Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tổng quan thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.34 KB, 30 trang )

Thị trường Chứng khoán Việt Nam ra đời từ khi nào?
- Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số
48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng
khoán Việt Nam ra đời.
- Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng
khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996.
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000.
- Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày
8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán
của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn
điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).

1, Chỉ số VN – Index:
- VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN - Index xây dựng căn cứ
vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà
đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát..
- Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào
ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.
- Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường
hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.
Công thức tính chỉ số VN - Index:

Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị
trường cơ sở) x 100
Trong đó:
Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i
Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i
Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i


Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i

2 Chỉ số HNX-Index ( khi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội còn được gọi là
Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội nó có tên là Hastc-index).

được tính toán bắt
đầu từ ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của thị trường (ngày
14-7-2005), được gọi là thời điểm gốc. Chỉ số này tính toán mức biến động giá
của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà NộiPhương pháp tính
chỉ số bằng cách so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị
trường của các cổ phiếu niêm yết tại thời điểm gốc. Cụ thể: tại thời điểm gốc,
chỉ số có giá trị = 100.
Công thức tính chỉ số thị trường:
Tổng giá trị thị trường hiện tại (GTn)


HASTC-Index

= --------------------------------------------------- x 100
Tổng giá trị thị trường gốc (GTo)

Hoặc:
å
HASTC-Index

Pit x Qit

= ------------------------------- x 100
å


Pio x Qit

Trong đó,
Pit: Giá thị trường của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại
Qit: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I vào thời điểm hiện tại.
Pio: Giá thị trường của cổ phiếu I vào ngày cơ sở (gốc)
i

: 1,……, n

Trong phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch cổ phiếu
được thực hiện. Như vậy, khi giá thực hiện của mỗi giao dịch cổ phiếu thay đổi thì chỉ số
HNX-Index sẽ thay đổi theo. Chỉ số HNX-Index phản ánh sự biến động giá trong suốt
phiên giao dịch và tạo nên biểu đồ Hastc-Index trực tuyến. Chỉ số HASTC-Index đóng
cửa là chỉ số được tính bởi các mức giá đóng cửa của các cổ phiếu .

I, TTCKVN giai đoạn 2000-2005
Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn
sốt vào năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu
năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ
phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04
điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng
10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo
chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số nhà
đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được
lợi nhuận. thì trong 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm,
mức thấp nhất xuống đến130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh
nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong
nước, trong khi "room" cũng hết.
Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN)



chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005
khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ
lĩnh vực ngân hàng).
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự
quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị
trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận
hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số CT NY/ĐKGD 5 5 20 22 26 32
Mức vốn hoá TTCP (% GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14
Số tài khoản KH 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005,
tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm
0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần
35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu
hút 28.300 tài khoản giao dịch .Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị
trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44,600 tỷ
đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước đạt gần 1%.
Bài tham khảo:
5 biến động của thị trường chứng khoán 2002
Với việc chỉ số VN-Index rớt thảm bại, có lúc tụt xuống chỉ còn 174,6
điểm, thấp nhất trong lịch sử, năm 2002 được coi là đại bại đối với giới
đầu tư chứng khoán Việt Nam. Dưới đây là những sự kiện của thị
trường này theo đánh giá của VnExpress.
1. Sửa đổi Nghị định 48/CP

Theo kiến nghị của các công ty chứng khoán và đông đảo giới đầu tư trong
và ngoài nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn tất việc sửa đổi
Nghị định 48/CP về quản lý thị trường chứng khoán - "xương sống" của thị
trường chứng khoán Việt Nam và dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong
quý I/2003.


Theo nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, các hoạt động giao dịch chứng
khoán tại Việt Nam sẽ được tự do hơn hẳn so với hiện nay: cho phép mua,
bán chứng khoán ngoài sàn giao dịch, chấp nhận đặt lệnh "điện tử", tăng
nhanh số công ty niêm yết và giảm điều kiện được niêm yết...
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, việc sửa đổi Nghị định 48/CP sẽ
tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đẩy mạnh
giao dịch chứng khoán và là đòn bẩy căn bản cho việc ban hành Luật Chứng
khoán năm 2005. Tuy nhiên, theo giới đầu tư, chỉ khi Nghị định đi vào triển
khai mới xác định chính xác được tác dụng trong thực tế.
2. Thêm hàng, thêm phiên, giao dịch vẫn nhỏ giọt
Cả năm, chỉ có xấp xỉ 1.070 tỷ đồng giá trị cổ phiếu và trái phiếu được khớp
lệnh, tăng 4% so với 2001. So với tốc độ tăng GDP là 7% thì sự phát triển
của thị trường chứng khoán đang có xu hướng chậm hẳn lại. Kinh nghiệm
tại các nước phát triển cho thấy, tăng trưởng của giao dịch chứng khoán
thường lớn hơn nhiều lần so với tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra, năm 2002 đã có thêm 10 loại cổ phiếu
và 22 loại trái phiếu được đưa vào niêm yết, nâng tổng số loại chứng khoán
trên thị trường lên 60 (trong đó có 20 loại cổ phiếu). Tổng khối lượng cổ
phiếu và trái phiếu niêm yết lần lượt là 100 triệu và 42 triệu đơn vị.
Năm 2002 cũng ghi nhận số phiên giao dịch trong một tuần tăng từ 3 lên 5
(từ ngày 1/3). Đây được xem như bước dọn đường cho sự chuẩn hoá cách
thức tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.
3. CAN xuống hạng

Ngày 8/10, nhà đầu tư CAN bị sốc trước quyết định ngừng giao dịch cổ
phiếu này của Uỷ ban chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân của vụ việc là
một số nhân viên của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long đã làm hợp đồng
khống xuất khẩu hàng sang Trung Quốc và bỏ túi hàng tỷ đồng.
Mặc dù được giao dịch trở lại sau đó 2 tuần, CAN đã từ một cổ phiếu có tính
thanh khoản cao (chỉ kém REE, GMD và SAV chút đỉnh) đã trở thành mặt
hàng kém hấp dẫn thể hiện qua giá liên tục rớt, lượng giao dịch nhỏ giọt.
Còn khá lâu để CAN lấy lại niềm tin trong giới đầu tư.
4. Cuộc đua giảm phí giao dịch


