Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu rủi ro lãi suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.21 KB, 15 trang )

1.2.1

Khái niệm rủi ro lãi suất

Lãi suất là tỷ lệ phẩn trăm của số tiền lãi – số tiền dôi ra mà người đi
vay phải trả người cho vay ngoài số vốn ban đầu- trên số tiền vốn gốc gốc.
Thực chất lãi suất có thể hiểu là giá cả của tín dụng, tức mức giá phải trả cho
quyền sử dụng vốn tín dụng trong một thời gian xác định
Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm,
khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với nhiều nhân tố khác,
như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn các hợp đồng
kỳ hạn. Rủi ro lãi suất là một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân
hàng phải đối mặt.
1.2.2

Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất

Nhìn chung có 3 nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất:


Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản



Sự thay đổi lãi suất của thị trường ngược với dự kiến của ngân

hàng
a/ Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản
Kỳ hạn đặt lại lãi suất là kỳ hạn mà khi kết thúc hợp đồng lãi suất se
thay đổi theo lãi suất thị trường. Các tài sản, nguồn vốn của ngân hàng có kỳ
hạn khác nhau nên khi gắn chúng với lãi suất ngân hàng quan tâm tới kỳ hạn


đặt lại lãi suất. Có 2 trường hợp xảy ra:
Hành động của NH

Rủi ro xảy ra khi lãi suất
thay đổi

Kỳ hạn tài sản >

NH huy động vốn ngắn

Lãi suất huy động tăng, lãi

kỳ hạn nguồn

hạn cho vay, đầu tư trung

suất cho vay, đầu tư giữ

vốn

dài hạn

nguyên


Kỳ hạn tài sản <
kỳ hạn nguồn
vốn

NH huy động vốn dài hạn

cho vay, đầu tư ngắn hạn

Lãi suất huy động giữ
nguyên, lãi suất cho vay, đầu
tư giảm

b/ Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngược với dự kiến của NHTM
Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm - Nguồn vốn nhạy
cảm
Trong đó: Tài sản, nguồn vốn nhạy cảm là loại mà số dư nhanh chóng
chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, chúng có thể
được định giá lại. Bao gồm loại có kỳ hạn định giá lại < (hoặc =) 12
tháng
• Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
o Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi.
o Các khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn còn lại dưới ba tháng.
o Các khoản cho vay có thời hạn còn lại dưới ba tháng.
o Chứng khoán có thời hạn còn lại dưới ba tháng (trái phiếu chính
phủ, công ty, xí nghiệp,…)
o Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
o Tiền gửi tại các TCTD khác.
• Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
o Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch)
và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng.
o Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới
ba tháng.
o Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn
dưới ba tháng.
o Các khoản vay qua đêm, vay thấu chi.



- Khe hơ dương: khi tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn vốn nhạy
cảm
- Khe hơ âm: khi tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn vốn nhạy cảm
Thay đổi trong thu nhập lãi = thay đổi lãi suất * khe hở nhạy cảm lãi
suất
Khe hở nhạy

NH dự kiến lãi

cảm lãi suất
>0
<0

suất
Tăng
Giảm

Lãi suất thực tế

Thu nhập lãi

Giảm
Tăng

giảm
giảm

Nói chung các ngân hàng sẽ có lợi khi khe hở nhạy cảm lãi suất âm và
lãi suất giảm; khe hở nhạy cảm lãi suất dương và lãi suất tăng

c/ Ngân hàng duy trì lãi suất cố định trong các hợp đồng: trong trường hợp
này khi lãi suất cố định thu lãi và chi lãi se thay đổi như nhau khi lãi suất
thay đổi và rủi ro lãi suất se không xảy ra
1.2.3

Tác động và ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động

kinh doanh của NHTM


Rủi ro lãi suất khi xảy ra se gây ra tổn thất làm giảm lợi nhuận

của ngân hàng


Làm giảm giá trị tài sản và nguồn vốn chủ sơ hữu của ngân

hàng


Dẫn tới rủi ro thanh khoản của ngân hàng khi mức vốn chủ sơ

hữu cần thiết bị giảm
1.2.4

Đánh giá đo lường rủi ro lãi suất

1.2.4.1 Đánh giá rủi ro lãi suất



Rủi ro lãi suất có thể phản ánh bằng sự thay đổi trong thu nhập tương
lai khi lãi suất thay đổi


