Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA hóa học NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG dạy và học môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 129 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM HÓA HỌC
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Sƣ phạm Hóa học
Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

Trịnh Thanh Ngoan
MSSV: B1200605
Lớp: Sƣ phạm Hóa học K38

Cần Thơ – 5/2016


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thủy
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.


Tôi xin chân thành cảm ơn 2 bạn làm tiểu luận đã giúp tôi trong việc thực hiện
đề tài này, bên cạnh đó xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong Bộ môn Sư phạm Hóa học
đã góp ý và giúp tôi tích lũy nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho quá trình thực
hiện đề tài này và giảng dạy ở trường phổ thông trong đợt thực tập.
Xin cảm ơn quý thầy cô đang giảng dạy ở các trường phổ thông mà tôi đã liên
hệ, giúp đỡ tôi rất nhiều cho việc hoàn thành đề tài này.
Cám ơn các bạn lớp Sư phạm Hóa học K38 đã giúp đỡ tôi trong việc hỗ trợ các
công việc tổ chức, và các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc điều tra ý
kiến trong quá trình tiến hành thực nghiệm.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình là động lực chính cho tôi trong suốt
thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 05 năm 2016

Tác giả

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................................1
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................2
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................................................2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................................2
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.............................................................................................................2
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................................2
8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................4
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................................4
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA [6] .......................................................4
1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................................................4
1.2.2. Mục đích của hoạt động ngoại khóa .......................................................................................5
1.2.3. Nguyên tắc..............................................................................................................................6
1.2.4. Để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả ...................................................................................6
1.3. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CÓ NỘI DUNG HÓA HỌC [6] ...................................................7
1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học ..............................................................................7
1.3.2. Đặc điểm hoạt động ngoại khóa hóa học ...............................................................................7
1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học .............................................................9
1.3.4. Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa hóa học...........................................................................10
1.3.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học [4],[6],[17] .......................................10
1.3.5.1. Tham quan .....................................................................................................................10
1.3.5.2. Hội vui hóa học .............................................................................................................14
1.3.5.3. Câu lạc bộ hóa học ........................................................................................................16
1.3.6. Một số phƣơng pháp dùng trong hoạt động ngoại khóa hóa học [4],[6],[17] ......................19
1.3.6.1. Phƣơng pháp đóng vai ...................................................................................................19
1.3.6.2. Phƣơng pháp làm việc theo nhóm .................................................................................20
1.3.6.3. Phƣơng pháp thuyết trình ..............................................................................................21

1.3.6.4. Phƣơng pháp trực quan .................................................................................................21
1.3.6.5. Phƣơng pháp xử lý tình huống ......................................................................................21
1.3.6.6. Phƣơng pháp kể chuyện ................................................................................................22
1.3.6.7. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..............................................................................................22
1.4. NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC [6] ...........23
1.5. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA [6] .....................................................25
1.5.1. Xác định chủ đề ngoại khóa .................................................................................................25
1.5.2. Lựa chọn hình thức tổ chức ..................................................................................................25
Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

1.6. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA HÓA HỌC [6] ............................................................25
1.6.1. Xây dựng hoạt động ngoại khóa hóa học .............................................................................25
1.6.2. Vai trò của việc xây dựng hoạt động ngoại khóa hóa học....................................................28
1.6.2.1. Vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu đối với ngƣời giáo viên trong HĐNK .................28
1.6.2.2. Vai trò của giáo viên trong HĐNK ...............................................................................29
1.6.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên trong HĐNK ...........................................................................29
1.6.2.4. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên ..............................................29
CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ..........................................................31
2.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ..........................................................................31
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:..........................................................................................................31
2.1.2. Điều tra GV thực trạng HĐNK hóa học ở trƣờng THPT .....................................................31
2.1.3. Kết quả điều tra GV sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học ...................................32
2.4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC [4],[6] ......................................................37

2.4.1. Hình thức ngoại khóa “ĐƢỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA” ................................................37
2.4.2. Hình thức ngoại khóa “RUNG CHUÔNG VÀNG” .............................................................48
2.4.3. Hình thức ngoại khóa “HÁI HOA DÂN CHỦ ” ..................................................................56
2.5. SỬ DỤNG GIÁO ÁN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC [6] .......62
2.5.1. Thời gian tiến hành...............................................................................................................62
2.5.2. Nội dung kiến thức ...............................................................................................................63
2.5.3. Đối tƣợng .............................................................................................................................64
2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM .....................................................................................................64
2.6.1. Mục đích...............................................................................................................................64
2.6.2. Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................................................64
2.7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................65
2.7.1. Kết quả điều tra HS trƣớc khi tổ chức HĐNK hóa học ........................................................65
2.7.2. Kết quả điều tra HS sau khi tổ chức HĐNK hóa học ...........................................................74
2.7.3. Đánh giá chung về kết quả điều tra HS ................................................................................78
2.7.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ..............................................................................79
2.8. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .........................................................................................................80
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................81
3.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................81
3.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................................83
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................................85

