Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Hướng dẫn kỹ thuật thi công tấm cemboard thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 22 trang )

Hướng dẫn kỹ thuật thi công tấm cemboard Thái Lan
Kỹ thuật thi công
Nội dung chính
o

* CÁCH THI CÔNG SÀN BẰNG TẤM CEMBOARD

o

Bảng tải trọng tiêu chuẩn của hệ sàn làm bằng tấm cemboard

o

* CÁCH THI CÔNG VÁCH NGĂN (TƯỜNG) BẲNG TẤM CEMBOARD:



Video hướng dẫn thi công vách ngăn bằng tấm cemboard Thái Lan

o

* CÁCH THI CÔNG TRẦN VÀ MÁI LỢP BẰNG TẤM CEMBOARD:

o

* XỬ LÝ BỀ MẶT TẤM CEMBOARD:
Việc sử dụng tấm cemboard Thái Lan làm sàn chịu lực, vách ngăn chịu nước đã trở nên
phổ biến rộng rãi trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay, Qua loạt bài mà chúng tôi
giới thiệu về tấm cemboard có xuất xứ từ Thái Lan, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ để
tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp thi công sàn, vách ngăn bằng tấm cemboard. Các câu hỏi
thường đặt ra là:


+ Nên ứng dụng độ dày tấm bao nhiêu để làm sàn nhà dân dụng hoặc làm nhà xưởng
+ Tải trọng chịu lực của hệ sàn làm bằng tấm xi măng cemboard ?
+ Với các công trình hiện hữu có kết cấu khác nhau thì thi công như thế nào?
+ Nhà có khẩu độ lớn thì thi công ra sao?
+ Những công trình nào thích hợp với phương pháp thi công này
+ Tấm cemboard có làm vách ngăn ngoài trời, có khả năng chống cháy chịu nước đươc
không
+ Chi phí ra sao khi sử dụng tấm cemboard làm sàn thay cho các phương pháp truyền
thống?
+ Thời gian thi công cho sàn? khả năng cách âm , chống dột , chống mối mọt khi sử dụng
tấm cemboard Thái Lan?
Để giải đáp cho những ý kiến trên, chúng tôi xin giới thiệu bài viết hướng dẫn chi tiết cách
thi công tấm cemboard thái lan làm sàn, vách ngăn chịu nước với các công trình đã và đang
ứng dụng thi công tại Việt Nam.
* CÁCH THI CÔNG SÀN BẰNG TẤM CEMBOARD *


Cho phần sàn, tấm Cemboard có độ dày 14mm, 16mm, 18mm, 20mm được lựa chọn làm
sàn nâng chịu lực đạt tiêu chuẩn của xây dựng.

Hình 1: Kết cấu lắp đặt sàn bằng tấm cemboard
Thiết kế hệ khung sắt chịu lực:
Thanh chính (đà ngang): là các thanh đứng (sắt U, I hoặc hộp) chịu lực theo phương dọc.
Thanh phụ: là các thanh ngang (sắt hộp) chịu lực theo phương ngang. Khung xương được
tạo thành bởi các thanh chính và thanh phụ liên kết với khung xương bằng mối hàn hoặc liên
kết bằng bản mã sắt.
Hệ khung chính nhịp cách nhau 1220mm. Nhịp phụ cách nhau 407mm. Thanh đôi nên
dùng cho phần bắt đường ghép.



Đưa tấm cemboard vào hệ khung. Toàn bộ phần cạnh của tấm phải nằm trên hệ khung.
Khe ghép hở từ 2-3mm tránh việc co rút của tấm vì nhiệt độ thay đổi của môi trường có thể
làm co rút hay giãn nở tấm.


Sử dụng vít tự khoan 40mm. Khoảng cách vít trên phần đường cạnh 20-30cm. Ở phần
giữa tấm khoảng cách vít 30-40cm.
Tránh cho tấm bị nứt, đinh nên cách đường mép cạnh trên và cạnh dưới 2 cm và cách
đường cạnh bên trái và bên phải 1.5 cm.


