Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tnxh lớp 3 bài 48 quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.56 KB, 3 trang )

Nguyễn Thảo Chi – Tiểu học 14a

Thiết kế bài giảng
Trường: CĐSP Hưng Yên
Phân môn: Tự nhiên và Xã hội
Lớp: 3
Người soạn: Nguyễn Thảo Chi
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người hướng dẫn:

Thứ ... ngày ... tháng ... năm 2016
TỰ NHIÊN và XÃ HỘI

Bài 48:

QUẢ

A/ Mục tiêu.
1. Kiến thức.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu thiết thực về:
- Sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước của các loại quả.
- Các bộ phận chính của quả.
- Chức năng của hạt và lợi ích của quả.
2. Kĩ năng.
- Quan sát, so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn
của một số quả.
- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
- Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả trong cuộc sống.
3. Thái độ.
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và đề cao cái đẹp.


- Tích cực xây dựng bài, sưu tầm, tìm hiểu về các loại quả.
B/ Phương tiện dạy học.
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số loại quả khác nhau.
- Các hình minh hoạ trang 92, 93 SGK.
- Băng bịt mắt để chơi trò chơi.
C/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


Nguyễn Thảo Chi – Tiểu học 14a
1 phút

I, Ổn định tổ chức.

4 phút

II, Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu học sinh kể tên một vài loại hoa mà em biết và
nêu ích lợi của hoa.
- GV nhận xét.

25 phút

III, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.

- Khởi động : bắt nhịp bài hát " Quả".
- GV :”Chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi
loại hoa tạo thành một loại quả khác nhau. Đố các em, trong
bài hát trên có những quả nào”
- “Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các loại quả trong
bài học hôm nay.”

- 3 HS lần lượt trả lời trước lớp.

- Học sinh hát đồng thanh: Quả gì
mà chua chua thế ...
- Lắng nghe .
- Trong bài có quả: Khế, mít , trứng.

2.Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, mùi vị, kích thước
của quả.
- GV:” Cả lớp mình hãy tất cả các loại quả đã chuẩn bị sẵn
ra trước mặt, sau đó hãy hoạt động theo nhóm bàn và giới
thiệu với bạn bên cạnh về loại quả mà mình có (tên quả,
màu sắc, hình dạng, mùi vị khi ăn).
Thời gian hoạt động 2 phút bắt đầu.
- GV:” Nhóm nào giỏi xung phong giới thiệu cho cả lớp về
quả của nhóm mình nào ?”
(3-4 nhóm thực hiện)

GV: (thảo luận nhóm 4 – 2 phút)
Từ các đặc điểm về quả các bạn vừa miêu tả và sự hiểu biết
của mình. Các em thảo luận trả lời cho cô câu hỏi:
+ Quả chín thường có màu gì?
+ Hình dạng quả các loài cây giống hay khác nhau?

+ Mùi vị của các loại quả giống hay khác nhau?
- Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình
dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.

- HS làm việc theo cặp.

Ví dụ: Đây là quả chuối, chuối chín
có màu vàng, chuối có dạng dài, khi
ăn thấy có vị ngọt, thơm.
- Các HS giới thiệu màu sắc, mùi vị,
hình dạng của một loại quả mình
mang dến lớp (không kể trùng ).
- 4 HS thảo luận
- Từng bạn trong nhóm trả lời :
+ Quả thường có màu đỏ hoặc vàng,
có quả màu xanh.
+ Hình dạng của quả thường khác
nhau.
+ Mỗi quả có một mùi vị khác nhau,
có quả rất ngọt, có quả chua, ...

3. Các bộ phận của quả.
- GV: “ Các em hãy quan sát hình 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 trong
SGK và tìm các bộ phận chính của quả, những phần đó
được gọi tên là gì?
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu
hỏi: Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó.
- Yêu cầu một vài HS lên bảng chỉ trên hình và gọi tên các
bộ phận của quả trước lớp.


- HS quan sát, suy nghĩ.
- 2 HS cùng thảo luận với nhau.
Quả gồm các bộ phận là: vỏ, hạt,


Nguyễn Thảo Chi – Tiểu học 14a

- Kết luận: Mỗi quả thường có ba phần chính: vỏ, hạt,
thịt.
- Mở rộng: Vỏ của quả khác nhau thì khác nhau: có loại quả
có vỏ không ăn được, có quả lại có vỏ mỏng dính sát vào
thịt và ăn được. Có quả có nhiều hạt, có quả chỉ có một hạt.
Có hạt thì ăn được (hạt lạc, hạt đỗ), có hạt không ăn được
(hạt cam, hạt bưởi, hạt xoài, ...).

thịt.
- 2- 3 HS lên bảng thực hiện.
Các HS khác nhận xét và bổ sung.
- 1- 2 HS nhắc lại kết luận.
- Lắng nghe.

4. Lợi ích của quả, chức năng của hạt.
- Quan sát các bức tranh gợi ý cô có trên bảng và suy nghĩ
trả lời câu hỏi:” Quả thường dùng để làm gì? Hạt dùng để
làm gì?”
- Yêu cầu các HS nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả,
lấy ví dụ minh hoạ.
- GV kết luận:
+ Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt
sẽ mọc thành cây mới.

+ Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu
ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều
vitamin. Ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.

6 phút

IV, Củng cố - dặn dò
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố quả.

- Hỏi HS về mùi vị của quả được ăn?
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị các tranh ảnh về các loài
vật, giờ sau mang lên lớp học.

- HS quan sát và suy nghĩ trả lời
câu hỏi:” hạt để trồng cây, để ăn.
Quả để ăn, lấy hạt, làm thuốc, ...”
- HS trả lời, mỗi HS chỉ nêu một ý
kiến, không trùng lặp.
- Lắng nghe.

- 2 HS lên bảng bịt mắt lại để nếm
quả, 2 HS khác sẽ cho 2 bạn cùng
ăn 1 loại quả. Sau đó HS được ăn
phải nói lên tên quả đó. Ai đoán
đúng, đoán nhanh sẽ thắng.
- HS trả lời.
- 1- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe và ghi nhớ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×