Chương 1
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm an ninh
quốc gia có mục đích chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,
chống chính quyền nhân dân.
1. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm
1.1. Khách thể của các tội phạm
Khách thể của các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là các quan hệ
xã hội nền tảng về an ninh quốc gia của đất nước. Đó là độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, quốc phòng, an ninh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Mặt khách quan của các tội phạm
Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia là các tội có cấu thành hình
thức, nghĩa là chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách
quan của tội phạm. Một số tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, nghĩa là
có dấu hiệu hậu quả nguy hiểm trong mặt khách quan của tội phạm.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm các tội sau:
- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108).
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109).
- Tội gián điệp (Điều 110).
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111).
- Tội bạo loạn (Điều 112).
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113).
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa ViệtNam (Điều 114).
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều
115).
1
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116).
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều
117).
- Tội phá rối an ninh (Điều 118).
- Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119).
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc
trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120).
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính
quyền nhân dân (Điều 121).
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia thường được thực hiện dưới hình
thức đồng phạm.
1.3. Mặt chủ quan của các tội phạm
Lỗi của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích của các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, chống chính quyền nhân dân.
Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa các tội xâm phạm an ninh quốc
gia với các tội phạm khác.
1.4. Chủ thể của các tội phạm
Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thường là bất kỳ
ai từ 16 tuổi trở lên1 và có năng lực TNHS. Riêng chủ thể của tội phản bội Tổ
quốc phải là công dân Việt Nam.
2. Hình phạt đối với các tội phạm
Hình phạt đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm khắc.
Trong 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có 6 tội có mức hình phạt cao
nhất là tử hình (các điều 108, 109, 110, 112, 113, 114, ), 02 tội có mức hình
phạt cao nhất là tù chung thân (các điều 111, 119).
- Những hành vi của người từ đủ 14 tuổi trở lên đến chưa đủ 16 tuổi mà tiếp nhận động cơ, mục đích của
người khác có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân thì không bị xử lý về tội xam phạm an ninh quốc
gia mà có thể bị xử lý về các tội phạm tương ứng khác. Ví dụ , tội giết người (Điều 123), tội khủng bố (Điều
299); tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303).
1
2
Ngoài hình phạt chính được quy định trong từng điều luật, BLHS còn
quy định hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm an ninh
quốc gia. Theo Điều 122 BLHS, ngoài hình phạt chính, người phạm tội xâm
phạm an ninh quốc gia còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản
chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ
1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108 BLHS)
Tội phản bội Tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với
nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
1.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phản bội Tổ quốc xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
* Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của Tội phản bội Tổ quốc biểu hiện ở hành vi
hành vi của công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại
cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ
xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực
quốc phòng, an ninh.
Hành vi “câu kết với nước ngoài” được thể hiện như: bàn bạc với người
nước ngoài về mưu đồ chính trị và về các mặt khác (như: kế hoạch, tổ chức,
hình thức hoạt động…); nhận sự giúp đỡ của nước ngoài (như: tiền của, vũ khí
hoặc mọi lợi ích vật chất khác…) hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc
tiếp tay cho nước ngoài.
Hành vi câu kết với nước ngoài có mục đích là nhằm gây nguy hại cho
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã
hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực
quốc phòng, an ninh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cuối
3
cùng là nhằm làm thay đổi chế độ chính trị của đất nước, lật đổ chính quyền
nhân dân.
Công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài, hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân, thì bị xử lý về tội “phản bội Tổ quốc” (Điều 108). Về
mặt khách quan, tội “phản bội Tổ quốc” đã bao gồm hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân, có trường hợp còn hoạt động gián điệp hoặc trốn đi
nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, người phạm tội phản
bội Tổ quốc không bị xử lý thêm về các tội đó.
Công dân Việt Nam thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, có bàn bạc với nhau, tìm cách liên hệ với nước ngoài, nhằm
được nước ngoài giúp đỡ, nhưng thực tế chưa liên hệ được với nước ngoài,
chưa coi là câu kết với nước ngoài, thì bị xử lý về “tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân” (Điều 109).
Công dân Việt Nam được nước ngoài tổ chức, huấn luyện, gây cơ sở để
hoạt động tình báo (điều tra, thu thập tin tức bí mật của Nhà nước, bí mật về
quân sự v.v… cung cấp cho nước ngoài), phá hoại theo sự chỉ đạo của nước
ngoài, hoặc thu thập cung cấp tin tức, tài liệu không thuộc bí mật Nhà nước để
nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị
xử lý về “tội gián điệp” (Điều 110).
