Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 6 tuổi trường mầm non hoa hồng mai sơn sơn la thông qua hoạt động kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.83 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ LAN ANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
MẦM NON 5-6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG
MAI SƠN - SƠN LA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ LAN ANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
MẦM NON 5-6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG
MAI SƠN - SƠN LA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN

Chuyên ngành: Khoa học giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng


Sơn La, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
TS. Vũ Tiến Dũng - người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo,
thư viện, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Tây Bắc,
các ban ngành và tập thể lớp K52 ĐHGD Mầm non A đã tạ điều kiện cho em
học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các cô
giáo và các cháu mẫu giáo (5-6 tuổi) trường Mầm non Hoa Hồng – thị trấn Hát
Lót - Mai Sơn - Sơn La tại hai cơ sở cơ sở 1 và cơ sở 2 em đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm đã tạo điều kiên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
kháo luận này.
Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của thầy cô và các bạn !
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Lan Anh


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Khả năng diễn đạt của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trƣớc và sau thực
nghiệm tại cơ sở 1. .............................................................................................. 54
Biểu đồ 1.2: Khả năng hiểu từ của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể
chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trƣớc và sau thực
nghiệm tại cơ sở 1. .............................................................................................. 55

Biểu đồ 1.3: Khả năng phát âm của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trƣớc và sau thực
nghiệm tại cơ sở 1. ............................................................................................. 55\
Biểu đồ 2.1: Khả năng diễn đạt của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trƣớc và sau thực
nghiệm tại cơ sở 2. .............................................................................................. 57
Biểu đồ 2.2: Khả năng hiểu từ của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể
chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trƣớc và sau thực
nghiệm tại cơ sở 2. .............................................................................................. 58
Biểu đồ 2.3: Khả năng phát âm của trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La trƣớc và sau thực
nghiệm tại cơ sở 2. .............................................................................................. 58


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả nhóm thực nghiệm theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển ngôn ngữ của trẻ trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La ........... 50
Bảng 3.2: Kết quả nhóm đối chứng theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển
ngôn ngữ của trẻ trƣờng mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn - Sơn La ................... 51
Bảng 3.3: Kết quả nhóm thực nghiệm theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển ngôn ngữ của trẻ trƣờng mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn - Sơn La ............ 51
Bảng 3.4: Kết quả nhóm đối chứng theo các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển
ngôn ngữ của trẻ trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La.................... 52
Bảng 3.5: So sánh kết quả sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 5-6 tuổi
thông qua hoạt động kể chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn
La trƣớc và sau thực nghiệm tại cơ sở 1. ............................................................ 53
Bảng 3.6: So sánh kết quả sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non 5-6 tuổi
thông qua hoạt động kể chuyện tại trƣờng mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn
La trƣớc và sau thực nghiệm tại cơ sở 2. ............................................................ 56



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài khóa luận .............................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiên vụ nghiên cứu ..................................................................... 4
3.1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................... 5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 5
4.2. Khách thể nghiên cứu..................................................................................... 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5
Tôi đã tiến hành điều tra ở Trƣờng Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn – Sơn La.......... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận..................................................................... 5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................. 5
5.3. Phƣơng pháp thể nghiệm sƣ phạm ............................................................... 5
6. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 5
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 7
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................... 7
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 7
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ .................................................................................... 8
1.1.3 Vai trò của truyện đối với trẻ thơ ............................................................... 14
1.1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi ......................................... 15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 16
1.2.1 Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện ở trƣờng Mầm non cho
trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng Mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn ........................................ 16
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 21



CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU
GIÁO TỪ 5-6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG - MAI SƠN SƠN LA THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN ................................. 22
2.1. Khái niệm biện pháp .................................................................................... 22
2.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi trƣờng Mầm non
Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện ........................... 22
2.2.1 Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin các video vào bài giảng, dạy trẻ kể
lại chuyện ............................................................................................................ 22
2.2.2. Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong khi kể chuyện..... 24
2.2.3. Biện pháp sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú
ý của trẻ ............................................................................................................... 25
2.2.4 Biện pháp kết hợp kể chuyên trong các hoạt động khác…………………25
2.2.5. Biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện mọi lúc mọi nơi ............................. 28
2.2.6. Biện pháp tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, đóng kịch, kể theo nhóm,
tổ, cá nhân............................................................................................................ 28
2.2.7. Biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyềnphối hợp với phụ huynh ... 30
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 32
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 33
3.1 Mục đích thực nghiệm................................................................................... 33
3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm .................................................. 33
3.3. Tiến hành thực nghiệm................................................................................. 33
3.4. Thiết kế thể nghiệm ...................................................................................... 33
3.4.1. Thiết kế giáo án, phiếu điều tra Anket thực nghiệm ................................. 33
3.2.2. Đánh giá và xử lí kết quả thể nghiệm ....................................................... 50
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 60
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
2. KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ............................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận
Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài ngƣời. Nó chứa đựng những thành tựu
do xã hội loài ngƣời xây dựng lên. Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ, là
công cụ tƣ duy.
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chứng minh lợi
ích của việc can thiệp vào lứa tuổi mầm non là rất to lớn và lâu dài. Chăm sóc,
giáo dục trẻ một cách khoa học ngay từ khi mới chào đời sẽ đảm bảo sự phát
triển bền vững của thể chất. Từ đó, trí tuệ, tính cách, hành vi xã hội của đứa trẻ
đƣợc hình thành. Những tác động sƣ phạm đúng đắn với lứa tuổi sẽ góp phần
phát triển toàn diện, đúng hƣớng, làm cơ sở cho sự phát triển trong những giai
đoạn tiếp theo của con ngƣời.
Một nhà văn ngƣời Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi
mình trong đó”. Ngôn ngữ của trẻ chủ yếu đƣợc phát triển bằng con đƣờng trực
quan cụ thể, cảm giác và tri giác là quá trình đầu tiên của quá trình nhận thức.
Ngôn ngữ chính là phƣơng tiện để tƣ duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Nó
đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác,
chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình
thành và phát triển ngôn ngữ.
Đời sống của con ngƣời ngày càng phong phú và phát triển hơn đó là nhờ
có ngôn ngữ. Con ngƣời có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, diễn tả, trình bày
tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà
ngƣời ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,…
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời.
Nhờ ngôn ngữ mà con ngƣời khác xa so với động vật. Nó có vai trò quan trọng
đối với con ngƣời, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh
nghiệm lịch sử đều đƣợc chứa đựng trong ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với trẻ sự

phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với
khả năng tƣ duy, nhận thức và giao tiếp cũng nhƣ toàn bộ quá trình phát triển về
sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phƣơng tiện để điều
1


khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn
mực. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc
biệt ở độ tuổi 5 – 6 tuổi trẻ đang cần đƣợc học ngôn ngữ một cách chính xác.
Đây là lứa tuổi cuối cùng của tuổi mẫu giáo, là giai đoạn then chốt để trẻ tới
trƣờng phổ thông , là bƣớc ngoặt trong cuộc đời trẻ. Đây là giai đoạn trẻ rất
thích học nói vì luôn mong muốn mình đƣợc hòa nhập vào xã hội của ngƣời lớn.
Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để
làm phƣơng tiện giao tiếp cho mình. Vì thế cần phải chuẩn bị tốt các mặt tâm lí
để trẻ sẵn sang đi học trong đó ngôn ngữ là thành phần cốt yếu.
Đối với mỗi đứa trẻ ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ những câu
chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã dần khắc sâu vào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào
máu thịt nuôi dƣỡng những tâm hồn còn non dại ấy. Từ những em bé nhút nhát,
yếu đuối nhất, đến những em bó đƣợc coi là ngỗ nghịch bƣớng bỉnh nhất, truyện
cổ tích đều làm chúng say mê. Theo nhận xét của nhiều giáo viên Mầm non giờ
học đƣợc trẻ ham thích nhất, giữ trật tự nhất là giờ các cháu đƣợc nghe kể
chuyện. Còn các bà, các mẹ của trẻ thì cho rằng không gì dỗ trẻ dễ dàng cho
chúng đi ngủ sớm bằng cách kể chuyện cho chúng nghe. Những câu chuyện hấp
dẫn, lôi cuốn trẻ thích kể qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Chính vì vậy cần
có kế hoạch để vừa giúp trẻ vui vẻ, thích thú vừa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
một cách tốt nhất.
Xuất phát từ những lí do trên và bằng sự hiểu biết của mình, đồng thời dựa
trên cơ sở tiếp thu học hỏi những thành tựu của công trình nghiên cứu khác, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm
non 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt

động kể chuyện.”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tải sản quý báu của nhân loại. Nó là cả kho tàng trí tuệ của con
ngƣời. Nó tồn tại phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của con ngƣời. Đó
cũng là điểm then chốt giúp cho nhiều công trình nghiên cứu đƣợc tỏa sáng.
Không những vậy ngôn ngữ có sức hút mạnh mẽ,lôi cuốn sự tham gia nghiên
2


cứu của nhiều của rất nhiều nhà khoa học từ những lĩnh vực khác nhau nhƣ:
Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… vai trò phát
triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan
tâm nghiên cứu.
Liên Xô cũ là một trong những nơi mà phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ
đƣợc nghiên cứu rất kĩ lƣỡng với rất nhiều nhà sƣ phạm nổi tiếng mà chúng ta
biết đến nhƣ: Chikhieva.E.I một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về
sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra con có rất nhiều tác giả có
những đóng góp quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn
ngữ của trẻ ở nƣớc ta có thể kể đến các tác giả nhƣ:
-V.X. Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo: đã đi sâu nghiên cứu về tâm lí
của trẻ em trong độ tuổi Mẫu giáo.
- Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: đã miêu tả chi tiết về sự phát triển
của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông
qua cậu bé Alex.
- Erik Erickson với Trẻ em và xã hội: nghiên cứu về sự phát triển của trẻ
em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
- John. B. Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nghiên
cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng.
- A. B. Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo: đã có
những nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.

