Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

CHẾ độ CHÍNH TRỊ HIẾN PHÁP 1992

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.77 KB, 22 trang )

CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ HIẾN PHÁP 1992


Nhóm 5:
Đỗ Thị Phương (Nhóm trưởng)
Đặng Ngọc Ánh
Tạ Phương Hoa
Đào Thị Thu Hà
Bùi Mạnh Trí
Nguyễn Hoàng Sơn
Nguyễn Thị Phương Thảo
Trần Trung Kiên
Hà Thành Hải Phong


I. Chế độ chính trị:
Khái niệm :




Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của luật Hiến pháp
Xác lập và điều chỉnh các vấn đề về chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và
mục đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân
dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của
nước CHXHCN Việt Nam


II. Quyền lực Nhà nước
Là khả năng của Nhà nước tác động chi phối lên các đối tượng khác
1. Nguồn gốc





Quyền lực nhà nước, dù do bất cứ cơ quan, cá nhân nào nắm giữ cũng có nguồn gốc từ
sự ủy quyền của Nhân dân. Không có thứ quyền lực nhà nước nào có nguồn gốc tự
thân, nằm ngoài sự trao quyền, ủy quyền (trực tiếp hoặc gián tiếp) của Nhân dân.


2. Nhân dân làm chủ đất nước, trao quyền cho đất nước



Tại Điều 2 hiến pháp 1992 khẳng định “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”




Điều 11- Chương I hiến pháp 1992 qui định:



Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà
nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.



Khẳng định “Nước CHXHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ” khẳng định chủ thể thật sự,

chủ thể đích thực và chủ thể tối cao của nhà nước, của tất cả quyền lực nhà nước là Nhân dân


 Quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước khác thực hiện, là sản phẩm của
sự trao quyền một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ Nhân dân (thông qua Hiến
pháp và pháp luật).

 Đòi hỏi, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, bất kể là “Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân” và các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy
nhà nước đều phải bảo đảm tinh thần vì lợi ích của Nhân dân để phục vụ.


 Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và thông qua đại diện, cơ chế thông
qua đại diện là chủ yếu và trong các hình thức làm chủ thông qua đại diện :“Nhà
nước ta là công cụ chủ yếu để dân thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”.


3. Nhân dân giám sát có cơ chế, kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước

 Ý nghĩa của kiểm soát quyền lực

 Kiểm soát quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước pháp
quyền XHCN là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”

 Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà quyền lực của
nhân dân, được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền

 Nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà lại giao cho Nhà
nước thay mình thực hiện.





Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi 2001 khẳng định



Quyền lực thuộc về Nhân dân, tăng cường phân công thực hiện quyền lực nhà
nước, quyền lực nhà nước phải được giới hạn và kiểm soát. Tất cả quyền lực
thuộc về Nhân dân.



Khẳng định thực tế quyền xây dựng Hiến pháp trước hết thuộc về Nhân dân.




Pháp lý hóa quyền xây dựng Hiến pháp của Nhân dân (Nội dung này tại điều 83 Hiến
pháp năm 1992 quy định đã được sửa đổi tại Điều 69)



Thừa nhận Quốc hội không phải cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến đã thể hiện sự
thay đổi trong lối tư duy về nội dung



Vai trò của Nhân dân cũng được khẳng định rất rõ trong quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi
Hiến pháp, thể hiện trong quy định của Điều 120



– Hiến pháp 1992 và hiến pháp sửa đổi 2001 đề cao nguyên tắc Nhân dân là chủ thể tối cao
của quyền lực nhà nước, đã khắc phục điểm chưa hợp lý trong quy định về hình thức
thực hiện quyền lực của Nhân dân



Điều 6 Hiến pháp sửa đổi, hình thức thực hiện quyền lực của nhân dân đã được quy định
đầy đủ hơn : “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân
chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của
Nhà nước”.


III. Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước

1. Phân công - phân chia quyền lực trong các cơ quan nhà nước
Định nghĩa hình thức nhà nước:



Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp thực hiện quyền
lực nhà nước đó.


a. Hình thức cấu trúc



K/N: là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác

lập các mối quan hệ qua lại với nhau, giữa trung ương với địa phương



Hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh việc tổ chức quyền lực nhà nước
theo chiểu dọc đi từ trung ương đến địa phương


 Trong hiến pháp năm 1992:
Hình thức cấu trúc (Theo chiều dọc ):Quyền lực nhà nước tập trung trong tay
Quốc Hội - cơ quan duy nhất do nhân dân cả nước bầu ra nhưng có sự phân
công, phối hợp giữa Quốc hội và những cơ quan nhà nước khác trong thực
hiện quyền lực nhà nước tạo thành cơ chế đồng bộ góp phần thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước




Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trong phạm vi quyền hạn
của mình thực hiện tốt chức năng lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh đồng bộ, phù hợp.




Chính phủ là cơ quan quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
Tòa án tuân theo pháp luật, phụ thuộc vào pháp luật để thực hiện chức năng xét
xử




Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp


b. Hình thức chính thể




K/N: Là cách thức tổ chức, là trình tự thành lập ra cơ quan quyền lực tối
cao của nhà nước cũng như xác định mức độ tham gia của nhân dân vào
việc thiết lập các cơ quan này.
Trong hiến pháp năm 1992

– Nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân
– Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức.




Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân



Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,

trực tiếp và bỏ phiếu kín.



Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân
dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.


2. Trong hệ thống chính trị



Chủ tịch nước: Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại
sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế
nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết
định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội
quyết định




Quốc hội: Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn

cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; Quyết

định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã

ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.



3. Mối quan hệ quốc tế

Theo Điều 14 :
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu
nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân
biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ
hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và
góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.




×