Công dân Việt Nam trốn đi nước ngoài với mưu đồ dựa vào nước ngoài
nhằm chống chính quyền nhân dân, nhưng trên đường đi đã bị bắt (tức là chưa
đến mức “câu kết với nước ngoài”), thì bị xử lý về “tội trốn đi nước ngoài
nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 121)2.
Tội phạm phản bội tổ quốc được coi là hoàn thành kể từ thời điểm
người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho các
quan hệ xã hội đã nêu trên.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phản bội Tổ quốc được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích là
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống chính quyền
nhân dân.
2
- Xem: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng
dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của BLHS (năm 1985).
4
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc chỉ có thể là công dân Việt Nam đủ
16 tuổi và có năng lực TNHS.
1.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ
07 năm đến 15 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109
BLHS)
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi (hoạt động)
thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
2.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này biểu hiện như sau:
- Hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm
các hành vi như: đề ra chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động của tổ
chức, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền.
- Tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi gia
nhập tổ chức mặc dù biết rõ tổ chức ấy có mục đích lật đổ chính quyền nhân
dân.
5
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực
hiện hành vi hoạt động thành lập tổ chức (không kể đã thành lập được hay
chưa) hoặc từ khi tham gia vào tổ chức (không kể đã có hoạt động hay chưa).
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
2.2. Hình phạt
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu
quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình;
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực
hiện tội phạm. Người hoạt động đắc lực là người tham gia tích cực trong các
hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức phạm tội nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân.
Gây hậu quả nghiêm trọng là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội.
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
"Người đồng phạm khác" được hiểu là người giúp sức và người thực
hành hoạt động " không đắc lực".
* Khung hình phạt tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Tội gián điệp (Điều 110 BLHS)
Tội gián điệp là hành vi của người thực hiện hoạt động tình báo, phá
hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ
6
đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường
hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá
hoại; cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài;
thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng
chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội gián điệp xâm phạm an ninh quốc gia, sự vững mạnh của chính
quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này biểu hiện như sau:
- Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo,
phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động tình báo thể hiện ở những hành vi điều tra, thu thập tin tức
tài liệu bất hợp pháp để sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Việc thực hiện có thể bằng cách nhiều phương thức, thủ đoạn, như
chiếm đoạt, vẽ sơ đồ, quay phim, chụp ảnh...
Hoạt động phá hoại để hoạt động tình báo bao gồm hoạt động phá hoại
cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá
hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, phá hoại chính sách đoàn
kết...để hoạt động tình báo
Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động gây cơ sở, như tuyển lựa, thu hút, lôi kéo,
mua chuộc, khống chế người vào trong mạng lưới, tổ chức gián điệp để tiếp
tục thu thập tình báo hoặc phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
- Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước
ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện
hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại.
- Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước
ngoài; thu thập cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài
sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7
Vì hành vi cố ý làm lộ bí mật Nhà nước đã là một phần hành vi thuộc cấu
thành tội phạm gián điệp nên người phạm tội không thể bị bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thêm về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước (Điều 337 BLHS).
Tội phạm gián điệp hoàn thành từ khi người phạm tội có một trong
những hành vi được quy định trong điều luật.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm thực hiện do cố ý, mục đích chống chính quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này có thể là người nước ngoài, công dân Việt
Nam và người không quốc tịch, đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
3.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
15 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
* Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 4:
Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được
giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì
được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111 BLHS)
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là hành vi xâm nhập lãnh thổ, có hành
động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây
phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
4.1. Các dấu hiệu pháp lý
8
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi xâm nhập lãnh thổ, có
hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác
nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm vùng
đất, vùng nước nội thủy, vùng biển (vùng lãnh hải), vùng trời, các hải đảo,
vùng lòng đất dưới các vùng lãnh thổ nêu trên (gióng từ đường biên giới quốc
gia kéo thẳng đến tâm trái đất).
Xâm nhập một trong các bộ phận nói trên của lãnh thổ quốc gia là xâm
nhập lãnh thổ.