Các công ty chứng khoán đã đua nhau mở chiến dịch thu hút khách hàng
bằng giảm phí môi giới, hiện là khoảng 0,3% giá trị giao dịch (mức quy định
là 0,5%). Nhiều đơn vị đã lên tiếng phản đối hình thức cạnh tranh này vì cho
rằng nó có dấu hiệu không lành mạnh theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”.
Cuối năm, Uỷ ban chứng khoán đã vào cuộc bằng quyết định thu phí các
công ty chứng khoán với hy vọng lập lại sự công bằng trong thị trường môi
giới chứng khoán. Tuy nhiên, giải pháp này đã ngay lập tức vấp phải sự
phản kháng của các công ty và cả giới đầu tư vì hai lý do: không nên thu phí
khi thị trường đang gặp khó khăn; thu phí môi giới cũng đồng nghĩa với việc
móc túi nhà đầu tư.
5. Nhà đầu tư nước ngoài "chạy lũ"
Tổng số cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hiện là 3,64 triệu đơn vị,
chiếm 10% toàn thị trường. Tuy nhiên, có khác biệt so với năm 2001 là nhà
đầu tư nước ngoài bắt đầu có xu hướng bán ra cổ phiếu do sợ thua lỗ trước
bối cảnh VN-Index chưa hồi phục như trông đợi.
Năm qua, 2,36% giao dịch toàn thị trường thuộc về người nước ngoài. Các
mặt hàng được những nhà đầu tư này lựa chọn là cổ phiếu có tính thanh
khoản cao hoặc tiềm năng như REE, GMD và AGF.


II Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của
TTCK Việt Nam
1 Những biến động chủ yếu:
Mảng sáng:....
- Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển

“đột phá” , tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn
toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch
Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC
- Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường
chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2
thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này
đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-

Với sự ra đời của Luật Chứng khoán, môi trường đầu tư gián tiếp đã
thông thoáng hơn và đặc biệt là xoá bỏ được sự chồng chéo trong hệ


thống chính sách, tạo cơ hội lớn để VN thu hút dòng vốn này.
.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình
diễn” tuyệt vời với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1
năm.. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm
22,7% GDP)
giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt
khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường.
-

Chỉ số Chứng khoán :

Năm 2006,Việt Nam có sự phát triển vượt bậc,: VN-Index cuối năm
tăng 2,5 lần so đầu năm( từ 305 điểm vào cuối năm 2005 lên 751
cuối năm 2006) kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc
809,86 điểm. Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm.
Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng
trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%. Đây là những
mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn
tượng. . . Xét riêng về mức vốn hoá cổ phiếu, toàn bộ thị trường
chứng khoán chính thức Việt Nam với 193 cổ phiếu vào phiên cuối
năm, đã lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương với 13,8 tỷ USD.
- - Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây là
những cổ phiếu được phát hành theo Luật Doanh nghiệp là chính.
Nhóm các công ty Blue chips trên thị trường
Blue chip la cổ phiếu của các công ty có hoạt động kinh doanh và
thương hiệu mạnh, làm ăn có hiệu quả, chia lơi nhuận ( có thể bằng cổ
phiếu hay tiền mẳt ) đều đặn cho các cổ đông, mức rủi ro thấp.Ngoài ra
đây phải là cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn trong việc tăng hay giảm của
thị trường và cổ phiếu này phải có tính thanh khoản cao. Có thể nói
những cổ phiếu blue chip là những cổ phiếu của các công ty có mức vốn
hóa lớn trên thị trường.
Bảng 1: Danh sách các công ty có vốn hóa thị trường cao.
STT


CK

1

FPT


2

PPC

3

VNM

4

STB

5

PVD

6

ACB

7

SSI

Tên công ty
FPT
Nhiệt điện Phả
Lại
Vinamilk
Sacombank

PV Drilling
ACB
SSI

Sàn GD
HCM
HCM
HCM
HCM
HCM
H
N
H
N

Phân ngành

Vốn điều lệ

I

608.102.300.000
3.071.960.060.000
1.590.000.000.000
2.089.412.810.000
680.000.000.000
1.100.046.560.000
500.000.000.000

Nhiệt điện

Chế biến
Ngân hàng
Dầu
Tàikhí
chính
Tài chính

PE
Trailing

80

33
44,2
46.27
149
65,5
42,2

Market cap

35.148.312.940.0
29.183.620.570.0
00
27.984.000.000.0
00
20.894.128.000.0
00
20.060.000.000.0
00

19.525.826.440.0
00
10.550.000.000.0
00


8

VSH

9

SAM

10

KDC

11

REE

12

BMI

13

GMD


14

ITA

15

BVS

16

SJS

17

MPC

18

TDH

27

NTP

19

BMP

20


DHG

21

CII

22

HRC

23

DMC

24

NKD

25

AGF

26

IMP

Thủy điện VSSH
SACOM
Kinh Đô
REE

Bảo Minh
Gemadept
Itaco
BVSC
Sudico
Tôm Minh Phú
Thuduc House
TifoPlast
Nhựa Bình Minh
Dược Hậu Giang
CII
Horuco
Domesco
Kinh Đô Miền
Bắc
Agifish
Imexpharm
Tổ
ng

HCM
HCM
HCM
HCM
H
N
HCM

Thủy điện
Bưu chính viễn thông

Chế biến
Đa ngành
Tài chính
Giao thông

HCM
H
N
HCM
H
N
HCM
H
N
HCM

Cơ sở hạ tầng

HCM
HCM
HCM
HCM
HCM
HCM
HCM

Dượca phẩm

Tài chính
Bất động sản

Thủy sản
Bất động sản
Nhự
a
Nhự
Cơ sở hạ tầng
Nông nghiệp
Dược phẩm
Chế biến
Thuỷ sản
Dược phẩm

1.242.300.000.000
374.394.280.000
299.999.800.000
338.249.940.000
434.000.000.000
347.953.150.000
450.000.000.000
150.000.000.000
200.000.000.000
600.000.000.000
170.000.000.000
144.460.000.000
139.334.000.000
80.000.000.000
300.000.000.000
96.000.000.000
107.000.000.000
83.999.970.000

78.875.780.000
84.000.000.000

33,4
43.5
43,9
22.5
74
48,1
38,7
35,1
45,6
n/a
39,8
27
26,8
35,8
44,1
21
28,3
28,9
19
43,1

