Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu ôn tập và kiểm tra môn ngân hàng thương mại (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.63 KB, 15 trang )

NGUỒN VỐN NỢ VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NỢ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
I) Các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động huy động vốn nợ của các NHTM ở
Việt Nam
1. Tỷ lệ huy động vốn trên thị trường 2 so với thị trường 1
Hiện hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng tập trung ở các tổ chức và dân cư (thị
trường 1) và thị trường liên ngân hàng (thị trường 2). Cơ cấu của hai nguồn này trong tổng
huy động thay đổi theo từng thời điểm, gắn với năng lực huy động, thanh khoản và tốc độ
tăng trưởng tín dụng của mỗi thành viên. Năm 2008, NHNN đã ban hành quy định các tổ
chức tín dụng (TCTD) không được huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng quá 20%
tổng vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp (thị trường 1).
*) Câu hỏi thảo luận: Tại sao lại NHNN lại quy định giới hạn này?
Trên thực tế, nguồn vốn thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) chủ yếu là nguồn vốn ngắn
hạn, các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn này gần như chỉ vay qua đêm hay một
tuần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh trong thanh toán, chi trả cho đối tác hoặc Ngân
hàng Nhà nước, đến khi dòng tiền về thì bù đắp trở lại.
Tuy nhiên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, nhiều năm gần đây, một
số ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ đã lạm dụng quá mức nguồn vốn trên
thị trường 2. Các ngân hàng quy mô nhỏ, uy tín chưa cao với khả năng huy động vốn từ thị
trường 1 rất thấp, sau khi đã tăng lãi suất vẫn không thu hút được tiền gửi, chuyển sang vay
trên thị trường liên ngân hàng. Họ vay thời gian ngắn, dưới 2 tháng nhưng lại cho vay tới 5
năm, thậm chí 5-10 năm. Có những ngân hàng, cơ cấu vốn thị trường 2 lớn hơn vài lần so
với vốn huy động từ dân cư và tổ chức. Điều này đã tạo ra những tác động không tốt cho hệ
thống tài chính, gia tăng tính rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Những ngân hàng lớn, có
năng lực quản trị tốt và khả năng huy động cao từ thị trường 1 thì đầu tư quá mức trên thị
trường 2; còn những ngân hàng nhỏ, mạng lưới hẹp, quản trị chưa tốt lại đi vay ngắn hạn trên
thị trường 2 để kinh doanh.
Và đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho lãi suất thị trường liên ngân hàng những năm trước
lên tới vài chục phần trăm, gấp đôi so với lãi suất thông thường. Thực tế này đã tạo ra sự
lệch pha: kẻ có tiền, có kinh nghiệm thì không muốn làm, kẻ ít tiền, thiếu kinh nghiệm lại
máu mê mở rộng kinh doanh. Đó là một thực tế đáng lo ngại đã và đang tồn tại lâu nay.


*) Câu hỏi thảo luận: Theo bạn, một ngân hàng thương mại nên cơ cấu nguồn huy động
tiền gửi của mình như thế nào? (tỉ trọng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, tư nhân và các
tổ chức tín dụng khác như thế nào?)


2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung
ương, trong đó quy định về tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải giữ
lại và gửi tại NHNN từ nguồn huy động tiền gửi để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân
hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ
tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm
tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một
trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách
làm thay đổi số nhân tiền tệ.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày
24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009) và Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
bằng USD áp dụng theo QĐ 74/QĐ-NHNN ngày 18/1/2010 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng
2/2010)
Tiền gửi VND
Loại TCTD

Các NHTM Nhà nước
(không bao gồm NHNo &
PTNT), NHTMCP đô thị,
chi nhánh NH nước ngoài,
NH liên doanh, công ty tài
chính, công ty cho thuê tài
chính

Không kỳ

hạn và
dưới 12
tháng

Từ 12
tháng trở
lên

Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ
hạn và
dưới 12
tháng

Từ 12
tháng trở
lên

3%

1%

4%

2%

Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

1%


1%

3%

1%

NHTMCP nông thôn, ngân
hàng hợp tác, Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương

1%

1%

3%

1%

0%

0%

0%

0%

TCTD có số dư tiền gửi
phải tính dự trữ bắt buộc
dưới 500 triệu đồng, QTĐN

cơ sở, Ngân hàng Chính
sách xã hội

2


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc qua các thời kỳ
Tiền gửi VND

Loại TCTD

Hiệu lực
thi hành

NHTM và công ty TC

Không
Từ 12
KH và
tháng trở
dưới 12
lên
tháng

Tiền gửi ngoại tệ
Hiệu lực
thi hành

Khôn
g KH


dưới
12
tháng

Từ 12
tháng trở
lên

10%

4%

10%

4%

8%

4%

8%

4%

NHTM và công ty TC

11%

5%


11%

5%

NH Nông nghiệp và
PTNT

8%

4%

10%

4%

NH Nông nghiệp và
PTNT

NHTMCP nông thôn,
ngân hàng hợp tác, Quỹ
tín dụng nhân dân Trung
ương

28/05/2007

28/05/2007

16/01/2008


16/01/2008
4%

4%

10%

4%

NHTM và công ty TC

6%

2%

7%

3%

NH Nông nghiệp và
PTNT

3%

1%

6%

2%


NHTMCP nông thôn,
ngân hàng hợp tác, Quỹ
tín dụng nhân dân Trung
ương

03/12/2008

03/12/2008
1%

1%

6%

2%

NHTM và công ty TC

5%

1%

7%

3%

Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn

2%


1%

6%

2%

6%

2%

7%

3%

6%

2%

NHTMCP nông thôn,
ngân hàng hợp tác, Quỹ
tín dụng nhân dân Trung
ương

01/2009

NHTM và công ty TC
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn


01/2009
1%

1%

3%

1%

1%

1%

24/02/2009

24/02/2009

3


NHTMCP nông thôn,
ngân hàng hợp tác, Quỹ
tín dụng nhân dân Trung
ương

1%

1%
6%


2%

Ngày 08/12/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Thông báo
số 457,458,459,460,461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD có tỷ
trọng cho vay nông nghiệp nông thôn lớn theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày
29/9/2010 của NHNN.
Theo các Thông báo nêu trên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam
trong tháng 12/2010 như sau:
Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 (một phần
hai mươi) so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ bạn tiền gửi (theo
quy định tại Tiết a, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của
NHNN).
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam, Ngân hàng TMCP Kiên Long và Ngân hàng TMCP Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự
trữ bắt buộc bằng 1/5 (một phần năm) so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng
với từng kỳ bạn tiền gửi (theo quy định tại Tiết b, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 20/2010/TTNHNN ngày 29/9/2010 của NHNN).
Sở Giao dịch NHNN có trách nhiệm xác định và thông báo mức dự trữ bắt buộc đối với Quỹ
Tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
và Ngân hàng TMCP Mê Kông. Chi nhánh thành phố Hà Nội và NHNN chi nhánh tỉnh Kiên
Giang có trách nhiệm xác định và thông báo mức dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng TMCP
Quốc tế và Ngân hàng TMCP Kiên Long.
Ngoài ra, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và 4 Ngân hàng nói trên có trách nhiệm thực
hiện dự trữ bắt buộc theo quy định tại các văn bản này và các văn bản khác có liên quan,
đồng thời, định kỳ hàng tháng báo cáo NHNN về tình hình cho vay đối với nông nghiệp,
nông thôn và tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn theo quy định.
Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc

Văn bản

LS tiền gửi

DTBB
bằng VND

Hiệu lực
thi hành

LS tiền gửi
Hiệu lực
DTBB bằng
thi hành
ngoại tệ

Văn bản

174/QĐ-NHNN

3.6%

1/2/2009

3281/QĐ-NHNN

0.5%

1/1/2009

1681/QĐ-NHNN

1.2%


1/8/2009

790/QĐ-NHNN

0.1%

3/4/2009

4


Câu hỏi thảo luận
1. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng đến lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM như thế
nào?
2. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có tác động đến lãi suất tiền gửi của các NHTM không?
Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có tác động đến tỉ lệ dự trữ vượt mức (dự trữ thanh toán)
của NHTM không?
3. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn
a) Cách tính tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn:
[(A-B)/C] x 100%
Trong đó:
- A là Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn
- B là tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn
sau khi trừ đi các khoản phải trừ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15.
- C là tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn quy định tại
Điều 3 Thông tư 15.
b) Quy định:
Ngân hàng Nhà nước cho biết việc quản lý khả năng chi trả của các NHTM trên thực tế
còn nhiều hạn chế, trong khi việc huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng cũng đang
gặp nhiều khó khăn, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và việc sử