Lau sạch bề mặt tấm và đưa thêm thanh chèn vào khe nối trước khi bơm keo vào khe hở
để tiết kiệm lượng keo cần sử dụng và tiến hành trải thảm, lót sàn gỗ, sàn nhựa… Nếu lót
gạch men thì không cần thiết phải xử lý khe hỡ bằng keo vì hệ vữa sẽ trám kín toàn bộ các
khe hỡ.
Tiến hành trãi lưới chống nứt để tạo sự liên kết giữa hệ vữa và bề mặt tấm, chống hiện
tường nứt vữa và gia tăng sự đàn hồi cho hệ vữa, cố định lưới bằng vít đầu dù và tiến hành
trãi vữa, lót gạch nền. Việc trãi thêm lớp vữa dày từ 3 – 4 cm sẽ giúp cho hệ sàn cemboard
thêm chắc chắn và ổn đinh.


Sau khi lắp đặt tấm cemboard vào hệ khung sắt, tiến hành bắt lưới, trải vữa và hoàn thiện
bằng lót gạch men


Tấm cemboard rất thích hợp cho việc cơi nới, nâng tầng cho các chung cư, nhà cao tầng


Đối với các công trình nhà xưởng thì cần tính toán thiết kế hệ khung sắt đảm bảo các yếu
tố kỹ thuật và tải trọng.



Đối với nhà phố cần cải tạo, cơi nới thêm tầng thì tùy thuộc vào từng hiện trạng công trình
mà chúng ta tính toán hệ khung sắt cho phù hợp


Thi công tấm cemboard làm sàn nâng tầng cho biệt thự tại quận 9, nếu nhà có khẩu độ lớn
hơn 4m thì cần gia cố thêm sắt I 120 để tăng độ chịu lực và tránh cho sàn bị rung, võng.


Thi công nâng tầng cho căn hộ Penhouse – Chung cư Hoàng Anh Gia Lai River View tại
quận 2


Tùy vào yêu cầu thiết kế và công năng sử dụng để quyết định việc phân bổ hệ sắt sao cho
thích hợp nhất. Đảm bảo tất cả các yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật


Với các công trình có khẩu độ nhỏ hơn 4m thì sử dụng sắt hộp 5cm x 10cm làm khung
đảm bảo yêu cầu chịu lực.


Bảng tải trọng tiêu chuẩn của hệ sàn làm bằng tấm cemboard *

Ghi chú:
o

Tải trọng trong bảng trên đã bao gồm luôn tải trọng tĩnh của vật liệu trên

mặt.

o

Bảng này không tính cho tải trọng tập trung, va chạm và rung động.

o

Tấm Cemboard phải được đặt gối lên trên 4 cạnh khung xương chịu lực.

o

Bảng này được lập với tiêu chuẩn nước ngoài và chỉ có tính chất tham khảo.


Đối với từng công trình cụ thể tại Việt Nam, xin tham khảo và tư vấn các cơ
quan có chức năng về thiết kế và xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.
o

Tham khảo bảng giá sản phẩm tại đây: Bảng báo giá tấm Cemboard Thái Lan
Vật tư phụ cần thiết dùng thi công tấm cemboard làm sàn, vách ngăn:
Lưới tô tường chống nứt: Là loại lưới phủ lên bề mặt tấm cemboard trước khi trát vữa
nhằm tăng độ liên kết và tránh nứt cho hệ vữa.

Vít tự khoan -Vít sàn cánh: Là loại vít chuyên dụng để thi công tấm cemboard, có khả
năng tự làm phẳng bề mặt tấm và khả năng khoan xuyên thủng các thanh sắt có độ dày 3mm,
không gỉ sét.


Vít tự khoan – Vít sàn cánh tự làm phẳng bề mặt tấm cemboard
Keo xử lý mối nối: Là loại keo chuyên dụng để xử lý khe nối giữa 2 tấm cemboard, có khả
năng co giãn tốt, giải quyết triệt để vấn đề nứt chân chim của vách.



