Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 96/2008/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 08 NĂM 2008 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.74 KB, 11 trang )

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

-----------

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 96/2008/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 08 NĂM 2008
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan
ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng
và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý


nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau
đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình,
kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự
án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm
năm, hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình
quan trọng thuộc lĩnh vực ngân hàng; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm
quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước.


4. Chỉ thị, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược,
quy hoạch, chương trình, dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà
nước đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
5. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng
lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín
dụng.
6. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp
do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức
khác; quyết định giải thể, đổi tên và chấp thuận việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín
dụng; hướng dẫn về các điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định
của pháp luật.

7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Về quản lý ngoại hối:
a) Quản lý các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam theo quy định của pháp luật;
b) Xác định Dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát Dự trữ quốc tế;
c) Xác định tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ; tổ chức và phát triển thị trường ngoại
tệ; xây dựng cơ chế tỷ giá trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
9. Về xây dựng cán cân thanh toán quốc tế:
a) Thu nhập, tổng hợp, lập, dự báo và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy
định của pháp luật.
b) Làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ
chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
10. Về quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín
dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật:
a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp,
tổ chức khác thuộc khu vực công; giám sát, theo dõi việc vay, trả nợ nước ngoài của khu vực tư
nhân; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại và của
các tổ chức khác được phép cấp bảo lãnh vay nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hạn mức vay thương mại nước
ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức khác thuộc khu vực công và dự báo mức vay nước
ngoài hàng năm của khu vực tư nhân trong cả nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài
hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức
khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài
chính để tổng hợp chung tình hình về vay, trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước;



đ) Hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp,
tổ chức khác thuộc khu vực công và khu vực tư nhân (kể cả các khoản vay được Chính phủ bảo
lãnh);
e) Giám sát các luồng tiền tệ liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài phục vụ cho
việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối;
g) Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý vay, trả nợ nước ngoài theo quy
định của pháp luật.
11. Về quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ, tổ chức kinh tế, tổ chức
tín dụng:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức, nguồn vốn,
hình thức, đối tượng, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ;
b) Quy định điều kiện, đối tượng, hình thức và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước
ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng;
c) Quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy
định của pháp luật.
12. Về đàm phám, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết
hoặc gia nhập các điều ước quốc tế theo ủy quyền của Chính phủ về ODA với Ngân hàng Thế
giới (World Bank – WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Develoment Bank – ADB), Quỹ
Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF);
b) Tổng hợp theo định kỳ và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ
quan có liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các
chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng.
13. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức
tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ:

a) Thực hiện chức năng thành viên tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (International Investment
Bank – IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (International Bank For Economic Cooperation –
IBEC);
b) Làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện điều lệ,
chính sách của IMF, WB, ADB, IIB, IBEC và các chương trình ổn định kinh tế vĩ mô do IMF,
WB, ADB thực hiện tại Việt Nam; cung cấp thông tin, số liệu định kỳ hoặc đột xuất theo quy
định của các tổ chức nêu trên; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và
biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nêu trên.
14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi,
thay thế và tiêu hủy tiền;


b) Thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho
nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
d) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng; quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh
toán; cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích, mở rộng và phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước;
e) Tổ chức hệ thống thông tin và cung ứng dịch vụ thông tin ngân hàng; quản lý các tổ
chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Việt Nam;
g) Thực hiện các nghiệp vụ khác của Ngân hàng Trung ương.
15. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm
định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của
pháp luật.
16. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các
khoản trích từ nguồn thu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ngoại hối, tiền tệ và hoạt động
ngân hàng để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định
của pháp luật.
18. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
19. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động
của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; quản lý và chỉ đạo
hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
20. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà
nước:
a) Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà
nước thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
chỉ đạo thực hiện sau khi đề án được phê duyệt;
b) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức
và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo thẩm quyền các chức danh
thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước khác thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
21. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.


23. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà
nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở
và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

24. Quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngân hàng;
a) Tổ chức thi nâng ngạch viên chức; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch
viên chức được phân công, phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc lĩnh vực ngân
hàng để Bộ Nội vụ ban hành.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương và các
chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngân
hàng Nhà nước.
26. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế về tiền lương, tuyển dụng và sử dụng cán
bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.
27. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và
theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ chính sách tiền tệ
2. Vụ Quản lý ngoại hối
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng.
5. Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Kiểm toán nội bộ.
8. Vụ Pháp chế;
9. Vụ Tài chính – Kế toán.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Thi đua – Khen thưởng.
12. Văn phòng.
13. Cục Công nghệ tin học.
14. Cục Phát hành và kho quỹ.
15. Cục Quản trị.
16. Sở Giao dịch.

17. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
18. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
19. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.


