Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Đánh giá về hình thức trả công cho lao động tại Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp Nhà máy bê tông – kết cấu thép xây dựng Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.21 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

LỜI CAM ĐOAN
Tên em là:
LƯƠNG THỊ HẠNH
Mã sinh viên: CQ531152
Lớp:
Quản trị Nhân lực 53A
Sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản
xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh, em đã hoàn
thành chuyên đề thực tập: “Đánh giá về hình thức trả công cho lao động tại Chi
nhánh Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp: Nhà máy bê tông – kết
cấu thép xây dựng Đông Anh” Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
chính bản thân mình dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Mai, không sao chép
kết quả nghiên cứu của người khác. Các số liệu thống kê và tự điều tra được sử
dụng phân tích trong chuyên đề có được qua thời gian học hỏi và khảo sát tại cơ sở
thực tập theo đúng quy định. Các thông tin và kết quả nghiên cứu có trong chuyên
đề đều là do em tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích dựa trên tình hình thực tế.
Em xin chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường nếu có bất cứ vi phạm nào
trong bài chuyên đề này.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Lương Thị Hạnh

SV: Lương Thị Hạnh
Lớp: Quản trị nhân lực 53A



Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

MỤC LỤC
1.2 . Nguồn số liệu thu thập............................................................................................5
1.2.1. Nguồn số liệu sơ cấp............................................................................................5
Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên đề được thêm phần khách quan và
chính xác, em đã tiến hành điều tra người lao động trong công ty thông qua mẫu phiếu
điều tra ........................................................................................................................... 5
Số lượng điều tra: 50 người ..........................................................................................6
Số phiếu phát ra: 50 ......................................................................................................6
Số phiếu thu về: 50 .......................................................................................................6
Số phiếu hợp lệ: 50 .......................................................................................................6
Số phiếu không hợp lệ: 0 ..............................................................................................6
1.2.2. Nguồn số liệu thứ cấp:..........................................................................................6
Các tài liệu thu thập được tại công ty bao gồm: ............................................................6
Sơ đồ bộ máy tổ chức, ..................................................................................................6
Hệ thống các quy chế về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư và
sản xuất công nghiệp,.....................................................................................................6
Bảng thanh toán lương tháng 01/2015 tại các bộ phận, phòng ban. .............................6
- Các báo cáo về vấn đề thực hiện phân phối tiền lương,…..........................................6
Giáo trình: ..................................................................................................................... 6
Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của PGS.TS Trần Xuân Cầu....................................6
Giáo trình Quản trị nhân lực của Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc
Quân .............................................................................................................................. 6
Tạp chí, website và các tài liệu tham khảo khác: ..........................................................6
Bộ Luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................................6
Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động- Thương binh và xã hội:
........................................................................................................................................ 6


SV: Lương Thị Hạnh
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1.2 . Nguồn số liệu thu thập............................................................................................5
1.2.1. Nguồn số liệu sơ cấp............................................................................................5
Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên đề được thêm phần khách quan và
chính xác, em đã tiến hành điều tra người lao động trong công ty thông qua mẫu phiếu
điều tra ........................................................................................................................... 5
Số lượng điều tra: 50 người ..........................................................................................6
Số phiếu phát ra: 50 ......................................................................................................6
Số phiếu thu về: 50 .......................................................................................................6
Số phiếu hợp lệ: 50 .......................................................................................................6
Số phiếu không hợp lệ: 0 ..............................................................................................6
1.2.2. Nguồn số liệu thứ cấp:..........................................................................................6
Các tài liệu thu thập được tại công ty bao gồm: ............................................................6
Sơ đồ bộ máy tổ chức, ..................................................................................................6
Hệ thống các quy chế về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư và
sản xuất công nghiệp,.....................................................................................................6
Bảng thanh toán lương tháng 01/2015 tại các bộ phận, phòng ban. .............................6
- Các báo cáo về vấn đề thực hiện phân phối tiền lương,…..........................................6
Giáo trình: ..................................................................................................................... 6
Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của PGS.TS Trần Xuân Cầu....................................6
Giáo trình Quản trị nhân lực của Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc

Quân .............................................................................................................................. 6
Tạp chí, website và các tài liệu tham khảo khác: ..........................................................6
Bộ Luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................................6
Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động- Thương binh và xã hội:
........................................................................................................................................ 6

SV: Lương Thị Hạnh
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xã hội bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào từ sản xuất thương mại hay dịch
vụ muốn tồn tại và phát triển đều phải có yếu tố lao động. Xã hội càng phát triển đòi
hỏi người lao động càng phải tiến bộ phát triển cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính
quan trọng cần thiết của người lao động.
Để cho người lao động có thể tồn tại, bù đắp những hao phí mà họ đã bỏ ra
nhằm tái sản xuất sức lao động thì người sử dụng lao động cần phải chi trả cho họ
khoản thù lao xứng đáng.
Tiền công, tiền lương có chức năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động,
bên cạnh đó còn được sử dụng khuyến khích tinh thần, thúc đẩy người lao động
làm việc tốt hơn đồng thời có thể duy trì và giữ chân người lao động có năng lực,
cũng như thu hút người lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngoài quy định về trả công lao động do
nhà nước ban hành mỗi doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình hệ thống trả
công phù hợp, đặc biệt chú ý tới các hình thức trả công cho người lao động.