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ


DANH MỤC BẢNG

STT

Số hiệu

Tên bảng

1

1.1

Các hình thức tổ chức HĐNK hóa học

50

2

1.2

Thời gian HS dành học môn Hóa ở nhà mỗi ngày

50

3

1.3

Những môn thi TNPT mà HS lựa chọn


51

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Trang

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH
STT

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1

Hình 1

Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của các hình thức
HĐNK hóa học


32

2

Hình 2

Biểu đồ thể hiện các môn học HS chọn thi TNPT

66

Biểu đồ thể hiện mức độ ham thích HĐNK hóa học trƣớc
3

Hình 3

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

và sau tổ chức

75

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS

:học sinh

GV

:giáo viên

BCH

:ban chấp hành

BCS

:ban cán sự

HĐNK

:hoạt động ngoại khóa

HĐGD NGLL

:hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

THPT

:trung học phổ thông


TN

:thực nghiệm

ĐC

:đối chứng

NXB

:nhà xuất bản

MC

:ngƣời dẫn chƣơng trình

BGK

:ban giám khảo

BTC

:ban tổ chức

SGK

:sách giáo khoa

GVCN


:giáo viên chủ nhiệm

CSVC

:cơ sở vât chất

Chuyên ngành Sƣ phạm Hóa học

Bộ môn Sƣ phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật giáo dục Số: 38/2005/QH11, điều 28.2 đã nêu“ Phƣơng pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Song song với luật giáo
dục của quốc hội khóa 11, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã đƣa vào chƣơng trình phổ
thông có một nội dung mới, trong đó có Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Từ nhiều năm qua, HĐNGLL ở một số trƣờng PTTH vẫn chƣa thực hiện vì
không phải bắt buộc. Nhƣng khi áp dụng vào chƣơng trình dạy học ở trƣờng thì hoạt
động này trở nên khá mới mẻ, cho nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện. Nội
dung kiến thức vẫn chỉ là phần cứng, phần lớn là đƣa các lý thuyết trong SGK đã trình
bày không có ý tƣởng sáng tạo mới, gây cho HS cảm thấy nhàm chán do lặp lại kiến

thức, HS khó tiếp nhận. Ngƣời tổ chức hay GV không nắm vững các nguyên tắc, vẫn
chƣa có kinh nghiệm khi dự định tổ chức. Trong lĩnh vực giáo dục thì vấn đề này đang
đƣợc quan tâm và tiến hành triển khai để làm sao cho từ việc tổ chức hoạt động ngoại
khóa này mà HS có thể nắm vững đƣợc các kiến thức trọng tâm mà bên cạnh đó có thể
bổ sung thêm các kiến thức bên ngoài, làm giàu thêm kinh nghiệm sống, phát triển các
kỹ năng cho HS trong các vấn đề, giúp HS có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn.
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài: “XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN
HÓA HỌC” đƣợc thực hiện nhằm đóng góp vào định hƣớng đổi mới giáo dục theo
định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học và góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học
môn Hóa học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nội dung hóa học dành cho học sinh lớp
10 và 11. Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học góp phần đƣa chất lƣợng
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

1

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

dạy và học ở trƣờng PTTH đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới giáo dục
theo định hƣớng thay đổi SGK sau năm 2018.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa.

- Tìm hiểu, điều tra thực trạng các hoạt động ngoại khóa ở trƣờng THPT.
- Nghiên cứu cách tổ chức liên hệ các nội dung của hóa học có thể áp dụng vào
hoạt động ngoại khóa.
- Sƣu tầm, tham khảo và sáng tạo những hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Xây dựng các buổi ngoại khóa có nội dung hóa học.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
- Rút ra bài học và các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại
khóa.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng là Giáo viên và Học sinh của các trƣờng THPT trên địa bàn TP. Cần
Thơ.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chƣơng trình SGK hóa học THPT
- Các sách tham khảo liên quan đến hóa học.
- GV dạy Hóa và HS lớp 10 và 11 thuộc 4 trƣờng THPT (Nguyễn Việt Hồng,
Phan Ngọc Hiển, Thực hành Sƣ phạm, Bình Thủy).
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc đƣa hoạt động ngoại khóa vào trong quá trình học của HS sẽ gây hứng thú
trong việc ôn lại kiến thức sau giờ học chính, tạo khoảng thời gian cho HS có thể giải
tỏa căng thẳng, phát triển đƣợc kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