9.876.285.000.0
00
9.060.341.576.0
00
6.719.995.520.0
00

6.460.573.854.0
00
6.293.000.000.0
00
6.263.156.700.0
00
6.075.000.000.0
00
4.740.000.000.0
00
4.560.000.000.0
00
3.600.000.000.0
00
3.400.000.000.0
00
3.221.458.000.0
00
3.148.948.400.0
00
2.200.000.000.0
00
2.130.000.000.0
00
1.920.000.000.0
00
1.530.100.000.0
00
1.528.799.454.0
00

1.127.923.654.0
00
1.024.800.000.0
00
248.226.270.108.0
00

- Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên
tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm
2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư
mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 122006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở,
trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thị trường OTC cũng tăng trưởng mạnh mẽ. trên thị trường này có
khoảng 2000 cổ phiếu của các công ty cổ phần đang giao dịch bao
gồm các DN nhà nước đã cổ phần hóa và các công ty, NH cổ phần
tư nhân. Hàng loạt các NH tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô và mở
rộng hoạt động do giá cổ phiếu NH tăng trong năm 2006.

Mảng tối :...
- Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư
vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có
kiến thức và hiểu biết, cả những người mua, bán theo phong
trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng
“bong bóng” là có thật
- Nguồn tiền khổng lồ từ bán đất, từ tiết kiệm, từ kiều hối, từ
vay mượn, cầm cố tài sản đang ùn ùn chảy vào TTCK trong
giấc mơ làm giàu chính đáng. Nguồn tiền này đã tạo nên


những cơn sốt thực sự trên sàn giao dịch, khi giá CP cứ liên

tục được đẩy lên mức trần.
- Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân mới vào thị trường vài tháng
gần đây chủ yếu là bị hấp dẫn bởi sự tăng trưởng của thị
trường và thu nhập lớn có được từ đầu tư chứng khoán. Họ
tham gia nhưng chưa có nhiều hiểu biết và cho rằng, TTCK
cũng giống như bất kỳ thị trường nào khác, cứ thấy lên là mua.
Rất nhiều nhà đầu tư có trong tay vài trăm triệu, không biết CP
là gì nhưng vẫn sẵn sàng mua, thậm chí không biết Cty ấy làm
gì, ở đâu mà chỉ tính mỗi ngày tăng mấy giá, lãi bao nhiêu.
Quy mô niêm yết cổ phiếu đến hết 31/12/2006
Số loại
cổ phiếu Tổng khối lượng niêm yết Tổng mệnh giá niêm yết Vốn hoá thị
trường
(VND) (USD) (VND) (USD)
193 12.667.321.104
cổ phiếu 126.673,2 tỷ 7.917 triệu 221.156 tỷ 13.822,2 triệu
Tỷ trọng ~ 13% GDP ~ 22,7% GDP
(Nguồn: TTGDCK Tp. HCM và TTGDCK Hà Nội)

2,XU HƯỚNG
+ Các công ty đua nhau niêm yết cổ phiếu trên 2 sàn chứng khoán :
HOSE và HNX nhằm tận dụng lợi thế trước khi mức thế ưu đãi hiện
nay sẽ bị bãi bỏ sau 31/12/2006.
Trong vài tuần, hơn 40 công ty- phần lớn đều có cổ phiếu đang được giao
dịch trên thị trường tự do- đã tìm cách tham gia sàn chứng khoán. Ngân
hàng thương mại châu Á, một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất của
Việt Nam, vừa nhận được giấy phép niêm yết cuối tuần trước. John
Shrimpton, Giám đốc công ty vốn Dragon nhận xét: "Đây đúng là hiện
tượng chưa từng thấy đối với thị trường vốn Việt Nam, khi các công ty đua
nhau lên sàn giao dịch". Còn theo Jonathan Waugh, Giám đốc PXP Việt

Nam Asset Mangement, việc bãi bỏ thuế này là một phần trong kế hoạch của
chính phủ nhằm chuẩn bị cho tiến trình tư nhân hóa từng phần và cổ phần
hóa các công ty nhà nước lớn, kể cả công ty bảo hiểm Bảo Việt, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam Vietcombank... Ông Waugh nhận định: "Bãi bỏ các
ưu đãi về thuế là một dấu hiệu chứng tỏ rằng một số các công ty nhà nước


lớn cũng sẽ được cổ phần hóa và tham gia các sàn giao dịch chứng khoán
trong 12 tháng tới".
Trong thời gian qua thị trường vốn của Việt Nam đã có những thay đổi đáng
ngạc nhiên. Theo nhận định của công ty Merrill Lynch, mức vốn hóa của thị
trường chứng khoán Việt Nam đã tăng gấp đôi, lên 3 tỷ USD năm 2006, và
dự kiến tăng lên 5 tỷ USD năm 2007. Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ
có còn nhiều công ty nữa tham gia thị trường chứng khoán, do đó cần chuẩn
bị tốt hơn để phát huy được tính hiệu quả của thị trường này.
+ Đi ngược lại những tác động tích cực từ thuận lợi mang tính vĩ mô,
nguồn tiền khổng lồ trong dân cư đang là ẩn số và xu hướng đầu tư
mang tính phong trào, bị cuốn theo cơn sốt làm giàu là dấu hiệu bất ổn.
Đầu tư CK không phải là trò chơi mà người tham gia không cần nghiên cứu,
không cần suy nghĩ. Nhiều người chỉ trong vài tuần đã lãi hàng trăm triệu
đồng, nhưng trên thị trường, một quy luật rõ ràng là tiền chỉ chảy từ túi
người này sang túi người khác. Bên cạnh thành công, thiết nghĩ vẫn cần phải
cẩn trọng, thậm chí có một chút thua lỗ để ngồi lại suy ngẫm.

