Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ LIÊN KẾT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
SẢN PHẨM DỪA TẠI TỈNH BẾN TRE

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60340102

Học viên thực hiện: PHAN VĂN NI
Mã số học viên: 0231245024
Khóa học: 2014-2016
Giáo viên hƣớng dẫn : TS VÕ THÀNH KHỞI

Vĩnh Long, tháng 6 năm 2016


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABSTRACT
TÓM TẮT
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 4
1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................... 5
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 6
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 7
2.1.1 Chuỗi cung ứng.......................................................................................... 7
2.1.2 Liên kết trong chuỗi cung ứng ................................................................. 12
2.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng.................. 14
2.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu đề xuất ................ 17
TÓM TẮT CHƢƠNG 2.......................................................................................... 19
Chƣơng 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 20
3.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 20
3.1.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 20

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang i


3.1.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 22
3.1.3 Lý thuyết các phƣơng pháp phân tích ...................................................... 23
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 26
3.2.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 26

3.2.2 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 27
3.2.3 Thiết kế nghiên cứu chính thức ................................................................ 28
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 34
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 35
4.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẾN TRE VÀ NGÀNH DỪA BẾN TRE ............. 35
4.1.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre ...................................................................... 35
4.1.2 Tổng quan về ngành dừa tỉnh Bến Tre ..................................................... 36
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỪA TẠI
TỈNH BẾN TRE .................................................................................................. 37
4.2.1 Sơ đồ tổng quát chuỗi cung ứng dừa Bến Tre .......................................... 37
4.2.2 Các dòng sản phẩm chính ........................................................................ 39
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LIÊN KẾT TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỪA TẠI TỈNH BẾN TRE......................... 42
4.3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......................... 42
4.3.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).................... 44
4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng hồi quy bội .................................... 48
4.3.4 Đánh giá chung những nhân tố ảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi
cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre .......................................................... 52
4.3.5 Đánh giá mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản
phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre ................................................................................ 56
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 58
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................... 59
5.1 KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................................................... 60
5.2.1 Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị ................................................................... 60

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang ii



5.2.2 Dự báo nhu cầu thị trƣờng ....................................................................... 66
5.2.3 Mục tiêu và định hƣớng phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020
.......................................................................................................................... 67
5.2.4 Đề xuất hàm ý quản trị tăng cƣờng sự liên kết nhằm hoàn thiện chuỗi
cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre .......................................................... 68
5.3 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 81
5.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan: cần sớm ban hành
pháp lý giúp các doanh nghiệp thuận lợi sản xuất – kinh doanh ....................... 81
5.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội dừa: cần phải là cầu nối để các doanh nghiệp
trong ngành trao đổi, chia sẻ những thông tin, lắng nghe khó khăn vƣớng mắc
của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất – kinh doanh ............................ 85
5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
............................................................................................................................. 86
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 .......................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Mô tả cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................ 22
Bảng 3.2: Thành phần của thang đo sự liên kết chính thức đối với các doanh nghiệp
sơ chế dừa và nhà phân phối dừa ............................................................................. 31
Bảng 3.3: Thành phần của thang đo sự liên kết chính thức đối với nhà cung cấp
nguyên vật liệu dừa ................................................................................................. 33

Bảng 4.1: Đánh giá chung về sự liên kết của nhà cung ứng nguyên vật liệu trong
chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre ....................................................... 53
Bảng 4.2: Đánh giá chung về sự liên kết của doanh nghiệp sơ chế dừa trong chuỗi
cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre ................................................................. 54
Bảng 4.3: Đánh giá chung về sự liên kết của nhà phân phối trong chuỗi cung ứng
sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre ................................................................................. 55
Bảng 5.1: Tổng hợp ý kiến của nhà quản lý/chủ cơ sở các doanh nghiệp sơ chế dừa,
nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà phân phối để nâng cao sự liên kết trong chuỗi
cung ứng dừa tại tỉnh Bến Tre ................................................................................. 66

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang iv


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 18
Hình 3.1: Tiến trình nghiên cứu .............................................................................. 26
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................... 29
Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tỉnh Bến Tre .................................. 38
Hình 4.2: Các sản phẩm chính từ cây dừa tại Bến Tre............................................. 41
Hình 4.3: Đánh giá mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản
phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre ....................................................................................... 56

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CT

Competition

Cạnh tranh

CSCP

Government Policy

Chính sách Chính phủ

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


KMO

Kaiser – Meyer – Olkin

Chỉ số KMO
Mức độ tín nhiệm

MDTN
TSGD

Frequency Trading

HVTH: PHAN VĂN NI

Tần suất giao dịch

Trang vi


ABSTRACT

The study was carried out for the purpose of determinin that affect the
combination of the factors in the supply chain coconut products in Ben Tre. The
results of the study have shown the real activity of the factors in the supply chain
coconut products in Ben Tre and offer advantages and disadvantages to develop the
supply chain coconut products in Ben Tre nowadays.
At the same time, research results also identified the factors affecting the
combination of the factors in the supply chain coconut products in Ben Tre as
follows: (1) For the material suppliers, affected by 3 factors were Frequency

trading (greatest impact); Credibility and cultural links; Competitive factors; (2)
For primary processed coconut enterprises, the combination affected by two factors
were

the level of trust and cultural links (greatest impact); (3) For product

distributors the combination affected by two factors as frequency trading (greatest
impact) and trust culture.
On the basis of analysis, the solutions are proposed in order to offer two
solutions to material suppliers, product distributors and solutions to primary
processing enterprise. On solutions above, the authors suggest some proposals to
implement the measures well to the Government and Ben Tre Coconut Association
to strengthen the combination of the factors in the supply chain coconut products in
the future.