2

Bộ môn Sư phạm Hóa học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

- Sử dụng công cụ đánh giá: phiếu thăm dò, bảng câu hỏi (câu hỏi đóng và mở).
8. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm, đề tài đã có những đóng góp
sau:
- Về mặt lí luận: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động ngoại khóa:
+ Nêu rõ tác dụng của nội dung hóa học trong hoạt động giáo dục ngoại khóa.
+ Đề ra những yêu cầu và quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa
hóa học.
- Về mặt thực tiễn:
+ Tổ chức đƣợc các hoạt động gắn giữa nội dung hóa học và hoạt động ngoại
khóa, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
và học môn Hóa học.
+ Rút ra bài học và tổng hợp kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động tiếp
theo có hiệu quả hơn.

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

3

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016


Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có thể nêu ra một số bài viết và đề tài nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa nhƣ:
+ Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Tổ chức hoạt động NGLL có nội dung hóa học
góp phần giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT” của tác giả Lê Thị Kim Dung
(2008), trƣờng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
+ Luận văn thạc sĩ “Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung
hóa học cho học sinh lớp 10 và lớp 11 trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hà (2009), trƣờng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
+ Luận văn thạc sĩ “Thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 trung học phổ
thông” của tác giả Hồ Thị Thùy Giang (2011), trƣờng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Các đề tài nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu các hoạt động NGLL theo chủ
điểm từng tháng theo hƣớng dẫn thông tƣ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có lồng ghép
nội dung hóa học. Nội dung kiến thức hóa học mà các tác giả đƣa vào chƣa đa dạng,
nhằm mục đích tạo sân chơi mới mẻ hơn…Các tác giả cũng chƣa tìm hiểu sâu sắc về
các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học cũng nhƣ cách thiết kế, tiến hành sự đa
dạng của các chủ đề mà học sinh có thể tham gia và phát huy đƣợc các kỹ năng dựa
vào kiến thức chƣơng trình SGK Hóa học.
Với mục tiêu dạy học định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học, đề tài nghiên
cứu trong luận văn tốt nghiệp này sẽ là nguồn tƣ liệu bổ ích thiết thực cho GV khi tổ
chức ngoại khóa hóa học, kế hoạch tổ chức sẽ đi sâu vào các bƣớc chuẩn bị, tiến hành,
thiết kế các giáo án mẫu, hệ thống câu hỏi sử dụng trong hoạt động ngoại khóa hóa
học theo từng chủ đề tạo sự thuận tiện cho GV trong tổ chức HĐNK hóa học.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA [6]
1.2.1. Khái niệm
- Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) đƣợc hiểu nhƣ là những hoạt động đƣợc tổ chức
ngoài giờ học chính khóa, thƣờng mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. HĐNK là
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học


4

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

sựu tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đƣờng gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo
nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh – sinh viên, là việc tổ
chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh – sinh viên về khoa học kỹ
thuật lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ,
thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,… HĐNK đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc bổ sung những kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh – sinh viên,
giúp các bạn trở thành một con ngƣời toàn diện hơn và cuộc sống của bạn sẽ trở nên
thú vị hơn.
1.2.2. Mục đích của hoạt động ngoại khóa
- Phát triển đƣợc những kỹ năng phi học thuật làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh
đạo, hòa nhập, tƣ duy sáng tạo. Những kỹ năng này là rất cần thiết cho cuộc sống ở đại
học và cho cả công việc sau khi tốt nghiệp.
- Khám phá ra sở thích, sở trƣờng, sở đoản của bản thân, việc tham gia haotj
động ngoại khóa sẽ giúp theo đuổi xa hơn những sở thích và đam mê đó.
- Làm cho cuộc sống vui hơn, thông qua hoạt động ngoại khóa, chúng ta sẽ có
thêm những ngƣời bạn mới, có những kỷ niệm, bài học và kinh nghiệm đáng nhớ, và
trở thành một con ngƣời thú vị và toàn diện hơn.
- Thể hiện rõ con ngƣời của bản thân, với tính cách, sở thích, và khả năng riêng.
Vì vậy, hoạt động ngoại khóa là một nơi để chính con ngƣời trong chúng ta lên tiếng.
- Nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh – sinh viên, thông qua hoạt