- M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học: đã chỉ ra các hình
thức, biện pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trƣớc khi vào tuổi đi học.
- A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy: nghiên cứu những vấn đề
lí luận về ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ em.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng đƣợc đông đảo các
nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu nhƣ:
Nguyễn Xuân Khoa với cuốn : Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Mẫu giáo (0-6 tuổi) (năm 1997), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ( năm
1999).
3


Tập thể tác giả Nguyễn Xuân Khoa, Phùng Ngọc Kiếm, Lƣơng Kim Nga với
cuốn: Tiếng việt, văn học và phương pháp giáo dục ( năm 1998).
Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với cuốn : Tâm lí trẻ
em lứa tuổi mầm non.
Các tác phẩm trên đều đề cập đến nội dung và phƣơng pháp nhằm hình
thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây chính là cơ sở, là tiền đề cho cá nhà
khoa học sau này nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, về vấn đề ngôn ngữ của trẻ.
Ngày nay càng nhiều ngƣời nghiên cứu về lĩnh vực này:
Lƣu Thị Lan với luận án tiến sĩ : Các biện pháp nhát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo lớn. Luận án thạc sĩ khoa học giáo dục mầm non : Ngôn ngữ bước
phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1 – 6 tuổi.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo từ 0 – 6 tuổi
Nguyễn Thị Oanh Luận án Tiến sĩ: Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự
phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non.
3. Mục đích và nhiên vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Xác định hoạt động kể chuyện đang thực hiện ở trƣờng mầm non.

- Triển khai hình thức tổ chức kể chuyện qua việc soạn giáo án và kết hợp
kể chuyện trong nhiều hoạt động khác nhằm phát triển ngôn ngữ.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu và khảo sát thực trạng sử dụng hoạt động kể chuyện cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trƣờng Mầm non.
- Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động kể chuyện.
- Tổ chức thực nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 thông qua hoạt động kể chuyện.
- Xử lí kết quả nghiên cứu.

4


4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi trƣờng Mầm non
Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ 5 – 6 tuổi (40 trẻ), giáo viên (6 giáo viên) ở trƣờng Mầm non: Trƣờng
Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn – Sơn La.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra ở Trƣờng Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn – Sơn La
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ
đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có

liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trƣờng mầm non, nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt đông kể chuyện.
- Sử dụng phƣơng pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đƣa
ra các biện pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi.
5.3. Phƣơng pháp thể nghiệm sƣ phạm
- Sử dụng các phƣơng pháp tác động đến một nhóm trẻ đƣợc chọn để thực nghiệm.
- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phƣơng pháp thống kê toán học.
6. Giả thuyết khoa học
Qua việc khảo sát sơ bộ trên thực tế kết hợp với việc nghiên cứu lí luận,
chúng tôi thấy mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt đông kể chuyện ở các trƣờng mầm non hiện nay ngày càng bị
hạn chế đi rất nhiều. Hoặc nếu có thì chƣa gây đƣợc hứng thú thực sự đối với
trẻ, eo hẹp về cách bố trí thời gian tổ chức kể chuyện nên chƣa đạt đƣợc hiệu
quả cao. Do vậy, nếu các biện pháp trong đề tài mang tính khả thi thì sẽ góp

5


phần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò hoạt động kể
chuyện, góp phần vào phong trào đổi mới giáo dục.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của
khóa luận bao gồm có 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi
trƣờng Mầm non Hoa Hồng Mai Sơn - Sơn La thông qua hoạt động kể chuyện.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

6



NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ
Theo V.I. Lênin: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người”. Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý
nghĩa. Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phƣơng tiện để phát triển tƣ duy, truyền đạt
và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Cũng có khái niệm khác về ngôn ngữ theo E. L. Tikhêeva – Nhà giáo dục
học Liên xô cũ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa
khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của
nhân loại. Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con
người…” [5 - trang 10].
Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con ngƣời có linh hồn. Ngôn
ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tƣ duy, nhân cách
của con ngƣời, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình.
Nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền
cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,.…
Đối với trẻ em, ngôn ngữ là phƣơng tiện giúp trẻ hòa mình vào thế giới
xung quanh một cách hiệu quả nhất. Ngôn ngữ trở thành công cụ để trẻ bày tỏ
suy nghĩ, những tâm tƣ, tình cảm, những mong muốn của cá nhân mình. Bởi lẽ,
trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, mong muốn hòa
nhập với xã hội của ngƣời lớn.
1.1.1.2 Khái niệm về truyện, truyện kể
truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm
nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tƣơng đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn