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang vii


TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục đích xác định những nhân tố ảnh
hƣởng đến sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh
Bến Tre. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng hoạt động của các tác nhân trong
chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre và đƣa ra những thuận lợi, khó khăn
để phát triển chuỗi cung ứng dừa của tỉnh Bến Tre hiện nay.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến sự
liên kết của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa nhƣ sau: (1) Đối với
nhà cung ứng nguyên vật liệu thì sự liên kết bị ảnh hƣởng bởi 3 nhân tố là tần suất
giao dịch (tác động lớn nhất); Sự tín nhiệm và văn hóa liên kết; Nhân tố cạnh tranh;

(2) Đối với doanh nghiệp sơ chế dừa, sự liên kết bị ảnh hƣởng bởi 2 nhân tố là mức
độ tín nhiệm và văn hóa liên kết (tác động lớn nhất); (3) Đối với nhà phân phối sản
phẩm thì sự liên kết bị ảnh hƣởng bởi 2 nhân tố là tần suất giao dịch (tác động lớn
nhất) và văn hóa tín nhiệm.
Dựa trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra hai nhóm hàm ý quản trị cho nhà cung ứng
nguyên vật liệu, nhà phân phối sản phẩm và nhóm giải pháp cho doanh nghiệp sơ
chế dừa từ các giải pháp nêu trên thì tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm thực
hiện tốt các giải pháp đã nêu ra đối với Chính phủ và Hiệp hội dừa tỉnh Bến Tre để
tăng cƣờng sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng dừa trong thời gian tới.

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang viii


Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bến Tre đƣợc mệnh danh là “xứ dừa” bởi tỉnh có khoảng 63.000ha dừa,
chiếm trên 1/3 diện tích dừa cả nƣớc và ngành dừa luôn đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh1.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có khoảng 2000 cơ sở chế biến dừa trong
đó có một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ khá tiên tiến, thu hút
đƣợc gần 23.000 lao động2. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến dừa ở tỉnh
Bến Tre có sự phát triển khá nhanh và toàn diện, sản phẩm dừa đa dạng và đƣợc chế
biến ở các cấp độ khác nhau. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến dừa đã tiêu thụ
đƣợc 80% tổng lƣợng dừa thu hoạch trên địa bàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp
của ngành sơ chế dừa thu hoạch trên địa bàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của
ngành dừa tăng trƣởng bình quân 10,3% (giai đoạn 2011 – 2013) và chiếm trên 18%
giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa tăng

trƣởng bình quân 12,5%/năm. Trong năm 2014, ƣớc tính đạt trên 138 triệu USD,
chiếm tỷ trọng 30% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh. Thị trƣờng xuất khẩu các
sản phẩm dừa tăng khá nhanh, từ 48 nƣớc và vùng lãnh thổ năm 2005, tăng lên 77
nƣớc và vùng lãnh thổ năm 20143.
Tuy nhiên, các hoạt động của thƣơng nhân Trung Quốc chƣa đƣợc kiểm soát
chặt chẽ đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp thu mua và chế biến dừa trong tỉnh.
Ngoài ra, sự liên kết của các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh và một số tỉnh có
trồng dừa còn lỏng lẻo, “đèn nhà ai nấy sáng”, thậm chí đã xuất hiện việc cạnh
tranh không lành mạnh trong mua bán các sản phẩm dừa với đối tác nƣớc ngoài,

1

Khu nghỉ dƣỡng Mỹ An, Lễ hội dừa Bến Tre lần IV – 2015. [Đọc từ: (Đọc ngày: 05/06/2015)
2
Thùy Dƣơng (2015), Vốn tín dụng cho ngành dừa còn hạn chế. [Đọc từ: (Đọc ngày: 05/06/2015).
3
Cẩm Trúc (2014), Để công nghiệp thực sự trở thành khâu đột phá. [Đọc từ:
(Đọc ngày: 05/06/2015).

