú và đa
dạng, để giải được bài tập hóa học cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng
các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, ... Qua
đó học sinh thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả
năng hiểu biết của bản thân.
Thông qua hoạt động giải bài tập sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện và phát triển
thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới
của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn
diện của học sinh.
1.3. TRẮC NGHIỆM TRONG MÔN HÓA HỌC PHỔ THÔNG
1.3.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan
A. R. Petropxki (1970) cho rằng: “Test là bài tập làm trong thời gian ngắn mà việc
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai


thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất lượng có thể coi là dấu hiệu
của sự hoàn thiện một số chức năng tâm lí”
S. G. Gellersterin (1976) cho rằng: “Test là thử ngiệm mang tính chất bài tập xác
định, kích thích hình thức nhất định của tính tích cực và thực hiện cái dùng đánh giá
định lượng, định tính, dùng làm dấu hiệu của sự hoàn thiện những chức năng nhất định”.
Theo GS Dương Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng
của người học, ở bất cứ cấp học nào, bất cứ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên hay khoa học xã hội” [15]
Cho đến nay, người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là những bài tập nhỏ, những câu hỏi
nhỏ, bài tập không phải lập luận, trình bày, diễn đạt, có các câu trả lời sẵn, yêu cầu học
sinh suy nghĩ trong thời gian ngắn (từ 1 đến 2 phút) rồi dùng một ký hiệu đơn giản đã
được quy ước sẵn để trả lời.
1.3.2. Chức năng của trắc nghiệm khách quan [6], [7], [13].
Với người dạy, sử dụng trắc nghiệm nhằm:
 Cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh phương pháp, nội dung cho phù
hợp;
 Khảo sát kết quả học tập của một số đông học sinh, có thể sử dụng lại bài khảo
sát vào thời điểm khác;
 Nắm bắt được trình độ của học sinh, từ đó đưa ra quyết định nên dạy những gì
và dạy bắt đầu từ đâu;
 Ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận của học sinh;
 Muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc phần lớn vào chủ quan
của người chấm bài;
 Khuyến khích học sinh học đều, rèn luyện tính năng động, chủ động, sáng tạo
trong học tập;
 Chấm nhanh và có kết quả sớm;
 Nâng cao hiệu quả giảng dạy…
Với người học, sử dụng trắc nghiệm nhằm:
 Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng;

 Nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc trong học tập;
 Nâng cao hiệu quả của quá trình tự học;
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

 Dễ dàng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống;
 Rèn luyện các kỹ năng tư duy như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, ghi
nhớ, lựa chọn và phán đoán nhanh;
 Rèn luyện khả năng xử lý nhiều loại thông tin (có khi là trái ngược nhau).
1.3.3. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm [6], [13].
Có hai loại trắc nghiệm là trắc nghiệm tự luận (thường gọi tắt là tự luận) và trắc
nghiệm khách quan (thường gọi là trắc nghiệm).
1.3.3.1. Trắc nghiệm tự luận (câu hỏi tự luận)
a. Khái niệm
Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng
công cụ đo lường là các câu hỏi hay bài toán, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng
ngôn ngữ và khả năng của riêng mình trong một khoảng thời gian định trước.
Khi kiểm tra, bài trắc nghiệm tự luận thường có ít câu hỏi vì ngoài thời gian suy
nghĩ còn thời gian để viết câu trả lời sao cho rõ ràng, mạch lạc.
Trắc nghiệm tự luận có thể được sử dụng để đánh giá một dãy rất rộng các năng
lực nhận thức của học sinh, nhất là năng lực cấp cao như: phân tích, tổng hợp, giải quyết
vấn đề, đánh giá.
Tuy nhiên, đề thi, đề kiểm tra theo dạng này thường không rộng về mặt kiến thức.
Trong một chừng mực nào đó, bài trắc nghiệm tự luận được chấm một cách chủ quan

và nếu nhiều người chấm khác nhau thì có thể không thống nhất về một số mặt, thậm
chí là gần như toàn bài.
b. Ưu điểm
 Việc thiết kế không quá khó khăn, ít tốn thời gian.
 Đòi hỏi học sinh phải tự trả lời và diễn đạt bằng ngôn ngữ của riêng mình nên
có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu, hiểu bài đồng thời kiểm tra được các kỹ
năng, kỹ xảo khi trả lời các câu hỏi lý thuyết cũng như các bài toán của học sinh.
Từ đó, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Những
kiến thức học sinh hiểu sai sẽ được giáo viên sửa chữa kịp thời;
 Hình thành cho học sinh thói quen sắp đặt các ý tưởng, suy diễn, khái quát hóa,
phân tích, tổng hợp… phát huy tính độc lập trong tư duy sáng tạo.
c. Nhược điểm
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