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tôngkết cấu thép xây dựng Đông Anh là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và
sản xuất công nghiệp (IMC), đây là doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa.
Công ty đang tích cực trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác và sử
dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Và các chính sách về lương cũng đã
và đang giúp công ty hoàn thành mục tiêu về cả số lượng và chất lượng người lao
động trong công ty. Về hình thức trả lương cho người lao động tại Chi nhánh Công
ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây
dựng Đông Anh là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công
nghiệp nên bộ phận lao động gián tiếp cũng áp dụng theo quy chế chúng của Công
ty, tuy nhiên với bộ phận lao động trực tiếp thì Chi nhánh sẽ tự xây dựng hình thức
trả công dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, quy chế của Công ty và năng lực sản
SV: Lương Thị Hạnh

1
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

xuất của Chi nhánh. Qua quá trình thực tạp tại Chi nhánh này đề tài mà em chọn là:
“Đánh giá về hình thức trả công cho lao động trực tiếp của Chi nhánh Công ty
cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp: Nhà máy bê tông – kết cấu thép xây
dựng Đông Anh”
2. Mục đích nghiên cứu
Những mục tiêu mà bài viết hướng tới là:
- Tìm hiểu về các hình thức trả công mà Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư
và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh sử
dụng để trả công cho người lao động.

- Từ việc nghiên cứu tìm hiểu rút ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu
trong công tác trả công cho người lao động của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư
và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh, từ đó
đề xuất một số biện pháp hoàn thiện cho các hình thức trả công của Chi nhánh này.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Về nội dung: Các hình thức trả công cho người lao động được sử dụng tại
Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết
cấu thép xây dựng Đông Anh
- Về tài liệu: Các văn bản biểu mẫu liên quan như:
o Hệ thống các quy chế về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần
Đầu tư và sản xuất công nghiệp giai đoạn 2012-2017
o Hệ thống các quy chế về hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh Công ty
Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng
Đông Anh (giai đoạn 2012-2017).
o Bảng thanh toán tiền lương cho người lao động tháng 1/2015 của Chi nhánh
o Một số văn bản quyết định khác có liên quan
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian:Các hình thức và việc chi trả lương cho người lao động của Chi
nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu
thép xây dựng Đông Anh từ năm 2013 đến nay.
- Không gian: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp:
nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh
-

Địa chỉ : Tổ 12 – Thị trấn Đông Anh – huyện Đông Anh – TP. Hà Nội.

SV: Lương Thị Hạnh

2
Lớp: Quản trị nhân lực 53A



Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài các phương pháp mà em sử dụng là:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: qua việc phỏng vấn, nghiên cứu sổ
sách, báo cáo kế toán từ phòng tài vụ và phòng hành chính nhân sự của công ty
- Phương pháp phân tích, đánh giá: từ các số liệu và thông tin thu thập được,
tìm hiểu về công tác trả công cho người lao động của công ty
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu báo cáo của công ty để làm cơ
sở cho đề tài.
6. Kết cấu của đề tài gồm có 3 phần
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác trả công cho người lao
động của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê
tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống trả công lao động của
Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết
cấu thép xây dựng Đông Anh.

SV: Lương Thị Hạnh

3
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tìm hiểu một số luận văn, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu
a/ “ Hoàn thiện hình thức và chế độ trả lương tại Công ty may 10” của tác giả
Lê Văn Công
- Trình bày theo 3 phần rõ ràng: từ cơ sở lý luận của đề tài, thực trạng về các
hình thức trả lương và chế độ trả lương tại công ty may 10, đưa ra giải pháp cụ thể.
- Trong thực trạng công ty thì tác giả tìm hiểu phần các đặc điểm có ảnh
hưởng đến công tác tổ chức tiền lương tại công ty. Tuy nhiên thực trạng tác giả chỉ
nghiên cứu dưới các góc độ: Quỹ lương và cơ cấu quỹ lương, các hình thức và chế
độ tiền thưởng và phụ cấp chưa nhắc tới cách thực hiện đánh giá để có thể trả lương
phù hợp cho người lao động.
- Các giải pháp tác giả đưa ra cũng rất nhiều: Bố trí và sử dụng là động, hoàn
thiện công tác định mức, tổ chức phục vụ, hoàn thiện cách xác định đơn giá và cải
tiến cách trả lương trong bộ máy quản lý. Tác giả dự kiến kết quả dạt nếu thực hiện
thoe phương án mới đề xuât.
b/ “Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty CP Cavico điện lực và tài
nguyên ” của tác giả Đỗ Thị Thu
Nội dung chủ yếu:
- Trình bày cơ sở lý luận về nội dung, cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện
hoàn thiện quy chế trả lương.
- Phân tích thực trạng quy chế trả lương tại đơn vị: quy chế xây dựng quỹ tiền
lương, cách phân phối quỹ tiền lương và các hình thức trả lương được áp dụng trong
công ty. Từ đó, nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong quy chế trả lương tại công ty
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế trả lương tại đơn vị
từ việc nhận thức những hạn chế mà công ty còn mắc phải.
c/ “Thù lao lao động và tác dụng tạo động lực của thù lao lao động tại công ty

cơ khí Hà Nội” – Trương Thanh Hải, lớp Kinh tế Lao động 41A, khoa Kinh tế lao
động và Dân số, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
SV: Lương Thị Hạnh