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 1


làm cho các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh thƣờng bị rơi vào thế yếu, bất lợi
trong sản xuất, kinh doanh4. Đây sẽ là một trong những rào cản cản trở sự phát triển
của ngành sơ chế dừa ở trong nƣớc.
Do đó, muốn duy trì vị thế, nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh, mở rộng thị
phần, giảm bớt chi phí và giành thế chủ động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp
buộc phải hiểu rõ hơn ai hết về vai trò của chuỗi cung ứng. Thiết lập chuỗi cung

ứng thích hợp là một vấn đề có ý nghĩa sống còn của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để
các tác nhân trong chuỗi cung ứng có thể tăng cƣờng sự liên kết với nhau một cách
bền vững thì cần phải quan tâm đến mối quan hệ liên kết với những đối tác khác
trong ngành để có thể phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tế nhƣ trên thì tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre”
để làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn luận văn sẽ đóng góp thêm về vai trò của
sự liên kết trong chuỗi cung ứng và là cơ sở cho các doanh nghiệp sơ chế, nhà cung
ứng nguyên vật liệu và nhà phân phối dừa tham khảo để giúp họ có thể tồn tại và
phát triển bền vững trong tƣơng lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự liên kết trong chuỗi
cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre từ đó làm cơ sở đề xuất một số hàm ý quản
trị tăng cƣờng sự liên kết nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng dừa tại tỉnh Bến Tre
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm dừa của các
doanh nghiệp sơ chế với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà phân phối sản
phẩm dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu 2: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ tác động của chúng
đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre.
4

Trang tin xúc tiến thƣơng mại, Chương trình phát triên ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020. [Đọc từ:
(Đọc ngày: 05/06/2015)

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 2



Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm tăng cƣờng sự liên kết nhằm
hoàn thiện chuỗi cung ứng dừa tại tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm dừa của các doanh nghiệp
sơ chế, nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà phân phối nhƣ thế nào?
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung
ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre và mức độ tác động của từng nhân tố đó nhƣ
thế nào?
Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào sẽ phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp
trong ngành sơ chế dừa, nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà phân phối tăng
cƣờng sự liên kết để hoàn thiện chuỗi cung ứng dừa tại tỉnh Bến Tre trong thời
gian tới?
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.1 Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp sơ chế dừa, nhà cung cấp
nguyên vật liệu dừa và nhà phân phối dừa (có vốn sở hữu 100% của Việt Nam) tại
tỉnh Bến Tre. Đây là vùng tập trung đến 80% các doanh nghiệp sơ chế dừa, nhà
cung cấp nguyên vật liệu dừa và nhà phân phối dừa trên cả nƣớc và có đóng góp
vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.
1.4.1.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp trong đề tài đƣợc thu thập chủ yếu là các báo cáo của Tổng
cục thống kê tỉnh Bến Tre trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.
Số liệu sơ cấp trong đề tài đƣợc thu thập thông qua bảng khảo sát 203 doanh
nghiệp sơ chế dừa; 201 nhà cung cấp nguyên vật liệu dừa và 205 nhà phân phối dừa
trong năm 2016.
1.4.1.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào sự liên kết của chuỗi cung ứng sản phẩm dừa chủ

yếu thông qua mối quan hệ liên kết giữa 3 tác nhân cơ bản trong chuỗi bao gồm:

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 3


quan hệ giữa doanh nghiệp sơ chế dừa với cơ sở cung ứng nguyên liệu;
doanh nghiệp sơ chế dừa với nhà phân phối.
1.4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm
dừa tại tỉnh Bến Tre.
Bên cạnh đó, do hạn chế về nguồn lực kèm theo đó là sự tiếp cận với các
doanh nghiệp ngoài nƣớc rất khó khăn. Do đó, cỡ mẫu khảo sát chỉ tập trung vào
các doanh nghiệp sơ chế dừa, nhà cung cấp nguyên vật liệu dừa và nhà phân phối
dừa (100% vốn của Việt Nam) tại tỉnh Bến Tre.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
 Judith M. Whipple & Dawn Russell (2007), “Building supply chain
collaboration: a typology of collaborative approaches”, The Internationnal Journal
of Logistics Management, Vol. 18 Iss: 2, pp.174- 196. Tác giả sử dụng phƣơng
pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên sâu
nhằm khám phá 21 nhà quản lý từ 10 doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ khác nhau.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các giả định liên quan đến sự hợp tác trong chuỗi cung
ứng theo 3 loại: hợp tác theo quá trình, hợp tác theo sự kiện và hợp tác theo giao
dịch. Trong đó, hợp tác theo giao dịch là kiểu hợp tác phổ biến nhất hiện nay.
 Manoj Hudnurkar, Suresh Jakhar, Urvashi Rathod (2014), “Factors affecting
collaboration in supply chain: A literature Review”, Procedia – Social and
Behavioral Sciences 133, pp. 189 – 202. Tác giả chọn ngẫu nhiên 69 bài nghiên cứu
đƣợc công bố trên các tạp chí nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực hợp tác trong chuỗi
cung ứng từ đó tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích đã đƣa ra 28 yếu tố ảnh

hƣởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đã đƣợc xác định. Trong đó, yếu tố chia
sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng là đƣợc đánh giá cao nhất. Dựa trên cơ sở đó,
nhóm tác giả đã đƣa ra kết luận và hƣớng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.
 Togar M. Simatupang & Dr. R. Sridharan (2004), “Supply Chain
Collaboration”, Massey University. Nghiên cứu đƣa ra các hƣớng dẫn để đo lƣờng
sự mở rộng về hợp tác của nhà cung cấp và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng. Tác

