Tải bản đầy đủ (.pdf) (314 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 314 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THẮNG

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THẮNG

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. PHẠM TẤT THẮNG
2. TS. NGUYỄN ĐĂNG SỬU

HÀ NỘI – 2014




LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là
công

trình

nghiên

cứu

của

riêng tôi. Các số liệu, kết
quả

nêu

trung

trong

thực,



luận


án

nguồn

xuất xứ rõ ràng.

Tỏc gi lun ỏn

V Th Thng


gốc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
I. QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. Quy ước viết tắt địa danh các huyện, thị xã, thành phố và ví dụ
Chữ viết tắt
B.T
C.T
Đ.S
H.H
H.L
H.Tr
L.C
M.L
N.T
N.X
Q.H
Q.X

T.P
T.X
Th.H
TT
V.L
Y.Đ.
T.H
VD

Được viết đầy đủ
Bá Thước
Cẩm Thủy
Đông Sơn
Hoằng Hóa
Hậu Lộc
Hà Trung
Lang Chánh
Mường Lát
Như Thanh
Như Xuân
Quan Hóa
Quảng Xương
Thành phố Thanh Hóa
Thọ Xuân
Thiệu Hóa
Thị trấn
Vĩnh Lộc
Yên Định
Thanh Hóa
Ví dụ


2. Quy ước viết tắt về các loại hình địa danh
Chữ viết tắt

Được viết đầy đủ

ĐB

Đồng bằng

MN

Miền núi

ĐDĐH

Địa danh địa hình

ĐDĐVCT

Địa danh đơn vị cư trú

ĐVCTTN

Địa danh đơn vị cư trú tự nhiên


ĐVHC

Địa danh đơn vị hành chính


CTNT

Địa danh công trình nhân tạo

CTGT

Địa danh công trình giao thông

CTTL

Địa danh công trình thủy lợi

CTVH

Địa danh công trình văn hóa

CTDS

Địa danh công trình dân sinh

VĐNPDC

Địa danh vùng đất nhỏ phi dân cư

3. Quy ước viết tắt trong các bảng biểu về nguồn gốc địa danh
Chữ viết tắt

Được viết đầy đủ


HV

Hán - Việt

TTH

Tiếng Thanh Hóa

TVTD

Tiếng Việt toàn dân

TV+HV

Thuần Việt và Hán Việt

TV + TT

Thuần Việt và tiếng Thái

TV + TM

Thuần Việt và tiếng Mường

TT + TM

Tiếng Thái và tiếng Mường

KR


Không rõ

DTTS

Dân tộc thiểu số

II. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Quy ước về cách dùng kí hiệu phiên âm
- Những phụ âm khi xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết sẽ được kí hiệu bằng một dấu nối
đặt sau kí hiệu phiên âm âm vị. Ví dụ: /b-/
- Những phụ âm và bán âm khi xuất hiện ở vị trí cuối âm tiết sẽ được kí hiệu bằng
một dấu nối đặt trước kí hiệu phiên âm. Ví dụ: /-i/, /-n/
2. Quy ước về kí hiệu Tài liệu tham khảo
- Kí hiệu Tài liệu tham khảo được để trong [ ], gồm: số thứ tự của tài liệu theo trật
tự ở phần Tài liệu tham khảo; trang. Nếu nhiều trang thì số trang được ngăn cách
bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy. Ví dụ: [1; 15] hoặc [3; 12-23] hoặc [56; 23 25, 34 - 35]



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ .........14
VỀ ĐỊA BÀN THANH HÓA ...................................................................................14
1.1. DẪN NHẬP ...................................................................................................14
1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH ...........................................................15
1.2.1. Khái quát về địa danh ...........................................................................15
1.2.2. Phân loại địa danh .................................................................................19
1.2.3. Về mối quan hệ giữa địa danh và văn hóa .............................................21
1.2.4. Về định danh trong ngôn ngữ và trong địa danh ...................................27
1.2.5. Về vấn đề ý nghĩa của địa danh..............................................................31

1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN THANH HÓA........................................34
1.3.1. Sơ lược về đặc điểm địa bàn Thanh Hóa ...............................................34
1.3.2. Sơ lược về đặc điểm phương ngữ Thanh Hóa ........................................42
1.3.3. Sơ lược về địa danh Thanh Hóa .............................................................43
1.4. TIỂU KẾT......................................................................................................46
CHƯƠNG 2. CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA....................................48
2.1. DẪN NHẬP ...................................................................................................48
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CẤU TẠO ĐỊA DANH....................................................49
2.2.1. Mô hình cấu tạo địa danh.......................................................................49
2.2.2. Về các thành tố trong cấu tạo địa danh .................................................51
2.3. ĐẶC ĐIỂM THÀNH TỐ CHUNG TRONG ĐỊA DANH THANH HÓA...55
2.3.1. Đặc điểm chung ......................................................................................55
2.3.2. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ của thành tố chung...............................56
2.3.3. Đặc điểm cấu tạo của thành tố chung ....................................................57
2.3.4. Về khả năng chuyển hóa và kết hợp của thành tố chung .......................58
2.4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH TỐ RIÊNG TRONG ĐỊA DANH THANH HÓA.....66
2.4.1. Đặc điểm chung ......................................................................................66
2.4.2. Đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố trong thành tố riêng .....66
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của thành tố riêng .....................................................70


2.4. TIỂU KẾT......................................................................................................78
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TRONG

ĐỊA DANH

THANH HÓA ...........................................................................................................80
3.1. DẪN NHẬP ...................................................................................................80
3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH TRONG ĐỊA DANH THANH HÓA
...............................................................................................................................81