4
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

Nội dung chủ yếu:
- Trình bày cơ sở lý thuyết về thù lao lao động và động lực lao động.
- Phân tích hệ thống thù lao lao động trong doanh nghiệp và tác dụng tạo động
lực của hệ thống thù lao lao động đối với người lao động.
- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống thù lao lao động nhằm tạo
động lực cho người lao động.
d/ “Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Điện Lực 1” - Lê Thị Thúy Liễu,
Lớp Kinh tế Lao động 43, Khoa Kinh tế lao động và dân số, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân.
Nội dung chủ yếu:
- Trình bày cơ sở lý luận về nội dung, cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện
hoàn thiện quy chế trả lương.
- Phân tích thực trạng quy chế trả lương tại đơn vị. Chủ yếu đề cập vấn đề quỹ
lương hiệu quả và trả lương theo kết quả công việc
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế trả lương tại đơn
vị.
Trên cơ sở tham khảo các chuyên đề liên quan đến tiền lương trên, chuyên đề
“Đánh giá về hình thức trả công cho lao động trực tiếp của Chi nhánh Công ty

cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp: Nhà máy bê tông – kết cấu thép xây
dựng Đông Anh” của em đề cập tới các hình thức trả lương tại từng bộ phận người
lao động trong Chi nhánh, cơ sở để xây dựng các công thức tính lương cũng như
những điểm hợp lý và chưa hợp lí trong việc áp dụng các công thức này, thông qua
những tồn tại tại tổ chức để có phương án đề xuất phù hợp nhằm nâng cao tính công
bằng, hiệu quả của các hình thức trả lương đang được áp dụng hiện nay.
1.2. Nguồn số liệu thu thập
1.2.1. Nguồn số liệu sơ cấp
Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên đề được thêm phần
khách quan và chính xác, em đã tiến hành điều tra người lao động
trong công ty thông qua mẫu phiếu điều tra
SV: Lương Thị Hạnh

5
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

- Số lượng điều tra: 50 người
- Số phiếu phát ra: 50
- Số phiếu thu về: 50
- Số phiếu hợp lệ: 50
- Số phiếu không hợp lệ: 0
1.2.2.

Nguồn số liệu thứ cấp:


 Các tài liệu thu thập được tại công ty bao gồm:
 Sơ đồ bộ máy tổ chức,
 Hệ thống các quy chế về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần
Đầu tư và sản xuất công nghiệp,
 Bảng thanh toán lương tháng 01/2015 tại các bộ phận, phòng ban.
- Các báo cáo về vấn đề thực hiện phân phối tiền lương,…
 Giáo trình:
 Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của PGS.TS Trần Xuân Cầu
 Giáo trình Quản trị nhân lực của Th.S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quân
 Tạp chí, website và các tài liệu tham khảo khác:
 Bộ Luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động- Thương binh và xã hội:

1.3.

Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

1.3.1. Tổng quan về tiền lương
 Khái niệm
1.3.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách
cố định, thường xuyên theo một đơn vị thời gian như tuần, tháng, năm… Tiền lương
thường được trả cho các lao động quản lý và các nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
1.3.1.2. Khái niệm tiền công
SV: Lương Thị Hạnh

6
Lớp: Quản trị nhân lực 53A



Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

Tiền công là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động tùy thuộc
vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được
sản xuất ra, hay ùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công
thường được trả cho công nhân sản xuất, nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị,
nhân viên văn phòng.
Như vậy tiền lương là tiền trả cố định trong kì, còn tiền công sẽ thay đổi theo
chất lượng hoàn thành công việc theo kỳ.
 Ý nghĩa
1.3.1.3. Yêu cầu của tiền lương
Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng quy định của nhà nước, đảm bảo đời sống và tái sản xuất cho lao động
- Khích lệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, nhằm
nâng cao năng suất lao động.
- Đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và công bằng cho người lao động.
1.3.1.4. Vai trò của tiền lương
Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Tiền
lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời tiền lương
cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm
việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc
ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống. Thực tế hiện nay tiền lương
còn được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề
nghiệp. Vì thế, người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương
mặc dù , tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản
xuất. Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triẻn. Hay tiền lương là một

đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác tổ
chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần duy trì, củng
cố và phát triển lực lượng lao động của minh.
Ngoài ra về mặt chính trị xã hội, khi mức lương trung bình của người dân
tăng lên đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần, mức sống sẽ ngày một nâng cao,
SV: Lương Thị Hạnh

7
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

công tác giáo dục cũng như y tế sẽ dễ được tiếp cận, giảm thiểu tai tệ nạn xã hội, cơ
hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Như vậy có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của tiền lương đối với
người lao động cũng như doanh nghiệp và rộng hơn là ý nghĩa với xã hội.
1.3.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác trả công, trả lương