dụng vốn. Trước tình hình kinh tế vừa qua cơn khủng hoảng cuối năm 2008, nền kinh tế được
dự báo còn nhiều biến động, người có tiền gửi tiết kiệm thường chọn kỳ hạn ngắn. Do vậy, tỷ
trọng huy động vốn kỳ hạn ngắn trong tổng số vốn huy động cao, trong khi nhu cầu vay vốn
thường dài hơn, nên nhiều ngân hàng thương mại đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay
trung, dài hạn vượt quá tỷ lệ quy định. Trước tình hình đó, ngày 10/8, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn
ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động
tại Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Thông tư này thay thế các quy định về tỷ lệ tối
đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng tại
Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo
Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo thông tư mới, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung
hạn và dài hạn được quy định: với các ngân hàng thương mại là 30%; với các công ty tài chính
và công ty cho thuê tài chính là 30%; với quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 20%. Theo quy
định cũ, các tỷ lệ tối đa đối với các ngân hàng thương mại là 40%, với các tổ chức tín dụng khác
là 30%.

5


So với quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung
hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng tại Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tư mới đã quy định cụ thể về các nguồn vốn ngắn hạn, nguồn
vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín dụng và cách xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của tổ chức tín dụng. Đặc biệt, khái niệm ngắn, trung và
dài hạn cũng được xác định trên cơ sở thời hạn còn lại của khoản tín dụng mà không phải thời
hạn ban đầu như quy định trong QĐ 457.
c) Câu hỏi thảo luận: Thông tư 15 quy định giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn từ nguồn
vốn ngắn hạn sẽ có tác động như thế nào đến các NHTM, đến thị trường tín dụng nói

chung?
- Tác động đến các NHTM trong hoạt động huy động và cho vay:
Việc tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn có tác dụng làm giảm rủi ro
“mất cân đói kỳ hạn” (Maturity mismatch) của các NHTM. Tuy nhiên, để thỏa mãn quy định
này, tất yếu các NHTM sẽ phải gia tăng huy động tiền gửi có maturity (kỳ hạn) dài hơn, tất
nhiên phải trả lãi suất cao hơn. Nếu vẫn không thể huy động đủ số tiền gửi trung/dài hạn,
NHTM sẽ buộc phải cho vay ngắn hạn và rollover (gia hạn) các khoản vay này cho doanh
nghiệp khi nó đáo hạn. Tất nhiên lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn cho vay dài hạn. Vì vậy,
lợi nhuận của ngân hàng giảm đi là điều không tránh khỏi.

- Với thị trường tín dụng, khi tỷ lệ … bị buộc phải giảm, các khoản cho vay ngắn hạn sẽ
tăng lên. Điều này có hai hậu quả: (i) khuyến khích các khoản vay ngắn hạn liên quan đến các
hoạt động đầu cơ ngắn hạn (chứng khoán, địa ốc), và (ii) khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào các dự án ngắn hạn để tránh phải đi vay dài hạn. Thị trường tín dụng bị méo mó, tiềm ẩn
nhiều rủi ro và hạn chế phát triển kinh tế do các doanh nghiệp khó vay trung dài hạn.
4. Tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động
a) Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động LDR – Loan to Deposit Ratio
Cách tính: LDR = Tổng các khoản cho vay/Tổng tiền gửi
Câu hỏi thảo luận: LDR có phải là một thước đo tốt cho khả năng thanh khoản của ngân
hàng?
Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng
trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều
vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các
nhà quản trị ngân hàng ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ LDR tăng
lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên. Mặc dù, một tỉ lệ
LDR cao chưa bao giờ được lượng hóa, nhưng nó là một nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định
về đầu tư và cho vay.