3.2.1. Đặc điểm chung ......................................................................................81
3.2.2. Định danh bằng phương thức tự tạo ......................................................82
3.2.3. Định danh bằng phương thức chuyển hóa ...........................................100
3.2.4. Định danh bằng phương thức vay mượn ..............................................102
3.2.5. Các địa danh chưa xác định được lí do................................................104
3.3. TIỂU KẾT....................................................................................................104
CHƯƠNG 4. CÁC ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG Ý NGHĨA
VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA ...........................................106
4.1. DẪN NHẬP .................................................................................................106
4.2. CÁC BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG Ý NGHĨA CỦA
ĐỊA DANH THANH HÓA ................................................................................107
4.2.1. Các yếu tố địa - văn hóa trong địa danh ..............................................107
4.2.2. Các yếu tố có mối liên hệ với lịch sử, văn hóa, xã hội trong địa danh 113
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến đặc trưng phương ngữ trong địa danh ........124
4.3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐỊA DANH THANH HÓA.......................................132
4.3.1. Sự biến đổi của địa danh tự nhiên........................................................132
4.3.2. Sự biến đổi của địa danh nhân văn ......................................................137
4.4. TIỂU KẾT....................................................................................................143
KẾT LUẬN .............................................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................150


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện của các nhóm địa danh.................45
Bảng 1.2a: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố riêng trong địa danh đồng
bằng ..................................................................................................................46
Bảng 1.2b: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố riêng trong địa danh miền núi
..........................................................................................................................46
Bảng 2.1: Mô hình cấu tạo địa danh...............................................................50

Bảng 2.2: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố chung56 trong địa danh Thanh
Hóa ...................................................................................................................56
Bảng 2.3: Tổng hợp tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố chung ....57
Bảng 2.4: Tổng hợp tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố riêng......66
Bảng 3.1: Tổng hợp tần số xuất hiện của các phương thức định danh ...........81

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Phân loại địa danh Thanh Hóa theo tiêu chí tự nhiên/không tự
nhiên .................................................................................................................44

DANH MỤC BIỀU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Sự phân bố các nhóm địa danh Thanh Hóa trong địa danh đồng
bằng ..................................................................................................................45


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Địa danh là một loại đơn vị từ vựng. Những lí thuyết về địa danh đã được
công bố trên thế giới trước đây chủ yếu có đối tượng nghiên cứu là địa danh ở các
ngôn ngữ biến hình. Trong khi đó, sự tồn tại và vận động của địa danh trong mỗi
ngôn ngữ bị chi phối mạnh mẽ bởi những quy luật nội tại của chính ngôn ngữ đó. Vì
thế, khi vận dụng các lí thuyết trên vào nghiên cứu địa danh ở các ngôn ngữ phi
hình thái như tiếng Việt đã nảy sinh một số vấn đề không phù hợp về cấu tạo, các ý
nghĩa ngữ pháp về giống, số, cách trong địa danh, sự biến đổi của địa danh,... Do
đó, việc nghiên cứu địa danh của các địa phương trong các ngôn ngữ cụ thể sẽ góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết địa danh trong ngôn ngữ không biến hình
nói chung và trong tiếng Việt nói riêng. Đây là một việc làm rất cần thiết trong hiện
tại. Hơn nữa, nghiên cứu địa danh của từng địa phương, từng vùng còn có ý nghĩa

thiết thực góp phần bổ sung cho bức tranh toàn cảnh về địa danh Việt Nam.
1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa từ lâu đã được khẳng định. Đó là
mối quan hệ hữu cơ giữa một bên là những giá trị vật chất và tinh thần của một dân
tộc và bên kia là phương tiện giao tiếp chung của dân tộc ấy. Kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học đã khẳng định: những đặc trưng của văn hóa dân tộc có ảnh
hưởng và được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ, vì thế, không chỉ là
phương tiện giao tiếp của cộng đồng mà còn là phương tiện bảo lưu những đặc
trưng về lịch sử - văn hóa và tư duy dân tộc. Địa danh là một trong những đơn vị
ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ ấy một cách rõ nét. Nghiên cứu địa danh ở một địa
phương, một vùng miền chính là góp phần làm rõ bức tranh ngôn ngữ - văn hóa,
lịch sử - tộc người của địa phương ấy.
1.3. Thanh Hóa là vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Những đặc
trưng về địa lí tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, tộc người,... đã tạo nên
một xứ Thanh với những sắc thái văn hóa riêng biệt. Những đặc trưng đó chắc chắn
còn được lưu giữ trong địa danh. Vì thế, việc nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ
- văn hóa trong địa danh Thanh Hóa thực sự hứa hẹn nhiều điều thú vị.

1


1.4. Là tỉnh lớn cả về diện tích và dân số, việc nghiên cứu địa danh Thanh Hóa
là vấn đề phức tạp và đòi hỏi phải rất dày công. Trong khuôn khổ của một luận án,
việc làm này sẽ trở nên không tưởng nếu không chia vùng, xé lẻ để thực hiện. Lê
Trung Hoa đã nhận định: “Đối với những địa bàn đa ngữ, việc phân vùng địa danh
để khảo sát riêng từng loại là rất quan trọng” [57; 8]. Lấy sông Mã làm trung tâm
về địa bàn khảo sát, luận án tập trung nghiên cứu địa danh ở một số huyện vùng
đồng bằng sông Mã và một số huyện miền núi ở Thanh Hóa. Vùng đồng bằng sông
Mã là vùng trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay.
Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa của địa danh ở địa bàn này cũng chính là khai phá
vào vùng đất trung tâm của địa danh người Việt ở Thanh Hóa. Vùng miền núi là địa

bàn cư trú của các DTTS. Tính đa sắc tộc về văn hóa sẽ được phản ánh trong địa
danh ở đây. Những đặc điểm rất riêng ấy chắc chắn được phản ánh cụ thể trong địa
danh Thanh Hóa.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới
Việc nghiên cứu địa danh trên thế giới xuất hiện muộn hơn sự định danh
nhưng so với các khoa học khác lại rất sớm.
Từ thời cổ đại, trên thế giới đã có những ghi chép về địa danh. Thậm chí có
một số sách còn ghi rõ hoặc thuyết minh về nguồn gốc và quá trình diễn biến của
địa danh, trình bày cách đọc và lí giải lí do gọi tên các vị trí địa lí, như sự ghi chép
của Ban Cố trong Hán Thư (32 - 92 sau Công nguyên), của Lệ Đạo Nguyên (466? 527) trong Thuỷ Kinh Chú [155; 12]. Ở phương Tây, trong Thánh kinh của Thiên
Chúa giáo cũng đã thu thập rất nhiều địa danh với các nguồn khác nhau. Sự thu thập
đó chủ yếu nhằm mục đích truyền giáo cho cư dân trên các châu lục, các quốc gia,
các vùng miền khác nhau. Những ghi chép đó như là những công trình đầu tiên,
khởi nguyên cho hướng nghiên cứu địa danh ở góc độ địa lí học lịch sử.
Đến thế kỷ XIX, địa danh học mới trở thành một khoa học ở Tây Âu với các
tên tuổi cùng các công trình: T.A. Gibson (1835) có Địa lí học từ nguyên: hướng
đến một danh sách phân loại về các từ ngữ thường gặp, như tiền tố hoặc hậu tố,
trong các phức thể của tên địa lí; Issac Taylor (1864) có Từ và các địa điểm hay sự