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền công và tiền lương cho người lao động có
thể kể đến gồm 4 nhóm yếu tố sau: yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài; những
yếu tố thuộc về tổ chức; những yếu tố thuộc về công việc; những yếu tố thuộc về cá
nhân người lao động.
1.3.2.1. Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
- Thị trường lao động:
Tình hình cung cầu lao động và tình trang thất nghiệp trên thị trường lao động

hiện nay là yếu tố quan trọng tác động đến mức tiền lương của người lao động, số
tiền chi trả làm sao phải thu hút được những người lao động có trình độ cao cũng
như mức lương ấy phải phù hợp có khả năng cạnh tranh để giữ chân những người
lao động giỏi của doanh nghiệp
- Sự khác biệt về tiền lương theo vùng địa lý mà doanh nghiệp đặt trụ sở: Tiền
lương phải đảm bảo mức sống cho người lao động ở khu vực đó, đảm bảo tuân thủ
quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu theo vùng.
- Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục tập quán
- Các tổ chức công đoàn: việc trả lương cho người lao động cần được thảo
luận với các tổ chức công đoàn, để có được sự ủng hộ cuả các tổ chức này.
- Luật pháp và các quy định của chính phủ: các điều khoản về tiền lương, tiền
công và phúc lợi cho người lao động phải đảm bảo tuân thủ Bộ Luật Lao động
- Tình hình kinh tế xã hội: ứng với sự biến động tăng trưởng hay suy thoái của
nền kinh tế mà doanh nghiệp điều chỉnh tăng hoặc giảm mức lương cho người lao
động sao cho phù hợp với biến động cung cầu lao động do tình hình kinh tế
1.3.2.2. Những yếu tố thuộc về tổ chức
- Ngành sản xuất hay lĩnh vực kinh doanh của tổ chức
SV: Lương Thị Hạnh

8
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

- Quy mô của tổ chức là lớn hay nhỏ
- Lợi nhuận và khả năng chi trả của tổ chức: những tổ chức có lợi nhuận lớn
thường có xu hướng trả công cho lao động cao hơn mức thị trường

- Trình độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp: tiên tiến hay lạc hậu
- Quan điểm, triết lý của công ty trong việc trả công lao động: mức lương phải
có khả năng cạnh tranh, tức là có thể cao hơn các doanh nghiệp khác, đảm bảo đời
sống cũng như thu hút lao động giỏi về công ty.
1.3.2.3. Các yếu tố thuộc về công việc
Bản thân công việc mà người lao động thực hiện cũng ảnh hưởng tới công tác
trả công lao động, công việc đó có tính chất đơn giản hay phức tạp, yêu cầu kỹ năng
và năng lực của người lao động cao hay thấp cũng quyết định 1 phần mức lương, ta
có thể xét đếnmột số đặc trưng của công việc như:
- Kĩ năng: mức độ phức tạp của công việc yêu cầu lao động trí óc hay lao động
chân tay; yêu cầu về kiến thức chuyên môn hay quản lý của người lao động; những
đòi hỏi về khả năng ra quyết định, sự khéo léo, sáng tạo…
- Trách nhiệm: công việc yêu cầu người lao động có trách nhiệm về tài sản,
vật tư, sự giám sát, ra quyết định, tuân thủ cấp trên hay việc báo cáo thông tin
chính xác khi cần thiết…
- Công việc yêu cầu sự cố gắng của người lao động: những yêu cầu về thể lực
cũng như trí lực, sự căng thẳng, tinh tế,..
- Điều kiện làm việc: các điều kiện của công việc như ánh sáng, không gian,
tiếng ồn, nồng độ bụi hay mức độc hại công việc tác động đến người lao động
Tóm lại, có thể nói những công việc phức tạp, yêu cầu chuyên môn cao,điều
kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm hơn sẽ có mức lương cao hơn và ngược lại

SV: Lương Thị Hạnh

9
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

1.3.2.4. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động
Cá nhân người lao động là yếu tố quyết đinh rất lớn đến việc trả công cho
người lao động đó. Mức lương sẽ tùy thuộc vào khả năng của người lao động về:
- Mức độ hoàn thành công việc: người lao động hoàn thành công việc nhanh
hơn, chất lượng tốt hơn sẽ đươc trả công cao hơn
- Thâm niên: người có thâm niên lâu hơn thường có mức lương cao hơn.
- Kinh nghiệm làm việc, mức độ trung thành và tiềm năng phát triển của người
lao động cũng được doanh nghiệp xem xét khi trả công nhằm giữ chân người lao
động giỏi.
Từ các phân tích trên ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu
tố đến công tác trả công cho người lao động từ đó áp dụng vào việc xây dựng, điều
chỉnh hệ thống trả công lao động cho doanh nghiệp.
1.3.3.

Nội dung công tác trả công cho người lao động

1.3.3.1. Lập kế hoạch quỹ lương
Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động ở cơ
quan, doanh nghiệp trong thời kì nhất định.
Có nhiều căn cứ để phân loại quỹ tiền lương như quỹ tiền lương kế hoạch và
quỹ tiền lương thực hiện hay quỹ lương cố định và quỹ lương biến đổi.
Để lập kế hoạch quỹ tiền lương cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương thời
gian trước nhằm tìm ra những khoản chi bất hợp lý để có biện pháp khắc phục khi thực
hiện kế hoạch mới. Có nhiều phương pháp để xây dụng kế hoạch quỹ lương như:
Phương pháp lấy tổng thu trừ tổng chi:

QLKH = DTKH – CPKH


QLKH: quỹ lương kế hoạch.
DTKH: doanh thu kế hoạch,
CPKH: tổng chi phí liên quan đến nguyên vật liệu và khấu hao tài sản, máy
móc, các khoản phải nộp và các khoản chi phí cần thiết không năm trong chi
tiêu quỹ tiền lương
SV: Lương Thị Hạnh

