Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

QUYẾT ĐỊNH KẾT HÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 36 trang )

QUYẾT ĐỊNH KẾT HÔN: BÊN NHAU MÃI
MÃI HOẶC KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI.
rubi | September 26, 2016 | Tình Cảm, Giới Tính | No Comments

Trong bài viết này, tôi không chỉ cho bạn cách nào đó để bắt đầu một mối quan hệ. Một số người đã
từng đi hẹn hò, rồi một cuộc hẹn hò khác, và một cuộc hẹn hò khác nữa, rồi một ngày đẹp trời nào
đó họ trở thành một cặp đôi. Một số khác còn lại thì nhìn người mà mình đang hẹn hò và không biết
chính xác là có phải họ đang hẹn hò hay không, cho tới khi họ đặt ra câu hỏi để xác nhận “Chúng ta
đang hẹn hò thật ư?”
Nhưng nhìn chung thì sẽ có những lần hẹn hò đầu tiên diễn ra như thế này:


Và đột nhiên, bạn như bay trên mây:



Mối quan hệ mới này luôn luôn trong tâm trí bạn. Ngay cả những khi 2 người không ở cùng nhau.



Bạn thay đổi hình tượng và bỏ đi gã đàn ông thô thiển, khô khan, luộm thuộm ngày nào. Điều đó có
vẻ tuyệt đấy!

Khung cảnh lãng mạn đó sẽ đưa hai bạn bay tít lên cung trăng và tâm hồn treo ngược cành cây…



Và mọi bài hát đều khiến bạn liên tưởng đến khung cảnh lãng mạn…
Điều đó sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian. Nhưng khi giai đoạn đó qua đi, bạn hãy để ý đến
những thay đổi đang diễn ra. Bạn sẽ không còn cảm giác được bay lên mây nữa. Người mà bạn
nghĩ là sự lựa chọn hoàn hảo cho cuộc đời mình sẽ bắt đầu làm những việc không-hề-hoàn-hảochút-nào. Bạn sẽ cảm thấy bực mình nhiều hơn là vui. Và bạn đang dần phát hiện ra là mình đang


hẹn hò với một tên người không ra người ngợm không ra ngợm.


Đôi khi những khó chịu sẽ dần dần đi xa hơn. Cầu vồng và những con bươm bướm lãng mạn biến
mất vào màn sương mù dày đặc. Mối quan hệ tưởng chừng sẽ nâng bạn lên cao giờ bỗng dưng
như đang dìm bạn xuống và cho bạn một cú nốc ao.



Hầu hết những phẩm chất tiêu cực bạn đều không thể nhìn thấy khi có tình yêu bao phủ, giống như
một quả lắc đồng hồ đang kéo bạn đi xuống.



Hầu hết những mối quan hệ đều dừng lại ở đây. Lúc bạn nhận ra con người thật của đối phương.
Nhưng cũng có thể, khi bạn nhìn thấy những điểm xấu của đối phương, bạn sẽ lùi lại và nhìn nhận
những mặt tốt và mặt xấu. Bạn nhìn nó qua lăng kính màu hồng và cả lăng kính màu đen, bạn nhận
ra ai là người mình đang thật sự hẹn hò: người ba phải, người một màu, người xinh đẹp, hay người
đang trở nên thô thiển.
Ai tốt nhất?

Và ai tệ nhất?



Bạn nghĩ về những lời khuyên hay cách nhìn nhận của bạn bè.

Và sự cứng cỏi của bạn.



Sau đó bạn sẽ quyết định mình có thể chấp nhận được cái gì. Và sống cùng với nó. Tức là, sau một
hồi phân tích, bạn sẽ tiếp tục hành trình “yêu”.



Nhưng khi mọi thứ có vẻ trở nên ổn thì lại có những vấn đề khác nảy sinh



Bạn đang đứng giữa hai bờ vực thẳm và nó ngày càng chèn ép bạn, buộc bạn phải đưa ra quyết
định: tiếp tục hay dừng lại? chia tay hay là cưới?

Ở hầu hết các nơi trên thế giới, xã hội không chấp nhận một mối quan hệ kéo dài quá lâu. Đối với
xã hội, một mối quan hệ chỉ đơn giản là một phép thử để đưa bạn đi đến quyết định hôn nhân. Và
nếu mối quan hệ đó kéo dài qua nhiều năm mà bạn chẳng có quyết định nào cho nó, xã hội sẽ mặc
định là có gì đó sai trong mối quan hệ của bạn. Và họ sẽ tạo áp lực lên các cặp đôi từ mọi khía
cạnh. Bạn đã bao giờ nghe những câu nói quen thuộc này: “Quen lâu rồi sao mãi vẫn chưa thấy
cưới?”, “Cưới đi chứ để làm gì nữa?”, “Có gì trục trặc à?”
Một số người bước qua dư luận, nhưng một số khác thì không. Hầu hết chúng ta đều tuân theo
những quy luật “ngầm” của xã hội. Và càng ngày bạn càng cảm thấy áp lực để phải đưa ra quyết
định.
Đã đến lúc để đưa ra một cái kết cho mối quan hệ của bạn: Chia tay hay là cưới? Bên nhau mãi mãi
hoặc không bao giờ trở lại?
Chúng ta không thực sự được trang bị kĩ năng đưa ra quyết định. Chúng ta cảm thấy rất bối rối và
thiếu kinh nghiệm cho việc này.
Nhưng xã hội không quan tâm. Xã hội nói rằng: Mày vẫn phải quyết định.
Điều đó dẫn đến 4 quyết định thường thấy sau:
Phương án 1) Để nửa kia quyết định
Điều dễ dàng nhất để đưa ra quyết định là không quyết định nó. Bạn đang trở nên thụ động. Giống
như bạn đi trên một cái bè, trên một con sông và bạn không thể kiểm soát được mình sẽ trôi về đâu,