2


minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học; J. J. Eghi (1872)
có Địa danh học; J.W. Nagh (1903) có Địa danh học,... Những công trình này ban
đầu đã đưa ra các hướng nghiên cứu lí thuyết làm tiền đề cho khoa học địa danh
phát triển trong thế kỷ XX. Cũng ở giai đoạn này, nhiều cuộc hội thảo có tính chất
khu vực và quốc tế đã được tổ chức ở Mỹ, Australia, Anh. Nhiều tổ chức nghiên
cứu về địa danh được thành lập. Năm 1890, Uỷ ban địa danh Mỹ được thành lập.
Uỷ ban địa danh Thụy Điển cũng được thành lập năm 1902. Năm 1925, ở Đức đã

có tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu địa danh [155,12].
Sang thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã đưa địa danh học lên một bước phát
triển mới: vừa nghiên cứu theo hướng lí thuyết vừa nghiên cứu theo hướng ứng
dụng. Tiêu biểu là các công trình: Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm
của George R. Stewart (1958), Thực hành địa danh học của P. E. Raper, Địa danh
học, kho tri thức, các quy tắc và ngôn ngữ của Naftali Kadmon,… Đi đầu trong
nghiên cứu hệ thống lí thuyết về địa danh là các học giả Xô viết. Từ những năm 60
của thế kỷ trước, hàng loạt các công trình địa danh học ra đời. Đó là các tác giả: E.
M. Murzaev với Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học, Iu. A. Kapenko
với Bàn về địa danh học đồng đại (1964), A. I. Popov với Những nguyên tắc cơ
bản của công tác nghiên cứu địa danh, N. I. Nikonov với Các khuynh hướng nghiên
cứu địa danh .v.v [92], [155].
Tiêu biểu cho những nghiên cứu về địa danh học Xô viết là các công trình
Những nguyên lí của địa danh học và Địa danh là gì của học giả người Nga A. V.
Superanskaja. Trong hai tác phẩm này, Superanskaja đã xem xét địa danh hoàn toàn
từ góc độ ngôn ngữ học và trên các phương diện của nó. Đặc biệt, trong Địa danh
là gì (1985), tác giả đã đưa ra gần như toàn bộ các vấn đề lí thuyết về địa danh ở
Nga ngữ. Hàng loạt các thuật ngữ (sơn danh, thuỷ danh, phố danh,...) cùng với sự
phân loại địa danh, vấn đề định nghĩa địa danh, địa danh học, chức năng, cấu tạo
của địa danh, tính liên tục của địa danh, cách viết tên gọi địa lí,... đã được tác giả
nghiên cứu khá sâu. Superanskaja nêu rõ: “Chỉ có bằng các phương pháp ngôn ngữ
mới có thể kiểm tra những giả thuyết có liên quan đến xuất xứ của hàng loạt địa
danh” [115; 3].

3


Cùng với những vấn đề lí thuyết, V.A. Superanskaja đã đưa ra sự phân tích
vừa cụ thể, tỉ mỉ lại vừa có tính khái quát cao về địa danh. Có thể xem những vấn đề
lí thuyết mà Superanskaja đưa ra đều là những vấn đề quen thuộc trong địa danh

học ở Nga ngữ nói riêng và trên thế giới nói chung. Cũng vì thế, lí thuyết này được
nhiều nhà địa danh học Việt Nam vận dụng.
2.2. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa của địa danh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khoa học về địa danh thường được nghiên cứu theo ba hướng:
địa lí học lịch sử, địa danh học ứng dụng và ngôn ngữ học.
Những nghiên cứu về địa danh theo hướng địa lí học lịch sử ở Việt Nam xuất
hiện muộn hơn so với thế giới. Mãi đến thế kỷ XIV mới có những tác phẩm: Dư địa
chí của Nguyễn Trãi (1435), Dư địa chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của
Phan Huy Chú (1821). Chi tiết hơn một chút có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình
Hổ, Phương đình dư chí của Nguyễn Siêu (1900), Sử học bị khảo (mục Địa lí khảo
thượng, hạ) của Đặng Xuân Bảng, Ô Châu cận lục của Dương Văn An, Đại Nam
nhất thống chí,... Theo hướng này, thời kì hiện đại có công trình Đất nước Việt Nam
qua các đời của Đào Duy Anh (1964).
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh chuyển sang
dạng khảo sát, tập hợp các hệ thống địa danh Việt Nam theo hướng ứng dụng.
Những công trình khảo sát công phu phải kể đến là: Tên làng xã Việt Nam đầu thế
kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa
dịch và biên soạn, Danh mục các làng xã Bắc Kỳ (Nomenclature des communues du
Tonkin) của Ngô Vi Liễn (1928),... Những công trình này là những tập hợp đơn
giản, thuần tuý các địa danh hành chính, rất thuận tiện cho việc tra cứu. Từ đó cho
đến nay, hàng loạt các tài liệu về địa danh được tập hợp dưới dạng sổ tay địa danh.
Có thể xem đây là nguồn tư liệu quý giá về địa danh Việt Nam theo hướng nghiên
cứu của địa danh học ứng dụng.
Đến những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, địa danh Việt Nam mới được xem xét,
nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Năm 1966, Hoàng Thị Châu với bài viết Mối
liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông đã là người đưa
“nhát cuốc” đầu tiên khai phá vùng đất hứa hẹn nhiều tài nguyên của địa danh Việt