6



Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên
tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân
hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương
ứng.
Tuy nhiên, tỉ lệ LDR vẫn có một số hạn chế nhất định. Trước hết, nó không cung cấp
thông tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản cho vay. Việc đánh giá tính thanh
khoản của một khoản cho vay đòi hỏi phải có thông tin về thời gian đáo hạn trung bình của nó;
khoản cho vay này được trả dần hay trả một lần và những thông tin về hồ sơ tín dụng của người
vay. Hai ngân hàng có cơ sở tiền gửi và tỉ lệ LDR như nhau có thể có tính thanh khoản rất khác
nhau nếu một ngân hàng có các khoản vay có tính khả mại cao, trong khi, ngân hàng kia có
nhiều khoản vay rủi ro, các khoản vay dài hạn. Điều tương tự cũng đúng đối với cơ sở tiền gửi
ngân hàng. Một số khoản mục tiền gửi như tiền gửi kì hạn có thời hạn dài sẽ có tính ổn định hơn
các khoản mục khác, nên rủi ro rút tiền gửi cũng sẽ nhỏ hơn. Thứ hai, tỉ lệ LDR không cho ta
một ý niệm gì liên quan đến bản chất của các tài sản “Có” nằm ngoài các khoản mục cho vay.
Một ngân hàng có thể có 20% tiền gửi được đầu tư vào chứng khoán chính phủ ngắn hạn, ngân
quỹ; trong khi, một ngân hàng khác có thể có cùng tỉ lệ như thế đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp, nhưng cả hai ngân hàng này có thể có cùng tỉ lệ LDR như nhau. Rõ ràng hai ngân
hàng này sẽ không có cùng chung một thước đo về thanh khoản. Thứ ba, gần đây, một số nhà
phân tích cho rằng tỉ lệ LDR không chuyển tải nhiều thông tin hữu ích như trước đây nó đã từng
có. Chẳng hạn, ngày nay, một ngân hàng có thể dễ dàng hơn nhiều trong việc bán đi các khoản
cho vay tiêu dùng hoặc các khoản cho vay thế chấp (thông qua nghiệp vụ mua bán nợ hay chứng
khoán hóa). Do đó, một ngân hàng có LDR cao có thể dễ dàng thực hiện cho vay mới bằng cách
đơn giản là thanh lí các khoản cho vay cũ. Ngân hàng cũng có nhiều nguồn phi tiền gửi mới
(như vay Ngân hàng Trung ương (NHTƯ), phát hành chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn
(Negotiable CDs), hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement), nguồn vốn được Ngân hàng cho
vay nhà ở liên bang của Mỹ cung cấp…) Hơn nữa, ngày nay, ngân hàng cũng có nhiều công cụ,
kĩ thuật tài chính cho phép họ quản lí rủi ro thanh khoản tốt hơn, bất chấp tỉ lệ LDR tương đối
cao.
Mặc dù có những hạn chế, tỉ lệ LDR vẫn có một số giá trị nhất định, đó là, khi tỉ lệ tăng

lên là tín hiệu cảnh báo, thúc đẩy các nhà quản trị, giám sát ngân hàng đánh giá toàn bộ chương
trình bành trướng của nó. Đây không phải là một thước đo hoàn hảo về tính thanh khoản, nhưng
là một công cụ đo lường gần đúng.
Câu hỏi thảo luận:
- LDR là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến.
Vậy, LDR của Trung Quốc hiện nay được quy định tối đa là bao nhiêu?
Khoản 2, Điều 39, Luật NHTM Trung Quốc (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 8, kì họp
thứ 13 phê chuẩn ngày 10/5/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1995, được sửa đổi tại kỳ
họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 ngày 27/12/2003, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/7/2004) quy định tỉ lệ LDR không vượt quá 75%.
7


- Trong số các nước châu Á chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
thì đứng đầu về tỉ lệ LDR là hệ thống ngân hàng nước nào?
Trong số các nước châu Á chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 thì
đứng đầu về tỉ lệ LDR là hệ thống ngân hàng các nước Hàn Quốc, Malaysia với tỉ lệ LDR
khoảng 140% vào năm 2004, giảm 20% so với mức 160% vào năm 1995 đối với Hàn Quốc và
tăng khoảng 20% so với năm 1995 đối với Malaysia. Singapore có tỉ lệ LDR vào khoảng 120%
vào năm 2004, giảm khoảng 15% so với năm 1995. Trong số 4 nước có nền kinh tế kém phát
triển nhất châu Á là Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam thì trong giai đoạn 2001 – 2004,
Việt Nam là nước có tỉ lệ LDR cao nhất, khoảng 105% vào năm 2004 và đang có xu hướng tăng
lên.
Tỉ lệ LDR trung bình phân theo thu nhập của các nhóm nước
LDR bình quân năm 2007 phân theo thu nhập Châu Á trừ Nhật Bản
của các nhóm nước