20. Viện Chiến lược ngân hàng.
21. Trung tâm Thông tin tín dụng.
22. Thời báo Ngân hàng.
23. Tạp chí Ngân hàng.
24. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Các tổ chức từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các tổ chức từ
khoản 20 đến khoản 24 Điều này là tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được tổ chức phòng; Cục Phát
hành và kho quỹ, Cục Công nghệ tin học có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng và quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

29/8/2011- Ngân hàng Nhà nước: 'Tỷ giá sẽ biến động không quá 1%'
Ngân hàng Nhà nước hôm nay công bố gói giải pháp mới nhằm giảm dần lãi suất và ổn định thị
trường ngoại hối, trong đó khẳng định từ nay tới cuối năm tỷ giá sẽ biến động không quá 1%.
> Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1%

Trong thông điệp phát đi trưa nay, sau buổi làm việc giữa Thống đốc Nguyễn Văn Bình với 12
ngân hàng thương mại lớn cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước cho biết các ngân hàng đã cam
kết thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động tiền đồng 14% một năm; và đồng thuận giảm lãi
suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường xuống 17-19% một năm từ giữa
tháng 9.
Một số giải pháp đã được Thống đốc đưa ra và sớm triển khai trong thời gian tới. Tốc độ tăng
trưởng tín dụng vẫn kiểm soát dưới 20%. Tuy nhiên, trong điều kiện thanh khoản tiền đồng ở một


số ngân hàng đang dư thừa và một số nơi khác thiếu, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét tạm thời
chưa áp dụng quy định về tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư số 13/2010 và Thông tư 19/2010. Giải
pháp này được kỳ vọng sẽ tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn giữa thị trường I và thị trường II,
giữa ngân hàng thừa và ngân hàng thiếu vốn, giúp các ngân hàng thiếu vốn có điều kiện tăng
trưởng tín dụng trong giới hạn 20% và hạ được lãi suất cho vay.
Liên quan tới việc điều hành cung ứng tiền, từ nay tới cuối năm, tùy theo diễn biến thị trường,
đặc biệt là tình hình cung cầu ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ linh hoạt qua các kênh, đảm bảo
hài hòa về mức tăng và lượng cung ứng tiền qua các tháng, đảm bảo mục tiêu chính sách tiền tệ.
Về lãi suất, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giữ ổn định mức trần lãi suất
huy động vốn bằng VND 14% một năm để tạo điều kiện cho các ngân hàng đưa mặt bằng lãi suất
cho vay về biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường.

Trần lãi suất bằng ngoại tệ áp dụng với khách hàng là tổ chức và dân cư cũng được giữ nguyên,
nhằm góp phần thực hiện chủ trương chống đôla hóa của Chính phủ. Tuy nhiên Thống đốc lưu ý
các ngân hàng quan tâm điều hành, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt
động của mình và góp phần ổn định thị trường ngoại hối.
Để góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa đổi cơ
chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không
có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay; tăng tỷ lệ và mở rộng
phạm vi áp dụng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.
Từ nay tới cuối năm, Ngân hàng Nhà nước cam kết điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, để tỷ
giá biến động tối đa 1%. Định hướng này được dựa trên cơ sở diễn biến cán cân thanh toán quốc
tế có khả năng thặng dư từ 2,5-4,5 tỷ USD và dự trữ ngoại hối nhà nước đã tăng lên đáng kể
trong thời gian qua.
"Trong mọi tình huống, Ngân hàng Nhà nước đủ sức để can thiệp bình ổn tỷ giá và thị trường
ngoại hối", Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Về điều hành thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành theo mục tiêu bỉnh ổn giá vàng
trong nước diễn biến phù hợp với giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá. Cơ quan này sẽ xây
dựng và trình Chính phủ phương án bình ổn giá vàng trong ngắn hạn và phương án Ngân hàng
Nhà nước huy động vàng trong nền kinh tế để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo quyền lợi
của người dân nắm giữ vàng cũng như tăng cường sự quản lý của Nhà nước.
Công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng cũng được lưu ý. Trước mắt sẽ tập trung thanh
tra các ngân hàng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao, xử lý nghiêm và kịp thời đối với những sai
phạm. Các ngân hàng phải tự giám sát việc thực hiện trần lãi suất huy động vốn, trường hợp phát
hiện vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ thường xuyên duy trì cơ chế đối thoại chính sách
giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là với 12 ngân hàng hàng đầu
của Việt Nam (chiếm gần 80% thị phần hoạt động ngân hàng). Cuộc họp này sẽ duy trì hằng quý,
trừ trường hợp đột xuất, để cập nhật và thảo luận những vấn đề thời sự trong kỳ của ngành. Trên
cơ sở đó, các ngân hàng sẽ được tham gia rộng rãi hơn vào quá trình xây dựng chính sách.
Song Linh