động, học sinh – sinh viên sẽ lĩnh hội thêm những kiến thức cần thiết cho bản thân
trong học tập cũng nhƣ đời sống thƣờng nhật.
- Tạo cơ hội cho học sinh – sinh viên kiểm tra kiến thức cũng nhƣ độ nhạy bén
của bản thân, tạo điều kiện vừa học tập vừa vui chơi.
- Giúp học sinh – sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về mối liên hệ giữa kiến
thức và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành, giúp học sinh – sinh viên hình thành
thái độ đúng đắn trƣớc những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi
của mình, đấu tranh với những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi
của mình, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, cảm thụ và đánh giá cái đẹp của cuộc
sống.
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

5

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

1.2.3. Nguyên tắc
- Phải xác định rõ vị trí của vấn đề ngoại khóa trong chƣơng trình chung của môn
học, phải bao quát đƣợc kiến thức, tránh xáo trộn và trùng lặp kiến thức, phải gợi ý tò
mò, ham tìm hiểu cho học sinh.
- Hình thức ngoại khóa phải sinh động, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, phải huy
động tích cực các em vào quá trình tìm kiếm dữ liệu, khám phá tri thức, phát hiện vấn
đề, biết nêu quan điểm, báo cáo kết quả khảo sát của mình trên cơ sở cùng khảo sát
một hoạt động tập thể.
- Nội dung ngoại khóa phải đảm bảo tính thiết thực – bổ ích, tính thực tiễn – khả

thi, tính ứng dụng – thực hành cao, phù hợp với tâm lý và trình độ nhận thức của học
sinh.
- Vai trò của ngƣời giáo viên là cực kỳ quan trọng, ngƣời giáo viên có vai trò
định hƣớng, gợi ý cách hiểu vấn đề, sửa lỗi, đƣa ra nhận xét, đánh giá chính xác, động
viên và khích lệ tinh thần tập thể ở các em.
1.2.4. Để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả
Hoạt động cần hấp dẫn và sinh động, tránh quan niệm còn nặng về hoạt động
nội khóa, nhẹ về ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa thƣờng đƣợc xem nhƣ một hoạt
động giải trí, nên tránh tổ chức theo hình thức một chƣơng trình văn nghệ, thiếu nhất
quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn.
- Giáo viên thƣờng thƣờng là những ngƣời luôn chú trọng công tác chuyên môn.
Vì thế, kinh nghiệm tổ chứcoi sinh hoạt ngoại khóa còn hạn chế, nội dung và hình thức
các buổi sinh hoạt ngoại khóa cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu
quả các buổi hoạt động ngoại khóa chƣa cao. Vì vậy, cần rèn luyện cho đội ngũ giáo
viên tiếp cận cách thức tổ chức ngoại khóa và tổ chức hội nghị, họp bàn để đem lại
hiệu quả cao.
- Đầu tƣ cơ sở vật chất nhà trƣờng, mở rộng diện tích…, để đáp ứng nhu cầu
ngoại khóa.

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

6

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ


- Nhà trƣờng cần thành lập các câu lạc bộ, nhất là các câu lạc bộ chuyên môn của
từng tổ để thu hút học sinh tham gia. Qua đó học sinh có thể khám phá năng lực bản
thân trong nhiều môn, nhiều lĩnh vực và sau đó chọn cho mình môn yêu thích.
- Ngoài hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc tiến hành theo từng tháng
trong năm, nên gộp những hoạt động nhỏ lẻ vào phân phối chƣơng trình thành một
hoạt động lớn và đặc biệt hoạt động này cần đƣợc xem là một hoạt động thƣờng niên,
nằm trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trƣờng phổ thông. Có nhƣ vậy, hoạt động
ngoại khoá trong trƣờng phổ thông mới đƣợc duy trì một cách thƣờng xuyên và có
hiệu quả.
1.3. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CÓ NỘI DUNG HÓA HỌC [6]
1.3.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học
Ngoại khóa, extra-scolaire (tiếng Pháp), extra-curricular (tiếng Anh) là khái niệm
chỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của
ngƣời tham gia. Ở đây, có thể là một buổi thảo luận (theo chủ đề), là sinh hoạt các loại
hình câu lạc bộ thể thao, ngoại ngữ, thơ, văn…là các cuộc thi đố vui, là các buổi tham
quan hay các tổ chức (từ thiện, trại hè xanh…).
Theo ý kiến của tác giả Nguyễn Cƣơng thì “Hoạt động ngoại khóa là những hoạt
động học tập, giáo dục học sinh đƣợc tổ chức ngoài chƣơng trình bắt buộc và tự chọn
do giáo viên điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn thể, xã hội”.
Hoạt động ngoại khóa có lồng ghép lý thuyết liên quan đến hóa học nhằm củng
cố, mở rộng kiến thức hóa học gọi là ngoại khóa hóa học.
- Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ
học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của ngƣời tham gia. Có thể là một buổi
thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, toán học, ngoại ngữ…
- Hoạt động ngoại khóa hóa học là hoạt động ngoại khóa có lồng ghép kiến thức
liên quan đến hóa học nhằm củng cố, mở rộng kiến thức hóa học.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động ngoại khóa hóa học