10
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

Phương pháp này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí,
tuy nhiên nó khó đảm bảo quỹ lương theo kế hoạch do 2 yếu tố doanh thu và chi phí
thường biến động và khó xác định trước nên phương pháp thường được áp dụng
hơn có thể nói đến phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương
1.3.3.2. Xây dựng đơn giá tiền lương
Cần xác định các chỉ tiêu sau:
- Mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu thụ kỳ thực hiện:

Mth : mức chi phí tiền tương cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu thụ ở kỳ thực hiện.
QLth: quỹ tiền lương thực tế đã chi trả kỳ thực hiện.
Qth: tổng doanh thu kỳ thực hiện.
- Mức chi phí tiền lương cho một đơn vị hàng hóa kỳ kế hoạch:

Trong đó:

Mkh: mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu thụ ở kỳ kế hoạch.
Mth: mức chi phí tiền tương cho 1 đơn vị hàng hóa tiêu thụ ở kỳ thực hiện.
Itl: chỉ số chi phí tiền lương bình quân.
Iw: chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch
- Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch được xác định theo công thức sau:
QLkh = Mkh x Qkh
QLkh: quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.
Qkh: tổng doanh thu kì kế hoạch.
Với việc xây dựng đơn giá tiền lương mức tiền lương kế hoạch được điều
chinh theo tốc độ tăng năng suất lao động đảm bảo tốc độ tăng tiền lương thấp hơn
tốc độ tăng năng suất lao động.

SV: Lương Thị Hạnh

11
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

1.3.3.3. Các hình thức trả công
Hình thức trả công theo thời gian
• Khái niệm: hình thức trả công theo thời gian là hình thức trả lương dựa trên
cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian (giờ,
ngày) thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thực hiện
công việc tối thiểu đã được xây dựng trước.
• Đối tượng áp dụng: lao động thực hiện các công việc sản xuất khó định mức
cụ thể, công việc đòi hỏi chất lượng cao hay công việc mà năng suất phụ thuộc vào

máy móc thiết bị. như cán bộ viên chức, công nhân sản xuất dây chuyền,…
• Ưu điểm: hình thức trả công này tạo điều kiện cho người giám sát nó tương
đối dễ hiểu, dễ quản lý và tính toán
• Nhược điểm: Tiền lương công nhân nhận được không gắn trực tiếp với chất
lượng thực hiện công việc trong một thời gian cụ thể, chỉ cho thấy sự hiện diện của
người lao động dẫn đến khó nhận biết sự cố gắng của từng lao động, không khích lệ
người lao động tâm huyết với công việc đười giao dẫn đến chán nản, giảm năng
suất lao động
• Có 2 cách tính lương theo thời gian:
- Trả công theo thời gian đơn giản:
Tiền lương = Thời gian làm việc x Mức lương trên đơn vị thời gian
- Trả công theo thời gian có thưởng: bằng tiền công tính theo thòi gian đơn
giản cộng với tiền thưởng dựa trên năng suất lao động
Trả công theo sản phẩm
• Theo phương pháp này tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp
vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất và đơn giá tiền công cho một đơn vị sản phẩm.
Công thức:
TC= ĐG x Qt t
TC: tiền công
ĐG : đơn giá trên 1 đơn vị sản phẩm
Qtt : số lượng sản phẩm thực tế.
SV: Lương Thị Hạnh

12
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai


• Đối tượng áp dụng : các công việc mà ở đó dây chuyền sản xuất đảm bảo
hoạt động liên tục, các công việc có thể định mức được, lặp đi lặp lại và không
đòi hỏi trình độ lành nghề cao, năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ
lực của người lao động và việc tăng năng suất không ảnh hưởng lớn tới chất
lượng của sản phẩm
• Ưu điểm :hình thức trả công theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích tài
chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động, đây cũng là
phương pháp đơn giản dễ tính toán.
• Nhược điểm : nó có thêt khiến người lao động quá chú trọng vào số lượng
mà ít quan tâm tới chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hợp lý
máy móc thiết bị.
• Có 5 chế độ trả công theo sản phẩm :
- Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân : áp dụng với những công
nhân sản xuất chính, công việc của họ mang tính chất độc lạp tương đối, có thể định
mức, kiểm tra, nghiệm thu riêng biệt
Đơn giá cố định sẽ được tính theo công thức sau đây
ĐG= L : Q hoặc ĐG= L x T
Trong đó :
ĐG : đơn giá
L : mức lương cấp bậc của công việc
Q : mức sản lượng
T : mức thời gian tính theo giờ
- Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể : áp dụng với công việc cần một nhóm
công nhân thực hiện, cần có sự phối hợp giữa các công nhân, năng suất lao động
phụ thuộc vào tất cả mọi người ;
Đơn giá được tính theo công thức :
ĐG = Lbq x T
Lbq : mức lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ
T : mức thời gian của sản phẩm

- Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp : áp dụng cho công nhân phụ,
kết quả làm việc của họ không ảnh hưởng nhiều tới kết quả hoạt động của công
nhân chính,
Đơn giá được tính theo công thức :
SV: Lương Thị Hạnh

13
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

ĐG : đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp
L : lương cấp bậc của công nhân phụ
Q : mức sản lượng của công nhân chính
M : số máy phục vụ cùng loại
- Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng : tiền thưởng căn cứ vào số sản
phẩm hoàn thành vượt mức

Lth : tiền công trả theo sản phảm với đơn giá cố định
m : %tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu
h :% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
- Chế độ trả công khoán : khoán từng bộ phận công việc cho người lao động,
nhận lương khi hoàn thành phần việc