Lập kịch bản ứng phó với suy thoái thế giới - 29/8/2011
Nhận định xác suất suy thoái kinh tế thế giới có thể lên tới 50%, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc
gia đang lên kế hoạch xây dựng kịch bản ứng phó để trình Chính phủ.\

Thông tin này được Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn đưa ra trong
buổi tiếp Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tới thăm Ủy ban hôm nay.
Tình hình kinh tế thế giới đang trở nên bi quan hơn, đặc biệt sau khi Mỹ để tuột mức tín nhiệm
hạng ưu, nguy cơ nối gót châu Âu trong cuộc khủng hoảng nợ công. Nếu như thời điểm 5/8, khi
Standard & Poor's đánh tụt tín nhiệm Mỹ, các chuyên gia thế giới mới đặt cược khả năng kinh tế
toàn cầu rơi vào suy thoái với xác suất 30-40% thì gần đây tỷ lệ này đã lên tới 40-50%.
"Xác suất này cao không kém thời 2008. Các chuyên gia thế giới bi quan như vậy bởi kinh tế khó
khăn nhưng dư địa chính sách của các chính phủ để ngăn nguy cơ suy thoái không còn nhiều",
Chủ tịch Ủy ban Vũ Viết Ngoạn trao đổi với VnExpress.net.
Theo ông Ngoạn, vào thời điểm Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers tuyên bố
phá sản sau 158 năm tồn tại, các chuyên gia thế giới dự báo xác suất suy thoái kinh tế thế giới là
51%. Và thực tế hàng loạt cuộc đổ vỡ quy mô lớn đã diễn ra trên thị trường tài chính, ngân hàng,
đẩy thế giới vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930 mà cho tới tận hôm
nay nhiều nước vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Trên thực tế, khi khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra tại Mỹ và châu Âu vào tháng 9/2008, Việt
Nam gần như bị động và thậm chí chủ quan sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Hai tháng sau, các cơ
quan của Chính phủ đã nhận thức rõ hơn về mối nguy này và bắt đầu điều chỉnh các mục tiêu vĩ
mô. Đến đầu 2009, gói kích cầu chưa có tiền lệ đã được đưa ra nhằm hỗ trợ lãi suất, giảm, giãn
thuế cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
"Xây dựng kịch bản chính sách ứng phó nếu kinh tế thế giới rơi vào suy thoái là nhiệm vụ trọng
tâm của Ủy ban từ nay tới cuối năm. Chúng tôi đang bắt đầu triển khai và sớm trình Chính phủ
trong tháng tới. Ngay cả trong trường hợp suy thoái không diễn ra, những khó khăn mà kinh tế
thế giới phải đối mặt thời gian tới vẫn rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải có kịch bản chính sách phù
hợp với từng tình huống từ xấu nhất cho tới lạc quan nhất", ông Ngoạn nói.
Trong kế hoạch những tháng cuối năm, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng sẽ lập báo cáo

đánh giá về kinh tế vĩ mô 2011, phân tích dự báo tình hình 2012. Trước mắt, ngay trong tháng 9,
Ủy ban sẽ cung cấp thông tin, báo cáo nhanh về tình hình kinh tế thế giới, trong nước hằng ngày
để phục vụ công tác điều hành và hoạch định chính sách vĩ mô của Chính phủ.
Trao đổi với các cán bộ ủy ban nhân lần đầu tiên làm việc trên cương vị mới, Phó thủ tướng Vũ
Văn Ninh cho biết đánh giá cao vai trò của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khi tham mưu
cho công tác điều hành của Chính phủ. Phó thủ tướng cũng gợi ý Ủy ban nghiên cứu và trình
Chính phủ đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của ủy
ban.
Một trong những khâu yếu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia hiện nay là thông tin thu
thập từ các bộ, ngành, thị trường, các định chế tài chính và doanh nghiệp. Phó thủ tướng Vũ Văn
Ninh cho biết sẽ tạo điều kiện để Ủy ban được hỗ trợ thông tin một cách tích cực hơn.


"Nếu chỉ đặt vấn đề phối hợp với các bộ thì chưa đủ. Nên chăng chúng ta phải có quy chế đàng
hoàng, Thủ tướng ký duyệt, yêu cầu cung cấp thông tin như thế nào, nội dung gì, vào thời điểm
nào. Ủy ban làm công tác tham mưu thì không thể không có thông tin để phân tích, nhận định và
dự báo", Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.