học
7


Trong văn học trung đại Việt Nam, truyện là khái niệm đƣợc văn học mƣợn
từ sử học, là thể loại trƣớc thuật đƣợc các sử gia dùng để ghi chép tiểu sử, hành
trạng, công tích của các nhân vật lịch sử. Bên cạnh các tác phẩm văn xuôi
dạng truyện truyền kỳ, trong văn học trung đại các tác phẩm thơ có cốt truyện tự
sự cũng đƣợc gọi là các truyện, hoặc truyện thơ, nhƣ các tác phẩm thơ Nôm.
Trong văn học hiện đại, truyện là khái niệm không đƣợc định tính rõ rệt.
Bên cạnh việc sử dụng khái niệm truyện để chỉ mọi tác phẩm tự sự có cốt truyện
nói chung, bao gồm cả truyện ký, tiểu thuyết, khái niệm còn đƣợc dùng nhƣ một
thuật ngữ chỉ dung lƣợng tác phẩm (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện
trong lòng bàn tay hay truyện siêu ngắn). Khái niệm truyện cũng thƣờng lẫn lộn
với khái niệm tiểu thuyết, đặc biệt khi nhà văn dùng thuật ngữ này hay thuật ngữ
kia để gọi tên thể loại của tác phẩm mình chấp bút. Trong thực tế có tác phẩm
dạng truyện là tiểu thuyết và có tiểu thuyết là truyện, tuy không phải bao giờ
truyện cũng là tiểu thuyết hay ngƣợc lại.
Truyện kể là dẫy sự kiện, tình huống và xung đột (các hành vi, vị thế, bao
gồm cả vị thế mâu thuẫn, và trạng thái của các nhân vật) đƣợc định hƣớng một
cách nghệ thuật trong thế giới các nhân vật; dựa vào trình tự của chúng, ngƣời ta
phân biệt các bình diện cốt truyện (sự phân bố của các yếu tố thuộc dãy nói trên
trong đời sống một nhân vật và ý nghĩa của chúng đối với nó) và truyện kể theo
đúng nghĩa riêng của nó (sự phân bố của chính các sự kiện và tình huống nói
trên trong tầm nhìn của tác giả và độc giả), nhƣng thông thƣờng, dựa vào đó,
ngƣời ta phân biệt các yếu tố lặp lại (yếu tố truyền thống), tức là các môtip, và
và tổ hợp vững chắc của các môtip (sơ đồ truyện kể).
1.1.2 Vai trò của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con ngƣời. Nhờ
ngon ngữ mà con ngƣời có thể trao đổi với nhau ngững hiểu biết, truyền cho

nhau những kinh nghiệm… Lênin đã khẳng định: “Con người muốn tồn tại thì
phải gắn bó với cộng đồng, giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con
người, ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp quan trọng nhất”.

8


I.J.Gebb đã từng nói rằng: “Hệt như ngôn ngữ đã lam cho các việc tách
con người ra khỏi thế giới động vật, ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố quyết
định, ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội” [2- trang 17]
Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ mầm non của đất nƣớc, chúng ta càng
thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ . Ngôn ngữ đặc biệt
tạo ra các cháu trở thành những con ngƣời toàn diện. Nó đã trở thành đối tƣợng
nghiên cứu của nhiều nghành khoa học, song nhìn chung vai trò của ngôn ngữ
đƣơch thể hiên nhƣ sau :
Trƣớc hết ngôn ngữ là phƣơng tiên giao tiếp:
Không ai có thể phủ nhận đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ, ngay cả
những bộ lạc mà ngƣời ta mới phát hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để giao tiếp nói
chuyện với nhau.
Trong xã hội có thể có nhiều phƣơng tiện giao tiếp khác nhau nhƣ: cử chỉ,
dấu hiệu, điệu bộ, kí hiệu khác nhau: kí hiệu toán học, kí hiệu hóa học,…., kết
hợp âm thanh của âm nhạc, sự kết hợp giữa cá màu sắc hội họa… Nhƣng bản
thân những kí hiệu, dấu hiệu này muốn hiểu phải sử dụng ngôn ngữ để giải
thích. Vì vậy chúng ta cần khẳng định ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con ngƣời, trẻ em sinh ra nếu không có môi trƣờng ngôn ngữ thì
sẽ không thể giao tiếp đƣợc.
A.Aleonchiep nhấn mạnh vai trò giao tiếp của ngôn ngữ: “Sự phát triển của
lời nói ngôn ngữ của trẻ em trước hết là sự phát triển của phương thức giao
tiếp”. Việc tạo cho trẻ em mọt môi trƣờng ngôn ngữ phù hợp là vẫn đề rất cần
đƣợc các các nhà giáo dục quan tâm và thiết lập một cách nghiêm túc.

