Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỪNG CỐ CHẠY THEO HẠNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.63 KB, 9 trang )

ĐỪNG CỐ CHẠY THEO HẠNH PHÚC, NÓ
SẼ TỰ ĐẾN…
rubi | August 17, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Nếu bạn phải cố gắng để tỏ ra bình tĩnh, bạn sẽ chẳng bao giờ bình tĩnh thật
sự. Nếu bạn phải cố gắng để trở nên hạnh phúc, bạn sẽ chẳng bao giờ hạnh
phúc thực sự. Có lẽ ngày nay chuyện chỉ là người ta đang cố gắng quá mức
mà thôi.



Hạnh phúc, cũng như những cảm xúc khác, không phải là cái bạn nhận được, mà là cái tiềm tại
trong bạn. Nếu bạn bị chọc tức điên lên và ném dép vào lũ trẻ hàng xóm, thì bạn không nhận thức
được rằng mình đang tức giận. Lúc đó bạn không nghĩ rằng, “Mình đang giận à? Mình có nên làm
vậy không?” Không, lúc đó bạn đang điên lên và muốn gây chuyện. Bạn đang sống và trải nghiệm
cơn giận. Bạn là cơn giận. Rồi nó qua đi.
Một người tự tin sẽ không bao giờ tự hỏi mình có tự tin hay không, tương tự, một người hạnh phúc
sẽ không tự hỏi mình có đang hạnh phúc không. Chỉ đơn giản là anh ta đã như vậy rồi.
Ở đây tôi ngụ ý rằng hạnh phúc không thể đạt được nếu xem nó như một mục tiêu, mà hạnh phúc là
tác dụng phụ của những trải nghiệm sống nhất định. Điều này rất dễ bị nhầm lẫn, đặc biệt khi ngày
nay hạnh phúc được tiếp thị quá nhiều như một mục tiêu đơn lẻ. Mua X đi và bạn sẽ hạnh phúc!
Học Y đi và bạn sẽ hạnh phúc! Nhưng bạn không thể mua hạnh phúc và đạt được hạnh phúc. Nó
tiềm tại. Nó ở đó khi bạn sắp xếp đúng những thứ trong đời mình.

HẠNH PHÚC KHÔNG PHẢI LÀ KHOÁI CẢM

Tony Montana didn’t seem too
happy.
Khi tìm kiếm hạnh phúc, hầu hết mọi người thực ra đang tìm kiếm sự sung sướng, khoái cảm: đồ ăn
ngon, tình dục, xem TV và phim nhiều hơn, xe mới, tiệc tùng, mát-xa toàn thân, giảm 10kg, trở nên
nổi tiếng hơn, vân vân…


Dù khoái cảm mang lại cảm giác thật tuyệt vơi, nó không giống như hạnh phúc. Khoái cảm có tương
quan với hạnh phúc, nhưng không tạo ra hạnh phúc. Hãy thử hỏi người nghiện ma túy, sự truy cầu
khoái cảm của họ mang đến kết quả gì. Hãy hỏi một người đàn ông ngoại tình, xem ngoài việc gia
đình tan vỡ và phải xa lánh con cái thì khoái cảm rốt cuộc có mang đến hạnh phúc không.


Khoái cảm là một vị thần giả tạo. Nghiên cứu cho thấy những người tập trung vào những khoái cảm
vật chất cuối cùng trở nên lo lắng hơn, tâm trạng bất ổn và ít hạnh phúc hơn trong dài hạn. Khoái
cảm là sự thỏa mãn bề mặt nhất, vì thế dễ đạt được nhất. Khoái cảm là thứ được tiếp thị cho chúng
ta, cái chúng ta bị cuốn hút, cái làm chúng ta tê liệt và xao lãng. Dù khoái cảm là cần thiết, nó không
bao giờ đủ. Có điều gì đó quan trọng hơn thế nữa.