SV: Lương Thị Hạnh

14

Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP: NHÀ MÁY BÊ TÔNG CỔ LOA
2.1. Tổng quan về Chi nhánh Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công
nghiệp: Nhà máy bê tông – kết cấu thép xây dựng Đông Anh
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên đơn vị :

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công

nghiệp : nhà máy Bê tông – Kết cấu thép xây dựng Đông Anh
Địa chỉ :

Tổ 12 – Thị trấn Đông Anh – huyện Đông Anh –

TP. Hà Nội.
Điện thoại:

043 9650847

Người đại diện:
Mã số thuế:


Ông Lê Văn Ba

- Fax: 3.9650847
- Chức vụ: Giám đốc

4600255511-005

Tài khoản số 01:

102010001890178

Tại Ngân hàng:

Viettinbank Thái Nguyên

Tài khoản số 01:

21410000003016

Tại Ngân hàng: Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.
Email :



Trực thuộc đơn vị : Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp.
Địa chỉ: đường Cách mạng tháng 8-Phường Trung Thành- tp. Thái Nguyên
2.1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tôngkết cấu thép xây dựng Đông Anh tiền thân là Xí nghiệp Vật liệu cơ giới xây dựng
Đông Anh được thành lập theo quyết định 238C /QĐ- TTC ngày 28 tháng 2 năm
1997 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam. Sau đó chuyển

đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 16/QĐIMC-HĐQT ngày 05/05/2006 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và
SV: Lương Thị Hạnh

15
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

sản xuất công nghiệp mang tên Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công
nghiệp: nhà máy bê tông Cổ Loa. Nay được thành lập lại và đổi tên thành Chi nhánh
Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây
dựng Đông Anh theo quyết định số 103/ QĐ- IMC- HĐQT ngày 09/9/2013 của Hội đồng
quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp (IMC).
Đăng ký kinh doanh lần đầu số 0113012463 ngày 30/5/2006 do sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Đăng kí kinh doanh lần thứ 2 số 4600522211-005 ngày 18/9/2013 do sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Chi nhánh có con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, thực
hiện chế độ hạch toán, hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và
theo quy chế hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp (IMC)
Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tôngkết cấu thép xây dựng Đông Anh có đội ngũ CBCNV trên 130 người gồm kỹ sư, củ
nhân kinh tế các ngành, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, sản xuất
những sản phẩm đảm bảo chất lượng, thi công xây lắp xử lý nền móng các công
trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị
và các khu công nghiệp, xây dựng các nhà xưởng khung thép tiền chế, các kết cấu
thép phi tiêu chuẩn…
Trong những năm qua nhờ thường xuyên đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới

công nghệ, đầu tư trng thiết bị xây dựng tiên tiến, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán
bộ quản lý các cấp, đào tạo mới và đào tạo kèm cặp đội ngũ công nhân kỹ thuật các
chuyên ngành, sắp xếp củng cố bộ máy tổ chức trong toàn Nhà máy, sản xuất kinh
doanh của Nhà máy không ngừng tăng trưởng ổn định sản phẩm của nhà máy đã
chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường phía Bắc. Nhà máy đã trúng thầu xây dựng
nhiều công trình trong nước và công trình có vốn liên doanh với nước ngoài có giá
trị lớn. Tất cả các sản phẩm Nhà máy tham gia thi công các công trình trên đều đảm
bảo được chất lượng, đạt tiến độ thi công và các yêu cầu kỹ thuật, được chủ đầu tư
đánh giá cao.
SV: Lương Thị Hạnh

16
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

2.1.1.2. Phạm vi hoạt động và năng lực thi công của Chi nhánh
Phạm vi hoạt động
Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tôngkết cấu thép xây dựng Đông Anh có chức năng hoạt động chủ yếu là:

- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép tiền chế, phi tiêu chuẩn phục vụ
cho xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Các sản phẩm chủ yếu như: Các
loại cọc móng bê tông cốt thép, ống cống thoát nước, các loại kết cấu bê tông đúc sẵn,
và các loại cấu kiện khác. Hiện nay mới có thêm sản phẩm gạch bê tông.
- Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép như: khung nhà thép, dầm thép tiền chế,
kết cấu thép phi tiêu chuẩn.
- Thi công đóng, ép cọc, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp,

Khu đô thị.
- Thi công xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như:
nhà xưởng khung thép, nhà thấp tầng khung thép, …
Năng lực sản xuất và thi công.

- Sản xuất bê tông đúc sẵn: công suất nhà máy 30.000m3 /năm
Mặt bằng nhà xưởng, kho bãi:15000m2
o Sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn: cọc móng, panel, tuyel kỹ thuật.
o Sản xuất các loại ống cống thoát nước bằng công nghệ ly tâm từ D300 đến
D1250
o Sản xuất các loại ống cỗng thoát nước bằng công nghệ va rung từ D1000
đến D2000.
o Sản xuất gạch bê tông.
- Sản phẩm kết cấu thép tiền chế:3.000 nghìn tấn/năm.
Mặt bằng nhà xưởng sân bãi: 6000m2
o Sản xuất kết cấu thép: chế tạo khung nhà công nghiệp, dầm thép tiền chế,
kết cấu thép tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.
o Thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng: lắp đặt các cấu
kiện về bê tông, lắp dựng các khung nhà công nghiệp, hoàn thiện, lắp đặt các thiết
bị điện nước, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng
o Thi công gia cố nền móng công trình bằng phương pháp hạ cọc bê tông cốt thép.