Thứ hai ngôn ngữ là phƣơng tiện của tƣ duy, là công cụ để phát triển nhận thức.
U.sinxki đã nhận định: “ Tiếng mẹ để là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn
quý của mọi tri thức”.
Các Mác và Ăng Ghen cũng đã khẳng định: ngôn ngữ và tƣ duy ra đời cùng
một lúc. Ngay từ đầu chúng đã quện vào nhau, không tách rời. Ngôn ngữ là hiện
thực trực tiếp của tƣ duy. Nếu ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm thanh đơn giản
thì không thể trở thành phƣơng tiện giao tiếp đƣợc, mặc dù chức năng giao tiếp
9


của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tƣ duy, nhƣng chúng lại tồn tại
độc lập với nhau.
Ngôn ngữ của con ngƣời không chỉ tồn tại ở dạng thành tiếng mà còn tồn
tại dƣới dạng biểu tƣợng âm thanh trong óc, chữ viết ra giấy. Chức năng ngôn
ngữ với tƣ duy không chỉ hiện ra lời nói mà cả khi con ngƣời suy nghĩ thầm bên
trong – ngôn ngữ cũng là phƣơng tiện biểu hiện. Bởi vậy con ngƣời không thể tƣ
duy mà không có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là cơ sở của suy nghĩ và là công cụ của tƣ duy. Ngôn ngữ là
thành tố của tình cảm , trí tuệ, tri thức, đâọ đức…. của con ngƣời nhƣ
F.D.Saussure nói : “ Toàn bộ logic của cuộc sống chứa đựng trong một giọt
ngôn ngữ” [5- trang 19].
Ngôn ngữ là vật chất, tƣ duy là tinh thần. Tƣ duy có tính chất nhân loại còn
ngôn ngữ có tính chất dân tộc. Ngôn ngữ và tƣ duy ra đời cùng cùng một lúc và
không tách rời nhau, trong một chừng mực nào đó chúng xuất hiện cùng một lúc
và bổ sung cho nhau.
Đối với trẻ em: “ Ngôn ngữ có vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lí
của trẻ , ngôn ngữ làm phát triển tư duy. Ngược lại, tư duy càng phát triển càng
đẩy mạnh nhanh sự phát triển của ngôn ngữ” [5- trang 8].
Khi trẻ càng lớn nhận thức của trẻ càng phát triển, trẻ không chỉ dừng lại ở
những nhận thức về sự vật hiện tƣợng gần gũi xung quanh trẻ, mà còn muốn biết

cả những sự vật hiên tƣợng trẻ không trực tiếp nhìn thấy, trẻ muốn biết về quá
khứ, tƣơng lai. Muốn biết về công việc của ngƣời lớn, cha mẹ, muốn hiểu biết
về chú bộ đội, Bác Hồ kính yêu….
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện: một đứa trẻ phát
triển là một đứa trẻ có tri tuệ và có phẩm chất đạo đức, chuẩn mực về hành vi
văn hóa, giao tiếp sao cho phù hợp.
Đặc biệt, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi
và việc làm của trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua ca dao, đồng dao, trò
chơi dân gian , nhất là trong truyện cổ tích,… trẻ cảm nhận đƣợc cái hay cái đẹp
trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống.
10


Những câu hát ru ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm kèm theo tình cảm yêu
mến thông qua ngôn ngữ sẽ đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui
mừng hớn hở. Đặc biệt là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc, thơ
ca dân tộc để con biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu
bà con làng xóm, truyền cho con những ý niệm cơ bản về thiện ác để hun đúc ở
đứa con lòng nhân ái. Ngay cả những lúc nựng con thì đây là cuộc trò chuyện
đằm thắm nhất, đầy tình yêu thƣơng và lòng tin cậy, trong đó ngƣời mẹ đã nói
với con bằng cả tấm lòng và đứa con đã nghe mẹ với tất cả sự sung sƣớng và
niềm say mê của mình. Dù có ý thức hay chƣa có ý thức rõ ràng, nhiều ngƣời
mẹ cũng đã dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở” - học làm ngƣời bằng
những phƣơng thức nghệ thuật đó khiến cho việc tiếp thu của đứa con vừa rất tự
nhiên lại vừa có hiệu quả cao giúp cho trẻ tiếp cận dễ dàng hơn với văn hoá của
dân tộc.
Khi giao tiếp với ngƣời lớn, trẻ tiếp nhận đƣợc những sắc thái tình cảm
khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ,
các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình.
Ngƣời lớn nhƣ là chiếc gƣơng để trẻ soi mình vào trong đó. Trong quá trình giao

tiếp, ngƣời lớn luôn hƣớng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ bằng lời nói, nét mặt, nụ
cƣời, giúp trẻ có thể nhận ra đƣợc hành vi của mình là đúng hay là sai. Bằng
cách đó, ở trẻ dần dần hình thành những thói quen tốt và học đƣợc những cách
ửng xử đúng đắn. Ngƣời lớn có thể khen trẻ khi chúng làm đúng và tốt, cổ vũ,
động viên kịp thời cho những hành vi đúng đắn hay có những ý tƣởng hay của
trẻ. Khi trẻ làm sai hay nói sai, ngƣời lớn tỏ vẻ không bằng lòng bằng ánh mắt,
nét mặt nghiêm nghị kèm theo lời nói với giọng điệu nghiêm túc thì trẻ sẽ nhận
thức đƣợc cái sai của mình và sửa sai.
Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tƣởng tƣợng của
trẻ. Nó tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm
thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong
nghệ thuật. Các sự vật, hiện tƣợng mà trẻ quan sát đƣợc trong môi trƣờng sống
đƣợc in hằn trong trí não của trẻ. Nhƣng để trẻ biết cái lá có màu xanh, bông hoa
11