Số tuyệt đối :

Thay đổi trong thu nhập lãi = thay đổi lãi suất * khe hở nhạy cảm lãi
suất


Số tương đối :
o Thay đổi chênh lệch lãi suất= thay đổi chênh lệch thu
chi lãi/ tổng tài sản
o Thay đổi chênh lệch lãi suất cơ bản = Thay đổi chênh
lệch thu chi lãi/ tổng tài sản sinh lời
o Hệ số rủi ro lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất/ nguồn
vốn nhạy cảm lãi suất

1.2.4.2 Đo lường rủi ro lãi suất


Mô hình kỳ hạn đến hạn (The Maturity Model)

Nội dung mô hình: áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn
của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để lượng hóa rủi ro lãi
suất
n
MA = ∑ WAi M Ai
i=1
m

M L = ∑ W Lj M Lj
j= 1
Khe hở kỳ hạn = (MA - M L) * ∑nợ/∑tài sản


Trong đó:

MA _ kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục tài sản
M L_ kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục nguồn vốn
WAi_ tỷ trọng của tài sản có i
W Lj_ tỷ trọng của nguồn vốn j
M Ai_ kỳ hạn đến hạn của tài sản i
M Lj_ kỳ hạn đến hạn của nguồn vốn j
o Khe hơ kì hạn bằng 0 thì rủi ro lãi suất không xảy ra
o Khe hơ kì hạn bằng dương thì rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi
suất giảm do giá trị ròng của ngân hàng giảm
o Khe hơ kì hạn bằng âm thì rủi ro lãi suất xảy ra khi lãi suất
tăng



Mô hình thời lượng (the duration model)

Khái niệm thời lượng: Thời lượng của một tài sản hay nguồn vốn là
thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản hay nguồn vốn, được
tính trên cơ sơ giá trị của nó
Nội dung mô hình: mô hình lượng hóa mức độ nhạy cảm của tài sản và
nguồn vốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng
tiền
n

DA = ∑ WAi D Ai
i=1
m
D L = ∑ W Lj D Lj
j= 1


∆D = ∆DA - ∆DL
Trong đó:
WAi_ tỷ trọng của tài sản có i
W Lj_ tỷ trọng của nguồn vốn j
DA

thời lượng của tài sản

DL

thời lượng của nguồn vốn



Mô hình định giá lại

Nội dung mô hình: phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị
ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục
thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh toán cho vốn
huy động sau một thời gian nhất định.
∆NHi = GAPi * ∆Ri = ( RSAi - RSLi) * ∆Ri
Trong đó:
∆NHi : sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i

GAPi : chênh lệch giữa giá trị tài sản và nguồn vốn của nhóm i
∆Ri : mức thay đổi lãi suất của nhóm i
RSAi : số dư ghi sổ của tài sản nhóm i
RSLi: số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i
Các trường hợp xảy ra
GAP

∆R > 0

∆R < 0

GAP = 0

∆NH = const

∆NH = const

GAP > 0

∆NH > 0 (Ngân

∆NH < 0 (Ngân

Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất
không xuất hiện
Rủi ro lãi suất xuất


hàng có lợi)


GAP < 0

hàng thiệt hại)

∆NH < 0(Ngân hàng ∆NH >0 (Ngân
thiệt hại)

hàng có lợi)

hiện khi lãi suất
giảm
Rủi ro lãi suất xuất
hiện khi lãi suất
tăng

1.2.6 Các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất
1.2.6.1 Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất
Khe hơ nhạy cảm lãi suất hình thành do chênh lệch giữa tài sản và
nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Quy mô của chúng bị tác động bơi:


Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng



Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người vay




Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn



Chính sách lãi suất và kỳ hạn đặt giá của ngân hàng

Phương pháp quản lý khe hơ lãi suất
• Quản lý khe hơ nhạy cảm lãi suất năng động
- Khi lãi suất tăng thì giá trị khe hơ nhạy cảm lãi suất tối ưu là dương,
nhà quản lý se tăng tài sản nhạy cảm lãi suất và giảm nguồn vốn nhạy
cảm lãi suất
- Khi lãi suất giảm, giá trị khe hơ nhạy cảm tối ưu là âm, nhà quản lý se
giảm tài sản nhạy cảm lãi suất và tăng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
- Nhược điểm: Nhìn chung phương pháp này có nhiều hạn chế khi nhà
quản lý dự báo sai xu hướng biến động của lãi suất


Quản lý khe hơ nhạy cảm lãi suất mang tính bảo vệ


- Phương pháp này nhìn chung tốt hơn, nội dung của nó là thiết lập khe
hơ nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 tới mức tối đa có thể nhằm giảm
thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của ngân hàng
- Nhược điểm của phương pháp này là khó áp dụng trong thực tế do
điểu chỉnh khe hơ lãi suất theo sự thay đổi của lãi suất không phải dê
dàng
1.2.6.2 Quản lý khe hở kỳ hạn
- Ngân hàng lựa chọn nguồn vốn vay sao cho kỳ hạn hoàn vốn trung
bình của tài sản bằng kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn
- Hạn chế:

• Tìm kiếm tài sản và nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả và hoàn vốn
phù hợp là không dê
• Việc xác định mô hình luồng tiền vào ra với tiền gửi tiết kiệm
và tiền gửi thanh toán thanh toán là khó khăn khiến cho tính
toán kỳ hạn khó xác định
1.2.6.3 Sử dụng các công cụ phái sinh
1.2.6.3.1. Hợp đồng tài chính tương lai
- Hợp đồng tài chính tương lai thực chất là một thỏa thuận mua hay bán
một số lượng chứng khoán cụ thể tại một thời điểm nhất định trong tương lai
theo mức giá được xác định trước
- Hợp đồng tài chính tương lai giúp NHTM chuyển rủi ro lãi suất từ
mình sang các nhà đầu cơ- những người sẵn sàng chấp nhận và hy vọng
kiếm được lợi nhuận từ chính những rủi ro này
1.2.6.3.2. Hợp đồng quyền chọn
- Hợp đồng này cho phép người nắm giữ được quyền chọn bán hoặc
mua theo mức giá xác định trước vào ngày đáo hạn của hợp đồng( quyền
chọn Mỹ) nhưng họ se phải trả quyền phí


- Ngân hàng có thể sử dụng quyền chọn lãi suất như:
+ Giao dịch Caps : giao dịch mua quyền chọn mua lãi suất
Mục đích: Phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng, khi giá trị các khoản mục bên tài
sản nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn giá trị các khoản mục bên nguồn huy
động nhạy cảm với lãi suất hay thời hạn của khoản mục thuộc bên tài sản
lớn hơn thời hạn các khoản mục bên nguồn vốn
+ Giao dịch Floors- Hợp đồng mua quyền bán lãi suất
Mục đích: Ngược lại với giao dịch Caps, giao dịch này được sử dụng để
phòng ngừa rủi rỏ lãi suất giảm.Khi giá trị các khoản mục thuộc bên tài sản
cảm với lãi suất lớn hơn giá trị các khoản mục thuộc bên nguồn vốn, khi thời
hạn của tài sản có nhỏ hơn thời hạn của tài sản nợ.