HẠNH PHÚC KHÔNG ĐÒI HỎI PHẢI HẠ THẤP KÌ VỌNG
BẢN THÂN
Gần đây người ta hay nói rằng con người đang trở nên bất hạnh hơn vì chúng ta đều quá chú trọng
vào bản thân, chúng ta lớn lên mà luôn được nghe rằng chúng ta là những bông hoa độc nhất, rằng
chúng ta sẽ thay đổi thế giới nhưng chúng ta luôn có Facebook cập nhật cuộc đời của những người
khác tuyệt vời như thế nào mỗi ngày, ngoại trừ cuộc đời của chính chúng ta, vì thế chúng ta cảm
thấy tệ hại và tự hỏi vấn đề nằm ở đâu. Và ồ, tất cả những điều này xảy đến trước khi bạn 23 tuổi.
Xin lỗi nhé, nhưng không. Con người tốt hơn thế.
Ví dụ, một người bạn của tôi gần đây đã bắt đầu một phi vụ táo bạo rủi ro cao. Anh ta tiêu gần hết
tiền tiết kiệm để thực hiện, và cuối cùng thất bại. Ngày nay, anh ấy hạnh phúc hơn bao giờ hết vì trải
nghiệm đó. Anh ấy đã học được nhiều bài học, biết những điều anh muốn và không muốn trong
cuộc sống và cuối cùng anh tìm được công việc hiện nay mà anh rất thích. Anh ta có thể nhìn lại và
tự hào vì đã thực hiện phi vụ bởi vì nếu không, anh sẽ luôn sống mà tự hỏi “nếu ngày đó… thì sao?”
và điều đó còn bất hạnh hơn bất cứ thất bại nào.
Thất bại không đạt được mục tiêu không hẳn là trái ngược với hạnh phúc, tôi cho rằng khả năng bị
thất bại và biết trân trọng kinh nghiệm đạt được, thực ra là một nền tảng quan trọng nhất cho hạnh
phúc.
Nếu bạn cho rằng bạn sẽ kiếm được 1 tỷ và lái xe BMW ngay sau khi tốt nghiệp, thì tiêu chuẩn

thành công của bạn thật méo mó và nông cạn, bạn đã nhầm khoái cảm với hạnh phúc, và cú đấm
của hiện thực thẳng vào mặt bạn sẽ là một trong những bài học quan trọng nhất mà cuộc sống trao
tặng.
Quan điểm “hạ thấp kì vọng” là nạn nhân của lối tư duy cũ kĩ: rằng hạnh phúc đến từ thinh không.
Niềm vui của cuộc đời không phải là có 1 tỷ, mà là làm việc để có được 1 tỷ đó, rồi làm việc để có 2
tỷ, và tương tự.
Vậy, tôi nói rằng hãy nâng cao tiêu chuẩn lên. Kéo dài hành trình của bạn. Làm sao sau này bạn có
thể nằm trên giường lúc xế chiều với một danh sách dài 1 km và mỉm cười vì những cơ hội bất tận


được trao tặng cho mình. Hãy đặt ra tiêu chuẩn cao nực cười cho bản thân và nếm trải thất bại tất
nhiên. Hãy học hỏi từ đó. Hãy sống trong quá trình đó.