có màu đỏ, con cá vàng bơi trong nƣớc, con chim bay trên bầu trời,… nó trở nên
đẹp nhƣ thế nào thì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽ nhận thức đƣợc cái hay, cái đẹp
đó trong cuộc sống xung quanh mình. Từ đó trẻ hình thành thái độ tôn trọng cái
đẹp và đồng thời kích thích sự sáng tạo ra cái đẹp ở trẻ.
Những hình ảnh tƣởng tƣợng vừa ngây thơ, đôi khi phi lý này không chỉ
đem lại cho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi ngƣời sau này lớn lên,
dù đó là ngƣời lao động chân tay, nhà khoa học hay ngƣời nghệ sĩ,… phƣơng
tiện có hiệu quả nhất để nuôi dƣỡng sự tƣởng tƣợng đó là trò chơi. Điều đó giúp
trẻ có nhiều ấn tƣợng đẹp và tâm hồn trẻ sẽ càng thêm phong phú. Từ đó, trẻ sẽ
biết yêu quý và có ý thức giữ gìn những cái hay cái đẹp trong cuộc sống.
Khi trẻ đƣợc tiếp xúc thƣờng xuyên với ngôn ngữ văn học nhƣ thơ, truyện,
ca dao, đồng dao,… trẻ sẽ đƣợc chìm vào với thế giới đa dạng màu sắc. Bao
nhiêu loại ngƣời khác nhau, loại ngƣời tốt sao gần gũi, mến thƣơng; loại ngƣời
xấu sao vừa ghét lại vừa sợ… Những phong cảnh xa lạ từ những khu rừng rậm

rạp bí hiểm, đến biển cả mênh mông, những lâu đài tráng lệ, những con thú chƣa
hề thấy,… tất cả đã nhập vào tâm hồn của các em bé với những màu sắc lung
linh kì ảo. Tâm hồn các em đƣợc rộng mở, trí tƣởng đƣợc kích thích mạnh mẽ,
thôi thúc các em muốn khám phá những điều kì lạ và lí thú trong các câu chuyện
hết sức hấp dẫn. Những câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những bài đồng dao
ngộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại dễ nhớ… khiến trẻ muốn đọc
theo và sẽ nhớ rất lâu. Đây chính là thời cơ thuận lợi để trẻ tiếp xúc với ngôn
ngữ văn học, đặc biệt là văn học dân gian. Điều đó giúp trẻ phát triển trí tƣởng
tƣợng, nó giúp trẻ sáng tạo ra những cái mới, hình thành những ƣớc mơ táo bạo,
những hoài bão về cuộc sống tƣơng lai.
Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới
xung quanh một cách phong phú hơn. Bởi chơi là phƣơng tiện mở rộng, củng cố
chính xác hóa biểu tƣợng của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chủ yếu
của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động
này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh mình. Tất cả những điều trẻ

12


lĩnh hội trƣớc lúc chơi dƣới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ đƣợc chính
xác hơn, phong phú hơn.
Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao
đổi, phân vai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi nhƣ thế nào,.. và quá trình thỏa
thuận này không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ. Ngoài ra, trong quá trình chơi sẽ
nảy sinh các tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có
một trình độ phát triển ngôn ngữ nhất định. Trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình
với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi chơi,…
Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về các thao tác, hành động chơi, thực hiện hành
động chơi, giao lƣu với các bạn khác trong nhóm và các bạn chơi khác nhóm,
đánh giá, nhận xét, tuyên dƣơng,.. Không chỉ khi cùng tham gia hoạt động vui

chơi cùng với các bạn mà ngay cả khi trẻ chơi tƣởng tƣợng với một đồ vật thì
ngôn ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chơi của trẻ. Qua đó, ngôn
ngữ của trẻ đƣợc phát triển, trẻ đƣợc giao lƣu tình cảm trong lúc chơi, phát triển
khả năng tƣ duy và trí tƣởng tƣợng của trẻ.
Những kinh nghiệm lịch sử xã hội đọng lại hay nói cách khác đƣợc chứa
đựng trong các công cụ lao động, đối tƣợng lao động, trong các chuẩn mực hành
vi các mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời với nhau,… nhƣng hầu hết đƣợc ghi
lại để truyền bá cho thế hệ sau nhờ ngôn ngữ. Ngay từ lúc mới đầu, đứa trẻ
không thể nhận thức đƣợc những gì đang tồn tại xung quanh nó. Để thỏa mãn sự
hiểu biết đó mà nó thƣờng đặt ra hàng vạn câu hỏi cho bố mẹ và ngƣời xung
quanh chúng. Vì thế, ngƣời lớn trở thành chiếc cầu nối trẻ với cộng đồng, với
thế giới thông qua ngôn ngữ. Ngƣời lớn đã dẫn dắt trẻ hình thành tình cảm, thái
độ, nhận thức về con ngƣời, đồ vật gần gũi xung quanh. Nhờ sự biết đi, biết nói
mà trẻ ngày càng mở rộng phạm vi tiếp xúc, phát triển nhận thức đối với thế giới
xung quanh và hình thành “ý thức bản ngã”. Trẻ muốn tự lập hơn, thể hiện các
hành vi theo ý nghĩ riêng của mình trong các trò chơi. Qua những lời chỉ dẫn của
ngƣời lớn mà trẻ dần hiểu đƣợc những quy định chung của cộng đồng mà mọi
thành viên trong cộng đồng đều phải thực hiện. Trƣớc tiên, là những nề nếp sinh