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học


7

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

Hoạt động ngoại khóa là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở
trƣờng phổ thông đƣợc tổ chức ngoài chƣơng trình bắt buộc và tự chọn nhằm thực hiện
các nhiệm vụ học tập. Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chƣơng trình chính
khóa, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn
giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chƣơng trình. Các giờ học
với số lƣợng thời gian hạn chế không thể thỏa mãn nhu cầu của học sinh và yêu cầu
của chƣơng trình, sách giáo khoa mới. Để giải quyết mâu thuẫn này, ngƣời ta tổ chức
các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào
sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hƣớng
của các em về một mặt hoạt động nào đó.
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:
- Hoạt động ngoại khóa đƣợc thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt
buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn
khổ khả năng và điều kiện tổ chức có đƣợc của nhà trƣờng.
- Hoạt động ngoại khóa có thể đƣợc tổ chức dƣới dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng
nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thƣờng kỳ, dạng đột xuất
nhân những dịp kỷ niệm hay lễ hội.
- Hoạt động ngoại khóa có thể đƣợc tổ chức theo những hình thức nhƣ: tổ ngoại
khóa, câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ thuật,…
- Nội dung ngoại khóa rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hóa, khoa học công nghệ,
thể dục thể thao, kĩ thuật,…nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu, làm phong phú

thêm những điều đã học trong các giờ nội khóa của môn học tƣơng ứng.
- Ngoại khóa do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh…với học sinh của một lớp hay một số lớp thực hiện.
- Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chƣơng trình chính khóa , đồng thời
với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu
nhận thức của học sinh với ké hoạch của chƣơng trình. Để giải quyết mâu thuẫn này,

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

8

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

ngƣời ta tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể
mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân.
- Họat động ngoại khóa có các đặc điểm sau:
+ Họat động ngoại khóa đƣợc thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt
buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn
khổ khả năng và điều kiện có đƣợc của nhà trƣờng.
+ Họat động ngoại khóa có thể đƣợc tổ chức dƣới nhiều dạng: dạng tập thể cả
lớp, dạng nhóm theo năng khiếu…
+ Họat động ngoại khóa có thể đƣợc tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: tổ
chức ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học, cuộc thi hóa học vui…
+ Hoạt động ngoại khóa môn hóa học do giáo viên chuyên ngành hóa học tổ
chức, thực hiện.

1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo nhà trƣờng.
- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng thực
nghiệm hóa học.
- Phát triển sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề
khoa học.
- Chuẩn bị hƣớng nghiệp, phát hiện và bồi dƣỡng thiên hƣớng, tài năng hóa học.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động công ích có nội dung hóa học: xây
dựng phòng thí nghiệm, đồ dung dạy học, bảo vệ môi trƣờng,…
- Tổ chức vui chơi, giải trí một cách bổ ích, trí tuệ.
Nhƣ vậy, hoạt động ngoại khóa hóa học có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối
với học sinh.
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

