Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kiểm tra môn chứng khoán giữa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.88 KB, 6 trang )

Công ty chứng khoán

Họ và tên sinh siên: Vũ Hoàng Dũng
Mã số sinh viên: CQ510770
Lớp tín chỉ: Thị trường chứng khoán 5
Đề bài: Bình luận về sự tham gia của một trong các tổ chức cung ứng dịch vụ trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.

Bài làm
Hiện nay hoạt động của các công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tap, khác hẳn
với doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì công ty chứng khoán là một
định chế tài chính đặc biệt. Do đó, việc nắm rõ hoạt động, những thiếu sót tồn tại bên
cạnh thành tựu đã đạt được của công ty chứng khoán trong quá trình thành lập và phát
triển của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất cần thiết.
Trong bài tiểu luận này ta sẽ tìm hiểu các vẫn đề chính sau:
-

Khái niệm, loại hình pháp lí, điều kiện về vốn và vai trò, chức năng của công ty
chứng khoán.
Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán.
Thực trạng hoạt động, hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện phát triển công ty
chứng khoán.

I.Tổng quan về công ty chứng khoán
1. Khái niệm công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng
khoán , là đơn vị có tư cách pháp nhận, có vốn riêng và hạch toán độc lập. Với tư cách là
một thực thể hoạt động trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán có thể thực
hiện một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, tư vấn, quản lý danh
mục đầu tư, bảo lãnh phát hành.


2. Loại hình pháp lí
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Công ty có vốn nước ngoài
- Chi nhánh công ty nước ngoài
3. Điều kiện về vốn
Nghiệp vụ
Môi giới

Quy định cũ (NĐ
144/2003)
3 tỷ VND

Quy định mới (NĐ
14/2007)
25 tỷ VND

Tự doanh

12 tỷ VND

100 tỷ VND

1


Công ty chứng khoán

Bảo lãnh phát hành


22 tỷ VND

165 tỷ VND

Tư vấn đầu tư

3 tỷ VND

10 tỷ VND

Quản lí danh mục đầu tư

3 tỷ VND

-

Tư vấn tài chính+ lưu ký

-

-

Tổng cộng

43 tỷ

300 tỷ

4. Vai trò và chức năng của công ty chứng khoán
- Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rổi đến người sử

-

dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành).
Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp
lệnh).
Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền
mặt và ngược lại một cách dễ dàng).
Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai
trò của nhà tạo lập thị trường).

II.Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Hoạt động nghiệp vụ của Công ty chứng khoán phát triển mạnh với tổng doanh
thu của các công ty chứng khoán năm 2010 đạt trên 10.000 tỷ đồng trên cả bốn
mảng nghiệp vụ là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Bên cạnh
hoạt động chính là môi giới chứng khoán, các CtyCK đã tập trung phát triển hoạt
động bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán một cách chuyên nghiệp và
bài bản hơn, góp phần tăng doanh thu cho hoạt động của công ty. Quy mô vốn hoạt
động của các Công ty chứng khoán ngày càng được nâng cao. Đến năm 2010, tổng
vốn điều lệ của các Công ty chứng khoán là 33.341 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với
năm 2009.
1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Môi giới là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của công ty chứng khoán, thực
hiện nguyên tắc trung gian trên TTCK.
Môi Giới Chứng Khoán là đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, có thể là
tổ chức, Công ty hay cá nhân, thông qua việc tư vấn, thực hiện các giao dịch. Vì
vậy, công việc Môi Giới Chứng Khoán bao gồm thu thập và thẩm định thông tin
về thị trường cổ phiếu trong hoặc ngoài nước, chứng khoán và trái phiếu chính
phủ; trên cơ sở đó đưa ra lời khuyên thích hợp cho khách hàng...
Tính đến tháng 6/2011, tổng cộng có hớn 1,1 triệu tài khoản, tăng trên 47.000

tài khoản so với cuối năm 2010. Trong đó, nhà đầu tư có tổ chức có gần 4.500 tài
khoản, còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân..