+Giao dịch Collar – Hợp đồng mua và bán lãi suất
Mục đích: Phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng , thu được phí từ hợp đồng Floor
để tài trợ cho chi phí hợp đồng Caps.
1.2.6.3.3. Hợp đồng SWAP
- Hợp đồng này có sự tham gia của hai ngân hàng, hai ngân hàng này
tiến hành trao đổi số lãi phải trả tính trên số tiền nhất định, trong thời gian
nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định, một bên trả lãi suất thả nổi
theo thỏa thuận trong suốt thời hạn hợp đồng.
- Đặc điểm : Hoán đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạng
thái rủi ro lãi suất của một tổ chức. Hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay
vốn. Các bên tham gia hợp đồng trao đổi có thể chuyển lãi suất cố định
thành lãi suất thả nổi hay lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định và làm cho kỳ
hạn của các tài sản và nợ phù hợp hơn.
- Cơ chế
Vùng không thể chấp
nhận đối với NH1

Vùng không thể chấp nhận
đối với NH2


Lãi suất
Vùng có thể chấp nhận
đối với cả hai

Trả lãi suất cố định
NH mua Swap
1

Chêch lệch được thanh toán

qua trung gian

NH bán Swap
2

Trả lãi suất cho các khoản tín
dụng ngắn hạn với lãi suất
ngân hàng cơ bản

Tổ chức Bảo hiểm hay
định chế tài chính trung
gian đóng vai trò môi
giới và hương phí

Hình 3: cơ chế trao đổi lãi suất
1.2.6.4. Áp dụng lãi suất thả nổi
Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro
lãi suất tiềm năng. Để hạn chế rủi ro lãi suất nhiều NH đã áp dụng chế độ thả
nổi lãi suất, theo đó lãi suất cho vay se thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi lãi
suất nguồn trên thị trường. Từ những năm 1970 chế độ thả nổi lãi suất là phổ


biến, đặc biệt do tính chất dài hạn của các khoản tín dụng trên thị trường
USA châu Âu..Phương pháp này đang được sử dụng ngày càng nhiều đối
với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, hoặc trong các hợp đồng
ngắn hạn.
Tín dụng thả nổi ngăn chặn rủi ro lãi suất cho các NH bằng cách trút
rủi ro từ NH sang người vay.ngân hàng se không chịu ảnh hương rủi ro lãi
suất khi có sự thay đổi. Tuy nhiên nó không thể thay thế cho lãi suất cố định.
Phần lớn người gửi tiết kiệm yêu cầu lãi suất cố định. Các khách hàng vay

trung và dài hạn thường yêu cầu lãi suất cố đinh để dự tính được trước hiệu
quả của dự án. NH khó áp dụng lãi suất thả nổi với các khoản huy động và
đầu tư/cho vay ngắn hạn (kỳ hạn ≤ 12 tháng). Do đó, trong khoảng thời gian
đang xem xét (1 tuần, 1 tháng tới, 3 tháng tới,…) vẫn có một số tài
sản/nguồn vốn không nhạy cảm lãi suất, khiến cho khe hơ LS có thể ≠ 0.
Phương pháp này chỉ có thể giúp giảm Khe hơ nhạy cảm lãi suất chứ không
thể loại trừ hoàn toàn Rủi ro lãi suất.

Thực trạng kiểm soát RRLS:
Trong thực tế, các Ngân hàng rất khó thuyết phục khách hàng để có thể
huy động phù hợp với chương trình Quản lý TSN và TSC tại Ngân hàng.
Ngoài ra, đối với các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, rất khó dự đoán được
khoản tiền này se tăng lên hay giảm xuống? Và khả năng thu hồi nợ đến hạn
của khách hàng cũng không chính xác. Nên việc xây dựng được một dòng
tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn
luôn tồn tại trong một ngân hàng.
Hiện nay, một số ngân hàng Quản lý TSN - TSC để bảo vệ lợi nhuận của
ngân hàng tránh rủi ro lãi suất bằng biểu đồ độ lệch. Đây là phương pháp
đo lường bằng biểu đồ, phương pháp này thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất
và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Bằng cách sử dụng khe hơ nhạy
cảm lãi suất cùng với việc phân loại các TSN - TSC theo kỳ hạn tái định giá
để lập biểu đồ độ lệch.