9

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng thực
nghiệm, hóa học.
- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết các
vấn đề khoa học.
- Chuẩn bị hƣớng nghiệp, phát hiện và bồi dƣỡng thiên hƣớng, tài năng hóa học.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung hóa học,

xây dựng phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, bảo vệ môi trƣờng,…
- Tổ chức vui chơi giải tri một cách bổ ích, trí tuệ.
Nhƣ vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với học
sinh.
1.3.4. Nguyên tắc hoạt động ngoại khóa hóa học
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phải đƣợc
lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện.
- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và đủ
điều kiện để thực hiện.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ động
và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh. Tự nó, sẽ là nguồn lực để động viên học
sinh tích cực tham gia.
- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cân đối giữa các loại
hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân.
- Huy động đƣợc sự giúp đỡ của nhà trƣờng, đoàn thể, địa phƣơng và hội cha mẹ
học sinh, những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa…Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Ban
giám hiệu và thầy cô giáo, có sự trợ giúp thiết thực về kinh phí tổ chức.
1.3.5. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học [4],[6],[17]
1.3.5.1. Tham quan
Đây là hình thức tổ chức cho học sinh thâm nhập thực tế bằng cách tham quan
viện bảo tàng, nhà máy, cơ sở sản suất có liên quan đến các nội dung hóa học. Hình
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

10

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016


Trường Đại học Cần Thơ

thức này có tác dụng gắn kiên thức lí thuyết với thực tiễn, giúp học sinh mở rộng sự
hiểu biết của mình, nâng cao hứng thú học tập môn hóa học, phát triển óc quan sát, óc
tò mò. Ngoài ra, học sinh còn tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức đƣợc học ở trƣờng với
kiến thức thực tiễn, rút ra những bài học bổ ích nhằm hoàn thiện thêm tri thức của
mình cũng nhƣ định hƣớng nghề nghiệp cho bản thân.
a. Phân loại
- Tham quan chuẩn bị: Giúp học sinh tích lũy hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc
lĩnh hội tri thức mới. Nó đƣợc tiến hành trƣớc khi bài học mới.
- Tham quan bổ sung: Minh họa những riêng rẽ, cung cấp những tài liệu để làm
chỗ dựa cho đàm thoại. Nó đƣợc tiến hành trong quá trình học tập.
- Tham quan tổng kết: Giúp học sinh củng cố, đào sâu những tri thức đã học. Nó
đƣợc tiến hành sau khi học xong một phần nào đó của chƣơng trình.
b. Tác dụng
- Mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết xung quanh những vấn đề do chƣơng trình quy
định.
- Bồi dƣỡng phƣơng pháp nhận thức nhờ quan sát, phân tích, tổng hợp những tƣ
liệu cụ thể đã thu thập đƣợc trong quá trình tham quan.
- Nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, tính tò mò khoa học.
- Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp, đảm bảo dạy học gắn liền với lao động
sản xuất, đời sống.
- Góp phần giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm cho học sinh: qua tham quan ngoại khóa,
các em có nhận thức đúng đắn về lao động của con ngƣời, bồi dƣỡng lòng yêu lao
động, yêu tổ quốc.
c. Các bƣớc tiến hành
Chuẩn bị:

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học


11

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

- Giáo viên (ngƣời tổ chức): Trong kế hoạch năm học, giáo viên cần đặt ra kế
hoạch tham quan một cách cụ thể: Mục đích, yêu cầu, nội dung, địa điểm tham quan,
đối tƣợng tham quan, thời gian tham quan, khả năng phối hợp của các bộ môn khác
cùng tham gia.
Sau khi tìm hiểu nơi sẽ tham quan và cân nhắc nội dung chƣơng trình, giáo viên
đặt kế hoạch tham quan gồm các phần:
+ Xác định địa điểm tham quan, có khảo sát cụ thể, từ đó mới vạch kế hoạch
(thời gian, nội dung tham quan), phổ biến đến học sinh.
+ Xác định mục đích yêu cầu: Quan sát cơ sở, cách thức tổ chức hay dây chuyền
sản xuất, nắm bắt trực quan các phản ứng, mô hình hóa học, bồi dƣỡng tinh thần lao
động, óc sáng tạo…
+ Xác định nội dung tham quan: Thay đổi khác nhau tùy theo địa điểm tham
quan, chỉ rõ nội dung cần tham quan tránh những khuynh hƣớng tản mạn, hỗn độn
trong tƣ duy và nhận thức (không phải ở địa điểm tham quan nào cũng chỉ nắm bắt các
mặt hàng sản xuất, hỏi chuyện với công nhân, có lúc là phải đi vào công nghệ sản xuất.
+ Cách thức tổ chức học sinh về nhân sự, về quản lý.
+ Nội dung các vấn đề cần trao đổi với học sinh: mục đích, yêu cầu, nội dung,
cách tiến hành và nội quy tham quan.
+ Phân phối thời gian đi, thời gian tham quan, thời gian về.
+ Các biện pháp tiến hành tổng kết.
+ Kế hoạch sử dụng các tài liệu sau khi tham quan.