Dụng cụ thi công tấm cemboard


* CÁCH THI CÔNG VÁCH NGĂN (TƯỜNG) BẲNG TẤM CEMBOARD: *
Cho phần vách có thể ứng dụng tấm cemboard có độ dày 6mm, 8mm, 12mm để giảm tải
trọng của vách.


o Chuẩn bị khung với khoảng cách giữa hai đà đứng là 610mm. Phần thanh để bắt đường
khe nối giữa hai tấm cần có bản rộng gấp đôi. Cho phần tường ngoài, nên sử dụng khung thép
mạ kẽm.
o Đưa tấm thẳng đứng vào khung đỡ. Những đường cạnh của tấm phải nằm trực tiếp trên
thanh đỡ.
o Trong trường hợp độ dày tấm dưới 10mm, khe hở giữa hai tấm nên để bằng độ dày của
tấm. Nếu độ dày trên 10mm, khe hở giữ hai tấm nên gấp đôi độ dày của tấm.
o Bắt tấm vào khung đỡ:
o

Với tấm có độ dày từ 8-12mm: sử dụng đinh xoắn dk: 35mm

o

Với tấm có độ dày từ 14-16mm: sử dụng đinh xoắn dk: 45mm

o

Với tấm có độ dày từ 6mm: Đinh bấm có thể sử dụng.
o Khi bắn đinh nên tạo những lỗ đinh mồi trước

o Khoảng cách đinh bắn nên từ 20-30cm cho phần đường biên cạnh; 30-40cm cho phần
đường đinh bắt ở vùng giữa tấm.
o Để tránh làm nứt tấm, khoảng cách bắt đinh nên tối thiểu 75-80mm ở những vùng cạnh
góc.
o Lau khô và sạch bề mặt tấm. Trám khe hở bằng keo PU. Cho những tấm dày hơn 8mm
nên có thanh chèn vào khe hở để giảm lượng keo sử dụng trước khi trét keo vào khe.
o Sơn lớp sơn lót, sau đó hoàn thiện bề mặt bằng một trong các loại sau:
– Sơn lại sơn nước
– Sơn acrylic
– Lót đá, ốp gạch men
– Giấy dán tường
– Không cần thiết phải xử lý bề mặt sau của tấm bằng sơn.
Video hướng dẫn thi công vách ngăn bằng tấm cemboard Thái Lan *
* CÁCH THI CÔNG TRẦN VÀ MÁI LỢP BẰNG TẤM CEMBOARD: *
Tấm cemboard được sử dụng cho trần và mái lợp với đặc tính hấp thụ nhiệt thấp. Hệ số
hấp thụ nhiệt của tấm Cemboard ở mức 0.10 W/moC thấp hơn bất cứ loại nguyên liệu gỗ nào.


Hình 3: Kết cấu lăp đặt trần và mái lợp bằng tấm cemboard.
o

o
o

Chuẩn bị hệ khung mái hoàn chỉnh hay bắt những hệ khung cột đà. Khoảng
cách giữa các cột dọc là 60cm.
Phần cột để bắt đường ghép giữa các tấm cần có bản rộng gấp đôi.
Đưa tấm vào khung và phần cạnh của tấm cần nằm trên cột đà dọc. Cần tạo
khe ghép giữa các tấm từ 3-5mm để tránh việc giãn nở hay co rút của tấm khi thời tiết nóng
ẩm hay nhiệt độ môi trường có sự thay đổi.

Bấm tấm vào hệ khung:
– Đối với tấm dày 8-12mm: sử dụng đinh xoắn 35mm
– Đối với tấm dày trên 12mm: sử dụng đinh xoắn 45mm
– Đối với tấm dày 6mm: dùng cách bấm đinh nẹp.
o Nên khoan lỗ trước để đưa đinh xoắn vào
o Khoảng cách đinh trên đường cạnh của tấm nên là 20-30cm. Phần đinh bắn bên ngoài
vùng cạnh có thể là 30-40cm. Đinh nên bắn cách mép cạnh là 30-35mm.
o Ở những vùng góc đinh bắn cách góc là 75-80mm.
o Lau sạch tấm và nối các đường cạnh tấm bằng keo PU. Cho tấm dày trên 8mm, nên có
thanh chèn thêm vào khe hở trước khi đổ keo vào khe để tiết kiệm bớt lượng keo.