SV: Lương Thị Hạnh

17
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

2.1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Stt

CHỈ TIÊU

NĂM
2012
THỰC
HIỆN

KẾ
HOẠCH

THỰC
HIỆN

KẾ
HOẠCH

Tr đ

21 237

27 257

30 089


70 700

112417

97 500

110,4

Tr đ

18 237

25 757

24 216

65 700

90 340

78 500

Tr đ

3000

1 500

5 873


5 000

18 025

Tr đ

-

-

-

Tr đ

23 086

27 150

29 969

Tr đ

21 458

24 500

ĐƠN
VỊ


NĂM 2013

NĂM
2015
KẾ
HOẠCH

NĂM 2014
THỰC
HIỆN

SO SÁNH %
TH2013/
KH2013

TH2013/
TH2012

TH2014/
KH2014

TH2014/
TH2013

KH2015/
TH2014

141,7

159,0


373,6

86,7

94,0

132,8

137,5

373,1

86,9

17 000

391,5

195,7

360,5

306,9

94,3

4 052

2 000


-

-

-

-

49,4

70 000

90 343

90 637

110,4

129,8

129,1

299,0

100,3

26 230

64 000


71 273

71 364

107,1

122,2

111,4

260,6

100,1

1

Giá trị tổng sản
lượng
Giá trị SX công
nghiệp
Giá trị xây lắp
Giá trị kinh doanh
d.vụ
Tổng doanh thu
(Dthu)
Dthu SX công nghiệp

2


Dthu xây lắp

Tr đ

-

1 500

2 531

4 600

15 414

15 455

168,7

-

342,5

609,0

100,3

3

Dthu kinh doanh d.vụ


Tr đ

-

-

-

-

3 656

1 818

-

-

-

-

49,7

4

Tr đ

1 628


1 150

1 208

1 500

-

2 000

105,0

74,2

-

-

-

M3

3 198

4 482

3 995

3 700


4 309

7 000

89,1

124,9

116,5

109,1

162,5

2

Dthu khác
Sản phẩm SX chủ
yếu
Kết cấu bê tông đúc
sẵn
Kết cấu thép

Tấn

226

650

553


3 000

2 784

3 000

85,1

244,2

92,8

503,4

107,8

3

Gạch bê tông

viên

-

-

-

-


6 647

10 000

-

-

-

-

150,4

IV.

Lao động bình quân

Người

68

100

105

147

132


243

105,0

154,4

89,8

114,8

184,1

Thu nhập bình quân

1000đ

2 904

3 031

3 485

4 762

5 335

5 654

115,0


177,8

112,0

165,6

106,0

I.
1
2
3
II.

III.
1

-

Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012,2013,2014 của Nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh
SV: Lương Thị Hạnh

18

Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

 Nhận xét
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Nhà máy, cùng với những
đổi mới trong tư duy sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, hoạt động sản xuất kinh
doanh của chi nhánh công ty cổ phần dầu tư và sản xuất công nghiêp: Nhà máy bê
tông và kết cấu thép xây dựng Đông Anh luôn tăng trưởng và hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao.
Các số liệu trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy bê tông
và kết cấu thép xây dựng Đông Anh trong những năm gần đây luôn tăng và vượt
mức kế hoạch. Đặc biệt là năm 2014, kết quả thực hiện luôn vượt kế hoạch,như giá
trị tổng sản lượng đã đạt 159,0% kế hoạch, doanh thu đạt 129,1% so với kế hoạch,
dẫn đến tăng lợi nhuận, thu nhập bình quan của người lao động cũng đạt 112% so
với kế hoạch. So sánh kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh giữa các năm: năm
2013 so với năm 2012 tỷ lệ thực hiện luôn đạt trên 100%, như giá trị tổng sản lượng
đạt 141,7%, doanh thu đạt 129,8%, thu nhập bình quân đạt 177,8%; năm 2014 so
với năm 2013 tỷ lệ này tăng lên gấp nhiều lần như, giá trị tổng sản lượng đạt
373,6%, doanh thu đạt 299,0%. Những kết quả tốt dẹp ấy hứa hẹn còn tăng trong
những năm tiếp theo. Những con số trên khẳng định Chi nhánh Công ty Cổ phần
Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh
đã có những bước tiến vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập
bình quân của người lao động hầu như đề vượt kế hoạch và tăng qua các năm cụ thể
năm 2012 thu nhập bình quân đạt 2 904000 đồng, năm 2013 là 3485000 đồng ( tăng
77,8% so vơi năm 2012) vượt kế hoạch 15%. Năm 2014 thu nhập bình quân của
người lao động là 5 335 000 đồng ( tăng 65,6% so với cùng kỳ), vượt 12% so với kế
hoạch đặt ra.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do nhà máy đã có nâng cấp về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồng thời trong năm qua Nhà máy liên tục nhận được nhiều
hợp đồng lớn đặc biệt là sản phẩm kết cấu thép, dẫn đến giảm thời gian không hoạt
động của máy móc cũng như tránh được tình trạng thiếu việc làm cho công nhân

như các năm trước. Bên cạnh đó ban lãnh đạo Nhà máy đã thực hiện tổ chức sản
SV: Lương Thị Hạnh

19
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

xuất những mặt hàng mới, những sản phẩm phụ tận dụng nguồn lực và nguyên liệu
sẵn có để tăng thêm doanh thu cho công ty. Từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời
sống cho người lao động.
2.1.2. Đặc điểm của Công ty
2.1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Về đặc điểm cơ cấu tổ chức của Nhà máy: Đứng đầu là Giám đốc Nhà máy,
giúp việc cho Giám đốc có 1 Phó Giám đốc và 4 phòng nghiệp vụ. Nhà máy là chi
nhánh trực thuôc Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp (IMC)
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công
nghiệp:nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh được thể hiện qua Sơ đồ 1
theo tài liệu của Phòng Tổ chức - Hành chính của Nhà máy cung cấp (xem Sơ đồ 1).

