Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Động từ tiếng Nhật - Những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của Natsume Souseki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 208 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG THỊ MAI

§éNG Tõ TIÕNG NHËT- NH÷NG §ÆC TR¦NG
NG÷ NGHÜA, NG÷ DôNG THÓ HIÖN QUA C¸C
T¸C PHÈM TI£U BIÓU CñA NATSUME SOUSEKI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI-2016


VIN HN LM KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

TRNG TH MAI

ĐộNG Từ TIếNG NHậT- NHữNG ĐặC TRƯNG
NGữ NGHĩA, NGữ DụNG THể HIệN QUA CáC
TáC PHẩM TIÊU BIểU CủA NATSUME SOUSEKI
Chuyờn ngnh : Ngụn ng hc
Mó s

: 62 22 02 40

LUN N TIN S NGễN NG HC

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS Trn Th Chung Ton



H NI-2016

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Trương Thị Mai


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................8
1.2. Những vấn đề lí thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu.....................14
Chương 2: ĐỘNG TỪ XUẤT HIỆN TRONG CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA NATSUME SOUSEKI .......................................................................... 44
2.1. Kết quả thống kê chung .................................................................................44
2.1. Kết quả thống kê phân loại theo một số tiêu chí của luận án ...................44
Chương 3: ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG NHẬT TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ ĐỘNG TỪ TIÊU BIỂU ...................................... 62
3.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của động từ qua khảo sát một số động từ đa nghĩa .....62

3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của động từ qua khảo sát một số động từ đồng nghĩa .. 80
Chương 4: ĐẶC TRƯNG NGỮ DỤNG CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG NHẬT,
ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ CỦA N.SOUSEKI VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG
TRONG GIẢNG DẠY ................................................................................. 100
4.1. Hoạt động của một số động từ ngữ vi tiêu biểu ..................................... 100
4.2. Vai trò tạo liên kết và mạch lạc về tiêu điểm phát ngôn từ sự đối ứng nội
động - ngoại động ................................................................................................ 107
4.3. Dạng hoạt động của động từ - yếu tố góp phần chỉ xuất mối quan hệ và tính
cách của các nhân vật giao tiếp. ........................................................................... 118
4.4. Đặc trưng ngôn từ của N. Souseki qua cách sử dụng động từ ................... 134
4.5. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Nhật................... 143
KẾT LUẬN ................................................................................................... 149

ii


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 152
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 162

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNV:

Biểu thức ngữ vi


DT :

Danh từ

ĐT :

Động từ

ĐTLD:

Động từ lưỡng dụng

ĐTNV:

Động từ ngữ vi

HVTL:

Hành vi tại lời

NĐT:

Nội động từ

NGĐT:

Ngoại động từ

N.Souseki :


Natsume Souseki

Botchan:

Botchan (Cậu ấm ngây thơ)

Kokoro :

Kokoro (Nỗi lòng)

Sorekara :

Sorekara (Từ đó)

Waga:

Wagahai wa neko de aru (Tôi là mèo)

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1: Thời của động từ tiếng Nhật

17


Bảng 1.2: Thời và thể trong tiếng Nhật
Bảng 1.3: Các cấp độ biểu hiện thể trong tiếng Nhật
Bảng 1.4: Dạng và hình thức biểu hiện dạng trong tiếng Nhật

19
19
20

Bảng 1.5: Tình thái và hình thức biểu hiện trong tiếng Nhật

21

Bảng 1.6: Dạng thức biến hình theo phạm trù lịch sự của ĐT tiếng Nhật

22

Bảng 1.7: Sự tương ứng giữa vai nghĩa và hình thức biểu đạt theo đề nghị của
Ooduka (2011)
31
Bảng 2.1: Phân loại động từ theo nguồn gốc của các yếu tố tham gia tạo từ
Bảng 2.2: Phân loại động từ theo cấu trúc nội tại
Bảng 2.3: Tần suất sử dụng của các động từ
Bảng 2.4: Danh sách 63 động từ có số lần xuất hiện cao nhất (trên 50 lần)
Bảng 2.5: Danh sách các động từ có số lần xuất hiện cao nhất theo nhóm

44
45
48
51
53


Bảng 2.6: Kết quả thống kê động từ thuần Nhật theo tiêu chí nội động - ngoại động

54

Bảng 2.7: Các cặp động từ đối ứng tiêu biểu
Bảng 3.1 : Đặc điểm cấu trúc tham tố của động từ suru
Bảng 3.2 : Đặc điểm cấu trúc tham tố của động từ aru
Bảng 3.3: Đặc điểm cấu trúc tham tố của động từ iu
Bảng 3.4: Bảng đối chiếu nghĩa từ điển của suru, okonau, yaru
Bảng 3.5: Đặc điểm danh từ làm thành vai đối tượng cho suru, yaru, okonau khi
chúng cùng thể hiện ý nghĩa “làm, thực hiện hành hoạt động gì”
Bảng 3.6: Bảng đối chiếu nghĩa từ điển của iu, hanasu, shaberu, kataru