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 4


giả đề xuất một danh mục hợp tác nhằm đo lƣờng mức độ thói quen hợp tác giữa
các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tin cậy và các
yếu tố nằm trong danh mục hợp tác tỷ lệ thuận với các kỹ thuật hoạt động. Bên cạnh
đó, các doanh mục đo lƣờng sự hợp tác của tác giả đƣợc sử dụng cho tất cả các tác
nhân trong chuỗi cung ứng nhằm xác định mức độ hợp tác và cải thiện sự hợp tác
theo hƣớng tốt nhất.
 Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hợp tác trong chuỗi cung ứng gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ”,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM. Mục tiêu của nghiên
cứu là tìm ra những nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA kết hợp với hồi quy
đa biến để đánh giá từng nhân tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng
gỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tín nhiệm, tần suất giao dịch, quyền lực, thuần
thục trong mối quan hệ, chiến lƣợc và văn hóa có ảnh hƣởng đến sự hợp tác trong
chuỗi cung ứng đồ gỗ tại vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, nhân tố quyền lực có tác
động mạnh nhất đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại vùng Đồng Nam Bộ.
1.6 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Kết cấu của đề tài gồm những nội dung nhƣ sau:

Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Trong chƣơng này, tác giả trình
bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; phạm vi nghiên
cứu; lƣợc khảo tài liệu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chƣơng này, tác
giả trình bày các khái niệm; cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu và đề
xuất mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Trong chƣơng
này, tác giả trình bày quá trình xây dựng thang đo sơ bộ và kết quả nghiên cứu sơ
bộ.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chƣơng này, tác giả trình
bày đặc điểm địa bàn nghiên cứu, thực trạng chuỗi cung ứng dừa tỉnh Bến Tre; phân

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 5


tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng dừa tại tỉnh Bến
Tre.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Trong chƣơng này, tác giả trình
bày tóm lƣợc kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý chính sách dựa trên kết quả
nghiên cứu, nêu ra những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu của
đề tài nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phàn nàn của khách hàng đối
với dịch vụ viễn thông di động Viettel trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; câu hỏi nghiên
cứu; phạm vi nghiên cứu bao gồm: phạm vi thời gian, phạm vi không gian, phạm vi
về nội dung; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài và kết cấu đề tài.


HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 6


Chƣơng 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Chuỗi cung ứng
2.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm,
thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng [17].
Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đƣa sản phẩm hay
dịch vụ ra thị trƣờng [21].
Chuỗi cung ứng là tập hợp của ba thực thể hoặc nhiều hơn liên quan trực
tiếp đến dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ
nguyên liệu đến khách hàng [23].
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp
đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất
và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, ngƣời bán lẻ và bản thân khách hàng.Hay
chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối các nhà cung cấp, khách
hàng, nhà sản xuất và các tổchức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh
doanh [13].
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân
phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến
khách hàng cuối cùng [29].
Tóm lại, chuỗi cung ứng của một sản phẩm là một quá trình bắt đầu từ
nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và đƣợc phân phối tới tay

ngƣời tiêu dùng nhằm đạt đƣợc mục tiêu của họ đã đề ra.
2.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự liên kết mang tính chiến lƣợc
của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lƣợc kết hợp trong các chức

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 7


năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh
doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài
hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung [24].
Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ nhiều chiều giữa các nhà
cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách hàng giá trị cao hơn với chi phí
ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng [12].
Tóm lại, quản lý chuỗi cung ứng là tập trung quản lý mối quan hệ giữa các
tác nhân trong thành phân chuỗi cung ứng.
2.1.1.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắc xích của một hay
nhiều chuỗi cung ứng khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lƣới phức tạp.
Và trong mỗi doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp hoạt động
với nhau để thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ bên
trong.Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng thông qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản
xuất với các doanh nghiệp cung ứng, phân phối, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ bên
ngoài chuỗi cung ứng. Một trong những thành tố trong chuỗi thƣờng đƣợc xem nhƣ
là nhân tố trung tâm (hạt nhân), do vậy trong một chuỗi bất kỳ luôn luôn có một
doanh nghiệp trung tâm với một sản phẩm chủ lực. Khi một tổ chức mô tả chuỗi cung
ứng riêng của họ, họ thƣờng tự xem xét nhƣ là một doanh nghiệp trung tâm để xác
định nhà cung cấp và khách hàng.Các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung

ứng có doanh nghiệp trung tâm đƣợc gọi là các thành viên của chuỗi cung ứng [30].
2.1.1.4 Phân loại chuỗi cung ứng
a) Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng liên kết
Chuỗi cung ứng liên kết đƣợc hiểu đơn giản bao gồm hai hoặc nhiều hơn các
doanh nghiệp làm việc độc lập với nhau nhằm lên kế hoạch và thực thi các hoạt
động trong chuỗi cung ứng sẽ đạt đƣợc thành công hơn là hoạt động riêng lẻ và các
chuỗi cung ứng liên kết thông thƣờng khác nhau do chính cấu trúc của chúng [30].
Chuỗi cung ứng tương tác

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 8


Đƣợc chia theo 4 mức độ hệ thống bao gồm:
-

Mức độ hệ thống 1: Chuỗi nội bộ trong doanh nghiệp.