- Học sinh (ngƣời tham gia)
+ Nắm bắt đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung tham quan.
+ Tìm hiểu thêm về đối tƣợng tham quan (qua tài liệu, thông tin trên mạng…).
+ Tự chuẩn bị các câu hỏi để phỏng vấn, điều tra nắm bắt các thông tin mới nhất.
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

12

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

Tiến hành tham quan
+ Cần tuân thủ các bƣớc giới thiệu tham quan, đi tham quan và kết thúc (cảm tạ,
chào hỏi cán bộ phụ trách các địa điểm tham quan).
+ Tiến hành tham quan dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Học sinh cần lƣu ý bám
sát các đối tƣợng tham quan (bằng cách riêng lẻ của mình: chụp hình, hỏi đáp, đƣa
phiếu tìm hiểu, ghi âm lời thoại, cũng nhƣ ghi chép đầy đủ các nội dung cần thiết).
Cần thống nhất với cán bộ, công nhân của nhà máy, xí nghiệp làm nhiệm vụ
hƣớng dẫn tập trung vào những vấn đề chính, tránh giới thiệu tản mạn.
- Giữ kỷ luật trật tự: hƣơng dẫn học sinh ghi chép, thu lƣợm kết quả cần thiết.
Chú ý hƣớng dẫn các em đi lại theo quy định, không vi phạm nội dung nơi đến, không
tự ý lƣợm lặt vật phẩm hay hỏi han, căt ngang lời thuyết minh của ngƣời hƣớng dẫn.
- Duy trì hứng thú của học sinh trong quá trình tham quan: Cần chú ý đến nội
dung của buổi tham quan, bố trí việc đi lại và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm cho
học sinh quá mệt.
Tổng kết:

- Nội dung tổng kết đƣợc xây dựng trên cơ sở các báo cáo của từng nhóm học
sinh về các vấn đề mà giáo viên đã phân công chuẩn bị trƣớc.
- Hình thức tổng kết có thể dƣới dạng thuyết trình, đàm thoại trong đó có thể cho
học sinh trình bày những báo cáo tổng kết về vấn đề đƣợc giao. Muốn vậy, học sinh
phải đƣợc chuẩn bị chu đáo, ngoài việc thu thập những thông tin có thể giới thiệu cho
học sinh tham khảo thêm tài liệu hoặc giúp đỡ học sinh các viết, cách trình bày để báo
cáo có chất lƣợng. Có thể kết hợp việc tổng kết với tổ chức hội vui, hội thi hóa học có
sử dụng những thông tin thu đƣợc từ buổi tham quan.
Lƣu ý:
+ Trƣớc khi tiến hành tham quan cần giới thiệu cho học sinh một cách khái quát
nơi sẽ đến, những kiến thức liên quan cần chú ý. Có thể giao cho từng tổ, nhóm học

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

13

Bộ môn Sư phạm Hóa học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

sinh những công việc cụ thể có sự chú ý đến sở trƣờng của họ. Yêu cầu học sinh viết
thu hoạch sau khi tham quan.
+ Cần tranh thủ sựu giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo, công nhân viên nơi đến để
họ tạo điều kiện hƣớng dẫn, giúp đỡ trong quá trình tham quan. Để việc tham quan
mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cho các bài học ở trƣờng phổ
thông, giáo viên cần đề xuất với nơi đến những yêu cầu cụ thể của mình.
Nhƣ vậy, việc tổ chức tham quan có tác dụng tốt, bổ trợ cho việc giảng dạy và