2


Công ty chứng khoán

Hoạt động môi giới - chiếc bánh quá nhỏ: Với hơn 100 CTCK chia nhau chiếc
bánh khá nhỏ của thị trường, doanh thu hoạt động môi giới của tất cả các công ty
năm 2010 chỉ đạt 2.398 tỉ đồng, một mức rất nhỏ so với con số tổng vốn chủ sở
hữu 34.538 tỉ đồng. Trong số 94 công ty được thống kê thì có tới 40 công ty doanh
thu từ môi giới chưa đến 10 tỉ đồng.
2. Nghiệp vụ tự doanh

Tự doanh là hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện việc mua và
bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty.
Tuy nhiên đây là một hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt động này có thể
mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra những
tổn thất không nhỏ.
Hoạt động tự doanh không “dễ xơi: Năm 2008 có tới 70% (61/88) CTCK bị
thua lỗ chủ yếu là do hoạt động tự doanh, con số này năm 2010 chỉ còn 26,59%
(25/94) và vào quí 1-2011 lại có đến gần 50% công ty đang niêm yết bị thua lỗ.
Việc các CTCK quá chú trọng vào hoạt động tự doanh trong khi năng lực còn hạn
chế và thị trường chứng khoán không thuận lợi đã khiến cho nhiều công ty bị thua
lỗ nặng nề.
Với bối cảnh thị trường hiện nay thì hoạt động tự doanh của các công ty vẫn
chưa có gì sáng sủa. Để tồn tại và phát triển, nhiều công ty sẽ phải xây dựng các
hoạt động tự doanh một cách chuyên nghiệp hơn.
3.


Nghiệp vụ bảo lãnh
Các công ty chưng khoán thực hiện việc tư vấn, bảo lãnh và làm trung gian cho
các đơn vị co nhu cầu phát hành chứng khoán ra công chúng. Do có liên quan đến
vấn đề bảo lãnh nên đây là nghiệp vụ yêu cầu số vốn pháp định cao nhất trong tất
cả các nghiệp vụ (165 tỷ đồng), đồng thời cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ sau
mỗi lần phát hành thành công.
Trong giai đoạn hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán dẫu mang
lại một phần lợi nhuận cho các công ty song không thể giúp các công ty cầm cự do
số lượng những công ty muốn phát hành cổ phiueeys không nhiều, các nhà đầu tư
cũng không mặn mà với các đợt IPO.
Năm 2010 chỉ có 23 CTCK có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh và đại lý phát
hành chứng khoán. Công ty có doanh thu lớn nhất từ hoạt động này là SBS nhưng
cũng chỉ có 35 tỉ đồng.

4. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư

Đây là nghiệp vụ quản lí vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng
khoán thông qua dạnh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng
lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lí danh mục đầu tư là một dạng
nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác
tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến
3


Công ty chứng khoán

lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc yêu cầu (mức lợi
nhuận kì vọng; rủi ro có thể chấp nhận..vv).
Quy trình quản lí danh mục đầu tư gốm 4 bước: xúc tiến tìm hiểu và nhận quản

lí; ký hợp đồng quản lí; thực hiện hợp đồng quản lí; kết thúc hợp đồng quản lí.
5. Tư vấn đầu tư chứng khoán

Là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra lời
khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ
khác kiên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng.
Hoạt động tư vấn được phân loại theo các tiêu chí như hình thức, mức độ ủy
quyền và theo đối tượng của hoạt đông tư vấn. Bên cạnh đó hoạt động tư vấn phải
tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau: Không đảm bảo chắc chắn về giá trị
chứng khoan; luôn nhắc nhở khách hàng; không được dụ dỗ mời chào khách hàng.
Năm 2010, doanh thu từ tư vấn đạt khá cao nhưng tổng cộng chỉ đạt 712 tỉ
đồng. Trong đó, công ty có doanh thu lớn nhất là FPTS (187 tỉ đồng) và SSI (108
tỉ đồng).
6. Các nghiệp vụ phụ trợ
- Lưu kí chứng khoán: lưu giũ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua
-

các tài khoản lưu kí.
Quản lí thu nhập của khách hàng: CTCK theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức khách
hàng thông qua tài khoản của họ.
Nghiệp vụ tín dụng: CTCK thực hiện cho khách hàng vay tiền hoặc chứng khoán
để thu tiền hoa hồng.