13


hoạt của gia đình, nhóm trẻ, trƣờng mầm non. Sau đó, là những quy định ngoài xã
hội, những gì trẻ đƣợc phép làm và không đƣợc phép làm.
Mặt khác, để bày tỏ những những nhu cầu mong muốn của mình với những
thành viên trong cộng đồng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu của cá
nhân mình. Điều đó giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi ngƣời xung quanh mình.
Trong việc giáo dục toàn diện của trẻ, phát triển thể lực cũng là một mặt
quan trọng .
Giáo dục thể lực đối với trẻ em là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể của

trẻ, việc vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh và có chế độ sinh hoạt hợp
lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe tăng
cƣờng đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và ngƣời lớn đã dùng chính
ngôn ngữ của mình để nhằm hƣớng dẫn, chỉ bảo trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do
mình đề ra góp phần làm cho cơ thể trẻ phát triển. Đặc biệt, trong giờ thể dục,
giáo viên đã tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xác các động tác làm cho cơ
thể phát triển đƣợc cân đối bằng chính lời nói của mình.
Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần phải đƣợc ăn ngon, ăn đủ chất thì
cơ thể của trẻ mới phát triển hoàn thiện đƣợc. Để động viên, khích lệ trẻ ăn đƣợc
thì ngƣời lớn đóng một vai trò rất quan trọng.
1.1.3 Vai trò của truyện đối với trẻ thơ
Có lẽ đối với trẻ thơ, không có món quà nào hấp dẫn bằng truyện. Từ em bé
nhút nhát yếu đuối nhất đến những em đƣợc coi là ngỗ nghịch, bƣớng bỉnh nhất,
truyện đều làm cho trẻ say mê. Đối với trẻ đến với truyện là đến với ngững giấc
mơ thần tiên một cách tự nhiên nhẹ nhàng và đầy thích thú. Trên thực tế nếu tiết
dạy kể chuyện đƣợc giáo viên quan tâm đúng mức ta sẽ thấy đƣợc những
khuông mặt hồ hởi, say mê của các bé khi đến giờ kể chuyện. Các bé sống cùng
với diễn biến của câu chuyện nhƣ thể mình là một nhân vật trong câu chuyện đó:
lo lắng, căng thẳng, hồi hộp vui sƣớng, hả hê… dƣờng nhƣ mọi cung bậc tình
cảm đƣợc các bé thể hiện không dấu diếm khi nghe truyện. Các bé đƣợc sống
đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới của truyện. Mỗi khi đến với truyện các
14


bé nhƣ lạc vào một thế giới khác thế giới mà trong đó có những có những con
thú biết nói, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh,
dũng cảm, những bà tiên ông bụt giàu phép biến hoá, tốt bụng và luôn luôn giúp
đỡ mọi ngƣời khi gặp khó khăn hoạn nạn, những mụ phù thuỷ độc ác cuối cùng
sẽ bị trừng trị… các em tự do hoà mình vào nhân vật, vui buồn cùng nhân vật

trong chuyện và tự nhận mình là hoàng tử, công chúa…
Nhƣ vậy rõ ràng truyện có những yếu tố đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu tinh
thần của trẻ và là món ăn không thể thiếu đƣợc của trẻ.
Nhân vật chính diện trong truyện đều trung thực, biết yêu thƣơng và vị tha
vô hạn. Đó là một thứ tình thƣơng dành cho những ngƣời đồng cảnh ngộ. Ta có
thể hiểu vì sao cô Tấm chỉ đến ở với bà lão trong hàng nƣớc cô đơn, vì sao Sọ
Dừa lại đầu thai vào một nhà nghèo khổ, cô gái nhỏ giấu cơm đƣa cho ông lão
qua đƣờng mà đƣợc ban thƣởng sắc đẹp, chàng nông dân cứu giúp con chó, con
mèo mà đƣợc giúp đỡ trở nên giàu có, ngƣời nông dân là có thực nhƣng anh ta
có thể phục sinh ngƣời chết bằng cách cho ăn lá cây đa thần là yếu tố kì
ảo…Chính những yếu tố đó làm cho truyện có sức hấp dẫn kì lạ đối với trẻ thơ.
Nhƣ vậy, có thể nói nghe kể chuyện là một nhu cầu thực sự của trẻ em.
Dƣờng nhƣ trong mỗi em bé có cái mà ta có thể gọi đó là nhu cầu “bản năng” về
sự huyền diệu và kì lạ. Mà điều này truyện có thể thỏa mãn cái nhu cầu rất tự
nhiên và cũng rất khẩn thiết đó của trẻ thơ bởi những yếu tố kì ảo, thần diệu của nó.
1.1.4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi
1.1.4.1 Đặc điểm phát âm
Trẻ 5-6 tuổi đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai
những âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết nhƣ: lựu, lịu, hƣơu- hiu, mƣớp,
mớp, chim chíp, rắn dắn… tuy nhiên nỗi sai đã ít hơn.
1.1.4.2 Đặc điểm về vốn từ
Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300-2000 từ. Danh từ và động từ trẻ
vẫn chiếm ƣu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian nhƣ: Cao thấp, dài
ngắn, rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ nhƣ: nhanh- chậm, các từ chỉ màu sắc: đỏ,
15