-

Mức độ hệ thống 2: Quan hệ đối tác song phƣơng.

-

Mức độ hệ thống 3: Chuỗi mở rộng gồm nhà cung cấp, các nhà cung cấp của
nhà cung cấp, khách hàng và các khách hàng của khách hàng.

-


Mức độ hệ thống 4: Mạng lƣới các chuỗi nối liền với nhau [30].

b) Theo hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi
Theo Joseph [4, tr. 24-26] phân tích chuỗi cung ứng bằng cách đo lƣờng chi
phí hoạt động, số lƣợng lao động, các bƣớc trong quy trình, mức độ kiểm soát
nguồn nhân lực và phân chia thành 16 dạng chuỗi cung ứng qua đặc điểm sau:
-

Chuỗi cung ứng trong đó các chức năng hiện tại không tốt tức là không tạo ra

đƣợc các lợi thế cạnh tranh, không sử dụng đƣợc các dịch vụ hậu cần bên ngoài,
hoạt động chức năng không hiệu quả dễ bị tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh
và tài chính.
-

Chuỗi cung ứng bị nắm giữ bởi các tổ chức hậu cần bên ngoài hoạt động

chức năng không hiệu quả và bị thƣơng tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính.
-

Chuỗi hoạt động kém hiệu quả làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

làm tăng chi phí cố định, lƣơng công nhân lớn, nhiều cấp quản lý khó kiểm soát,
quá trình xử lý các công tác hậu cần tại trung tâm tốn nhiều thời gian từ đó làm chậm
hoạt động thu mua, sản xuất và bán hàng dẫn đến tồn kho lớn, tốc độ quay vòng
hàng tồn kho thấp.
-

Chuỗi hỗ trợ sản xuất: chi phí cố định cao, đƣợc thiết kế hỗ trợ sản xuất,


có thể đạt đƣợc hiệu quả sản xuất tối đa, có thể tạo đƣợc tối ƣu cục bộ bên trong và
bên ngoài mỗi nhà máy, có thể chuyển đổi sự tập trung các nguồn lực đến những
hoạt động và quy trình mang tính chiến lƣợc khác, có sự liên kết giữa việc lƣu
chuyển các nguồn lực với tồn kho, quản lý đơn hàng, có quan tâm vấn đềquản lý tài
sản, cải tiến cung cách phục vụ khách hàng.
-

Chuỗi cân bằng mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối: tích hợp dòng

nguyên liệu vật lý với dòng thông tin nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ, cân bằng

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 9


dòng sản xuất bên trong nhà máy với dòng vận chuyển bên ngoài. Dòng này bắt đầu
ở việc phân phối sản phẩm tới khách hàng, phản hồi thƣờng xuyên qua nhà máy sản
xuất và đôi khi đến cả quá trình mua hàng.
-

Chuỗi dự án hậu cần: tạo và cung cấp một cách hiệu quả những giá trị trong

dự án hậu cần, đáp ứng nhu cầu dự án tại thời điểm kết thúc, thiết lập khả năng
tích hợp với nhà cung cấp để thực hiện các mục tiêu dự án, vai trò của ngƣời thu
mua và nhà cung cấp rất quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian.
-

Chuỗi tiền đến tiền: Tập trung chủ yếu vào mục tiêu tài chính sau đó là dịch


vụ hậu cần, cuối cùng là xây dựng cả chuỗi, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp
đang hoạt động với số vốn âm. Sau đó sẽ nắm quyền phân phối sản phẩm đến khách
hàng, dòng sản phẩm lƣu chuyển rất nhanh, phần vốn đầu tƣ sẽ đƣợc rút ra và đƣa
vào nơi khác khi chuỗi cung ứng đã hoạt động hiệu quả.
-

Chuỗi điều phối: thƣờng thấy ở các tập đoàn đa quốc gia nơi có mức độ tập

quyền thấp, khó quản lý, hoạt động chức năng không hiệu quả, bị thƣơng tổn về
tài chính, chi phí cao, không tạo đƣợc các lợi thế cạnh tranh.
-

Chuỗi theo yêu cầu khách hàng: Liên minh chặt chẽ với khách hàng, sử dụng

các phần mềm trong quản lý, các đơn hàng thƣờng lớn, tập trung, yêu cầu doanh
nghiệp có hệ thống phục vụ khách hàng tốt, yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng
đáp ứng kinh doanh với các dạng khách hàng khác.
-

Chuỗi mở rộng: Vòng đời sản phẩm ngắn, tốc độ lƣu chuyển nhanh, sự tìm

kiếm lợi nhuận và giảm chi phí thông qua nỗ lực liên kết với các nhà cung cấp (cả
các nhà cung cấp thứ 2, 3) và khách hàng ở bất cứ nơi nào có thể, việc phân tích chi
phí và giá trị là chìa khóa của quyết định làm hay mua, tự sản xuất hay thuê ngoài.
-