3,Sự kiện thúc đẩy TTCK VN
Một loạt những sự kiện quan trọng đã đưa Việt Nam (VN) vào nhóm những
quốc gia được thế giới chú ý nhất:
+ Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO
+Tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị APEC

→ VN đã tạo ra sức hút ghê gớm đối với những định chế đầu tư tài chính

quốc tế. Bên cạnh đó, một thị trường mới nổi luôn có tốc độ tăng trưởng cao
và vô vàn cơ hội làm ăn, trong một thời gian khá dài, vì nhiều lý do VN đã
không được thế giới đối xử công bằng khiến dòng vốn đầu tư lẫn lòng tin
của quốc tế đối với VN không cao. Gia nhập một sân chơi toàn cầu đồng
nghĩa với quan hệ đối tác bình đẳng và đáng nói hơn là môi trường đầu tư sẽ
tuân theo những chuẩn mực chung.
+ Sự ra đời của Luật Chứng khoán: khiến môi trường đầu tư gián tiếp đã
thông thoáng hơn và đặc biệt là xoá bỏ được sự chồng chéo trong hệ thống
chính sách, tạo cơ hội lớn để VN thu hút dòng vốn này.


Trước đây khi TTCK chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật (cao
nhất là Nghị định 144) nên chưa đảm bảo sự bình đẳng với các văn bản luật
khác. Do đó, nếu có sự "vênh" giữa nghị định với luật hoặc với nghị định
khác thì vướng mắc rất khó giải quyết, vì về nguyên tắc, nghị định không
được vượt luật và các nghị định là tương đương về hiệu lực pháp lý.
+ Những đánh giá hết sức khả quan trong báo cáo định kỳ của các tổ
chức tài chính uy tín bậc nhất thế giới như Merry Lynch, HSBC, Citi
Group... là một biểu hiện rõ ràng nhất về sự cải thiện môi trường đầu tư.
Những đánh giá khách quan này được công bố trên toàn thế giới, tạo sự tin
tưởng tốt cho cộng đồng quốc tế và có giá trị gấp nhiều lần những hoạt động
tuyên truyền. Một làn sóng chuyển vốn vào VN đã thực sự diễn ra. Các quỹ
đầu tư đua nhau nhảy vào tìm kiếm cơ hội giải ngân trên TTCK - một thị
trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Chiến lược tái cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là
một đặc điểm riêng của môi trường đầu tư gián tiếp tại VN. Theo kế
hoạch đến năm 2010, VN sẽ hoàn thành giai đoạn cải cách khu vực này và
như vậy, trên 1.600 DNNN hiện nay sẽ phải sắp xếp lại. Hàng loạt DN thuộc

đủ các ngành nghề sẽ được cổ phần hoá (CPH), tạo ra lượng hàng hoá rất
lớn và chất lượng cao. Thông thường ở các nền kinh tế chuyển đổi, việc định
giá DNNN thường thấp hơn đánh giá của quốc tế. Đây là cơ hội đầu tư ban
đầu rất tốt, tạo sức hút lớn cho các nguồn vốn nói chung và chính cộng đồng
đầu tư quốc tế cũng đang "giành chỗ" để chờ đón cơ hội. Những nền tảng
vững chắc này đã đem lại cho TTCK sức bật mới.

III, TTCK 2007
“Trải qua nhiều thăng trầm, TTCKVN năm 2007 vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt
bậc, giá trị vốn hóa thị trường đạt 43,7% GDP - một con số không nhỏ so với một thị
trường còn non trẻ như Việt Nam.”
Với những thành công đạt được trong năm 2006, một tương lai tươi sáng đã được vẽ ra
cho TTCKVN ngay từ thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, trước những tác động đa chiều của
các yếu tố vĩ mô, ảnh hưởng của tâm lý… cung cầu của TTCKVN trong năm 2007 đã có
những thay đổi mang tính căn bản. Biến động của TTCK trong năm 2007 vì thế trở nên
khó lường và không còn đi đúng với kịch bản của năm 2006. Tuy nhiên, xét một cách
toàn diện, TTCKVN năm 2007 vẫn được đánh giá là thành công, với sự trưởng thành của
tất cả các chủ thể tham gia thị trường và sự tăng lên của giá trị vốn hóa thị trường đã tạo
đà cho sự phát triển của thị trường trong năm 2008 và các năm tiếp theo, đưa TTCK dần
trở thành một kênh đầu tư phổ biến.

Với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, TTCK đã thực sự
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế VN. Mặc dù chưa thực sự trở thành “phong
vũ biểu” phản ánh mọi động thái của nền kinh tế 1 cách nhạy bén và chính xác nhất,


nhưng những thay đổi của tình hình kinh tế vĩ mô – cả ở hướng thành tựu và hạn chế của nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua đã ảnh hưởng lớn và được phản ánh phần
nào thông qua bức tranh TTCK năm 2007

1:Các giai đoạn phát triển của thị trường

Nhìn nhận khách quan từ góc độ thị trường, bên cạnh những thành công,
TTCK qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăng
trầm nhất định khi thị trường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giai
đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và
điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi
vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm.
* Giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm 2007:
Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao dịch
đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và
Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là
giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ
trong vòng 3 tháng giao dịch.
Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thị trường trong giai
đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng. So với tổng giá trị vốn hóa 492.900 tỷ đồng
của cả năm 2007, con số của 3 tháng đầu năm đã chiếm tỷ trọng 4/5. Nhưng điều quan
trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóa của thị trường không phải do số lượng chứng
khoán niêm yết gia tăng mà do yếu tố giá cổ phiếu tăng mạnh
Lý giải cho hiện tượng tăng trưởng phi mã của thị trường trong giai đoạn này, có thể kể đến
những nhân tố tích cực sau:
+Việc VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO khiến giới đầu tư quốc tế quan
tâm đến các cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở VN, giúp cánh cửa hội nhập với nền kinh
tế thế giới ngày càng mở rộng, hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu thuận lợi, tạo cơ hội đầu tư
và hoạt động có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu…
+Luật chứng khoán chính thức đưa vào thực thi từ ngày 01/01/2007, các văn bản hướng dẫn ban
hành rất cụ thể, đã tạo ta một hành lang pháp lý chặt chẽ và thuận lợi cho các hoạt động trên
TTCK.
+Lượng hàng hóa có xu hướng gia tăng do nhiều công ty cổ phần niêm yết mới trên 2 sàn giao
dịch, các công ty niêm yết tiến hành tăng vốn qua các đợt phát hành thêm, thưởng cổ phiếu…
+Quí I là thời điểm các công ty niêm yết trên sàn công bố tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của năm 2006. Điểm đáng lạc quan là phần lớn các công ty niêm yết đều đạt tốc độ tăng

trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận so với năm trước.
+Đầu năm lượng vốn đổ vào thị trường có xu hướng tăng mạnh do nguồn kiều hối chuyển về
trong nước thường gia tăng vào dịp Tết nguyên đán, nguồn vốn trong dân có sự dịch chuyển rõ
rệt từ các lĩnh vực đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản sang TTCK. Không kém phần
quan trọng đó là luồng vốn của nhà ĐTNN đổ vào thị trường VN ngày một tăng mạnh, hơn nữa
tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong các doanh nghiệp niêm yết vẫn còn một tỷ lệ sở hữu lớn.