Hành vi làm sai lệch đường biên giới quốc gia như làm thay đổi đường
biên giới quốc gia đã được hoạch định, phân giới, cắm mốc (như di chuyển cột
mốc biên giới vào lãnh thổ Việt Nam...).
Hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như từ lãnh thổ nước ngoài, từ vùng
biển quốc tế oanh tạc, bắn phá... lãnh thổ, vùng biển, gây phương hại cho an
ninh lãnh thổ của Việt Nam.
Tội phạm hoàn thành khi thực hiện một trong các hành vi trên.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm gây phương
hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những trường hợp vào lãnh thổ trái phép hoặc hành vi của người nước
ngoài ở vùng biên giới xâm canh, xâm cư trên lãnh thổ nước ta nhưng không
có mục đích nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ thì không cấu thành
tội phạm này.
* Chủ thể của tội phạm
9
Chủ thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là người đủ 16 tuổi và có
năng lực TNHS.
4.2. Hình phạt
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
"Người đồng phạm khác" được hiểu là người giúp sức, người xúi giục
và người thực hành hoạt động " không đắc lực".
5. Tội bạo loạn (Điều 112 BLHS)
Tội bạo loạn là hành vi của người hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực
có tổ chức nhằm chống chống chính quyền nhân dân.
5.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội bạo loạn xâm phạm sự an toàn, vững mạnh của chính quyền nhân
dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở hoạt động vũ trang
hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chống chính quyền nhân dân.
- Hoạt động vũ trang nhằm chống chính quyền nhân dân là tập hợp
đông người, có trang bị vũ khí thực hiện các hoạt động như phá, cướp vũ khí,
kho tàng, tài sản, bắt, giết người, chiếm trụ sở của đảng, của cơ quan nhà
nước, doanh trại của lực lượng vũ trang…
- Dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền là hoạt động lôi
kéo, tập hợp, sử dụng sức mạnh của nhiều người, có thể có sử dụng vũ khí thô
sơ, công cụ, phương tiện, đồ vật khác và sử dụng sức mạnh đông người làm áp
lực chống chính quyền nhân dân như: biểu tình, mít tinh, hô khẩu hiệu chống
đối, đòi yêu sách, bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở chính quyền, doanh
trại của lực lượng vũ trang, đốt, phá tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức…
10
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội bạo loạn được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích chống
chính quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi và có năng lực
TNHS.
5.2. Hình phạt
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
"Người đồng phạm khác" được hiểu là người giúp sức, người xúi giục
và người thực hành hoạt động "không đắc lực".
6. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113
BLHS)
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi thành lập,
tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo, tuyển
mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố, chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần
tử khủng bố; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công
chức hoặc của người khác nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố cá
nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho
quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
6.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân xâm phạm sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, đối ngoại của Nhà nước,
đồng thời xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của con người .
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở một trong các hành vi sau:
11
- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố;
chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
- Đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh
thần người khác
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức
hoặc người khác.
- Khủng bố tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó
khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp, mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Người thực hiện hành
vi khủng bố nhưng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân mà
nhằm gây hoảng sợ trong công chúng thì cấu thành tội khủng bố quy định tại
Điều 299 BLHS.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi và có năng lực
TNHS.
6.2. Hình phạt
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15
năm:
- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố;
chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người
khác.
12
* Khung hình phạt tại khoản 3:
Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những
hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
* Khung hình phạt tại khoản 5:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm
gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này (Khoản 4).
7. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114 BLHS)
Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật trong các lĩnh
vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã
hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm chống chính quyền
nhân dân.
7.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm sự hoạt động bình thường của cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự vững mạnh của
chính quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi phá hoại cơ sở vật chất
kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực
chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội
nhằm chống chính quyền nhân dân.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có thể là các công trình xây dựng, phương tiện, công trình giao thông
vận tải, phương tiện thông tin, liên lạc, hệ thống đường dây tải điện, trạm biến
áp, trụ sở cơ quan hoặc các tài sản khác thuộc các lĩnh vực về an ninh, quốc
phòng, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công trình văn hóa, nghệ thuật...
13
Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thể hiện dưới nhiều hình thức như: đốt phá, gây nổ hoặc mọi thủ
đoạn khác làm cho những cơ sở nói trên mất hoàn toàn hoặc mất một phần giá
trị sử dụng nhằm chống chính quyền nhân dân.
