Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ KT HKI SỬ NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.45 KB, 5 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN SỬ 11 NÂNG CAO THỜI GIAN : 45 phút
- MÃ ĐỀ : 79
Phần trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 Để chống quân Phổ, quần chúng Pari đòi thành lập các đơn vò nào?
A Vệ quốc quân. B Cộng hòa. C Quân đội nhân dân. D Quốc dân quân.
Câu 2 Hiệp ước Nam Kinh 1842 nhà Mãn Thanh ký với Anh gây ra hậu quả gì ở Trung Quốc?
A Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc đòa.
B Trung Quốc trở thành một nước thuộc đòa của thực dân Anh.
C Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc Anh.
D Trung Quốc trở thành thuộc đòa của Anh và các nước phương Tây.
Câu 3 Từ thập niên 20 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân nước nào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ
và quyết liệt nhất?
A Phong trào công nhân Mỹ.
B Phong trào công nhân Pháp.
C Phong trào công nhân Anh.
D Phong trào công nhân Đức.
Câu 4 Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1746-1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?
A Anh và Pháp. B Anh và Mỹ. C Anh và Nhật. D Trung Quốc và Pháp.
Câu 5 Triều đại nào của Vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương
nhân và giáo só phương Tây vào Xiêm?
A Triều đại Ra-ma IV.
B Triều đại Ra-ma V.
C Triều đại Ra-ma VI.
D Triều đại Ra-ma.
Câu 6 Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào?
A Ngày 2-9-1870. B Ngày 19-7-1870. C Ngày 7-79-1870. D Ngày 18-7-1870.
Câu 7 Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghóa xã hội không tưởng là gì?
A Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
B Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.
C Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
D Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.


Câu 8 Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong
kiến ở Ấn Độ nhằm:
A Xoa diệu tinh thần đấu tranh của họ.
B Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
C Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trò của mình.
D Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
Câu 9 Phong trào Nghóa Hòa đoàn nổ ra ở vùng nào của Trung Quốc?
A Bắc Kinh. B Sơn Tây. C Nam Kinh. D Sơn Đông.
Câu 10 Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A Nội dung về công nghiệp hóa hiện đại hóa.
B Nội dung về giáo lý của các tôn giáo.
C Nội dung về khoa học-kỹ thuật.
D Nội dung về pháp luật.
Ph ầ n t ự lu ậ n : 7 đ i ể m
Câu 1 : Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy tân Minh Trò?
Câu 2 : Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghóa cuộc khởi nghóa Xipay (1857 – 1859).
ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN SỬ 11 NÂNG CAO THỜI GIAN : 45 phút
- MÃ ĐỀ : 80
Phần trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 Cuộc gặp gỡ mở đầu tình bạn cảm động của Mác và Ăng - ghen đã diễn ra vào thời gian
nào ? Ở đâu?
A Vào năm 1843. Tại Brúc-xen (Bỉ).
B Vào năm 1844. Tại Pari.( Pháp )
C Vào năm 1844. Tại Luân Đôn. ( Anh ).
D Vào năm 1845. Tại Pari. (Pháp).
Câu 2 Tây Ban Nha đã thống trò nước nào ở Đông Nanm Á ngay từ giữa thế kỷ XVI?
A Mã Lai. B Phi-lip-pin. C Miến Điện. DThái Lan.
Câu 3 Theo đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của Anh, thì miền Đông Ấn Độ theo đạo nào?
A Theo đạo Ấn Độ. B Theo đạo Thiên chúa. C Theo đạo Phật. D Theo đạo Hồi.
Câu 4 Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?

A Nước Pháp. B Nước Mỹ. C Nước Anh. D Nước Đức.
Câu 5 Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức In-đô-nê-xi-a tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản ở
đâu để hoạt động yêu nước?
A Ở châu Âu. B Ở Nga. C Ở các nước Đông Nam Á . D Ở Trung
Quốc.
Câu 6 Vì sao cuộc khởi nghóa của binh lính Xi-pay mang tính dân tộc?
A Vì nó giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách thống trò của thự dân Anh.
B Vì nó cùng nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
C Tất cả đều đúng.
D Vì giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
Câu 7 "Đồng minh những người cộng sản" ra đời nhằm mục đích gì?
A "Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc đòa"
B "Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước"
C "Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước"
D "Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước"
Câu 8 Tính tiên phong của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga được thể hiện như thế nào?
A Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản và Nga hoàng.
B Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản.
C Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ Nga hoàng.
D Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ nông nô.
Câu 9 Lòch sử gọi cuộc cải cách của Minh Trò ở Nhật Bản trên lónh vực kinh tế là gì?
A Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ nhất ở Nhật Bản.
B Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật Bản.
C Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật Bản.
D Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật Bản.
Câu 10 Ra-ma V ở ngôi vua trong thời gian nào?
A 1868 - 1910. B 1868 - 1912. C 1868 - 1892. D 1886 - 1892.
Phần tự luận : 7 điểm.
Câu 1 : Trình bày những nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trò ở Nhật Bản?
Câu 2 : Cho biết quá trình ra đời, hoạt động của Đảng Quốc đại? Và phong trào dân tộc 1885-