LDR

Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập 2001

cao
trung
trung
thấp
bình cao bình thấp

2008

100

75

80

85

60

84

Nguồn: GS. David G. Mayes, Peter J. Morgan, Hank Lim, 2010: “Deepening the Financial
System”
b) Quy định hiện hành của NHNN Việt Nam:
 Một số khái niệm theo quy định tại Điều 18 TT19/2010/TT-NHNN ngày 17/09/2010
-

Vốn huy động bao gồm:
 Tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn;
 Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng
khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng).
 Tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3
tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt
tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1, Điều 14) và
tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài;
 Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.”
Như vậy, so với Thông tư 13, TT 19 bổ sung vào nguồn vốn huy động các khoản sau:
 Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà Nước
8


 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng);
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT, Kho
bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội và các Tổ chức khác chiếm tới 15% -20% trong tổng
nguồn vốn huy động. Vì vậy tác động của việc chỉ gộp 25% tiền gửi không kỳ hạn của
riêng TCKT thực tế sẽ làm tăng tỷ lệ tín dụng/huy động so với trước khi có Thông tư
13 và 19.
 Tiền vay của TCTD khác có kỳ hạn 3 tháng trở lên.
Tuy nhiên Thông tư 19 vẫn loại bỏ tiền vay của TCTD khác có kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng.
Trong thực tế, các tổ chức tín dụng vẫn có thể “lách” bằng cách nhận tiền gửi kỳ hạn 3
tháng nhưng cho rút tiền trước hạn không phạt.
-

Cấp tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, chiết
khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng.
Như vậy, so với Thông tư 13, TT 19 quy định bỏ bảo lãnh trong dư nợ tín dụng, làm giảm

tử số.
 Quy định của NHNNVN về LDR: Theo TT13 và TT19: Tổ chức tín dụng chỉ được sử
dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng

đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại 2
TT này và không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức
tín dụng phi ngân hàng.
- Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng thương mại đã và đang còn
cung ứng cho khách hàng các sản phẩm “tiền gửi có kì hạn, được rút gốc trước hạn, hưởng lãi
suất cao”, cạnh tranh thu hút tiền gửi với nhiều hình thức tinh vi vẫn diễn ra khá phức tạp nên độ
ổn định của nguồn vốn tiền gửi nói chung, tiền gửi kì hạn nói riêng sẽ thấp; đồng thời, việc
thanh lí hoặc mua bán, chứng khoán hóa các khoản cho vay cũ là không dễ dàng. Do đó, để đảm
bảo an toàn khả năng thanh khoản, tỉ lệ LDR cần được quy định ở mức thấp hơn tỉ lệ LDR thực
tế trung bình ngành được xác lập trong những năm gần đây có tham khảo kinh nghiệm các nước.
Lưu ý rằng theo nghiên cứu thống kê của nhóm tác giả GS. David G. Mayes (Đại học
Auckland), Peter J. Morgan (ADB), Hank Lim (Giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu
quốc tế Singapore) vào tháng 3/2010 trong công trình nghiên cứu: “Deepening the Financial
System” thì tỉ lệ LDR bình quân của châu Á loại trừ Nhật Bản là 75% vào năm 2008; còn LDR
bình quân của nhóm nước có thu nhập thấp chỉ đạt 60% vào năm 2007.
- Khi triển khai Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có quy định về tỉ lệ LDR, một số
ngân hàng thương mại có thể gặp khó khăn, các ngân hàng này cần báo cáo riêng Ngân hàng Nhà
nước và đề nghị lộ trình, thời điểm cụ thể để thực hiện. Xét chung toàn cảnh hệ thống ngân hàng
Việt Nam, các nội dung của Thông tư 13 cần được triển khai thực hiện theo đúng lộ trình.
II) Thực trạng huy động vốn nợ của các NHTM ở Việt Nam
1. Hoạt động huy động tiền gửi của các NHTM thời gian gần đây
9


a) Năm 2008

Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75%
vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại
đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay
của các ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó.