HẠNH PHÚC KHÔNG PHẢI SỰ LẠC QUAN

Có thể bạn biết một người luôn tỏ ra hạnh phúc một cách bất bình thường trong bất kể tình huống
nào. Có thể đây là một trong những người bị “chập” nhất mà bạn biết. Phủ nhận cảm xúc tiêu cực
sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực sâu hơn và kéo dài hơn, và có thể gây ra rối loạn cảm xúc.
Hiện thực là hiện thực: tai nạn vẫn xảy ra, chuyện không hay xảy ra, người ta làm chúng ta bực. Có
những lỗi lầm và cảm xúc tiêu cực. Và điều đó là bình thường. Cảm xúc tiêu cực là cần thiết và lành
mạnh, nó giúp duy trì thước đo ổn định cho hạnh phúc trong đời người.
Bí quyết xử lý cảm xúc tích cực là 1) bộc lộ nó ra một cách lành mạnh và được xã hội chấp nhận, và
2) bộc lộ nó theo cách phù hợp với giá trị bản thân bạn.
Ví dụ đơn giản: Một giá trị của bản thân tôi là không dùng vũ lực; vì thế khi tôi giận ai, tôi bộc lộ nó
ra, nhưng tôi cũng nhớ rằng không được đấm vào mặt họ. Trái ngược nhỉ, tôi biết. (Nhưng tôi chắc
chắn sẽ ném dép vào lũ trẻ hàng xóm đấy, cứ thử xem).
Có rất nhiều người sống theo lý tưởng “luôn luôn tích cực”. Chúng ta cần tránh những người này,
cũng như những kẻ cho rằng thế giới là một đống cặn bã. Nếu tiêu chuẩn hạnh phúc của bạn là bạn
luôn vui vẻ bất chấp hoàn cảnh, thì phải chăng bạn đang huyễn hoặc mình giống nhân vật AQ? Bạn
cần được thức tỉnh trước hiện thực (đừng lo, tôi hứa sẽ không đấm vào mặt bạn đâu).



Hoặc có lẽ chỉ do chúng ta lười, mà cũng như bất cứ điều gì khác, chúng ta muốn kết quả nhưng
không muốn bỏ sức nỗ lực.
Điều này đưa tôi đến cốt lõi của hạnh phúc…

HẠNH PHÚC LÀ QUÁ TRÌNH TRỞ THÀNH CON NGƯỜI
LÝ TƯỞNG CỦA BẠN
Hoàn thành một cuộc đua maratông làm bạn hạnh phúc hơn ăn một cái bánh sô-cô-la. Nuôi dạy con
cái làm bạn hạnh phúc hơn chiến thắng một trò chơi điện tử. Bắt đầu kinh doanh nhỏ với bạn bè và
vật lộn để tạo ra tiền làm chúng ta hạnh phúc hơn việc mua một cái máy tính mới.
Buồn cười thay, cả ba việc trên đều làm người ta cực kì khó chịu và đòi hỏi kì vọng cao và khả năng
rủi ro cao. Nhưng, đó cũng là những phút giây và việc làm ý nghĩa nhất trong cuộc đời. Những việc
này mang đến nỗi đau, vật lộn, kể cả nguy hiểm và tuyệt vọng nữa, nhưng một khi làm xong và nhìn
lại, mắt chúng ta có thể sẽ ướt.
Tại sao?
Bởi vì đó là những điều làm ta trở thành con người lý tưởng của bản thân. Chính sự theo đuổi
không ngừng để trở thành con người lý tưởng mang đến hạnh phúc, bất chấp khoái cảm hay nỗi
đau bề mặt, bất chấp cảm xúc tiêu cực hay tích cực. Đó là tại sao có người hạnh phúc trong chiến
tranh và có người buồn tại đám cưới. Đó là tại sao có người hứng khởi đi làm còn có người lại ghét
tiệc tùng. Nét tính cách họ thể hiện không hòa hợp với con người lý tưởng của họ.
Thành quả cuối cùng không nói lên con người lý tưởng của chúng ta. Hoàn thành cuộc đua
maratông không làm chúng ta hạnh phúc, mà hoàn thành mục tiêu dài hạn lâu dài mới làm ta hạnh
phúc. Có một đứa con tuyệt vời không làm ta hạnh phúc, mà biết rằng bạn đang hi sinh cho sự phát
triển của một con người làm bạn cảm thấy đặc biệt. Không phải tiền bạc và uy tín từ công ty làm
bạn hạnh phúc, mà quá trình vượt qua khó khăn với những người đồng sự mới tạo ra hạnh phúc.
Và đây cũng là lý do nếu bạn cố gắng để hạnh phúc thì chắc chắn bạn sẽ không hạnh phúc. Bởi vì
“cố gắng để hạnh phúc” ngụ ý rằng hiện tại bạn đang không hòa hợp với con người lý tưởng của
mình, bạn đang không hòa hợp với những phẩm chất mà bạn muốn trở thành. Nếu bạn cứ hành xử
bên ngoài con người lý tưởng của mình, thì rốt cuộc bạn sẽ cảm thấy không cần phải cố gắng để