.

• Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng
9/2007


Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cả các
yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. VNIndex chỉ trong vòng 1 tháng giao
dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào
tháng 3. Hastc – Index cũng có một kịch bản tương tự khi trở về mốc 321,44 điểm
(24/04/2007), giảm 30% so với mức đỉnh. Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời
gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu
năm.
Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuối Tháng
5/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.107,52 điểm (23/05/2007). Nhưng do tác động
tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như Chỉ thị 03, Luật
thuế thu nhập cá nhân,…., thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên
tục sụt giảm mạnh khiến giai đoạn đầu Tháng 8, thị trường xác lập mức đáy 883,9 điểm
của VNIndex (6/8/2007) và 247,37 điểm của Hastc - Index (23/08/2007).
Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịch của khối này trên
cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh. Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN
trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu
năm.

Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của TTCK trong giai đoạn điều chỉnh giảm phải
kể đến các yếu tố sau:
-Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN quy định về giới hạn dư nợ cho vay chứng khoán ở mức
3% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng được ban hành đúng thời điểm TTCK đang trong
giai đoạn điều chỉnh mạnh, nên càng làm cho thị trường trở nên suy yếu.
-Dự thảo về Luật Thuế thu nhập cá nhân được thông qua trong đó thu nhập từ chứng
khoán được đưa vào diện chịu thuế, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
-Lượng cung hàng hóa ngày càng gia tăng do hoạt động phát hành khá tràn lan của các
công ty niêm yết và IPO các doanh nghiệp lớn.
-Hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường không có nhiều đột
biến bởi lẽ các thông tin khả quan về tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết trên
thị trường đều được công bố vào Quí I, do vậy không có nhiều động lực để thúc đẩy thị
trường đi lên.
-Tỷ lệ sở hữu của khối nhà ĐTNN tại phần lớn các mã cổ phiếu blue – chip đều chạm
giới hạn tối đa 49%. Mặc dù trong giai đoạn này có rất nhiều đề xuất, kiến nghị về việc
mở room cho các nhà ĐTNN nhưng không được thông qua, chính vì vậy một lượng vốn
của các NĐTNN vẫn chưa được giải ngân vì bị hạn chế về tỷ lệ nắm giữ.

* Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm:
Sau một thời gian dài đầy biến động, TTCKVN lại nhanh chóng trở lại quỹ đạo bình ổn
vốn có của thị trường khi các kỳ vọng và niềm tin của giới đầu tư về sự phục hồi của
TTCK bắt đầu mạnh dần lên vào những tháng cuối năm. Thị trường bước vào giai đoạn
phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9 đến cuối Tháng 10/2007.
Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là các mã cổ phiếu
blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất trong 6 tháng giữa năm, tuy
nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh
thiết lập vào tháng 3. Trong giai đoạn này, VNIndex đã có những phiên giao dịch vượt


lên trên ngưỡng 1.100 điểm (1.106,6 điểm vào ngày 3/10/2007), Hastc – Index cũng gần

chạm trở lại ngưỡng 400 điểm (393,59 điểm ngày 01/10/2007).
Tuy nhiên, bức tranh TTCK cuối năm đã không tươi sáng như kỳ vọng của các nhà đầu
tư. Thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối
năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt phục hồi giả với sự
tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì được
lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã dẫn
tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn, phải ngậm ngùi đứng ngoài nhìn với cảm giác bán ra
thì không muốn, nhưng mua thêm vào thì nguồn tiền đã cạn. Trong khi nguồn cầu có xu
hướng cạn kiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng
khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao
dịch. VNIndex giảm xuống dưỡi ngưỡng điểm 1.000 và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm,
với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.
Sự sụt giảm của thị trường trong giai đoạn cuối năm 2007 cũng xuất phát từ một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
-Sự suy giảm nghiêm trọng của TTCK toàn cầu vào cuối năm 2007 đã tạo ra hiệu ứng
sụt giảm của TTCKVN và gây tâm lý bất ổn cho giới đầu tư trong nước.
-Sự khởi sắc của thị trường bất động sản, thị trường vàng vào thời điểm cuối năm đã
tạo ra một sự dịch chuyển vốn từ TTCK sang 2 thị trường “nóng” này.
-Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN chính thức đưa vào thực thi khiến dòng vốn đầu tư vào
chứng khoán bị hạn chế. Đặc biệt đến giai đoạn cuối năm 2007, sự đẩy nhanh thanh lý
hợp đồng để kịp về đích theo chỉ thị 03 của các NHTM khiến nguồn vốn đổ vào thị
trường ngày càng cạn kiệt hơn.
-IPO Vietcombank được diễn ra vào những ngày cuối năm 2007 đã hút một lượng vốn
khổng lồ (gần 10.000 tỷ đồng) ra khỏi thị trường niêm yết.
-Lạm phát tăng cao khiến NHNN hạn chế mua USD khiến kênh vốn quan trọng cho
TTCK đến từ các nhà đầu tư nước ngoài gặp bế tắc do khó khăn trong việc chuyển đổi
thành đồng Việt Nam.