4



Nam dưới góc độ ngôn ngữ học. Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh - lịch sử,
với những dẫn liệu xác đáng, tác giả đã đưa ra những luận điểm thuyết phục về việc
lí giải nguồn gốc các địa danh sông Việt Nam. Theo đó, các yếu tố có mặt trong một
số địa danh sông ở Việt Nam và Đông Nam Á đều có nghĩa liên quan đến nước [46;
130]. Từ đó có thể suy rộng ra, không chỉ có những địa danh khảo sát trong bài viết
mà cả hệ thống địa danh sông ở Việt Nam nói chung đều có nghĩa liên quan đến
nước dù nguồn gốc ngữ nguyên của chúng khác nhau. Điều đó có nghĩa là những
địa danh sông ngày nay có thể đều được chuyển hóa từ những danh từ chung (thành
tố chung) có nghĩa là nước mà thành.
Năm 1976, Trần Thanh Tâm với bài Thử bàn về địa danh Việt Nam [116] đã
sơ lược hình dung về bức tranh địa danh ở Việt Nam từ góc độ địa - văn hóa. Từ
góc nhìn này, tác giả đề cập đến các vấn đề như là những gợi ý ban đầu cho một
hướng nghiên cứu về địa danh: sơ lược nghiên cứu địa danh ở Việt Nam, quy luật
phát triển của địa danh, các loại hình địa danh và mấy đặc điểm về địa danh Việt
Nam. Đáng chú ý là ở nội dung về quy luật phát triển của địa danh, tác giả đã nêu ra
một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của địa danh. Tuy
nhiên, ở nội dung phân loại, do không xây dựng tiêu chí rõ ràng nên sự phân chia
thành các loại hình địa danh chưa thống nhất và phù hợp.
Tiếp tục hướng nghiên cứu này, đến những năm của thập niên cuối cùng của
thế kỷ trước, các luận án nghiên cứu địa danh ở các địa phương của Lê Trung Hoa
(1990), Nguyễn Kiên Trường (1996) mới thực sự trở thành dấu mốc mới cho nghiên
cứu địa danh ở Việt Nam với tư cách là một bộ môn của khoa học ngôn ngữ. Trong
công trình Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991), Lê Trung Hoa đã đưa ra một
số vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích địa danh ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Qua đó, những đặc điểm của địa danh vùng đồng bằng Nam Bộ
được làm sáng rõ. Năm 1996, Nguyễn Kiên Trường đi vào nghiên cứu địa danh Hải
Phòng. Ở đây, một số vấn đề lí thuyết như khái niệm và chức năng của địa danh
được bổ sung. Một hệ phương pháp nghiên cứu địa danh được xác định gồm hai
nhóm: nhóm phương pháp thu thập và xử lí địa danh và nhóm các phương pháp


5


nghiên cứu. Vì thế, đặc điểm địa danh vùng biển Hải Phòng đã được tác giả chỉ ra
trong mối liên hệ và so sánh với địa danh của các địa phương khác [155].
Năm 2000, không đi sâu vào nghiên cứu tỉ mỉ địa danh của từng địa phương,
Nguyễn Văn Âu trong “Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” sơ lược đưa ra
những vấn đề của địa danh học. Đó là: xác định đối tượng nghiên cứu của địa danh
học, các phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu địa danh,... Trong mục Đặc
điểm của địa danh Việt Nam, tác giả đã chỉ ra một số những đặc điểm về nguyên tắc
đặt tên, sự biến đổi của địa danh, phân loại và phân vùng địa danh như là những
phác hoạ ban đầu cho bức tranh địa danh Việt Nam. Tuy nhiên, ở mục phân vùng
địa danh Việt Nam, tác giả lại sử dụng phương pháp của địa lí học khi nghiên cứu
một số địa danh cụ thể.
Sang thế kỷ XXI, từ năm 2004 đến nay, nhiều luận án đã nghiên cứu về địa
danh của các địa phương. Từ Thu Mai (2004) nghiên cứu đặc điểm của địa danh
Quảng Trị. Trần Văn Dũng (2005) sử dụng phương pháp so sánh - lịch sử khi
nghiên cứu các địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số ở Dak Lăk. Phan Xuân Đạm
(2006) khảo sát được một số lượng lớn các địa danh ở Nghệ An và chỉ ra được đặc
điểm và giá trị nghệ thuật của địa danh trong ca dao Nghệ Tĩnh. Nguyễn Văn Loan
(2012) khảo sát và mô tả địa danh Hà Tĩnh trên cơ sở kế thừa những vấn đề lí luận
của các công trình đi trước. Trần Văn Sáng (2013) lần đầu tiên nghiên cứu “địa
danh có nguồn gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế”.
Ngoài những công trình trên, một số đề tài các cấp của một số tác giả đã tiến
hành nghiên cứu địa danh ở các địa phương khác như Nghiên cứu địa danh Quảng
Nam. Trong công trình này, trên cơ sở những lí thuyết của các học giả đi trước, tác
giả đã làm rõ thêm một số vấn đề cho địa danh học Việt Nam: đặc điểm ngữ âm,
đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp trong địa danh, vấn đề chuẩn hóa địa
danh,... Hướng nghiên cứu này đã hoàn toàn sử dụng các phương pháp mô tả của từ

vựng học. Ngoài ra, tác giả đã bổ sung thêm một số vấn đề lí thuyết mà ở các công
trình của các tác giả khác chưa có. Đó là các vấn đề về địa danh trong ngôn ngữ học
đại cương như: địa danh trong các quốc gia đa ngôn ngữ, địa danh trong các ngôn
ngữ chưa có chữ viết,...[92].