Chuỗi có ƣu thế về thị trƣờng: Dùng ảnh hƣởng và các ƣu thế cạnh tranh của

mình nhằm giới hạn các khả năng của đối thủ để tránh các cuộc cạnh tranh trên

thị trƣờng hoặc lặp ra những rào cản về chi phí để ngăn chặn sự xâm nhập của các
đối thủ vào thị trƣờng, chuỗi dạng này không xem là hợp pháp ở một số quốc gia.
-

Chuỗi tích hợp: các doanh nghiệp tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và

khoảng cách giữa chúng, mỗi ngƣời trong chuỗi đƣợc lập thành những nhóm suốt từ

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 10


khách hàng tới nhà cung cấp, họ đƣợc yêu cầu xác định chi phí và tìm mọi cách để
giảm thiểu chúng, mỗi ngƣời vừa là nhân viên trong một tổ chức vừa là thành phần
của chuỗi.
-

Chuỗi tốc độ: tập trung vào việc phát triển sản phẩm, thị trƣờng đƣợc chọn

lựa trƣớc, thời gian đƣợc kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt mọi quá trình
trong chuỗi cung ứng, sản xuất linh hoạt kết hợp thuê ngoài.
-

Chuỗicải tiến: Dòng đời sản phẩm ngắn, doanh thu tập trung vào các sản

phẩm mới, việc phát triển các chu kỳ sản phẩm mới là liên tục, áp lực với bộ phận
nghiên cứu và phát triển cực kỳ lớn, nhà cung cấp thƣờng là những ngƣời cung cấp,
hỗ trợ các ý tƣởng, mối quan hệ với nhà cung cấp mang chủ đích tìm kiếm sự cải
tiến hơn là chỉ thƣơng lƣợng để mua với giá thấp nhất có thể.

-

Chuỗi giá trị: tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thông qua đối tác, liên minh cùng

liên kết làm việc với nhau hơn là đối đầu, nhiệm vụ mua hàng của bộ phận thu mua
sẽ giảm tính giao dịch đàm phán và tăng vai trò tạo dựng mối quan hệ lâu dài với
nhà cung cấp.
-

Chuỗi cạnh tranh bằng thông tin: lợi thế cạnh tranh là ở thông tin, dữ liệu

đƣợc tìm kiếm và xử lý trở thành thông tin, kiến thức, có khả năng “nhìn thấy” dữ
liệu ở hai đầu đặt hàng và cung cấp mở rộng hơn là có thể “thấy” tài nguyên và
dung lƣợng của những tổ chức khác khi cần, cần có cơ sở vật chất để phục vụ cho
việc mua bán và giao nhận các sản phẩm/dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin cao.
c) Theo đặc tính của sản phẩm
Theo Taylor [4, tr.26-27] có thể chia chuỗi cung ứng thành hai loại:
Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain): Các sản
phẩm thay đổi liên tục trên thị trƣờng (các loại chip, phần mềm tin học, quần áo thời
trang, đồ gỗ,…). Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin đƣợc chia sẻ tốt, thời gian
đáp ứng rất nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít.
Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain):
Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trƣờng ít biến động (lƣơng thực,
thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp,…). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi,

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 11



nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú
trọng tới việc giảm tồn kho và tăng chia sẻ thông tin giữa các thành viên với nhau.
2.1.2 Liên kết trong chuỗi cung ứng
2.1.2.1 Nội dung liên kết chuỗi cung ứng
Theo Togar & Sridharan (2004) cho rằng về cơ bản có 3 kiểu liên kết:
Liên kết theo chiều dọc (Vertical Collaboration): xảy ra khi tồn tại hai hoặc
nhiều hơn các tổ chức, chẳng hạn nhƣ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chuyên chở
và nhà bán lẻ chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin nhằm phục vụ cho các tổ
chức có liên quan tƣơng tự nhƣ ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Có thể hiểu liên kết dọc
là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm chi phí chuỗi, tạo đƣợc sự
đồng thuận trong chuỗi, thông tin thị trƣờng đƣợc chia sẻ giữa các tác nhân trong
chuỗi với mục đích sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và đặc biệt niềm tin trong
chuỗi rất cao.
Mối quan hệ theo chiều dọc bao gồm toàn bộ các mối quan hệ bên trong
doanh nghiệp, giữa các thành tố trong các lớp khác nhau. Một chuỗi dọc hoàn toàn
kết nối nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến khách hàng cuối cùng. Liên kết
dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm gia tăng vai trò ảnh hƣởng đến các nhân tố
khác trong nhiều lớp khác nhau. Liên kết dọc luôn luôn hƣớng vào cả mối quan hệ
giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu tiên và giữa nhà sản xuất với khách hàng
cuối cùng.
Liên kết theo chiều ngang (Horizontal Collaboration): xảy ra khi có hai hoặc
nhiều hơn các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, nhƣng liên kết với nhau
nhằm chia sẻ các thông tin hoặc nguồn lực nhƣ liên kết các trung tâm phân phối.
Hay nói một cách khác, liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một
công đoạn nhằm giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm.
Liên kết đa chiều (Lateral Collaboration): nhằm mục đích có đƣợc sự linh
hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực trong cả đặc trƣng của
liên kết chiều dọc và liên kết chiều ngang.