Cụ thể, ngoài sự điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước chính thức áp cơ chế lãi suất trần
trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy
định của Bộ luật Dân sự).
Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàng có sự thay đổi căn bản; khái
niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi suất cho
vay từ 22% - 25% trước đó được loại bỏ cùng với các loại phí thu thêm; trần lãi suất huy động
thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những năm trước cũng bị
xóa bỏ.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng
về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh
nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt
trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều
thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường
hợp áp tới 20%/năm.
Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm chừng,
doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng
gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng
dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà
nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt
thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của
10


Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh
trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm;
lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.
b) Năm 2009
 Chính sách hỗ trợ lãi suất:




Chính sách hỗ trợ lãi suất cho những khoản vay ngắn hạn:

Ngày 23/1/2009, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg với về
việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng áp dụng: các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng
tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 31 tháng
12 năm 2009 của các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình…), cá nhân làm
vốn lưu động sản xuất kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường tại các ngân hàng thương
mại.
- Mức hỗ trợ là 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong
khoảng thời gian từ 1/2/2009 đến 31/12/2009.
-

Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng.

- Các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả được hỗ trợ cho khách hàng
vay. Các ngân hàng thương mại được giảm trừ số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng quý.
- Các khoản vay thuộc ngành, lĩnh vực không được hỗ trợ lãi suất bao gồm: Ngành
công nghiệp khai mỏ, hoạt động tài chính; Ngành quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng,
Đảng, Đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc; Giáo dục đào tạo; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội;
Hoạt động văn hóa, thể thao; Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (trừ
hoạt động đầu tư xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp); Hoạt động phục vụ cá nhân và
công cộng (bao gồm cả cho vay thông qua thẻ tín dụng; Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình; Hoạt
động các tổ chức quốc tế; Nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng; Đầu tư và kinh doanh chứng
khoán; Kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán sử dụng đất.



Chính sách hỗ trợ lãi suất cho những khoản vay trung và dài hạn:

Ngày 4/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã mở rộng hỗ trợ lãi suất 4% thông qua Quyết
định số 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân
hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng.
- Đối tượng áp dụng: các khoản vay vốn trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam của các
tổ chức cá nhân để thực hiện dự án đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ
tầng và các nhu cầu vốn thực hiện hợp đông xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam và
Quỹ đầu tư phát triển địa phương, được kí kết trước và sau ngày 1 tháng 4 năm 2009 mà được

11


giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 31 tháng 12
năm 2009
- Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng kể từ ngày giải ngân. Việc hỗ trợ
lãi suất được thực hiện từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
- Mức hỗ trợ lãi suất là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. nằm
trong khoảng thời giạn từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010.
- Các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả được hỗ trợ cho khách hàng
vay. Các ngân hàng thương mại được giảm trừ số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trên cơ sở báo cáo định kỳ.
Do chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN mà các NHTM dễ dàng hơn trong việc cho vay
với lãi suất không cao, nên cũng đã duy trì lãi suất huy động ở mức vừa phải 8-10%/năm
c) Năm 2010
Diễn biến CPI tháng 12/2009 tăng 1,38%, tháng 01/2010 tăng 1,36% và tháng 02/2010 tăng
1,96% đã tác động đến tâm lý thị trường nên mặt bằng lãi suất huy động VND trong Quý I/2010 có
xu hướng tăng, lãi suất cho vay VND thực tế ở mức khá cao. Chủ trương của Chính phủ và NHNN
là lãi suất huy động ở mức “vào 10 ra 12”, tạo cơ sở kéo lãi suất cho vay thấp xuống, tạo điều kiện