 Độ bao phủ nội dung thấp vì không thể sử dụng nhiều câu hỏi tự luận trong một
bài kiểm tra;
 Học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ;
 Việc chấm điểm phụ thuộc vào tính chủ quan, trình độ của người chấm;
 Việc chấm điểm mất nhiều thời gian, phức tạp và không có độ tin cậy cao;
 Nếu nhiều người chấm thì kết quả có sự khác nhau ngoài ra có khi giáo viên
chấm cùng một bài ở hai thời điểm khác nhau lại có hai kết luận khác nhau.
d. Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi tự luận
 Chỉ sử dụng câu hỏi tự luận để đánh giá những mục tiêu học tập mà những

phương pháp khác không thể đánh giá được;
 Thiết kế câu hỏi hướng trực tiếp vào những mục tiêu cần đánh giá;
 Câu hỏi phải truyền đạt thật rõ ràng tới học sinh những nhiệm vụ mà các em
phải hoàn thành;
 Chuẩn bị thật cẩn thận đáp án trước khi bắt đầu chấm và không thay đổi đáp án
trong lúc chấm;
 Một bài làm phải được ít nhất hai người chấm;
 Người chấm không nên biết học sinh nào đã làm bài đó.
1.3.3.2. Trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách chấm
không phụ thuộc vào người chấm.
b. Ưu điểm
 Nội dung kiến thức kiểm tra trong phạm vi rộng nên chống được khuynh hướng
học tủ, học lệch;
 Số lượng câu hỏi nhiều, đủ cơ sở tin cậy để đánh giá chính xác trình độ học sinh
thông qua kiểm tra;
 Chấm bài nhanh và chính xác có thể dùng máy chấm với số lượng lớn bài thi;
 Việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc soạn thảo các bài kiểm tra, bài thi
giúp hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài.
c. Nhược điểm
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai


 Việc soạn câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và công sức;
 Tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra;
 Hạn chế việc thể hiện năng lực diễn đạt, năng lực sáng tạo, khả năng lập luận
của học sinh;
 Không luyện tập được cho học sinh cách trình bày bài làm;
 Có yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
1.3.4. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan và ưu nhược điểm [13], [17].
Trắc nghiệm khách quan là một công cụ đo lường tâm lý, đo lường giáo dục, nhằm
đánh giá thành quả học tập, tuy không phải là công cụ đo lường duy nhất, song trắc
nghiệm khách quan ngày càng tỏ rõ hiệu năng và càng trở nên đắc dụng trên thế giới.
Tuy nhiên, trắc nghiệm khách quan chỉ thật sự phát huy tác dụng khi người sử dụng
hoặc người soạn trắc nghiệm khách quan phân biệt được các hình thức câu trắc nghiệm
khách quan khác nhau và sử dụng chúng một cách phù hợp.
1.3.4.1. Câu trắc nghiệm đúng – sai (True - False)
Có thể là những phát biểu được đánh giá là đúng hay là sai hoặc chúng có thể là
những câu hỏi trực tiếp để trả lời là “có” hay “không”
 Sử dụng: để kiểm tra nhiều dạng năng lực nhận thức của học sinh như:
 Kiến thức ghi nhớ, sự thông hiểu và kỷ năng vận dụng cơ bản;
 Khả năng suy luận logic và giải quyết vấn đề.
 Ưu điểm:
 Kiểm tra nhanh chóng một khối lượng kiến thức đáng kể;
 Đánh giá một dải rộng các năng lực của học sinh nhất là khi thiết kế cẩn
thận;
 Rất hiệu quả trong việc đánh giá khả năng phân biệt giữa sự thật và quan
điểm cũng như nhận dạng mối quan hệ nhân quả;
 Độ bao phủ nội dung cao vì có thể sử dụng nhiều câu Đ – S trong một bài
kiểm tra;
 Việc chấm bài nhanh chóng, đơn giản, khách quan và độ tin cậy cao.
 Nhược điểm:

 Không thể áp dụng câu hỏi dạng này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao;
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