HVTH: PHAN VĂN NI


Trang 12


Ngoài ra còn có các loại liên kết khác dựa vào hình thức (thủ tục trao đổi
đƣợc cụ thể hóa ở mức độ cao), gồm hai loại: chuỗi cung ứng có liên quan đến việc
liên kết với các đồng minh nhƣ quan hệ đối tác giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp
(retailer-supplier partnership), liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ logistics,
nhà phân phối, dạng chuỗi cung ứng trong đó các nguồn lực đƣợc góp chung nhƣ
các thực thể cùng chức năng, chức năng chéo và phát triển các sản phẩm mới
song hành. Câu hỏi đặt ra là tại sao bất kỳ tổ chức nào cũng muốn thiết lập mối
liên kết liên kết với các tổ chức tƣơng tự để cạnh tranh trong các thị trƣờng tƣơng tự
nhau. Nguyên nhân chính là do lợi ích mang lại từ sự liên kết liên kết giữa các
tác nhân trong chuỗi cung ứng.
Tóm lại, từ các khái niệm trên thì tác giả đề xuất phạm vi nghiên cứu của
đề tài này là nghiên cứu sự liên kết giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng hƣớng
đến mối liên kết dọc. Trong đó: mối liên kết liên kết giữa ba tác nhân chủ yếu là
quan hệ giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp, quan hệ giữa nhà sản xuất với các
khách hàng.
2.1.2.2 Vai trò của liên kết trong chuỗi cung ứng
Việc liên kết trong chuỗi cung ứng sẽ tạo ra những thuận lợi cho các bên
nhƣ sau:
Đối với ngành: Sự liên kết trong chuỗi cung ứng của ngành tốt thì sẽ giúp
ngành nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả. Do các
thành viên tham gia liên kết chặt chẽ về phân công lao động từ đó mỗi thành viên sẽ
tự tìm công đoạn mà mình tham gia hiệu quả nhất để chủ động liên kết. Vì vậy,
nếu trong một ngành khi triển khai chuỗi cung ứng thể hiện sự liên kết thì quá trình
cơ cấu lại ngành đó sẽ diễn ra ở nhiều mặt nhƣ về phƣơng thức sản xuất, phân phối,
quy mô tiêu dùng nhằm hƣớng đến tính bền vững và khai thác triệt để lợi thế so sánh
của từng thành viên. Từ đó ngành sẽ đi vào hoạt động theo hƣớng tốt nhất và từng

bƣớc tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đối với doanh nghiệp: Sự liên kết giữa các doanh nghiệp càng cao trong
chuỗi cung ứng thì họ sẽ luôn liên kết chặt chẽ và cùng nhau hƣớng về cùng một

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 13


mục tiêu là chia sẻ lợi ích đạt đƣợc. Bên cạnh đó sự liên kết còn giúp cho các
doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh từ đó có thể tìm kiếm nhà phân phối lớn hơn.
Đồng thời, họ sẽ bắt kịp đƣợc các thông tin về nhu cầu và biến động thị trƣờng do
đƣợc các doanh nghiệp liên kết chia sẻ từ đó sẽ giúp cho họ có bƣớc chủ động trong
việc lên kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai.
2.1.2.3 Sự cần thiết của nghiên cứu liên kết chuỗi cung ứng
Do sự bất cân xứng giữa cung và cầu nên trong các chuỗi cung ứng luôn tồn
tại các mâu thuẩn. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau do mỗi chuỗi cung ứng bao
gồm các tổ chức hoạt động độc lập nhƣng lại có liên quan đến các dòng chuyển giao
về hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan cũng nhƣ dòng chảy về nguyên liệu
từ điểm xuất phát đến khách hàng cuối cùng. Các thành viên của tổ chức thƣờng trở
nên liên quan với nhau trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng để liên kết lên
kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng chảy một cách tốt nhất nhằm mục đích
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại, sự liên kết trong chuỗi cung ứng là rất cần thiết bởi vì liên kết trong
chuỗi cung ứng không chỉ giải quyết đƣợc làm thế nào để các thành viên chia sẻ
trách nhiệm và lợi ích thu đƣợc từ sự liên kết mà còn giải quyết đƣợc tính kém linh
hoạt trong quản lý giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Sự liên kết chặt chẽ giúp
các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ cân đối đƣợc cung – cầu một cách hiệu quả
và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi. Bên cạnh đó, sự liên kết còn giải quyết
các mâu thuẩn giữa các tác nhân từ đó mang lại nhiều lợi ích khác nhƣ: giảm

tồn kho, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng, sử dụng nhân sự hiệu quả hơn,
phân phối tốt hơn bằng cách giải số lần chu trình, tăng tốc thị trƣờng nhanh hơn, tập
trung mạnh hơn vào các năng lực cạnh tranh và cải thiện hình ảnh chung.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng
Thông qua phần lƣợc khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến
luận văn thì tác giả rút ra một số nhân tố đã đƣợc các nhà nghiên cứu phát hiện và
kiểm định thực tế bao gồm: tần suất giao dịch, chính sách của chính phủ, mức độ

