Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

3 chat tiet hai hoa hoc 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.17 KB, 2 trang )

Tuần
Tiết 3

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Bài 2: CHẤT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Khái niệm chất tinh khiết (chất nguyên chất) và hỗn hợp.
+ Cách phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất… rút ra nhận về tính chất của
chất.
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý (tách
muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ, hóa chất: nước khoáng, nước cất, NaCl, cốc thủy tinh, đèn cồn
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại nêu vấn đề, sử dụng dụng cụ trực quan, thí nghiệm biểu diễn.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Dạy bài mới:
a. Vào bài:
- Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu một số tính chất của chất. Trong bài
hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn những tính chất (ở đây chỉ xét tính chất
vật lý của chất) và ứng dụng của những hiểu biết về những tính chất đó.


b. Giảng dạy:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hỗn hợp
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu nước khoáng và III. CHẤT TINH KHIẾTmẫu nước cất. Yêu cầu HS nêu nhận xét về màu HỖN HỢP:
sắc, mùi của hai mẫu nước.
1. Hỗn hợp:
- GV nhận xét câu trả lời, thông báo kiến thức cho - Hai hay nhiều chất trộn lẫn
HS: hai mẫu nước khi quan sát bằng mắt thường với nhau gọi là hỗn hợp.


đều có tính chất như nhau. Tuy nhiên, khi thực Ví dụ: nước biển, nước ao hồ,
hiện các thí nghiệm với hai mẫu trên ta sẽ thấy sự không khí…
khác biệt như: ts, tnc, độ dẫn điện. Sở dĩ có những
khác biệt đó là do trong nước khoáng có lẫn các
chất khác, làm cho tính chất của nước bị biến đổi.
Người ta gọi nước khoáng là hỗn hợp.
- GV đặt câu hỏi: hỗn hợp là gì?
Hoạt động 2: Chất tinh khiết
- GV mô tả quá trình chưng cất nước: khi chưng 2. Chất tinh khiết:
cất bất kỳ một loại nước tự nhiên nào người ta - Chất tinh khiết là chất không
cũng thu được một mẫu nước có chung những bị trộn lẫn các chất khác.
tính chất nhất định: ts = 100oC, tnc = 0oC, d = - Chỉ có chất tinh khiết mới có
1g/cm3… Và người ta khẳng định: nước cất là những tính chất nhất định.
chất tinh khiết.
- GV đặt câu hỏi: Những chất như thế nào thì có
những tính chất nhất định?
Hoạt động 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- GV giới thiệu thí nghiệm: hòa tan muối ăn 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
(NaCl) vào nước rồi cô cạn dung dịch. Yêu cầu - Dựa vào một số tính chất vật
HS nhận xét, đánh giá hiện tượng.
lý có thể tách một số chất ra
- GV nhận xét câu trả lời, bổ sung kiến thức: khỏi hỗn hợp.
trong TN này, hỗn hợp hai chất (nước và muối) có
ts khác nhau, khi đun nóng nước có ts thấp hơn
nên bị bay hơi trước, muối ăn có t s cao (1450oC)
kết tinh lại. Vậy ở đây chúng ta tách được hai chất
ra khỏi nhau dựa vào tính chất gì?
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò:
Bài tập 1: Bài tập 8-tr.11-sgk.
Gợi ý: hóa lỏng không khí xuống nhiệt độ dưới -196 oC, chưng cất phân
đoạn.
Bài tập 2: Bài tập 6-tr.11-sgk.
Gợi ý: dùng ống hút thổi vào cốc chứa nước vôi trong.
Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 2.5, 2.6, 2.8 tr.4-sbt và chuẩn bị
trước bài thực hành số 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×