6


Đáng chú ý trong các nghiên cứu về địa danh ở Việt Nam là một hệ thống các
công trình của tác giả Lê Trung Hoa. Năm 2006, Lê Trung Hoa đã đưa ra Nguyên
tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành phố Hồ Chí Minh) và
Địa danh học Việt Nam. Đây có thể xem là công trình tổng hợp những kết quả của
quá trình nghiên cứu dài lâu của Lê Trung Hoa về địa danh Việt Nam. Các công
trình trên đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của địa danh Việt Nam, từ khái niệm
về địa danh học, phân loại địa danh, vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học cho đến
các vấn đề nguyên nhân của sự ra đời và mất đi của địa danh,...
Gần đây, khi những lí thuyết của ngôn ngữ học hiện đại thế giới có những
bước tiến đáng kể, các nhà ngôn ngữ học đã có sự quan tâm thích đáng đến mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều học giả Việt Nam trên cơ sở kế thừa, vận
dụng và phát triển các lí thuyết đó đã cho ra mắt một số công trình nghiên cứu về
tiếng Việt từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa. Các tác giả đã đi theo ba
hướng tiếp cận: một là cách tiếp cận của từ nguyên học (Nguyễn Kim Thản,
Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Thị Châu, Trần Trí Dõi, Phạm Đức Dương, ...); hai là cách
tiếp cận của dân tộc - ngôn ngữ học (Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh,...); và
ba là cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận (Lý Toàn Thắng,...) [46].
Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, Hoàng Thị Châu (1964) có Mối liên hệ về
ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Vài nét về tổ chức xã hội Văn
Lang qua tài liệu ngôn ngữ học,... Nguyễn Kim Thản (1993) với Sự phản ánh một
nét văn hóa vật chất của người Việt vào ngôn ngữ, Nguyễn Tài Cẩn (2001) có bài
Về tên gọi con Rồng của người Việt [59], …

Theo hướng nghiên cứu thứ hai có thể kể đến các công trình về ngôn ngữ - văn
hóa, trong đó có Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của tác giả
Nguyễn Đức Tồn. Trong công trình này, những tiền đề lí thuyết cho việc nghiên
cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa đã được tác giả trình bày một cách hệ thống và
thấu đáo. Tiếp theo, những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của tiếng Việt trên cơ sở
so sánh với tiếng Nga và một số ngôn ngữ khác đã được nghiên cứu một cách sâu
sắc. Những đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ dân tộc được thể hiện cụ thể trong các
lớp từ cơ bản tiêu biểu của tiếng Việt. Chúng tôi coi cách tiếp cận này cũng là

7


hướng nghiên cứu cơ bản và vận dụng các lí thuyết đó để khai thác “đặc trưng ngôn
ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa”, đặc biệt là trong việc mô tả những đặc
điểm định danh của địa danh.
Theo hướng nghiên cứu thứ ba có thể kể đến công trình Ngôn ngữ học tri nhận
- từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (2005) của tác giả Lý Toàn Thắng
nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ ngôn ngữ học - tri nhận. Công trình này dù không
trực tiếp nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa nhưng những gì mà tác giả đưa ra chính là
những đặc trưng của tư duy dân tộc. Điều đó đã làm sáng rõ một vấn đề: chính tư
duy là cội nguồn làm nên những nét khác biệt về văn hóa hay là những đặc trưng
văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, các bài viết khác đáng được lưu tâm là: Về một vài địa danh tên
riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa và Tên gọi sông Hồng: dấu tích biểu
hiện nét văn hóa đa dạng trong lịch sử người Việt của Trần Trí Dõi (2001), Một số
nhận xét về tên phố Hà Nội có chữ “Hàng” (nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa)
của Hà Quang Năng (2001) [59],... Những bài viết này thực sự là những định hướng
quý báu cho chúng tôi về phương pháp và thao tác nghiên cứu cũng như hướng tiếp
cận địa danh từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa.
Như vậy, ngoài những thành công của hướng nghiên cứu địa lí học lịch sử về

địa danh, từ góc độ ngôn ngữ học, những vấn đề về địa danh và ngôn ngữ - văn hóa
của địa danh vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới. Địa
danh luôn gắn với địa phương. Các vấn đề lí thuyết về địa danh phải được soi sáng
bằng việc nghiên cứu địa danh ở các địa bàn cụ thể. Do đó, nghiên cứu địa danh ở
các địa phương cụ thể đang trở nên rất cần thiết để hoàn thiện bức tranh ngôn ngữ văn hóa về địa danh Việt Nam và hoàn thiện hệ thống lí thuyết địa danh học trong
ngôn ngữ đơn lập nói riêng và địa danh học nói chung.
2.3. Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh Thanh Hóa
Là một vùng đất cổ với bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa, Thanh Hóa
là một trong những địa phương được nhiều học giả thuộc các lĩnh vực khoa học
khác nhau của trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế về

8


các vấn đề lịch sử - văn hóa, về vùng đất và con người xứ Thanh đã được tổ chức.
Địa danh ở Thanh Hóa vì thế cũng được xem xét, nghiên cứu ở những góc độ này.
Từ góc độ địa lí học lịch sử, địa danh Thanh Hóa một mặt được nghiên cứu
trong các địa dư, địa chí như Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí
của Phan Huy Chú, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Đại Việt
địa dư toàn biên của Phương đình Nguyễn Văn Siêu, Đại Nam nhất thống chí do Á
Nam Trần Tuấn Khải phiên dịch,... và trong các địa bạ, địa dư, địa chí của các làng,
xã, huyện và tỉnh. Mặt khác, địa danh Thanh Hóa cũng được đề cập trong các tài
liệu, các truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật lịch sử của các triều đại: Lê Đại
Hành và thời Tiền Lê, về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về Hồ Quý Ly và
thành Nhà Hồ, về chúa Trịnh và kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường trong
thời kì Lê Trung hưng, về chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn và Gia Miêu trang và
về nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử khác. Ngoài ra, địa danh Thanh Hóa còn được
nhắc đến trong các huyền thoại về các vị công thần có công lập làng mở ấp ở Thanh
Hóa , trong những nghiên cứu về các làng nghề truyền thống của xứ Thanh. Trong
đó, loại hình được nghiên cứu nhiều nhất là địa danh làng.