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 14


tín nhiệm giữa các đối tác, văn hóa liên kết. Nhân tố cạnh tranh đƣợc lập luận trong
các bài viết học thuật nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
2.1.3.1 Tần suất giao dịch giữa các đối tác
Theo Cooper và ctg (1997) cho rằng giao dịch càng nhiều đƣa đến
hoạt động tƣơng tác càng lớn vì vậy một mối quan hệ gần gũi sẽ đảm bảo cho
giao dịch đó dễ dàng hơn [13].
Theo Sahay (2003) cho rằng mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng
phụ thuộc vào mức độ thƣờng xuyên tƣơng tác giữa các đối tác [29].
Theo công trình nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012) cho rằng tần
suất giao dịch giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng càng cao thì sự liên kết trong
chuỗi cung ứng sẽ càng lớn [4].
2.1.3.2 Yếu tố cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của các công ty có thể kích thích và hỗ trợ sự liên kết.
Lợi thế cạnh tranh là mức độ mà một tổ chức có thể tạo ra một vị trí đƣợc bảo hộ
hơn đối thủ cạnh tranh của nó [26].
Koufteros và ctg (1997) đã đƣa ra một khung nghiên cứu về khả năng
cạnh tranh và xác định các kích thƣớc, giá cả cạnh tranh, giá trị chất lƣợng

sản phẩm đến khách hàng, giao hàng đáng tin cậy và sản xuất luôn đổi mới theo
nhu cầu của thị trƣờng [20].
Theo Zhang, QY (2001) đã đo quan điểm của lợi thế cạnh tranh nhƣ:
giá cả/chi phí, chất lƣợng, giao hàng, đổi mới sản phẩm và thời gian để đáp ứng
nhu cầu thị trƣờng từ đó sẽ tạo ra đƣợc một mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh và
mức độ liên kết giữa các công ty [32].
2.1.3.3 Chính sách của chính phủ
Theo Cai và ctg (2010) thì cho rằng sự can thiệp của chính phủ vào các
hoạt động kinh doanh sẽ gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sự liên kết trong chuỗi cung
ứng [9].
Chính sách từ chính phủ bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau, tùy vào
từng ngành hàng mà chính sách của chính phủ sẽ quy định cụ thể những luật lệ

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 15


kinh doanh khác nhau.Nếu các chính sách của chính phủ trong lĩnh vực thuế quan
và phi thuế quan của đối tác phù hợp sẽ khuyến khích và mở ra nhiều cơ hội
giao dịch giữa các đối tác trong chuỗi. Các rào cản về thuế quan nhƣ tăng thuế
nhập khẩu làm hạn chế giao thƣơng, các rào cản phi thuế quan bao gồm các
quy định tiêu chuẩn kỹ thuật mà một đối tác phải đáp ứng đƣợc nhƣ về thiết kế
sản xuất, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác, kiểm định vệ sinh an toàn
thực phẩm [4, tr. 38].
2.1.3.4 Văn hóa liên kết
Theo Handfield và Bechtel (2002) cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp chỉ
đồng ý tham gia liên kết khi thấy đƣợc các lợi ích mà họ kỳ vọng ở tƣơng lai.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thƣờng xuyên phải đầu tƣ nhiều thời gian và
chỉ rõ đƣợc các lợi ích tiềm năng khi liên kết với nhau và quan trọng hơn phải có

thái độ tích cực nhằm hƣớng đến làm việc với nhau [27].
Theo Zelewski và cộng sự thì cho rằng văn hóa liên kết là tập hợp các
khả năng cụ thể, sự tự nguyện và nhận thức của doanh nghiệp trong sự liên kết với
các đối tác nhằm cung cấp các giải pháp hƣớng về khách hàng. Văn hóa liên kết
trong một doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của 7 nhân tố sau đây:
1. Cùng hƣớng đến một mục tiêu, nghĩa là các đối tác liên kết phấn đấu theo
đuổi mục tiêu liên kết chung;
2. Có những thỏa thuận về cách thức quản lý một cách tƣơng thích nhằm đƣa
đội ngũ nhân viên vào các vị trí liên kết với đối tác, khuyến khích làm việc
nhóm;
3. Phân công lao động giữa các đối tác trong chuỗi sẽ giảm khối lƣợng
công việc cho các bên trong quá trình liên kết;
4. Văn hóa liên kết dựa vào sự tín nhiệm giữa doanh nghiệp với các đối tác
khác trong chuỗi cung ứng;
5. Nếu đối tác tiếp cận với thông tin liên quan đến liên kết mà không bị thất lạc,
chậm chạp và bóp méo thì đã tồn tại tính minh bạch về truyền thông trong
chuỗi;

HVTH: PHAN VĂN NI

Trang 16


×