đầu tư, phục hồi và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đa số ngân hàng vẫn huy động tiền gửi VND ở
mức trên dưới 11%. Sau đó, khi lãi suất cơ bản tăng lên 9% vào ngày 5/11, Hiệp hội Ngân hàng
đưa ra mức trần lãi suất tiền gửi đồng thuận là 12%, nhưng thực tế, có ngân hàng huy động vốn lên
tới 18% một năm. Bắt đầu là chương trình khuyến mãi “3 ngày vàng” của Techcombank, áp dụng
từ ngày 7/12, với mức lãi suất tiền gửi lên tới 17%. Một ngân hàng lớn như Techcombank “phá
rào” đã dẫn tới hàng loạt các ngân hàng nhỏ hành động tương tự. Đầu giờ chiều 7/12, Ngân hàng
Đông Nam Á (SeABank) liền công bố biểu lãi suất huy động mới, với mức cao nhất lên tới 18%.
Bên cạnh đó, không ít ngân hàng cũng thay biểu lãi suất, và sẵn sàng “gọi vốn” với mức lãi trên
dưới 17%.
Ngay sau khi có những hiệu ứng không mong muốn này, người đứng đầu Ngân hàng Nhà
nước lập tức có công văn yêu cầu các ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất thái quá phải điều chỉnh
lại theo đúng tinh thần thỏa thuận giữa các ngân hàng. Đến ngày 11/12, các ngân hàng đã đồng loạt
cam kết, áp dụng lãi suất huy động tối đa là 14% một năm, tổng lãi suất qua quy đổi các chương
trình khuyến mại, cộng thưởng đi kèm tối đa chỉ 15% một năm. Thực tế, hầu hết ngân hàng không
dám huy động vốn với lãi suất cao như trước, song mức lãi thực người gửi tiền nhận được tại một số
ngân hàng vẫn lớn hơn 15%.
Đến hết ngày 30/1/2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng gần 132.000 tỷ đồng, chủ yếu để hỗ trợ
vốn thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố dữ liệu đáng chú ý:
tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 21/1/2011 đã giảm 2,46% so
với tháng trước, trong đó, số dư tiền gửi VND giảm 4,12% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43%.
Nguyên nhân do lãi suất huy động USD thời điểm trước Tết ở mức cao (từ 5-6%, cao hơn hẳn so với
cùng kỳ 2010) và tâm lý thăm dò việc nâng tỷ giá dịp gần Tết do đó người gửi tiền chọn gửi USD và
rút VND để chi trả cho các nhu cầu mua sắm Tết.
12


Về lãi suất, lãi suất huy động và cho vay VND không có nhiều biến động so với cuối năm
2010, lãi suất huy động bình quân ở mức 12,44%/năm và vẫn có sức ép tăng do áp lực của lạm phát;
lãi suất cho vay bình quân ở mức 15,74%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức
16-17%/năm, lãi suất cho vay phi sản xuất ở mức 18-20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông

thôn, xuất khẩu ở mức 14-16%/năm. Lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,5-1%/năm so với cuối
tháng 12/2010, hiện lãi suất huy động bình quân ở mức 4,17%/năm, lãi suất cho vay bình quân ở
mức 6,37%/năm. Đáng chú ý, khi lãi suất huy động USD của nhiều ngân hàng đổi chiều giảm nhẹ
thì Vietcombank tăng lãi suất này bất ngờ vào ngày 21/2 với mức tăng 0.5%/năm ở hầu hết các kỳ
hạn dưới 12 tháng lên tới 5,5%/năm kỳ hạn 12 tháng; các kỳ hạn từ 1 - 9 tháng cũng lần lượt ở mức
5% - 5,4%/năm.
Câu hỏi thảo luận:
Cho biểu lãi suất hiện nay của Ngân hàng Vietcombank

13


Bạn có đánh giá gì về lãi suất huy động VND của Vietcombank?
Vấn đề huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
Theo nghị định của Chính phủ số 141/2006/ NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định về vốn pháp định
của các tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện
pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định
quy định tại Danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 và ngày 31
tháng 12 năm 2010, các tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị
định này có hiệu lực và trước ngày 31 tháng 12 năm 2008, phải đảm bảo có ngay số vốn Điều lệ
thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định cho năm 2008 tại Danh
mục ban hành kèm theo. Theo quy định thì vốn pháp định của NHTM là 3000 tỷ đông. Trước áp lực
của nghị định mới của chính phủ các ngân hàng đã áp dụng nhiều phương thức huy động vốn vừa để
kinh doanh và vừa để đáp ứng đúng yêu cầu trên của nghị định. Một trong những phương thức được
các ngân hàng thương mại đó là phat hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi. Không phải trích vốn dự
trữ bắt buộc, không lo biến động lãi suất và đặc biệt khi người gửi tiền quay lưng với các kỳ hạn dài,
huy động vốn qua phát hành trái phiếu đang lấy lại nhịp điệu sôi động trong kênh huy động vốn của
các ngân hàng.
Ồ ạt phát hành
Ngày 26/5, Vietinbank công bố chính thức phát hành 6.000 tỉ đồng trái phiếu (TP) dài hạn