Năm 1990, hội thảo về Văn hóa làng Thanh Hóa được tổ chức. Trong cuộc
hội thảo này, tác giả Nguyễn Kim Lữ đã đưa ra con số thống kê là 24% của 1792
làng trong tên gọi có yếu tố “kẻ” [158; 73-74]. Cũng trong thời gian này, các tác giả
Hoàng Anh Nhân và Lê Huy Trâm lần đầu tiên ra mắt công trình Khảo sát văn hóa
làng ở Thanh Hóa. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra con số thống kê về các
làng nghề, làng văn hóa tiêu biểu của xứ Thanh như là những dữ liệu quan trọng để
phục vụ kế hoạch xây dựng làng văn hóa trong thời kì hiện đại [101].
Năm 2000, công trình Tên làng xã Thanh Hóa (2 tập) của Ban nghiên cứu và
biên soạn lịch sử Thanh Hóa được xuất bản. Mục đích của cuốn sách là “bước đầu
hệ thống, giới thiệu tên các làng, xã trên đất Thanh Hóa cùng một số diên cách và
dấu vết lịch sử” [9] tiện cho việc tra cứu. Và đúng như mục đích, các tác giả chỉ
làm thao tác thống kê tên các làng xã Thanh Hóa hiện nay với những thông tin về
vị trí, về diện tích, dân số và sự thay đổi tên gọi,... của các làng xã Thanh Hóa từ
trước đến năm 2000.

9


Địa danh Thanh Hóa cũng được nghiên cứu trong các địa chí của các huyện
như: Địa chí huyện Hậu Lộc, Địa chí huyện Hoằng Hóa, Địa chí huyện Vĩnh Lộc,
Địa chí huyện Thọ Xuân,... Năm 2000, địa danh ở Thanh Hóa cũng được xem xét
trong Địa chí Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong công trình này, các tác giả tìm hiểu địa
danh trong một giới hạn nhất định để giới thiệu về đất và người xứ Thanh thông qua
các địa danh của các địa phương cụ thể.
Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, địa danh ở Thanh Hóa được nghiên cứu lần
đầu tiên ở bài viết “Có một làng quê là Kẻ Rỵ” của Nguyễn Quang Hồng [60].
Trong bài viết, tác giả đã dẫn cách giải thích nghĩa của yếu tố “kẻ” trong “Từ điển
Việt - Bồ - La” của A. De Rhodes làm cơ sở để nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ văn hóa địa danh Kẻ Rỵ. Theo đó, Nguyễn Quang Hồng, bằng những trực giác về
ngôn ngữ, đã lí giải: Kẻ Rỵ là tên gọi có liên quan đến nghề làm thừng truyền thống
của địa phương.

Năm 2009, đề tài cấp liên ngành Từ điển địa danh Thanh Hóa đã thống kê
được hơn 7000 mục địa danh Thanh Hóa . Mục đích của đề tài là khảo sát được hệ
thống các địa danh ở Thanh Hóa để biên tập thành từ điển. Với mục đích đó, địa
danh ở đây một mặt được xem xét như là những chỉ dẫn về các thông tin vị trí địa lí,
dân số, đặc điểm lịch sử - văn hóa nổi bật; mặt khác từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa,
một số thông tin khác cũng được điểm qua và có thể coi là những tìm hiểu bước đầu
như: miêu tả cấu tạo địa danh, nghĩa của địa danh theo phương diện từ nguyên học
dân gian,... [93]. Vì phạm vi khảo sát rộng lại là một địa bàn có số lượng địa danh
khổng lồ nên đề tài mới chỉ dừng lại ở cấp độ khảo sát một cách tương đối các địa
danh ở Thanh Hóa.
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, địa danh Thanh Hóa vẫn cần có một sự
nghiên cứu sâu hơn, khái quát hơn từ phương diện ngôn ngữ - văn hóa.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua việc thu thập, phân loại, miêu tả và phân tích ngữ liệu, luận án
nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa trên các phương
diện: cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của địa

10


danh. Trên cơ sở đó phân tích vai trò của địa danh đối với văn hóa, sự chi phối, tác
động của các yếu tố văn hóa đối với sự ra đời và tồn tại của địa danh Thanh Hóa.
- Kết quả của luận án góp phần tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử và văn
hóa lâu đời của xứ Thanh. Từ đó, giáo dục tình yêu quê hương xứ sở cho người dân
địa phương, hình thành ý thức bảo vệ và gìn giữ các giá trị truyền thống qua địa
danh. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để phục vụ phát
triển du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết liên quan đến địa danh làm cơ sở cho việc
khai thác địa danh Thanh Hóa. Đó là các vấn đề định nghĩa và phân loại địa danh,
các phương thức định danh, ý nghĩa của địa danh,... Xác định mối quan hệ giữa văn
hóa và địa danh trên phương diện lí luận.
- Điền dã, khảo sát, thu thập thực tế hệ thống địa danh tiếng Việt ở Thanh Hóa
thuộc các loại hình đối tượng địa lí khác nhau được phân bố ở hai tiểu vùng địa
hình: vùng đồng bằng sông Mã và vùng miền núi.
- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các cứ liệu đã thu thập được để xác
định các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện trong các phương diện khác nhau
của địa danh Thanh Hóa, cố gắng trong khả năng có thể để tìm hiểu các tầng địa
danh ẩn sâu bên dưới lớp địa danh bề mặt.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tên gọi của các đối tượng địa lí tự nhiên
như sông, suối, hồ, đầm, núi, đồi,... và của các đối tượng địa lí nhân văn như cầu,
cống, làng, bản, thôn, xóm,... ở Thanh Hóa (đến năm 2010).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát: Địa bàn khảo sát chủ yếu là vùng đồng bằng sông Mã ở
Thanh Hóa, gồm các huyện, thành phố: Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa,
Đông Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thành phố Thanh Hóa và các huyện
miền núi: Cẩm Thủy, Bá Thước, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân,... Số lượng