Cần chú ý là trong trường hợp phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân (Điều 109), tội gián điệp (Điều 110), tội bạo loạn (Điều 112)
mà có hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thì
không xử lý thêm về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, mà xử lý về một trong các tội tương ứng nói trên; hành vi phá hoại được
coi là một biểu hiện của tội phạm để xác định tính chất nghiêm trọng của hành
vi phạm tội3.
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm khi thực hiện một
trong những hành vi phá hoại cơ sở vật chất kỹ - thuật của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý, mục đích nhằm chống
chính quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
7.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
15 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3
- Xem: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hướng
dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của BLHS (năm 1985).
14
8. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều
115 BLHS)
Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội là hành vi
phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nhằm chống chính quyền nhân dân.
8.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm an ninh trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, sự vững
mạnh của chính quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi phá hoại việc thực hiện
chính sách kinh tế - xã hội. Hành vi phá hoại có thể là thực hiện trái pháp luật,
thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm được giao
làm cho các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước tại các địa bàn chiến
lược, vùng kinh tế trọng điểm… không thực hiện được hoặc chậm được thực
hiện, gây tốn kém lớn, mất hiệu quả kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có
hành vi phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, mục đích
chống chính quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
8.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm.
15
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
9. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116 BLHS)
Tội phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi gây chia rẽ giữa các tầng
lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang
nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly
khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa
người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền
nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; phá hoại việc thực hiện chính sách
đoàn kết quốc tế nhằm chống chính quyền nhân dân.
10.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm chính sách đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế,
xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở những hành vi như sau:
- Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính
quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị xã hội;
- Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình
đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa
người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền
nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
- Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
Người phạm tội có thể lợi dụng một số sơ hở thiếu sót của chính quyền
nhân dân trong quản lý và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, hoặc lợi
dụng những vấn đề do lịch sử để lại để vu khống, xuyên tạc, bịa đặt, kích
động, chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết toàn dân tộc và sự thực hiện đúng đắn
chính sách đoàn kết quốc tế, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
16
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có một
trong những hành vi được quy định trong điều luật.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp, mục đích
chống chính quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
9.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
10. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu,
vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(Điều 117 BLHS)
Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi
làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội
dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; làm, tàng trữ, phát tán hoặc
tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang
trong nhân dân; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu,
vật phẩm gây chiến tranh tâm lý nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
10.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
17
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở những hành vi sau đây:
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
gây chiến tranh tâm lý.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một
trong các hành vi nói trên.
Nếu người phạm tội có các hành vi trên nhằm lôi kéo người vào tổ chức
hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, lôi kéo gây cơ sở để hoạt động tình
báo để phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, để phá hoại chính
sách đoàn kết thì không cấu thành tội phạm này mà cấu thành các tội phạm
khác tương ứng.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, mục đích chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
10.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
* Khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 20 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
11. Tội phá rối an ninh (Điều 118 BLHS)
18
Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá
rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ
chức nhằm chống chính quyền nhân dân
11.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm an ninh chính trị, sự vững mạnh của chính quyền
nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm này thể hiện ở
hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi
hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người phá rối an ninh thường
bằng những thủ đoạn xuyên tạc sự thật, bịa đặt, mua chuộc... người khác.
Phá rối an ninh là làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội bị rối loạn, ảnh hưởng xấu đến đời sồng cộng đồng dân cư .
- Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người chống người thi hành
công vụ là hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người gây áp lực buộc
người thi hành công vụ phải làm trái công vụ, giải quyết yêu sách trái pháp
luật hoặc không thực hiện được công vụ.
- Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người cản trở hoạt động của cơ
quan, tổ chức là hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người thực hiện các
hoạt động làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức bị gián đoạn.
Cần lưu ý là nếu hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người mà sử
dụng vũ trang hoặc bạo lực có tổ chức, công khai tấn công trụ sở chính quyền,
nhằm chống chống chính quyền nhân dân thì không phạm tội này mà phạm tội
bạo loạn được quy định tại Điều 112 BLHS.