2. Các xu hướng đầu tư trong năm:
3.1: BLUE-CHIP

-Với những nhà đầu tư giá trị, CP blue-chip vẫn là một lựa chọn hàng đầu.
-Kết quả kinh doanh tốt, khả năng tăng trưởng và phát triển bền vững là những yếu tố hỗ
trợ cho sự lên giá của Blue-chip
-Vai trò dẫn dắt thị trường của Blue-chip vẫn luôn được khẳng định khi trở thành tín hiệu
cho sự đi lên và đi xuống của thị trường.
3.2: PENNY-STOCK : Penny-Stock là thuật ngữ để chỉ các cổ phiếu có thị giá thấp.
Bên cạnh dòng cổ phiếu blue-chip, penny-stock được khá nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi
tiềm năng tăng trưởng của nó.
“Cơ hội và rủi ro” quy luật về sự đánh đổi này được thể hiện rõ nét khi đầu tư vào pennystock
3.3 Các xu thế khác :


-Đặc điểm khá nổi bật trong năm 2007 là sự xuất hiện làn sóng đầu tư mới vào các mã
“cổ phiếu hiếm”. Đặc trưng của các “cổ phiếu hiếm” là tăng giá rất mạnh và liên tục
trong một thời gian khá dài với lượng cầu lớn, lượng bán ra thì rất ít. Điển hình trong số
đó là các mã cổ phiếu BMC, TCT, SGH….
-Một xu hướng đầu tư cũng khá thịnh hành trong năm 2007 vừa qua là đầu tư vào các
mã CP mới chào sàn. Xu hướng đầu tư này đặc biệt diễn ra trong giai đoạn phục hồi trở
lại của Index vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua. Tên tuổi của VIC, HDC, TSC…
bắt đầu từ đây! Với sự săn lùng của giới đầu tư, giá các mã CP này thường có được chuỗi
ngày tăng trần tới 7 – 10 phiên giao dịch.

IV TTCK VN giai đoạn 2008
Thị trường chứng khoán việt nam năm 2008 biến động chia làm 4 iai đoạn chủ yếu:
A.giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 :Thị trường tiếp tục trong xu hướng điều
chỉnh giảm bắt đầu từ tháng 10/2007:
Bước vào đầu năm 2008, thị trường chứng khoán việt nam tiếp tục xu hướng giảm mạnh,
xu hướng giảm này là được dự báo trước,để điều chỉnh cho năm 2006 và 2007, tuy nhiên,
chỉ số VN-Index đã giảm mạnh hơn rất nhiều so với dự đoán , ngày 25/3,VN-Index đóng
của ở 496.64 ddiemr,chính thức phấ mốc 500 điểm.Sau đó , tuy đã có 11 phiên tăng điểm

liên tiếp,đạt mức 552 điểm ngày 9/4,tuy nhiên sau đó VN-Index lai quay đầu giảm điểm
Đó là do các biến động sau:
-Chính sách tiền tệ thắt chặt của ngân hàng nhà nước Việt Nam, nhằm kiềm chế lạm
phát lúc này đã là 2 con số : +16/1/2008: quyết định 187/2008/QD-NHNN quyết định
tang 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM
+10/2/2008:Bắt buộc các NHTM mua vào 20.3 nghìn tỉ tín phiếu chính phủ
kì hạn 1 năm lãi suất 7.8%
+26/2/2008:Đưa lãi suất trần huy động tiền đồng của các NHTM vè mức
trần 12% -> chạy đua lãi suất huy động tiền đồng.
Chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, lượng cung
tiền giảm làm các ngân hàng thương mai thiếu hụt vốn và buộc phải tăng lãi suất huy
động.Thêm vào đó, xu hướng giảm của thị trường đã làm cho một số các nhà đầu tư cầu
toàn rút vốn ra khỏi thị trường đem gửi ở ngân hàng để hưởng lãi suất.
-Ngày 2/5/2008 , tổ chức xếp hạng tín dụng standard and poor hạ triển vọng định mức
tín dụng của Việt Nam từ mức ổn định xuống mức tiêu cực.Điều này làm các DN việt
nam gặp khó khăn trong huy động vốn mở rộng sản xuất gây bất an cho các nhà đầu tư
Giải pháp của nhà nước:
UBCKNN đã có 2 lần điều chỉnh biên độ giao động tại các sàn HOSE và HASTC,cụ thể

+vào ngày 25/3: điều chỉnh biên độ dao động tại sàn HOSE từ +-5% xuống +-1% và tại
HASTC từ +-10% xuống +-2%  làm các nhà đầu tư bớt hoang mang, giảm xu hướng
bán ra
+Ngày 3/4/2008 : điều chỉnh biên độ dao động tại HOSE lên +-2% và ở HASTC lên +3%  thị trường CK dần ổn định
Tuy nhiên, do nền KTVM còn quá xấu, nên sau 1 thời ki ổn định ngắn han, TTCK lai tiếp
tục quay đầu giảm điểm.

B.Giai đoạn tháng 4 đến giữa tháng 6:


Chỉ số Vn Index tiếp tuck tụt dốc không phanh,vượt qua mốc 400 điểm một cách dễ dàng

và chạm đáy 367 điểm vào ngày 11/6/2008.Thống kê giao dịch cho thấy sức mua của
toàn thị trường từ ngày 15/5-15/6 chỉ đạt trung bình 140 tỷ đồng/ngày,mức thấp nhất kể
từ năm 2006.

Do tin xấu đến dồn dập, thị trường cổ phiếu còn đón nhận một lượng hàng bán ra bất
chấp mọi giá trong thời điểm này, đó làlượng hàng giải chấp từ các hợp đồng Repo của
các công ty chứngkhoán và ngân hàng thương mại.
Theo quan sát của chúng tôi, một lượng hàng rất lớn được tung rabán trong khoảng thời
gian đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 ở hầu hếtcác mã Bluechip : STB, SSI, VNM, FPT,
REE, DPM, PPC … vìđây là các mã có tính thanh khoản cao, mức vốn hóa thị trường
lớnnên thường được đa số các công ty chứng khoán chấp nhận ký hợp đồng Repo với
khách hàng của họ.

C Giai đoạn từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8:
Sau khi tụt xuông đáy 367 và đã tiêu hóa hết các thông tin xấu, giới đầu tư quay lại thị
trường với tâm lý mua cổ phiếu rẻ .thị trường có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Tuy nhiên, vào ngày 17/7/2008, nhà nước bất ngờ tăng giá xăng từ 14500đ/lít lên
19000đ/lít,làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào các nhà hoạch định chính sách.--> thi
trường chứng khoán có 6 phiên giảm điểm liên tiếp.


Biến động giá xăng thế giới
Từ cuối tháng 7/2008, với thông tin lạm phát tháng 7 chỉ tang 1.13% so với tháng 6,
chứng tỏ các chính sách kiêm chế của nhà nước đã có tác dụng,đồng thời cú sốc do tăng
giá xăng bất ngờ cũng đã chấm dứt, nhà đầu tư bắt đầu quay lại với thị trường.TTCK việt
nam có những phiên tang điểm khởi sắc trong suốt tháng 8

Lạm phát năm 2008 ( nguồn tổng cục thống kê)
Ngày 18/8,UBCKNN đã nâng biên độ giao dịch tại sàn HOSE từ +-3% lên +-5% và ở
HASTC từ +-4% lên +-7%.