vàng, trắng, đen, ngoài ra các từ có khái niệm tƣơng đối nhƣ: hôm qua, hôm nay,
ngày mai, trẻ dùng chƣa chính xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc

nhƣ: Xám, xanh lá cây, tím, da cam.
100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 55% số trẻ đếm
đƣợc 1-10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chƣa chính xác.
1.1.4.3 Đặc điểm ngữ pháp
- Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn.
Ví dụ: Câu phức đẳng lập: Tích chi đi chơi, tích chu không lấy nƣớc cho
bà, Câu ghép chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây đƣợc nhà đẹp thì
bạn Huyền lại gỡ ra rồi.
- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn, tuy nhiên trong một số trƣờng hợp trẻ dùng từ
trong câu vẫn chƣa thật chính xác.
Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái dép kia chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện ở trường Mầm non
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn
1.2.1.1. Mục đích khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo (56 tuổi).
- Thực trạng của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (56 tuổi) thông qua hoạt động kể chuyện.
- Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) thông
qua truyện cổ tích.
1.2.1.2. Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
hoạt động kể chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tổ chức hoạt
động kể chuyện , ghi chép các biện pháp giáo viên sử dụng.
- Nghiên cứu giáo án (kế hoạch) hƣớng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện.
16


- Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông

qua hoạt động kể chuyện.
1.2.1.3. Đối tượng khảo sát
- Giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn (6 cô)
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (40 cháu)
1.2.1.4. Địa bàn khảo sát
- Trƣờng Mầm non Hoa Hồng (Mai Sơn)
1.2.1.5. Thời gian khảo sát
- Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 04 năm 2015
1.2.1.6. Phương pháp khảo sát
* Phương pháp khảo sát bằng phiếu Anket
+ Đối với giáo viên:
- Mục đích: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các giáo viên mầm
non nhằm tìm hiểu về nhận thức về tác động của truyện tới sự phát triển của trẻ
đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhận thức của giáo viên trong việc
phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động kể chuyện.
- Các bƣớc tiến hành:
Bƣớc 1: Phát phiếu khảo sát cho giáo viên
Bƣớc 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát
Bƣớc 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
+ Đối với trẻ
- Mục đích: Sử dụng các phiếu đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo (5-6 tuổi) nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ.
1.2.1.7.Kết quả khảo sát đối với trẻ
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ Mầm non
5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện theo phiếu đánh giá. Đánh giá 60 trẻ tại
3 lớp trƣờng Mầm non Hoa Hồng - Mai Sơn - Sơn La. Tôi đã xây dựng những
tiêu chí đánh giá nhƣ sau:

17



Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ
thông qua hoạt động kể chuyện.
STT

1

2

3

Các tiêu chí đánh giá

Khả năng diễn đạt

Khả năng hiểu từ

Mức độ

Xếp loại

+ Dễ dàng

Giỏi

+Bình thƣờng

Khá

+ Khó khăn


Trung bình

+ Không diễn đạt đƣợc

Yếu

+ Nhanh

Giỏi

+ Bình thƣờng

Khá

+ Chậm

Trung bình

+ Không hiểu

Yếu

+ Tốt

Giỏi

Khả năng phát âm ( l, đ, s, + Bình thƣờng
x, th, n,…)


Khá

+ Chậm

Trung bình

+ Sai

Yếu

Bảng 1.2: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ lớp lớn A cơ sở
1 trƣờng Mầm non Hoa Hồng – Mai Sơn - Sơn La
Khả năng
ngôn ngữ

Số lƣợng trẻ
Giỏi Khá

Trung
bình

Tỉ lệ %
Yếu

Giỏi

Khá

Trung
bình


Yếu

Khả năng diễn đạt

5

7

8

0

25%

35%

40%

0%

Khả năng hiểu từ

4

5

11

0


20%

25%

55%

0%

Khả năng phát âm

6

7

7

0

30%

35%

35%

0%

18



×