bạn phó mặc cho lực đẩy của nước và quán tính. Bạn chỉ việc ngồi đợi một mối quan hệ xảy đến và
nghe theo quyết định tùy ý của nửa kia, bất kể việc suy nghĩ xem là mối quan hệ này có thực sự phù
hợp với bạn hay không.
Phương án 2) Để cho sức mạnh nội tại của bạn đánh bật nó
Đối với những người quyết tâm hơn để chủ động đưa ra quyết định. Cách dễ dàng thứ hai là để cho
cảm xúc và sức mạnh nội tại của bạn để nhìn nhận nó. Con người là tập hợp của nhiều phần bản
thể và tiếng nói khác nhau. Và khi đưa ra một quyết định quan trọng thì sẽ có một sự tranh cãi dữ
dội diễn ra trong đầu của bạn, dựa trên các yếu tố sau:
Yêu
Mỗi cá thể đều có đặc trưng cảm xúc khác nhau. Và khi mối quan hệ của bạn đủ dài, bạn thường
mất cảm giác yêu thích đối với người đó. Bạn biết toàn bộ câu chuyện của họ, cuộc sống của họ, thì
sự quan tâm dành cho họ sẽ không còn nữa. Thậm chí là bạn thấy hơi kinh tởm họ nữa. Nghe có vẻ
hơi nặng nề nhưng đã bao giờ bạn chán ghét một vài người vì bạn đã biết quá rõ về họ chưa? Hoặc
ban đầu bạn rất thích họ, bạn bắt chuyện với họ liên hồi nhưng dần dần bạn “bơ” họ đi mà bản thân
họ cũng ngơ ngác không biết lý do vì sao.
Đối với người thân và bạn bè thân thiết (cực kì thân), bạn có thể chấp nhận tất cả những tật xấu của
họ. Nhưng đối với người lạ, bạn không đủ “ràng buộc” và “sức mạnh” để níu giữ mối quan hệ. Vì thế
kết quả cuối cùng thường là chia tay.
Ví dụ như bạn có một đứa bạn thân, nó luôn miệng chửi bậy nhưng bạn vẫn chấp nhận nó, thế
nhưng bạn gái/trai của bạn cũng luôn chửi bậy nhưng bạn lại không chấp nhận được điều này. Bạn
muốn bạn gái/trai của mình phải chuẩn mực, phải nghiêm túc. Lý do là vì cảm xúc “yêu” (gọi chung
là cảm xúc tình cảm) giữa hai đối tượng này khác nhau.
Quyết định kết hôn cũng dựa trên một phần cảm xúc này. Nếu mối quan hệ và tình cảm của bạn đủ
mạnh mẽ, bạn sẽ vượt qua được trở ngại cảm xúc này hoặc ngược lại. Chúng ta đều có thể chia tay
nhau vì những điều nhỏ nhặt nhất: Anh ấy/cô ấy bị hôi nách, hôi miệng, ki bo kẹt xỉ, ở bẩn hay quá
sạch sẽ,…Nó tùy thuộc vào “kiểu cảm xúc sâu bên trong” của bạn.
Nỗi sợ hãi
Con người thường xuyên có những quyết định dựa trên nỗi sợ hãi. Và quyết định kết hôn cũng vậy.

Khi một người nhìn về phía “chia tay”, sẽ có những nỗi sợ sau:


Và khi nhìn về phía “kết hôn” cũng có những nỗi sợ không kém:


Những nỗi sợ khác nhau tùy thuộc vào cường độ của cảm xúc khác nhau. Và đối với những người
có xu hướng sợ hãi phải điều khiển cuộc đời của họ thì kết thúc sẽ đơn giản như thế này: những nỗi
sợ sẽ túm lấy bạn và dìm bạn trong đó khiến bạn đưa ra quyết định một cách khó khăn.
Cái tôi cá nhân
Cái tôi của bạn, khi bạn đưa ra quyết định, nó sẽ nhìn xuống một cái bảng tính, tùy thuộc vào giá trị
bản ngã của bạn, bảng tính sẽ hiển thị lên những điều kiện lý tưởng bạn đặt ra cho người bạn đời:
diện mạo, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, trí thông minh, công việc, sức khỏe, kiểu tính cách, vân vân.
Hoặc cái bảng tính sẽ hiện lên những thước đo giá trị được bạn lập sẵn từ lâu, về những điều bạn
hằng mong muốn về cuộc sống của mình. Cái tôi sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của bạn và đo lường
trên bảng tính. Từ đó bạn sẽ đưa ra quyết định của mình dựa trên nó.
Ví dụ, bạn đang quen biết anh A nào đó, anh ta có chiều cao thấp hơn bạn. Hai người chỉ là bạn bè
bình thường, nhưng khi anh ta đặt vấn đề tình cảm với bạn. Bạn nhìn xuống bảng tính của mình:
bảng tính viết “người yêu của mình phải cao hơn mình”. Và thế là bạn sẽ quyết định “bỏ qua” anh
chàng này.