11


địa danh trong kết quả khảo sát không phải tương đương theo tỉ lệ 1:1 với các đối
tượng địa lí tồn tại ở thực tế khách quan.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Lần đầu tiên địa danh Thanh Hóa được nghiên cứu một cách quy mô theo
hướng tiếp cận của ngôn ngữ - văn hóa. Luận án một mặt sẽ mô tả toàn diện bức

tranh về địa danh Thanh Hóa trên các phương diện: cấu tạo, phương thức định danh,
ý nghĩa, đặc trưng phương ngữ, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh. Mặt khác,
từ việc mô tả và phân tích trên, luận án chỉ rõ các đặc trưng văn hóa và biểu hiện
của nó trong địa danh Thanh Hóa.
5.2. Từ những tư liệu thực tế về địa danh Thanh Hóa và kết quả đạt được hi
vọng đây sẽ là nguồn ngữ liệu cần thiết, giúp ích cho các công trình nghiên cứu sau
này về lịch sử - văn hóa, về phương ngữ Thanh Hóa và về sự phát triển của tiếng
Việt. Bởi “muốn nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thì cần tìm các di tích hóa thạch
trong các phương ngữ” [36; 259] trong đó có địa danh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học
“Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng
để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển
nào đó của nó.” [50; 422]. Phương pháp miêu tả được chia thành hai thủ pháp: thủ
pháp giải thích bên ngoài và thủ pháp giải thích bên trong. Thủ pháp giải thích bên
trong sử dụng các thao tác phân loại, hệ thống hóa, định lượng thống kê và các thủ
pháp phân tích, tổng hợp khi nghiên cứu các thành tố trong cấu tạo địa danh, xác
định các phương thức định danh, ý nghĩa các thành tố và sự biến đổi của địa danh.
Bên cạnh đó, sự ra đời và tồn tại của địa danh chịu sự tác động mạnh mẽ của điều
kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội. Do vậy, thủ pháp giải thích bên ngoài cũng
được vận dụng khi đặt địa danh trong mối quan hệ với các yếu tố địa lí tự nhiên,
lịch sử, xã hội, văn hóa tộc người,... và thao tác so sánh địa danh Thanh Hóa với địa
danh của các địa phương khác. Các phương diện của địa danh được xem xét, phân
tích, miêu tả một cách thấu đáo và chính xác hơn khi vận dụng theo thủ pháp này.

12


6.2. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học
Phương pháp điền dã ngôn ngữ học được vận dụng khi thu thập ngữ liệu.

Khảo sát, thu thập ngữ liệu về địa danh Thanh Hóa được tiến hành theo nguyên tắc
“thu hẹp đào sâu để chọn mẫu điển hình và mở rộng phổ tra để tìm hệ thống” [152;
8]. Để có nguồn tư liệu, chúng tôi tiến hành thu thập từ hai nguồn chính: điều tra
điền dã thực tế và điều tra khảo sát qua các tài liệu về địa phương.
- Điền dã là thủ pháp điều tra trực tiếp các địa danh có trên địa bàn trong thời
điểm hiện tại (tính đến 2010). Trình tự được tiến hành theo các bước: xây dựng mẫu
phiếu, xác định các điểm khảo sát, thực địa, thu thập thông tin theo mẫu phiếu bằng
cách gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp người dân, trưởng thôn, cán bộ văn hóa của các địa
phương, người cao tuổi,...
- Bên cạnh nguồn tư liệu điền dã, chúng tôi còn thu thập tư liệu qua các tài liệu
về địa phương. Đối với việc thu thập ngữ liệu qua các tài liệu, chúng tôi tập trung
khai thác các tài liệu về địa phương Thanh Hóa, đặc biệt là những tài liệu liên quan
đến địa bàn của các huyện vùng đồng bằng. Đó là các tài liệu địa chí, địa dư, các
thư tịch cổ, hương ước, lịch sử làng, bản đồ qua các thời kì. Đối chiếu để tìm ra các
tên gọi chính xác qua các thời kì trước và sau của một đối tượng.
Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp, thủ pháp khoa học khác như
thống kê, so sánh, mô hình hóa,... để làm rõ đặc điểm, đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
của địa danh Thanh Hóa.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết về địa danh và một số vấn đề về địa bàn Thanh Hóa
Chương 2: Cấu tạo của địa danh Thanh Hóa
Chương 3: Phương thức định danh trong địa danh Thanh Hóa
Chương 4: Các bình diện ngôn ngữ - văn hóa thể hiện trong ý nghĩa và sự biến
đổi của địa danh Thanh Hóa

13



CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ ĐỊA BÀN THANH HÓA
1.1. DẪN NHẬP
“Tên gọi là gì? Đó là kí hiệu khu biệt, là một đặc tính đập vào mắt ta mà ta
coi đó là đại diện của sự vật, để tưởng tượng lại sự vật trong tổng thể của nó” [dẫn
theo 49; 82]. Trong các lớp từ vựng của một ngôn ngữ, ngoài những những tên gọi
chung cho một lớp sự vật còn có các đơn vị dùng để gọi tên cho một sự vật cụ thể,
cá thể. Đó là các lớp tên riêng. Các lớp tên riêng bao gồm tên người, tên thần thánh,
tên các hành tinh, tên các đối tượng địa lí, tên các tổ chức cơ quan,... Tất cả các đơn
vị ngôn ngữ thuộc các lớp tên riêng đó là đối tượng nghiên cứu của bộ môn Danh
xưng học (onomastics).
Địa danh hay tên gọi các đối tượng địa lí là một loại tên riêng và là một trong
những đối tượng nghiên cứu của danh xưng học. Là một đơn vị từ vựng, địa danh,
một mặt, chịu sự chi phối của những quy luật ngôn ngữ về các phương diện ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp. Mặt khác, do tồn tại trong những điều kiện địa lí, lịch sử, xã hội
cụ thể nên sự ra đời và tồn tại của địa danh bị tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố đó.
Địa danh vừa là kết quả, vừa là “nhân chứng” của sự tương tác các yếu tố trong và
ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ. Trên cơ sở các vấn đề lí thuyết liên quan, nghiên cứu
địa danh của một địa phương chính là nghiên cứu các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
trong địa danh địa phương đó.
Thanh Hóa là một Việt Nam thu nhỏ. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
lịch sử, văn hóa, xã hội và con người Thanh Hóa hội đủ những nét ưu việt rất riêng
để tạo nên sắc thái văn hóa của một xứ. Xứ Thanh chính là cảnh huống (ngữ cảnh)
của địa danh Thanh Hóa. Những hiểu biết sâu sắc về “cảnh huống” sẽ giúp người
nghiên cứu có cái nhìn thấu đáo hơn, chân xác hơn về các phương diện của địa
danh, từ đó có thể có những nhận xét chính xác hơn về những đặc trưng ngôn ngữ văn hóa trong địa danh.