Ta se có biểu đồ độ lệch:

Dựa vào biểu đồ độ lệch trên Nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng quát về
tình hình TSN – TSC của ngân hàng, có thể đánh giá được tính thanh khoản



của hệ thống ứng với từng thời điểm rồi dựa vào kinh nghiệm của bản
thân, diên biến thị trường để có kết luận định tính về thu nhập của ngân
hàng chứ không có một kết quả định lượng trong trường hợp lãi suất thị
trường biến động. Khi có một sự thay đổi lãi suất trên thị trường, các nhà
quản trị se không thể tính toán được mức độ ảnh hương của sự thay đổi lãi
suất đến lợi nhuận của ngân hàng gây khó khăn cho việc kiểm soát rủi ro lãi
suất.
Ngoài ra, các Ngân hàng nhỏ chỉ quản lý TSN – TSC theo kinh nghiệm.
Dựa vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ để dự đoán mức độ thay đổi của
dòng tiền vào, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Sau đó, tùy vào từng thời kỳ
để phân phối nguồn vốn này theo tỷ lệ thích hợp đối với tiền mặt tại quỹ,
đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao, cho vay. Thông thường, tại các
ngân hàng khi dư nợ cho vay chiếm khoảng 75%-90% tổng nguồn vốn huy
động se hạn chế cho vay đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp để thu
hút nguồn tiền gửi.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng còn tồn tại
những vấn đề sau:
Chiến lược quản lý dòng tiền vào – ra của ngân hàng TM đều rất bao quát.
Các NHTM chưa có công cụ phù hợp để lượng hóa rủi ro, báo cáo phục
vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần),các báo
cáo về kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu hồi nợ trong ngắn hạn được lập
nhưng số liệu báo cáo thường không theo sát thực tế; các báo cáo phân tích
dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng
nhưng việc vận hành nó chưa hiệu quả, vai trò của ALCO còn mờ
nhạt.Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch đối phó với tình trạng khủng
hoảng thanh khoản, rủi ro lãi suất nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện
tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.
Các NHTM chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức
độ rủi ro và hoạt động của Ngân hàng, chính sách lãi suất hiện nay của các

Ngân hàng rất dê bị dẫn dắt bơi các yếu tố thị trường; chưa lượng hóa được
rủi ro lãi suất cho cơ cấu TSN - TSC hiện tại của Ngân hàng.
Hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo
phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hết các Ngân hàng đều chưa có các
công cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hương của
việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường
thay đổi.
Nhiều ngân hàng vay tiền trên thị trường LNH không phải để bù đắp
thiếu hụt thanh khoản tạm thời mà để đầu tư: Ngoại trừ một số ít ngân
hàng (TCB, STB, MSB) sử dụng nguồn tiền vay LNH để đảm bảo thiếu hụt


thanh khoản tạm thời, còn lại đa số các ngân hàng đều sử dụng nguồn vốn
vay LNH để đầu tư, có ngân hàng sử dụng nguồn tiền này để đầu tư lên đến
47% tổng tài sản. Vì vậy mức độ rủi ro trong kinh doanh của các NHTM
trong thời gian qua rất cao nếu nguồn cung tiền giảm đi, đồng thời công tác
Quản trị TSN – TSC tại các NHTM không được quan tâm hoặc các nhà
quản trị cho rằng nguy cơ nguồn cung tiền giảm đi là không có, bộc lộ điểm
yếu kém về năng lực dự báo của những nhà quản trị ngân hàng. Để có thể
thấy rõ mức độ rủi ro lãi suất, ta có thể sử dụng số liệu về nguồn vốn vay
LNH được sử dụng để đầu tư tại các ngân hàng (đây là khoản chênh lệch
giữa tiền gửi và vay của TCTD khác với tiền gửi và cho vay TCTD khác).
Nguồn vốn vay LNH thường có giá trị rất lớn, mỗi khoản vay trung bình trị
giá khoảng 50 tỷ đồng, vì vậy khi nguồn vốn vay này bị rút về, nếu không
thể vay LNH để trả thì việc huy động vốn từ TCKT và dân cư để bù đắp
khoản thiếu hụt này phải mất nhiều thời gian, điều này dê dàng đẩy các ngân
hàng vào tình trạng thiếu thanh khoản.
Rất ít các NHTM sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ lợi nhuận
ngân hàng tránh rủi ro lãi suất. các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí
điểm và đơn lẻ mặc dù chúng được sử dụng từ đầu năm 2000, một số TCTD