D.Giai đoạn từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 12/2008:
Bước sang đầu tháng 9 thị trường lại tiếp tục chu kỳ giảm giá dàihạn, đặc biệt chịu ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ đang lên đến đỉnh điểm. HASTC lần đầu
tiên giảm dưới mốc
100 điểm sau hơn 3 năm thành lập, đạt 97.6vào ngày 27/11, cònVN-Index thì gần chạm
mốc 300 điểm đạt 303.54 vào hôm đó.


Biểu đồ: chỉ số VN-Index năm 2008
Biến động: Hàng loạt tập đoàn lớn tại Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản hoặc buộc phải
tuyên bố phá sản trước cơn bão khủng hoàng tài chính: Bear Stearns, Fannie Mae.
Freddie Mac ( 2 ngân hàng chuyên cho vay thế chấp bất động sản) , AIG ,Lehman
Brothers
Hai ngân hàng đầu tư còn sống sót trong cơn bão tài chính làGoldman Sachs và Morgan
Stanley đã xin chuyển đổi mô hìnhthành tập đoàn ngân hàng đa năng, thay vì chỉ là ngân
hàng đầu tư.
 Hàng loạt tin tức xấu trong vòng 2 tuần về các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ làm
chao đảo thị trường tài chính toàn cầu. Thị trường chứng khoán thế giới từ Mỹ,
Châu Âu, Nhật tới các nước Châu Á đều tụt dốc không phanh, và TTCK Việt
Nam cũng không ngoại lệ
Nhằm ngăn chặn đà đi xuống của TTCK nói riêng và cả nền kinh tế thế giới nói chung,
các Chính phủ trên thế giới đã chung tay can thiệp vào thị trường.Song hành với các
chính sách mạnh tay ở các nước phát triển nhằm cứu nền kinh tế, chính phủ việt nam đã
có các chính sách nhằm ngăn đà suy thoái kinh tế:
NHNN cũng đã liên tục 5 lần cắt giảm lãi suất cơbản từ 14%/năm còn 8.5% vào
chiều ngày 22/12/2008, và dự kiếnlãi suất cơ bản có thể sẽ tiếp tục giảm còn 7%/năm.
Ngoài ra, Chính phủ còn tung ra gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD vào giữa tháng 12
nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng cho năm 2009 sau khi xuất hiện những yếu tố cho thấy
có nguy cơ suy giảm kinh tế, liền sau đó khoảng 1 tuần gói kích cầu này đã tăng lên 6 tỷ

USD (102,000 tỷ đồng, tương đương 6.8% GDP năm 2008).
Các chính sách này đều có độ trễ của nó, chính vì vậy, mặc dù đã phần nào lấy lại niềm
tin của nhà đầu tư, nhưng nhìn chung, trong giai đoạn này thị trường sẽ có xu hướng đi
ngang, do nhiều mã chứng khoán niêm yết có giá thị trường thấp hơn giá sổ sách đáng kể
và hầu như đã tới ngưỡng mà nhiều nhà đầu tư cho rằng “không thể rớt thêm được nữa”,


nên những người đang nắm giữ cổ phiếu sẽ hạn chế bán ra. Trong khi đó những người
đang có tiền trong tay lại thận trọng mua vào, chờ tín hiệu hồi phục rõ rang hơn từ nền
kinh tế thế giới và trong nước.

VI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN 2010
_
Qui mô thị trường năm 2010 ghi nhận số lượng công ty niêm yết
tăng hơn 40% lên gần 650 công ty. Tuy nhiên, vốn hóa thị trường
lại có mức tăng không tương xứng do sự sụt giảm của cả 2 chỉ số,
đặc biệt trên sàn HASTC. Số lượng cổ phiếu nước ngoài sở hữu
tăng 45%, tương đương với % tăng của số cổ phiếu niêm yết mới,
đưa tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trên thị trường lên 17,5%. Ngành
Tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn một nửa vốn hóa so với
toàn thị trường

Nữa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480
- 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Nguyên nhân thị trường đi
ngang trong suốt 6 tháng đầu năm được nhận định là bởi tâm lý thận trọng


của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Trong giai đoạn này,
Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản
xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng

thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm
cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm.

Các xu thế vận động chính trong năm 2010

Giai đoạn 1: Giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăng
nhẹ. Giai đoạn này kéo dài từ tháng 1 đến đầu tháng 5.

Thị trường chứng khoán mở cửa năm 2010, thị trường chứng khoán biến
động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình.
Ban đầu là liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thông tin không
chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản và Dragon Capital thoái vốn, VNIndex rơi mạnh từ 530 xuống còn 478 điểm. Tâm lý thận trọng của giới đầu
tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền. Trong giai đoạn này, Chính phủ áp
dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn
chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, lượng
cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền


trên thị trường càng trở nên khan hiếm. Tiếp đó ,VN-Index tăng quay lại test
ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tin lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức
8% và việc phát hành thành công1 tỷ USD trái phiếu chính phủ tại thị trường
Mỹ. Việc ANZ thoái vốn tại STB cũng là nhân tố chính khiến VN-Index bắt
đầu một giai đoạn giảm nhẹ. Kỳ vọng về kết quả kinh quý 1 của các doanh
nghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư.

Giai đoạn 2: Giảm, đi ngang và giảm mạnh. Giai đoạn
này kéo dài từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8.

Lập xong đỉnh 550 vào đầu tháng 5, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm
do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âu lan rộng mà khơi ngòi là Hy

Lạp. Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến cho VN-Index tiếp tục
rơi. Chỉ trong vòng 10 phiên giao dịch, VN-Index từ 550 xuống còn 480. Sụt
giảm khá mạnh nên vào cuối tháng 5, VN-Index có một khoảng hồi phục
nhẹ. Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi ngang ,một
phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yêt bổ xung và niêm yết
mới. Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào
giao dịch chiếm khoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ xung và niêm yết
mới năm 2010. Vào cuối tháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá
mạnh từ thông tin chính phủ quyết định tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu
thủy Vinashin. Với khoản nợ là 4,5 tỷ USD , cũng góp một phần không nhỏ


vào việc tiếp tục đẩy VN-Index rơi mạnh vào đầu tháng 8. Việc rơi tự do của
VN-Index, còn được củng cố thêm bằng việc bán giải chấp của hầu hết các
mã chứng khoán do dùng đòn bẩy tài chính. Cuối tháng 8, VN-Index tạo đáy
tại vùng 420-424

`Giai đoạn 3: Tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ : Giai
đoạn này kéo dài từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11.