giáo dục học sinh trong nhà trƣờng, song để tham quan đạt mục đích đặt ra, giáo viên
phải xem xét, chuẩn bị chu đáo để khai thác nội dung, yêu cầu về mặt kiến thức cần bổ
sung cho học sinh, biết phối hợp hoạt động sao cho trong điều kiện cho phép đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất. Tránh để xảy ra tình trạng biến tham quan ngoại khóa học tập trở
thành một buổi tham quan đơn thuần.
1.3.5.2. Hội vui hóa học
Hội vui hóa học là một trong những hình thức ngoại khóa hóa học sôi nổi, hấp
dẫn, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều học sinh yêu thích hóa học. Dƣới hình
thức là các cuộc thi về hóa học ở nhiều nội dung đa dạng nhƣ đố vui, triển lãm, trò
chơi, kịch vui, thí nghiệm vui, ảo thuật hóa học… Nội dung các hoạt động mang tính
tìm tòi, chứa đựng các yếu tố bất ngờ, vui nhộn. Học sinh đƣợc kiểm tra đánh giá,
củng cố và tổng kết những kiến thức đã học. Không những thế, hội vui hóa học còn là
nơi các em học sinh đƣợc thể hiện chính mình, giao lƣu, học hỏi những kỹ năng xã hội
cũng nhƣ những kĩ năng cần thiết trong hóa học.
Tùy theo mục đích, điều kiện tổ chức có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau.
Tùy theo nội dung rộng, hẹp của hội vui ta có thể tổ chức theo:
Hội vui chuyên đề: Khi cần đi sâu giới thiệu cho học sinh một đề tài nào đó và
mọi hoạt động của thầy và trò đều xoay quanh chủ đề đó một cách trục tiếp hoặc gián
tiếp nhằm giúp học sinh hiểu rộng, sâu hơn một số kiến thức nắm thêm một số kỹ
năng, hiểu thêm một vài ứng dụng của đề tài nghiên tài nghiên cứu.
Hội vui tổng hợp: Tổng hợp các phần, tổ chức phối hợp với các môn khác, tổ
chức cho từng lớp, khối lớp hoặc toàn trƣờng.

Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

14

Bộ môn Sư phạm Hóa học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 38 – 2016

Trường Đại học Cần Thơ

a. Nội dung của hội vui hóa học
Ôn tập củng cố theo từng chuyên đề kiến thức hóa học.
Nói chuyện về lịch sử các nhà hóa học, các giai đoạn phát triển của hóa học.
Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống: Hóa học và thực phẩm, hóa
học và môi trƣờng,…
Tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi có dùng kiến thức hóa học.
Biểu diễn các thí nghiệm vui hóa học
b. Tổ chức hội vui hóa học
Trong công tác chuẩn bị, sau khi xác định chủ đề ngoại khóa, cần thông báo và
hƣớng dẫn cụ thể các phần việc cho đối tƣợng tham gia. Cần dự trù kinh phí, chuẩn bị
cơ sở vật chất, trang trí, thiết bị,… phục vụ cho buổi ngoại khóa. Trong điều kiện của
các nhà trƣờng phổ thông hiện nay, việc tổ chức theo hƣớng đơn giản và hiệu quả,
không nên quá cầu kỳ trong khâu chuẩn bị, trong việc trang trí.
Trong khâu tổ chức thực hiện có thể theo trình tự sau:
Khai mạc, giới thiệu nội dung buổi ngoại khóa: Có nhiều cách thực hiện phần
này. Có thể chiếu một đoạn phim về chủ đề ngoại khóa. Có thể bắt đầu bằng một bài
nói chuyện khoa học mở đầu về lịch sử vấn đề, về tiểu sử của nhà bác học liên quan.
Có thể ủy nhiệm cho một vài học sinh phụ trách phần mở đầu dƣới hình thức kịch
ngắn, vui mà các em đóng vai chính.
Biểu diễn các thí nghiệm, trò chơi vui, nêu các hiện tƣợng liên quan đến chủ đề:
Những trò chơi hoặc thí nghiệm biểu diễn này do thầy giáo hoặc nhóm học sinh phụ
trách, chuẩn bị kĩ lƣỡng và biểu diễn đảm bảo thành công ngay để có sức thuyết phục
học sinh. Sau đó giáo viên đóng vai trò là ngƣời dẫn dắt học sinh giải thích các hiện
tƣợng nêu ra. Sau quá trình thảo luận, trao đổi của học sinh, giáo viên cần chốt lại vấn
đề và giải thích thỏa đáng.
Tổ chức một số trò chơi: Có thể dùng trò chơi lí thuyết họa trò chơi thực hành.

Trong trò chơi lí thuyết, học sinh phải vận dụng kiến thức để giải đáp các câu đố vui,
các bài toán vui trong một khoảng thời gian ngắn. Các hình thức của trò chơi lí thuyết
có thể là “ Hái hoa” hoặc thi nhanh giữa các đội. Trong trò chơi thực hành, học sinh
cần bình tĩnh, thông minh để thực hiện những thao tác khéo léo cần thiết. Chẳng hạn,
phải suy nghĩ, phải tính toán, phải ƣớc lƣợng. Để tổ chức các trò chơi thực hành, cần
Chuyên ngành Sư phạm Hóa học

15

Bộ môn Sư phạm Hóa học


×