hạnh phúc nữa.
Có những câu nói thâm thúy như “hãy tìm hạnh phúc ở bên trong,” và “biết đủ là hạnh phúc.” Nhưng
không phải tự trong bản thân bạn đã có hạnh phúc, mà hạnh phúc chỉ xuất hiện khi bạn quyết định
theo đuổi tiếng nói bên trong!


Đây cũng là lý do tại sao hạnh phúc lại qua nhanh đến vậy. Bất cứ ai đã từng đặt ra những mục tiêu
quan trọng trong đời, nhưng khi đạt được thì chỉ cảm thấy hạnh phúc và không hạnh phúc ở mức độ
như nhau, họ cảm thấy hạnh phúc dường như luôn ở khúc cua kế tiếp chờ họ đến. Bất kể bạn đang
ở đâu trong cuộc đời, bạn phải làm thêm thì mới có thêm – nhất là đối với hạnh phúc.
Lý do là vì con người lý tưởng của chúng ta luôn ở đằng sau khúc cua đó, luôn ở trước mặt chúng
ta 3 bước chân. Chúng ta mơ mộng trở thành nhạc sĩ và khi đã là nhạc sĩ ta lại muốn viết nhạc nền
cho phim, khi viết được nhạc nền, ta lại muốn viết nhạc kịch. Điều quan trọng không phải là đạt
được những mức độ thành công khác nhau, mà là chúng ta luôn bước tới, ngày này qua ngày khác,
tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Những mức độ này sẽ xuất hiện và biến mất, và
chúng ta sẽ tiếp tục theo đuổi con người lý tưởng của mình qua những năm tháng của cuộc đời.



Và như vậy, khi nói về hạnh phúc, có vẻ lời khuyên tốt nhất cũng là lời khuyên đơn giản nhất: hãy
tưởng tượng bạn mong muốn trở thành ai và tiến lên theo hướng đó. Hãy mơ mộng lớn và thực
hiện. Bất kì điều gì. Chính việc bạn vận động sẽ thay đổi cảm nhận của bạn về toàn bộ quá trình và
mang đến cho bạn nhiều cảm hứng hơn nữa.
Hãy bỏ đi những kết quả bạn mường tượng, không cần thiết. Giấc mơ là đủ để đẩy bạn rời khỏi ghế
rồi. Dù nó có thành sự thật hay không thì cũng không quan trọng. Sống, bạn của tôi. Hãy cứ sống.
Đừng cố gắng để trở nên hạnh phúc, nó sẽ tự đến.
Tác giả: Mark Manson
Về tác giả:
Mark là một cây bút chuyên viết về các chủ đề tâm lý. Anh có nhiều bài viết chất lượng cho các
trang tin hàng đầu như Huffington Post,CNN Travel, Forbes, và Good Men Project. Anh chán ghét

lối viết truyền thống “Tôi là chuyên gia, bạn là người có vấn đề. Làm như thế này để sửa lỗi đi” và
dùng cách viết “Tôi cũng như bạn, cũng mắc đầy lỗi. Mỗi khi gặp sự cố, tôi làm thế này này, bạn áp
dụng thử xem có hiệu quả không. Vẫn không hiệu quả? Kệ m* nó đi”. Lối viết này của anh khiến mọi
người rất thích thú và luôn hào hứng đón đọc bài viết mới của anh.



×