Siết vốn ngoại tệ từ ngân hang

29/8/201

Quyết định tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước công bố sáng
nay và sẽ áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9, sau thời gian tín dụng ngoại tệ tăng trưởng đột biến.
> Tình trạng 2 tỷ giá tái xuất trong ngân hàng

Theo Quyết định số 1925 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành hôm 26/8 và công bố
sáng nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng
ngoại tệ áp dụng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn

nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 8% trên tổng số dư tiền
gửi phải dự trữ bắt buộc. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ
bắt buộc,
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên cũng tăng 1% lên 6% đối với các ngân
hàng thuộc nhóm một và 5% đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ
bắt buộc.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 9.
Ngân hàng Nhà nước cho biết trong gần 8 tháng đầu năm, thanh khoản bằng ngoại tệ của tổ chức
tín dụng được đảm bảo, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ tăng ở mức khá cao. Quyết định tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc ngoại tệ được cơ quan này kỳ vọng sẽ hạn chế đà tăng nóng này và tạo điều kiện
ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
6 tháng đầu năm, lượng vốn ngoại tệ cho vay với nền kinh tế tăng 22,21%, gấp hơn 3 lần tốc độ
tăng tín dụng nội tệ (chỉ tăng 7,05% trong thời gian này). Bình quân lãi suất cho vay nội tệ thời
gian này là 18,74% một năm trong khi bình quân lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ là 6,4%.
Tình hình vẫn tiếp diễn trong 2 tháng 7 và 8, khi khoảng vênh lãi suất chưa được thu hẹp và tỷ
giá không biến động. Tuần giữa tháng 8, lãi suất cho vay VND thấp nhất là 16,5% nhưng cao
nhất cũng tới 25%. Trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến 6-8% một năm.
Dự báo những tháng cuối năm các doanh nghiệp sẽ cân nhắc hơn khi vay đôla, bởi lãi suất có thể
tăng cao sau quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ giá cũng bắt đầu phát tín hiệu căng thẳng.
Cuối tuần qua, tỷ giá trên thị trường tự do đã vượt 21.000 đồng, trong ngân hàng cũng tái diễn
tình trạng mua bán vượt trần quy định.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang nỗ lực giảm dần lãi suất nội tệ, bằng các gói giải pháp như duy
trì trần lãi suất huy động nội tệ 14% một năm, nới các quy định về an toàn sử dụng vốn...
Song Linh


Thứ ba, 30/8/2011, 10:28 GMT+7


Bank of America bán bớt vốn ở ngân hàng Trung Quốc
Quyết định bán 13,1 tỷ cổ phiếu (trị giá 8,3 tỷ USD trước thuế) tại Ngân hàng Xây dựng Trung
Quốc giúp Bank of America (BoA) đạt được những quy định về vốn quốc tế.

Thông tin BoA sắp bán khoảng một nửa số cổ phiếu của mình tại Ngân hàng Xây dựng Trung
Quốc (CCB) rộ lên từ cuối tuần trước và được chính nhà băng hàng đầu Mỹ xác nhận hôm qua.
Một cuộc họp kín của các nhà đầu tư đã diễn ra, kết quả BoA sẽ bán số cổ phiếu trị giá khoảng
8,3 tỷ USD tiền mặt. Nếu tính cả thuế, giá trị thương vụ này vào khoảng 11,6 tỷ USD. Theo thỏa
thuận này, BoA vẫn tiếp tục giữ khoảng 5% cổ phần tại CCB.
Cổ phiếu của BoA trong mấy tuần gần đây đã tụt giá rõ rệt do thông tin ngân hàng này đang thiếu
khoảng 50 tỷ đến 200 tỷ USD vốn. Điều này đã khiến BoA mất tới một phần ba giá trị chỉ tính
riêng trong tháng 8, bao gồm cả lần sụt 20% giá hôm 8/8.
Tuy nhiên, sự kiện tỷ phú Warren Buffett mua 5 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi đã đẩy giá thị trường
của BoA tăng trở lại. Số tiền trên đã bao gồm 700 triệu chứng khế, tương đương 7% vốn điều lệ
của BoA.
Tỷ phú đầu tư cho biết ông rất ấn tượng với khả năng sinh lời của Bank of America. Chính ông
cũng là người đã thu được 4,5 tỷ USD lợi nhuận từ việc đầu tư vào tập đoàn Goldman Sachs
trong thời khắc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính.
Các nhà phân tích và giới đầu tư đang đặt ra câu hỏi liệu ngân hàng có cần thiết tăng vốn từ bên
ngoài thông qua các thỏa thuận chứng khoán để phù hợp với các quy tắc, đồng thời giải quyết
hàng tỷ USD tiền nợ thế chấp hiện tại cũng như các vấn đề pháp lý về sau hay không.
Việc bán số cổ phiếu trên tại CCB giúp BoA đáp ứng được các điều kiện quốc tế về quy định tài
sản và vốn. Đồng thời, thông tin này cũng giúp cổ phiếu của BoA tăng thêm 5% nữa, đạt 8,17
USD một cổ phiếu chốt phiên giao dịch



×