 Khó phát hiện được yếu điểm của học sinh;
 Không tạo điều kiện cho học sinh những sắc thái tinh tế có ý nghĩa hay
nhiều cách trả lời sáng tạo hơn;
 Độ tin cậy thấp, độ may rủi cao (50 %).
 Đề trắc nghiệm đúng – sai phải đảm bảo:
 Đúng cấu trúc câu hỏi trắc nghiệm Đ – S: phần dẫn và phần thông tin của
câu hỏi;
 Mỗi câu hỏi chỉ nên bao hàm một hàm ý. Cần đảm bảo tính đúng – sai của
câu là đơn giá. Chỉ gồm 2 lựa chọn đúng hoặc sai;
 Câu trắc nghiệm phải hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai;
 Tránh dùng câu hỏi quá dài và phức tạp. Tập trung vào kiến thức trọng
tâm;
 Tránh sử dụng nguyên văn trong sách giáo khoa.
 Chú ý:
 Chất lượng câu hỏi khi đánh giá phải đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng
của chương trình hóa học phổ thông hiện hành.
 Không dùng câu hỏi phủ định hai lần;
 Sử dụng hạn chế các từ phủ định, câu mang ý nghĩa tổng quát.
1.3.4.2. Câu trắc nghiệm ghép đôi (matching test)
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, thường có hai nhóm thông

tin là câu dẫn và câu đáp người làm phải ghép nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với
một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai thỏa mãn yêu cầu của đề kiểm tra.
 Sử dụng: để đánh giá những năng lực nhận thức cơ bản như kiến thức ghi nhớ
và những tương quan đơn giản giữa những mảng kiến thức. Các tài liệu trực
quan như bản đồ, sơ đồ, hình vẽ.
 Ưu điểm
 Có thể sử dụng để kiểm tra nhiều vấn đề trong thời gian ngắn;
 Việc chấm bài dễ dàng, nhanh chóng, khách quan, độ tin cậy cao;
 Có thể dùng loại câu này để đo các mức trí năng khác nhau. Đặc biệt hữu
hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối
tương quan.
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Ngọc Mai

 Nhược điểm
 Chỉ thích hợp cho kiểm tra kiến thức ghi nhớ. Nếu lạm dụng sẽ đưa đến
trình trạng học vẹt;
 Nếu danh sách mỗi cột dài sẽ gây tốn thời gian cho học sinh đọc trước khi
ghép đôi;
 Việc thiết kế câu hỏi đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức.
 Đề thi trắc nghiệm ghép đôi phải đảm bảo
 Cần nêu rõ tiêu chí ghép đôi ngay từ đầu;
 Sử dụng thông tin đồng nhất, cùng loại cho từng nhóm đề mục;
 Số đề mục dẫn và số đề mục trả lời không nên bằng nhau;

 Các đề mục nên được sắp xếp theo thứ tự chữ cái hoặc thứ tự số học.
1.3.4.3. Câu trắc nghiệm điền khuyết (Filling test): gồm 2 dạng
Chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay cũng có thể gồm những câu
phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống . Căn cứ vào dữ liệu thông tin đã cho mà học
sinh phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ hoặc kí hiệu thích hợp.
 Sử dụng: để kiểm tra những năng lực nhận thức cơ bản của học sinh nhất là hai
mức độ đầu tiên trong cách phân loại Bloom: ghi nhớ kiến thức và thông hiểu.
Tuy nhiên nó cũng tỏ ra có hiệu quả trong việc kiểm tra năng lực tính toán.
 Ưu điểm
 Đòi hỏi học sinh phải biết hoặc hiểu để tìm ra từ hoặc cụm từ cần điền;
 Việc thiết kế câu hỏi dễ dàng đối với các môn tự nhiên;
 Hạn chế được xác suất đúng do may mắn.
 Nhược điểm
 Không thích hợp cho việc kiểm tra năng lực nhận thức cấp cao;
 Khi soạn thảo thường dễ trích nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa;
 Kém khách quan và tốn thời gian trong công tác chấm bài;
 Đề thi trắc nghiệm điền khuyết phải đảm bảo;
 Không nên đặt quá nhiều khoảng trống và nên đặt ở cuối câu;
 Phần điền khuyết nên là một từ hoặc một cụm từ mang tính chất đặc trưng;
 Cung cấp đầy đủ thông tin để chọn từ hoặc cụm từ để trả lời và chỉ có một
SVTH: Huỳnh Anh Kiệt

13


×