được NHNN cho phép thực hiện các công cụ phái sinh như: VCB, VIB,
ACB, TCB, MB, EIB, nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể
so với doanh số các hoạt động truyền thống.
Có một thực tế là thời gian gần đây,các ngân hàng đang chạy đua lãi suất
không kì hạn.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) vừa tăng mạnh lãi suất
VND không kỳ hạn ơ sản phẩm tiền gửi đầu tư trực tuyến, mức cao nhất lên
đến 9,6%/năm.
Cụ thể, mức lãi suất vừa điều chỉnh tăng mạnh ơ tiền gửi đầu tư trực tuyến
không kỳ hạn. Các mức từ 3,72% - 6%/năm theo các mức tiền gửi từ 1 triệu
đồng đến 1 tỷ đồng trơ lên trước đó được thay bằng 6% - 9,6%/năm.
Một số ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh các sản phẩm tiền gửi trên với
lãi suất khá cao như OCB với 9,5%/năm, VPBank với 9%/năm. Thậm chí,
SeABank còn lách lãi suất bằng số dư tiền gửi của khách hàng chứ không
lách bằng kỳ hạn. Nếu số dư tiền gửi trên tài khoản duy trì trên 50 triệu đồng
trong ngày se được hương lãi suất 12% và dưới 50 triệu đồng lãi suất tiết
kiệm là 9%/năm, số tiền trong tài khoản có thể rút bất kỳ lúc nào.
Lãnh đạo một số ngân hàng tại Hà Nội cũng cho biết đang cân nhắc để đưa
ra lãi suất không kỳ hạn trên dưới 10%. Lý giải cho động thái này nhiều
ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, do kỳ vọng lạm phát vẫn còn rất
lớn làm cho hoạt động huy động vốn VND đã được “luật hóa” dưới


14%/năm, buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất không kỳ hạn siêu ngắn lên
cao để hấp dẫn người gửi tiền.
Lãnh đạo Ngân hàng ACB cho biết trước đây người gửi tiền được hương lãi
suất theo thời gian thực gửi, nhưng sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành
Thông tư 04 quy định về việc khách hàng rút tiền trước hạn thì chỉ được
hương lãi suất không kỳ hạn (từ 3%-3,6%). Điều này khiến các ngân hàng
rất khó giữ chân khách hàng nếu không tăng lãi suất không kỳ hạn.

Một nguyên nhân nữa khiến nhiều ngân hàng tăng lãi suất không kỳ hạn lên
cao là, lâu nay những ngân hàng nhỏ chủ yếu sống bằng hoạt động tín dụng,
trong đó cho vay phi sản xuất góp phần đáng kể. Việc giảm tín dụng phi sản
xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đã tác động mạnh đến nguồn thu
của các ngân hàng này.
Hành động này là cực kỳ nguy hiểm và se gây bất lợi cho chính các ngân
hàng, nó gây tâm lý người gửi chỉ muốn gửi kỳ hạn ngắn, trong khi đó nhu
cầu cho vay trung và dài hạn lại nhiều, se dẫn tới rủi ro mà ngân hàng khó
lòng kiểm soát được trong tương lai gần.

những điểm còn hạn chế.
- Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi, trong nhiều trường hợp ngân
hang không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất
- Đối với nghiệp vụ hạn chế rủi ro lãi suất: nghiệp vụ này tương đối phức tạp
chi phí hoán đổi cao làm tăng chi phí của ngân hang. Nếu ngân hang dự
đoán sai se gây tổn thất lớn.
- Áp dụng lãi suất thả nổi: phần lớn người gửi tiết kiệm yêu cầu lãi suất cố
định để có thể dự tính được trước hiệu quả của dự án.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×