III. Thực trạng hoạt động, hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện phát triển công
ty chứng khoán.
1. Tình hình tổ chức và hoạt động của các Công ty chứng khoán năm 2010 và
6 tháng đầu năm 2011
Năm 2010, mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nhất định từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đã lấy lại được đà hồi phục và đạt được tốc
độ tăng trưởng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

- Mạng lưới, quy mô hoạt động của Công ty chứng khoán ngày càng được mở rộng
với 133 chi nhánh và 80 phòng giao dịch (so với cuối năm 2009 là 80 chi nhánh,
42 phòng giao dịch) đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh
Hóa.
Hoạt động nghiệp vụ của Công ty chứng khoán phát triển mạnh với tổng doanh
thu của các Công ty chứng khoán năm 2010 đạt trên 10.000 tỷ đồng trên cả bốn
mảng nghiệp vụ là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư.
Các Công ty chứng khoán đã tập trung mạnh vào công tác nâng cao trình độ
nguồn nhân lực cũng như đầu tư, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong
cung cấp dịch vụ chứng khoán.
4


Công ty chứng khoán
-

Đến tháng 6 năm 2011, quy mô vốn điều lệ của các công ty chứng khoán tiếp tục
tăng 833 tỷ đồng so với cuối 2010, đưa tổng vốn điều lệ các công ty đến nay lên
35.045 tỷ đồng. nhánh lên 157, số phòng giao dịch tăng 16, đưa tổng số phòng
giao dịch lên 96.
2. Tuy đạt được những mặt tích cực trên, hoạt động của các Công ty chứng

-

-

-

khoán vẫn còn một số khó khăn, tồn tại sau:

Nếu như trong năm 2010 chỉ có 20 công ty chứng khoán thua lỗ thì đến quý
I/2011, con số này đã tăng tới 62 công ty. Hiện số doanh nghiệp môi giới có lỗ lũy
kế tính đến cuối quý II là 61, trong tổng số 105 công ty chứng khoán đang hoạt
động.
Một số Công ty chứng khoán còn thực hiện chưa tốt các quy trình nghiệp vụ như
quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh.
Đội ngũ nhân sự của các Công ty chứng khoán có tính biến động cao, đặc biệt đội
ngũ nhân sự cao cấp còn thiếu tính ổn định.
Về trang thiết bị cơ sở vật chất, các Công ty chứng khoán đã cố gắng nâng cấp hệ
thống công nghệ để phục vụ khách hàng được tốt hơn, tuy nhiên hệ thống trụ sở
của công ty, chi nhánh còn chưa ổn định, đặc biệt đối với các Công ty chứng
khoán nhỏ.
Trong hoạt động kinh doanh, một vài công ty chưa tuân thủ các quy định, gây ra
những rủi ro cho hoạt động của thị trường và cho nhà đầu tư.
3. Mục tiêu, định hướng phát triển Công ty chứng khoán trong giai đoạn tới

-

-

-

Các Công ty chứng khoán cần tập trung củng cố hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát
nội bộ trong hoạt động của công ty để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công
ty chứng khoán.
Trong hoạt động kinh doanh, các Công ty chứng khoán phải tuân thủ nghiêm quy
định pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên làm việc tại Công
ty chứng khoán.
Các Công ty chứng khoán thực hiện và tuân thủ các chỉ tiêu về an toàn tài chính
theo quy định của pháp luật.

Về phía UBCKNN, năm 2011, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý: bổ sung, sửa đổi
quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán; xem xét xây dựng
hướng dẫn, cho phép Công ty chứng khoán đưa vào áp dụng một số sản phẩm mới
cho hoạt động nghiệp vụ của Công ty chứng khoán theo lộ trình và sự phát triển
của thị trường chứng khoán.
Kết luận
Qua bài viết trên, ta sẽ có một cái nhìn khái quát về hoạt động của các công ty
chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Cùng với việc thực hiện những nghiệp vụ của
mình, các công ty chứng khoán đã có những bước phát triển nhất định trên các mặt
như mạng lưới hoạt động, quy mô vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, quy mô cung cấp
dịch vụ và chất lượng hoạt động. Bên cạnh những khó khăn cần từng bước khắc
5


Công ty chứng khoán

phục, các công ty đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng thị trường
chứng khoán nước ta ngày một phát triển và hoàn thiện.

HẾT

6



×