14



1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH
1.2.1. Khái quát về địa danh
Việc xác định khái niệm địa danh luôn luôn là nội dung thứ nhất trong địa
danh học. Theo hiển tự, địa danh là tên đất. Tuy nhiên, trong thực tế, các đối tượng
địa lí được con người đặt tên lớn hơn rất nhiều. Hầu hết những sự vật xung quanh,
vì nhu cầu nhận thức và chinh phục môi trường tự nhiên và xã hội, đều được nhận
diện, đặt tên để phân biệt chúng với nhau, trừ “những vật không thể tách riêng ra
khỏi những hình thức phong phú vốn thay đổi liên tục, vì thế không gây được sự chú
ý tới bản thân chúng, đối với chúng rất khó hoặc không thể chọn được tên gọi bằng
từ ngữ, thì mới không có tên mà thôi” [115; 13]. Sông, núi, ao, hồ, cầu, đường sá,
phố, làng, xóm,... đều là những “sự vật” được đặt tên với mục đích như vậy.
Có rất nhiều định nghĩa về địa danh. Superanskaja cho rằng: “Cuộc sống con
người gắn liền với các địa điểm khác nhau và được biểu thị bằng những từ riêng đó là các tên gọi địa lí, địa danh hay toponym” [115; 1]. Tên gọi của những địa
điểm mà tác giả này nói tới chính là đối tượng nghiên cứu của địa danh học. Tất cả
các đối tượng thuộc về “những địa điểm, mục tiêu địa lí” hay chính là “những “vật
thể” tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật
thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi
nhà, vườn cây, giếng nước đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” [115; 13]. Phạm vi đối
tượng của địa danh mà Superanskaja đưa ra tương đối rõ ràng, nhất quán và phù
hợp. Tên gọi của những đối tượng có vị trí không cố định trên bề mặt trái đất không
phải là đối tượng của địa danh học.
S.A. Gardinar coi địa danh là “một từ hoặc cụm từ được nhận ra thông qua sự
biểu thị hoặc nhắm tới sự biểu thị một vật hay các sự vật mà nó chỉ ra bởi âm thanh
phân biệt với nó, mà không hề quan tâm đến bất kì ý nghĩa nào mà nó gắn với hình
thức âm thanh ban đầu, hoặc nhận biết nó thông qua sự liên kết hay các vật đã nói”
[Dẫn theo 111; 17]. Cách hiểu này nhấn mạnh chức năng đánh dấu của địa danh,
xem địa danh đơn giản chỉ là những cái nhãn bằng âm thanh dán lên một đối tượng
để đánh dấu nó. Theo đó, những cái nhãn ấy hoàn toàn không có một ý nghĩa nào và
chức năng chuyển tải văn hóa của địa danh bị triệt tiêu. Việc phủ nhận các giá trị


15


văn hóa của địa danh là đồng thời đang phủ nhận những giá trị giao tiếp của nó.
Chúng tôi cho rằng, tên riêng nói chung và địa danh nói riêng, nếu chỉ là những cái
nhãn vô hồn thì lập tức sẽ bị lãng quên ngay sau khi vừa sử dụng. Như thế, sự “giao
tiếp” giữa các thế hệ trong lịch sử sẽ không thể thực hiện, quá khứ ngủ im trong bức
tường thành đóng kín và các thế hệ tương lai thì chẳng biết gì về tổ tiên của họ.
Nhóm học giả Jerome Donald Fellmann, Arthur Getis và Judith Getis quan
niệm: “Toponyms là địa danh, tức là ngôn ngữ đặt trên đất, cũng là bản ghi của các
cư dân trong quá khứ, những người duy trì các tên gọi đó, có lúc thay đổi hay làm
sai đi, như là các nhắc nhở về sự tồn tại và qua đi của họ” [45]. Theo tinh thần trên,
địa danh một mặt là “ngôn ngữ đặt trên đất”, hay là những dấu hiệu để phân biệt đối
tượng địa lí này với đối tượng địa lí khác. Mặt khác, địa danh còn là tín hiệu ghi lại,
lưu giữ lại những dấu tích của các chủ nhân sáng tạo hoặc duy trì các tên gọi đó.
Hướng quan niệm này đã thực sự coi địa danh là những đơn vị ngôn ngữ, đồng thời
là phương tiện bảo lưu các giá trị văn hóa tộc người.
Trong khi đó, Naftali Kadmon (2000) lại thu hẹp nội hàm của khái niệm địa
danh khi phát biểu: “địa danh, gọi là tên địa hình (geographic name), là tên riêng
được dùng để chỉ nét đặc trưng về mặt địa hình, hoặc là trên trái đất (on Earth)
hoặc là trên các thiên thể (heavenly body) như mặt trăng, các hành tinh khác hay
một trong những vệ tinh của nó” [165; 13]. Từ phát biểu của ông, có thể nhận thấy:
đối tượng mà địa danh gọi tên chỉ là các dạng địa hình, tức là các địa danh tự nhiên.
Tên gọi những sự vật do con người xây dựng, các công trình nhân tạo không thuộc
vào đối tượng nghiên cứu của địa danh học. Ngược lại, ngoại diên của khái niệm địa
danh được mở rộng đến các đối tượng các thiên thể ngoài trái đất. Lúc này địa danh
bao gồm cả vũ trụ danh.
Ở Việt Nam, trong giao tiếp hàng ngày, thuật ngữ “địa danh” được sử dụng
khá phổ biến và rộng rãi để quy chiếu cho hầu hết các đối tượng, các địa điểm có

tên gọi và được xác định ở một vị trí nhất định nào đó. Thậm chí, ngay cả những
hiệu danh hay vũ trụ danh cũng tiềm ẩn khả năng trở thành địa danh trong những
ngữ cảnh giao tiếp nhất định. Chẳng hạn: khu vực trường Đại học Tự nhiên, khu vực
trường Đào Duy Từ,... Trong nghiên cứu, địa danh được hiểu theo nghĩa hẹp.

16


×