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực
hiện một trong các hành vi được quy định trong điều luật.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích
chống chính quyền nhân dân. Hành vi kích động, lôi kéo tụ tập nhiều người
19
gây rối trật tự công cộng, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước,
hoặc chống người thi hành công vụ nhưng không có mục đích chống chính
quyền nhân dân thì tùy trường hợp sẽ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng
theo quy định tại Điều 318 hoặc tội chống người thi hành công vụ theo quy
định tại Điều 330.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
11.2. Hình phạt
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
12. Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119 BLHS)
Tội chống phá cơ sở giam giữ là hành vi phá cơ sở giam giữ, tổ chức
trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc
trốn khỏi cơ sở giam giữ nhằm chống chính quyền nhân dân.
12.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm sự an toàn của cơ sở giam giữ và sự vững mạnh
của chính quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi phá cơ sở giam giữ, tổ
chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải
hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ,
người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù, bao gồm trại giam, trại tạm
giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng. Hành vi phá cơ sở
giam giữ là hành vi của người bị giam giữ tại cơ sở giam giữ hoặc người khác
20
bằng các thủ đoạn khác nhau, như đào, cậy, phá tường, hàng rào, đốt cháy...
cơ sở giam giữ.
- Hành vi tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ là hành vi của người bị giam
giữ trong cơ giam giữ hoặc người khác tổ chức, giúp sức cho người bị giam giữ
trốn khỏi cơ sở giam giữ.
- Hành vi tổ chức đánh tháo người bị giam giữ, người bị dẫn giải: là
hành vi của người ở trong hoặc ở ngoài cơ sở giam giữ bằng những thủ đoạn
khác nhau để tổ chức giải cứu cho người khác đang bị giam giữ, bị dẫn giải.
Người phạm tội có thể dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy
hiếp, lừa dối ... đối với người quản lý, dẫn giải để đánh tháo cho người bị giam
giữ, bị dẫn giải.
- Hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ là hành vi của người bị tạm giữ,
người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà trốn khỏi cơ sở giam
giữ bằng các thủ đoạn khác nhau.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một
trong những hành vi nêu trên.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích chống chính
quyền nhân dân. Nếu người thực hiện hành vi trên nhưng không có mục đích
chống chính quyền nhân dân, thì phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn
khi đang bị áp giải, đang bị xét xử quy định ở Điều 386 BLHS.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi trở lên và có năng
lực TNHS.
12.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
10 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
21
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
13. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài
hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120
BLHS)
Tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở
lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi tổ chức, cưỡng
ép, kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại
nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
13.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi
nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thể
hiện ở hành vi tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc
trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
- Hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại
nước ngoài thể hiện ở hành vi lập kế hoạch, chỉ đạo việc tổ chức cho người
khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền
nhân dân.
- Hành vi cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn
khác uy hiếp tinh thần khiến người khác phải trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở
lại nước ngoài
- Hành vi xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài thể hiện ở hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác trốn đi nước
ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm thực hiện một trong các
hành vi được quy định trong điều luật.
* Mặt chủ quan của tội phạm
22
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích chống chính
quyền nhân dân.
Hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, trốn ở lại nước
ngoài trái phép, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì không cấu thành
tội này mà cấu thành tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài
hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349) hoặc tội cưỡng ép người khác trốn
đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 350).
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội phạm này là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
13.2. Hình phạt
* Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
* Khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
* Khung hình giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
14. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống
chính quyền nhân dân (Điều 121)
Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính
quyền nhân dân là hành vi đi nước ngoài trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái
phép nhằm chống chính quyền nhân dân
14.1. Các dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
* Mặt khách quan của tội phạm
- Mặt khách quan của tội trốn đi nước ngoài nhằm mục đích chống
chính quyền nhân dân thể hiện ở hành vi hành vi trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam
23
trái phép. Người phạm tội có thể sử dụng các thủ đoạn khác nhau để trốn đi
nước ngoài như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, công khai, lén lút, sử dụng
giấy tờ giả mạo...
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi trốn đi
nước ngoài.
- Đối với tội trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân,
người phạm tội có hành vi trốn ở lại nước mà họ sang du lịch, công tác, học
tập, thăm người thân hoặc trốn sang nước thứ ba .
Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội trốn ở lại nước
ngoài.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích chống chính
quyền nhân dân.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội phạm này là công dân Việt Nam đủ 16 tuooit trở lên và có
năng lực TNHS.
14.2. Hình phạt
* Khung hình phạt tại khoản 1:
Người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
* Khung hình phạt tại khoản 2:
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm.
* Khung hình phạt giảm nhẹ tại khoản 3:
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
24