o Cho phần mái lợp, phủ toàn bộ phần mái bằng màng chống thắm nước. Sau lót mái bằng
các vật liệu khác nhau như ván lợp, gạch ngói…
GHÉP CẠNH:
* Ghép tạo gờ:
o Đánh sủi độ sâu 1mm hai bên trong phạm vi 3cm tính từ đường ghép vào.
o Lau khô và sạch bụi vùng đường rãnh.
o Trám 1 lớp mỏng đầu tiên vào vùng đường rãnh, sau đó trám đầy vũng rãnh. Sau cùng
làm phẳng bề mặt.
o Đặt một lớp lưới sợi trên đường rãnh vừa trám. Lớp lưới này có tác dụng giữ tấm chắc
chắn hơn.
o Tiếp theo sơn một lớp lót trên mặt lưới. Lớp sơn lót này sau đó xử lý cho phẳng với bề
mặt của tấm.
o Để trong vòng 2-3 ngày trước khi muốn tiếp tục lót các vật liệu khác trên bề mặt tấm.
* Ghép mối nối bằng keo PU:
o Tạo mối ghép tối thiểu là 3mm.
o Lau khô và sạch bề mặt tấm.
o Cho tấm có độ dày hơn 8mm, lót thanh chèn thêm vào khe nối để giảm bớt lượng keo
PU sử dụng.

o Dán giấy trên bề mặt dọc vùng cạnh của khe cần trét keo để cho keo không loang ra
những vùng gần khe hở.
o Trám khe bằng keo PU
o Sử dụng ngón tay ướt xà bông để nhấn keo vào sâu bên trong khe hở.
o 5 phút sau khi trám keo xong. Lột cẩn thận lớp giấy dán trên vùng dọc khe hở. Để keo
khô trong vòng 2 giờ trước khi xử lý tiếp bề mặt.
* Khe hở hình chữ V:
o Vát cạnh 45 độ theo chiều dày của tấm.
o Chà nhám bề mặt vát cạnh.
o Phủ lớp sơn trên bề mặt vát cạnh.
Lưu ý: Những chỉ dẫn trên chỉ áp dụng cho phần vách ngăn bên trong và tường trong.


* XỬ LÝ BỀ MẶT TẤM CEMBOARD: *
* Sơn bề mặt:
o Sử dụng khăn ẩm lau khô và sạch bề mặt.
o Sơn một lớp sơn lót và chờ khô. Lớp sơn lót nhắm mục đích tạo phẳng trên bề mặt cho
việc sơn các lớp sau và tăng thêm độ bền cho bề mặt tấm.
o Sơn một lớp sơn nước hay sơn acrylic để làm phẳng bề mặt và chờ lớp sơn khô.
o Sơn phủ 2-3 lớp. Khi sơn cần chờ từng lớp sơn khô trước khi sơn tiếp lớp sơn tiếp theo
để tránh những đường rạng của sơn.
* Lát đá:
o Lau khô và sạch bề mặt bằng khăn ẩm.
o Làm phẳng toàn bộ bề mặt bằng lớp xi măng kết dính hay trát vữa.
o Dán lớp đá chuẩn xác trên bề mặt tấm.
* Dán giấy:
o Lau khô và sạch bề mặt tấm bằng khăn ẩm.
o Tạo phẳng bề mặt bằng lớp sơn lót và chờ khô để tăng độ bền cho tấm.
o Dán lớp keo chuyên dùng lên bề mặt.
o Dán theo chiều đứng của giấy.

* Trải thảm:
o Lau khô và sạch bề mặt tấm bằng khăn ẩm.
o Tiến hành trải thảm.
* Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tuấn Anh: 0902.544.368
Hoàng Lân: 0903.000320
Email:



×