Sau một thời gian giảm khá mạnh với lực bán giải chấp cao, hầu hết các mã
cổ phiếu đã rơi về ngưỡng khá hấp dẫn , kết hợp với sự hỗ trợ từ thông tin rò
rỉ về thông tư 13 sẽ được điều chỉnh và lãi suất cơ bản được giữ nguyên kiến
cho thị trường bật mạnh, với hầu hết các mã tăng trần. VN-Index tăng liền
gần 50 điểm trong vòng 5 phiên liên tiếp. Sau một quá trình tăng mạnh ngắn
ngủi, VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài do không có tin tức vĩ mô
gì đột biến hỗ trợ. Đồng thời ,với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời
điểm từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11 (chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng
1.830.529.826 cổ phiếu, chiếm khoảng 25% tổng số lượng cổ phiếu niêm yết
mới và niêm yết bổ xung cả năm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự

tăng giá của VN-Index. Giữa tháng 11, VN-Index giảm nhẹ do dòng tiền đã
ra khỏi thị trường, để tìm kiếm lợi nhuận ở kênh đầu tư khác như vàng,
USD. Đây là thời điểm vàng và USD tăng khá mạnh.


Giai đoạn 4 : Tăng trưởng: Bắt đầu cuối tháng 11 đến
gần cuối năm.

Sau một thời gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11, khi mà tất các các
tin tức vĩ mô ảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi
suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng
nóng. Dòng tiền bắt đầu chảy vào chứng khoán khi nhận thấy kênh này có
thể đem lại được lợi nhuận cao. Khởi đầu cho đợt tăng trưởng này là hai cổ
phiếu AAA và VE9, sau 4 phiên trần liên tiếp dưới áp lực chốt lời đã không
làm lung lay bên mua, khiến cho niềm tin nhà đầu tư tăng dần, tiếp đó là một
loạt các cổ phiếu khác đã có quá trình giảm sâu, giảm mạnh hơn rất nhiều so
với tốc độ giảm của VN-Index đồng loạt tăng trần đã kích thích lòng tham
của nhà đầu tư khiến cho dòng tiền vào mạnh. Các cổ phiếu chứng khoán, tài
chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường tăng mạnh từ 421
đến 495 vào thời điểm gần cuối năm. Tại thời điểm này thanh khoản của thị
trường tăng mạnh, bình quân khoảng trên 100 triệu cp được chuyển nhượng
mỗi phiên cho cả hai sàn. Đây có thể coi là thành công của chứng khoán
Việt Nam bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm trong
thời gian này.


VII, TTCK VN năm 2011

Diễn biến chỉ số Vnindex 2011



13/1  21/1
Lực cầu tăng đột biến là do các nguyên nhân sau:
+ Một là sau khi kết quả giao dịch của phiên hôm trước tăng nhẹ, nhà đầu tư
trong nước lấy lại sự tự tin và quyết định giải ngân vào thị trường và mua
các cổ phiếu đang có giá hấp dẫn.
+ Khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đây là sự kiện rất quan trọng, được giới đầu tư trong và ngoài nước
mong chờ, đặc biệt là những quyết sách kinh tế sẽ được đưa ra trong thời
gian tới
15/2  2/3: Quan ngại về các vấn đề vĩ mô và định hướng chính sách thắt
chặt của Chính phủ vẫn đè nặng thị trường. ảnh hưởng của tăng giá xăng và
tăng giá điện,
2/3  11/3: việc TTCK sôi động trong phiên hôm nay là hệ quả tất yếu chứ
không phải là vì sức kéo của các CP lớn hay vì “độ trơ của tâm lý”…
1. Chính phủ đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc chống lạm phát,


chống đầu cơ (vàng – USD…), ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ và biện
pháp “đủ mạnh” đã có những tác dụng khá rõ và được các tổ chức quốc tế
đánh giá là “khả thi”!
2. Giá các cổ phiếu đã quá rẻ, bình quân P/E < 9, chưa từng có bao giờ và ở
đâu rẻ đến vậy. Với tình hình vĩ mô đang có xu hướng ổn định… đang là
đích ngắm của các Tracker!
3. Thị trường nhà đất đóng băng từ 2 năm nay và sẽ chưa có lối thoát (có thể
sẽ còn tệ hơn). Thị trường vàng bây giờ mà đầu tư là tự sát, USD ngừng giao
dịch!
4. Lãi suất tiết kiệm thì không hấp dẫn và không bù được lạm phát trước
mắt.
11--.18/3: cầu bốc hơi do ảnh hưởn song thần, ảnh hưởng hạt nhân

18/3  đầu tháng 5: buồn tẻ do tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư
Đầu tháng 5  25/5: Vnindex sụt giảm mạnh do Chủ tịch Hội đồng Quản
trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Thành (HASC), ông Trương Duy Sơn,
hiện được cho là đã bỏ trốn để “chạy” nợ 100 tỷ đồng.
25/5  2/6: chỉ số vnindex tăng do tác động tích cực của yếu tố kinh tế vĩ

Giai đoạn tháng 8: cơn sốt giá vàng lên cao làm các nhà đầu tư chuyển
hướng, tập trung sang các kênh đầu tư khác, do đó chỉ số vnindex có xu
hướng giảm điểm. thông tư 74 về việc cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài
khoản và giao dịch ký quỹ chưa phát huy hiệu quả.

Nhận xét:
Kinh tế Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2011 diễn biến theo chiều
hướng xấu, nổi bật là tình trạng lạm phát gia tăng mạnh, chỉ số CPI tính đến
tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2010 và tăng 20,82% so với cùng
kỳ năm 2010[1]; trong khi đó tăng trưởng GDP chỉ ở mức trung bình (GDP
trong sáu tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm
2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%); tình trạng thâm hụt


×