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh

Giám đốc nhà máy

Phó giám đốc nhà
máy


Phòng
KT_TC

Xưởng
kết cấu
thép

Xưởng bê
tông đúc
sẵn

SV: Lương Thị Hạnh

Phòng
TCHC

Phòng
KHSX

Đội lắp
dựng kết
cấu thép

Phòng
Thị trường

Đội thi công
bê tông đúc
sẵn


Đội
Xây lắp

20
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy theo cơ cấu trực tuyến tham mưu.
Ban Giám đốc Nhà máy trực tiếp lãnh đạo, quản lý chung mọi hoạt động của
Nhà máy. Các phòng chức năng được tổ chức theo mảng nghiệp vụ chuyên môn
có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý điều hành toàn bộ hoạt
động của Nhà máy.
2.1.2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Số lượng lao động
Bảng2.2. Số lượng lao động bình quân qua các năm
Đơn vị: Người
Năm

2012

2013

2014

68


105

132

Số lượng lao động (người)

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện lao động tiền lương tại Chi nhánh Công ty
Cổ phần Đầu tư và sản xuất công nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng
Đông Anh năm 2012,2013,2014
Công ty hoạt động lâu năm, tuy nhiên những năm gần đây Nhà máy đã điều
chỉnh mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm dịch vụ do đó số lượng lao động
bình quân giai đoạn 2012- 2014 có sự thay đổi lớn. Cụ thể số lượng lao động năm 2013
tăng 37người (54%) so với năm 2012, năm 2014 tăng 26 người (24,7%) so với năm
2013. Số lượng lao động từng thời kì đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho hoạt động kinh
doanh sản phẩm bê tông và kết cấu thép, phù hợp với cơ cấu hoạt động của công ty.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2014
Độ tuổi
Dưới 45
Từ 45 đến 60

Số lượng(người)
%
121
91,67
11
8,33
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính

Người lao động tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất công

nghiệp: nhà máy bê tông- kết cấu thép xây dựng Đông Anh phần lớn là những
người dưới 45 tuổi
SV: Lương Thị Hạnh

21
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

Lực lượng lao động từ 45 đến 60 tuổi chủ yếu là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật. Số lao động này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong Công ty (8,33%), nhưng lại nắm
giữ những vị trí quản lý quan trọng.Cùng với tuổi đời, tuổi nghề, họ có rất nhiều
kinh nghiệm trong công tác. Lực lượng lao động này đã trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm của nền kinh tế nói chung và nhà máy nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh
những kinh nghiệm tích lũy được, một số người vẫn giữ quan điểm bảo thủ, quan
liêu, làm việc theo lối tư duy cũ không có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công việc.
Lực lượng lao động dưới 45 tuổi chiếm đa số trong lao động của Công ty
(91,67%). Đây là nguồn nhân lực trẻ, chủ yếu và chiến lược cho sự phát triển của
Công ty. Họ công tác ở rất nhiều vị trí: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ
nghiên cứu trong những phòng chức năng cho tới những công nhân làm việc trực
tiếp tại các xưởng sản xuất, đội thi công. Họ giữ vai trò quan trọng trong việc thực
hiện thành công các mục tiêu chiến lược của Công ty cũng như Nhà máy đề ra. Tuy
nhiên do tuổi đời còn trẻ nên vốn sống và kinh nghiệm trong công tác của họ vẫn
còn thiếu. Nhưng bù lại họ có tuổi trẻ, nhiệt huyết và năng động trong cơ chế thị
trường, dám nghĩ, dám làm. Chính vì thế có thể nói chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của Nhà máy chính là sự kết hợp hài hoà giữa hai lực lượng lao động này
để bổ sung những khuyết thiếu thế hệ, tạo nên nguồn nhân lực vững mạnh cho Công

ty nói chúng và nhà máy nói riêng.
Cơ cấu lao động theo giới
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2014
Giới tính
Nam
Nữ

Số lượng (người)
%
115
87,12
17
12,88
Nguồn: Báo cáo lao động năm 2014

Với đặc điểm, tính chất công việc tại nhà máy, phần lơn là công nhân làm việc
nặng nhọc, độc hại khi tiếp xúc nhiều với bụi, ánh sáng hàn kim loại cũng như âm
thanh ồn ào tại xưởng sản xuất, do vậy, nghiên cứu dưới góc độ giới tính, nguồn
nhân lực của Nhà máy cũng có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực khác. Cụ thể, lao động nam chiếm đa số trong cơ cấu lao
SV: Lương Thị Hạnh

22
Lớp: Quản trị nhân lực 53A


×