năm 2010 theo hình thức riêng lẻ với kỳ hạn 2 năm. Điểm đáng chú ý, so với trần lãi suất huy động
VND trong ngưỡng “cho phép” 11,5%/năm như hiện nay, lãi suất TP của Vietinbank trong năm đầu
tiên được ấn định lên tới 12,5%/năm.
Trong năm thứ hai, mức lãi suất này được thả nổi và được tính bằng trung bình cộng lãi suất huy
động tiền gửi tiết kiệm trả sau kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ tối đa 1%/năm. Với cách tính này, dễ
dàng nhận thấy việc mua TP nhận được lãi suất cao hơn nhiều việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
trong thời điểm hiện nay.
Trước Vietinbank và ngay từ đầu năm, một loạt các NHTM khác cũng lên kế hoạch và được NHNN
chấp thuận việc phát hành TP dài hạn với khối lượng lớn. Mới đây nhất, HDBank chính thức được
NHNN chấp thuận kế hoạch phát hành 3.000 tỉ đồng mệnh giá giấy tờ có giá dài hạn với lãi suất
theo như yêu cầu của NHNN, được ấn định “phù hợp với lãi suất thị trường và các quy định về điều
hành lãi suất”.
Trước đó nữa, ABBank, LienVietBank và Techcombank lần lượt được chấp thuận hoặc công bố kế
hoạch phát hành 2.000-3.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) trong năm 2010. Dù chỉ có lãi
suất 1%/năm trong 5 năm đầu tiên phát hành, song trong 5 năm tiếp theo, TPCĐ của Techombank
có lãi suất lên tới 12%.
Bên cạnh đó, trái chủ còn được nhận được lợi tức bổ sung là khoản chênh lệch 12% mỗi năm trừ đi
số lãi suất trả hằng năm. Ấn định lãi suất 10,48%/năm, SHB gần như là NH sớm nhất triển khai huy
động vốn qua TP năm 2010 với việc phát hành tới 15 triệu TPCĐ với mệnh giá 125.000 đồng.
Lợi đôi đường
14


Các phân tích cho thấy, phần nhiều các NHTM tiến hành phát hành TP năm 2010 đều chọn Trái
phiếu chuyển đổi (sang cổ phiếu) nhằm tăng thêm tính hấp dẫn cho mặt hàng này ngoài mức lãi suất
hấp dẫn. SHB cam kết sau 12 tháng, TP sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu theo tỉ lệ 1 TP quy đổi
thành 10 cổ phiếu. BIDV mới đây cũng chính thức công bố niêm yết 13,62 triệu TP dài hạn mệnh
giá 100.000 đồng tại Sở Giao dịch chứng khoán HN vốn được phát hành thành công trong năm
2009.
Thông qua kênh này, theo nhiều đánh giá, các NH cùng lúc đạt được nhiều mục đích như vừa cải

thiện vốn trung - dài hạn, vừa có cơ sở tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành TP. Chính vì vậy, khi
mà hạn chót phải đảm bảo đủ mức vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng đang đến gần và kênh huy động vốn
trung - dài hạn càng thêm hẹp, việc phát hành TP được xem như “lối thoát” cho rất nhiều NHTM.
Không chỉ riêng với mỗi ngân hàng, khi công bố kế hoạch phát hành 3.000 tỉ đồng TP vào tháng
3.2010, khả năng huy động vốn trên thị trường dân cư - theo Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ
Hùng Anh - là không đủ đảm bảo nguồn vốn trung - dài hạn đáp ứng nhu cầu của DN. Do vậy,
nguồn vốn từ TP sẽ là cứu cánh đáp ứng nhu cầu cho các dự án.

15



×