1908 ở n Độ?
ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN SỬ 11 NÂNG CAO THỜI GIAN : 45 phút
- MÃ ĐỀ : 81
Phần trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 Với Điều ước Tân Sửu triều đình Mãn Thanh ký với các nước đế quốc làm cho Trung
Quốc trở thành
A Một nước độc lập có chủ quyền.
B Một nước tư bản chủ nghóa lệ thuộc vào các nước đế quốc.
C Một nước nửa thuộc đòa, nửa phong kiến.
D Một nước thuộc đòa của các nước đế quốc.
Câu 2 Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân thế giới ở thế kỷ XIX là gì?
A Chưa tiếp thu được chủ nghóa Mác.
B Chưa xây dựng được một lực lượng hùng mạnh để đấu tranh.
C Chưa liên minh chặt chẽ với nông dân.
D Chưa có sự thống nhất trong lãnh đạo và thiếu sự phối hợp đấu tranh.
Câu 3 Năm 1900, Lênin cùng các đồng chí của mình xuất bản tờ báo lấy tên là gì?
A Ánh sáng. B Tia sáng. C Tia lửa. D Phá xiềng xích.
Câu 4 Năm 1843, Mác rời nước Đức đi đến nước nào đầu tiên?
A Nước Hà Lan. B Nước Anh. CNước Bỉ. D Nước Pháp.
Câu 5 Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghóa xã hội không tưởng là:
A Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
B Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ, Ô-oen.
C Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen.
D Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Rut-xô.
Câu 6 Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
B Bỏ trốn tập thể để khỏi bò hành hạ.
C Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D Đánh bọc chủ xưởng, bọn cai kí.
Câu 7 Thời kỳ cổ đại người ta chỉ mới biết đến vùng nào ở châu Phi?

A Bắc Phi và Nam Phi. B Nam Phi. C Bắc Phi. D Trung Phi.
Câu 8 Cuộc khởi nghóa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc do ai lãnh đạo?
A Lương Khải Siêu. B Khang Hữu Vi. C Hồng Tú Toàn. D Tôn Trung
Sơn.
Câu 9 Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân Ấn Độ.
B Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bò suy thoái.
C Phong trào nông dân chống phong kiến Ấn Độ là Ấn Độ suy yếu.
D Tranh giành quyền lực lãnh chúa phong kiến làm Ấn Độ suy yếu.
Câu 10 Cuộc khởi nghóa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc kéo dài bao nhiêu năm?
A 15 năm. B 14 năm . C 20 năm. D 24 năm.
Phần tự luận : 7 điểm.
Câu 1 : Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX?
Câu 2 : Cho biết quá trình xâm lược của chủ nghóa thực dân vào các nước Đông Nam Á?
THI HỌC KỲ I MÔN SỬ 11 NÂNG CAO THỜI GIAN : 45 phút - MÃ ĐỀ : 82
Phần trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 Lào trở thành thuộc đòa của Pháp từ năm nào?
A Từ năm 1865. B Từ năm 1884.C Từ năm 1885.D Từ năm 1893.
Câu 2 Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của
công nhân Anh, Pháp, Đức bò thất bại?
A Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chua có đường lối chính trò rõ ràng.
B Lực lượng công nhân còn rất ít.
C Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
D Giai cấp tư sản đang còn rất mạnh.
Câu 3 Cuộc khởi nghóa của binh lính Xi-pay và nhân dân ở Mi-rút Ấn Độ diễn ra vào thời gian nào?
A Ngày 5-7-1857. B Ngày 5-10-1857. C Ngày 10-5-1857. D Ngày 10-5-1858.
Câu 4 Mở đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào là cuộc khởi nghóa nào?
A Khởi nghóa của Pha-ca-đuốc.
B Khởi nghóa của Pa-chay.
C Khởi nghóa của Com-ma-đam.

D Khởi nghóa do Ong kẹo chỉ huy.
Câu 5 Theo Hiến pháp 1889, chế độ nào dưới đây được thiết lập ở Nhật Bản?
A Chế độ cộng hòa.
B Chế độ quân chủ chuyên chế.
C Tất cả các chế độ đã nêu.
D Chế độ quân chủ lập lập hiến.
Câu 6 Phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là gì?
A "Phái đấu tranh". B "Phái cấp tiến". C "Phái cực đoan". D "Phái ôn
hòa".
Câu 7 Quốc tế thứ hai quyết đònh lấy ngày 1-5 làm ngày Quốc tế lao động nhằm:
A Để đoàn kết và biểu dương lực lượng giai cấp vô sản thế giới.
B Để công nhânđược làm việc, nghỉ ngơi theo đúng Luật Lao động quốc tế.
C Để công nhân được hưởng mọi quyền lợi.
D Để công nhân làm việc tám giờ.
Câu 8 Cao trào đấu tranh 1905-1908 ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
A Một bộ phận quý tộc mới.
B Giai cấp nông dân.
C Một bộ phận giai cấp tư sản.
D Giai cấp công nhân.
Câu 9 Tình hình kinh tế nước Nga sau cuộc cải cách nông nô 1861 như thế nào?
A Kinh tế tư bản chủ nghóa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghóa.
B Kinh tế tư bản chủ nghóa phát triển mạnh mẽ.
C Kinh tế phong kiến phát triển mạnh mẽ hơn so với kinh tế tư bản chủ nghóa.
D Kinh tế tư bản chủ nghóa phát triển, thường bò cản trở bởi chế độ chuyên chế Nga hoàng và
tàn dư của chế độ nông nô.
Câu 10 Vì sao cuộc cách mạng ngày 18-3-1871 ở Pháp được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
A Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B Vì cuộc cách mạng đuổi được quân Phổ, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
C Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
D Vì cuộc cách mạng này thành lập nhà nước vô sản.

Phần tự luận : 7 điểm.
Câu 1 : Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghóa của Cách mạng Tân Hợi năm
1911 ở Trung Quốc?
Câu 2 : Cho biết những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân
Inđônêxia?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×