Ngoài cái tôi của mình, bạn còn muốn thêm sự ngưỡng mộ, sự chú ý và cảm giác chinh phục. Điều
này cũng gây ảnh hưởng đến quyết định kết hôn của bạn.
Xu hướng tình dục
Xu hướng tình dục của bạn không hoàn toàn có sức ảnh hưởng lớn. Nếu bạn cho nó ăn bánh
sandwich nướng mỗi ngày sau đó hỏi nó có muốn ăn buffet không thì nó cũng sẽ vui vẻ đồng ý.
Nhưng tất nhiên là nó vẫn thích ăn sandwich hơn.
4 yếu tố trên, và một vài yếu tố khác nữa. Tất cả sẽ kết hợp lại và cùng đưa ra quyết định. Cũng có
một số trường hợp khác, có một yếu tố có sức mạnh quá lớn chèn ép tất cả những yếu tố khác.

Trong trường hợp này, rất dễ dàng để đưa ra quyết định.
Ví dụ, yếu tố “yêu” đóng vai trò quyết định, bạn yêu người đó rất nhiều và tình yêu đó có sức mạnh
để bạn vượt qua tất cả các yếu tố khác như ngoại hình, gia cảnh, v.v. Hoặc nếu yếu tố khác có sức
ảnh hưởng lớn hơn đối với bạn, như là nỗi sợ hãi, bạn sợ những ràng buộc khi phải kết hôn thì bạn
sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định chia tay hay trì hoãn nó.
Có một chàng trai trẻ yêu một cô gái rất nhiều, nhưng khi cô ấy nhắc đến chuyện kết hôn, anh ta đã
sợ phát khiếp và quyết định dừng lại mối quan hệ, chính vì lí do là anh ta sợ ràng buộc, anh ta hoàn
toàn chưa nghĩ đến điều đó. Nói cách khác, anh ta chỉ muốn yêu chứ không hề có một chút mường
tượng nào về việc kết hôn. Nhưng tuổi trẻ của cô gái lại có hạn, cô muốn mình yên bề gia thất. Yếu
tố lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất đến quyết định của anh ta là “nỗi sợ hãi về việc ràng buộc
trong cuộc sống gia đình”. Và vì nó có sức ám ảnh quá lớn nên những yếu tố còn lại như yêu, cái
tôi, ham muốn tình dục, không còn mảy may có ý nghĩa gì nữa.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu 4 yếu tố trên không có câu trả lời rõ ràng cho bạn. Cũng không có yếu
tố nào có sức ảnh hưởng đủ để bạn không để ý đến các yếu tố khác?
Phương án 3) “Lắng nghe” ruột của bạn
Bạn đã từng nghe ruột chính là bộ não thứ hai của con người chưa? Ngoài việc để tiêu hóa thức ăn
thì nó có ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thần kinh và não của bạn. Phần lớn cảm xúc của chúng ta
chịu ảnh hưởng của các dây thần kinh trong ruột. Đó là lý do vì sao sức khỏe đường ruột gây ảnh
hưởng đến sức khỏe tâm thần của con người. Ví dụ như trước kì thi căng thẳng, chúng ta thường
hay bị đau bụng, đó là ảnh hưởng của stress tác động đến ruột và gây rối loạn.
Khi bạn không đưa ra được quyết định đúng đắn, hãy để ruột của bạn “quyết định”.
Ruột của bạn dựa vào trực giác và hỏi một câu hỏi đơn giản:


Khi đó, ruột của bạn chỉ đưa ra 2 sự lựa chọn cho đơn giản cho câu trả lời: có hoặc không. Đối với
nhiều người, điều này có thể phát huy hiệu quả. Ruột của bạn sẽ đưa ra quyết định một cách cảm
tính và bình tĩnh, không phụ thuộc vào bất kì khái niệm lý trí nào.
Nhưng trong một số trường hợp, người ta vẫn không thể quyết định được mặc dù vận dụng tất cả
các phương án, sự lựa chọn cuối cùng của họ là dựa vào lý trí – “quyết định của não”.
Phương án 4) Nhận ra nó trong não của bạn

Vỏ não trước trán đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành não bộ. Nó phân loại thông tin chạy
qua não và tạo nên những phán đoán, sau đó đưa ra kết quả. Và đến khi quyết định một việc nào
đó, não bộ sẽ làm điều mà nó luôn làm khi đứng giữa hai ngã rẽ – đó là phân tích và tính toán để
đưa ra quyết định tối ưu nhất.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×