58
64
74
78
81
82
85

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát tham tố đối tượng, tiếp thể của iu, hanasu, shaberu,
kataru
87
Bảng 3.8: Bảng đối chiếu nghĩa từ điển của omou và kangaeru
92
Bảng 3.9: Cấu trúc sử dụng của omou và kangaeru trong ngữ liệu
92
Biểu đồ 2.1. Cấu tạo của động từ ghép thuần Nhật

46
Biểu đồ 2.2. Cấu tạo của các ĐT ghép gốc Hán
46
Biểu đồ 2.5. Các động từ thuần Nhật từ góc độ nội động – ngoại động
55

v


MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, trong những năm gần đây số người học tiếng Nhật ở Việt Nam
tăng lên nhanh chóng. Sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng nở rộ
với hàng loạt các tác phẩm văn học Nhật Bản được dịch sang tiếng Việt và được
độc giả Việt Nam đón nhận tích cực. Trong bối cảnh như vậy, việc tìm hiểu tiếng
Nhật ở góc độ lí luận, có gắn kết với thực tiễn thông qua các tác phẩm văn học
Nhật Bản là một hướng đi thích ứng và cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả cho
công tác nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nhật cũng như trích giảng văn học Nhật
Bản cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật tại Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỉ XX, đã có một số công trình nghiên
cứu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Nhật Bản. Hầu hết các nghiên cứu
này đều được thực hiện dưới góc độ nghiên cứu văn học và được tiến hành trên
ngữ liệu là các văn bản dịch vòng từ các thứ tiếng khác như tiếng Nga, tiếng Anh,
tiếng Pháp… sang tiếng Việt. Cho tới nay, nghiên cứu các tác phẩm văn học Nhật
Bản trên cơ sở các bản gốc tiếng Nhật dưới góc độ ngôn ngữ học c n có số lượng
hạn chế. Đây chính là hướng tiếp cận mới của luận án.
Natsume Souseki (N.Souseki), tên thật là Natsume Kinnosuke, sinh năm 1867,
là nhà văn, nhà thơ, nhà trí thức đa tài đặc biệt. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của
ông có nhiều nét độc đáo mà Kenzaburo Oe 1 gọi là “một hiện tượng lạ lùng hiếm
có của văn học Nhật Bản” [30]. Cùng với Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke,

N.Souseki được đánh giá là một trong ba trụ cột của văn học Nhật Bản hiện đại
[31]. Các tiểu thuyết của ông đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga,
tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác. Chúng hiện vẫn đang được người dân Nhật Bản
đọc và cảm nhận với sự hứng khởi mới như “Wagahai wa nekodearu (Tôi là mèo)”
(1905), “Botchan (Cậu ấm ngây thơ)” (1907), “Sanshiro (Chàng trai Sanshiro)”
(1908), “Kokoro (Nỗi l ng)” (1909), “Sorekara (Từ đó)” (1909), “Michikusa (Cỏ
1

Là một trong những nhà văn lớn nhất của Nhật thế kỷ XX. Ông đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1994 và là
tác giả của hơn 20 tiểu thuyết cũng như nhiều tập truyện ngắn.

1


ven đường)” (1915)... Cái tên N.Souseki thường được nhắc tới khi nói về văn học
Nhật Bản và được đưa vào trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn ở các
trường phổ thông của Nhật. N.Souseki cũng là một trong những tác giả được giới
thiệu trong chương trình trích giảng văn học Nhật Bản cho sinh viên chuyên ngành
tiếng Nhật tại trường Đại học Hà Nội.
Mặt khác, từ góc độ ngôn ngữ học, có thể thấy rằng động từ (ĐT) là một từ
loại quan trọng trong mọi ngôn ngữ. Đây là từ loại thực từ cực kì phức tạp xét trên
phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. “Tính phức tạp ấy có nguồn gốc ở bản
chất nghĩa của từ loại này là nó chỉ ra đặc trưng vận động của tất cả những gì biểu
đạt bằng danh từ với tất cả sự đa dạng và các mối liên hệ khách quan của nó”
[14;131]. Trong tiếng Nhật, ĐT được sử dụng rộng rãi trong hoạt động ngôn ngữ
đến mức có thể cho rằng “các suy nghĩ, phát kiến mang đặc thù của tiếng Nhật
phần lớn đều nhờ vào sự trợ giúp của động từ” [dẫn theo 39;1].
Với những nhận xét trên đây, có thể cho rằng nghiên cứu về ĐT trong tiếng
Nhật sẽ cho ta thấy được nhiều đặc trưng của tiếng Nhật nói riêng và đặc trưng
trong tư duy, suy nghĩ của người Nhật nói chung. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng có

một số lượng lớn các ĐT được sử dụng trong những tác phẩm nổi tiếng của
N.Souseki qua tư duy hình tượng và tư duy lôgic tuyệt vời của ông đã được hiện
diện lên trong rất nhiều ngữ cảnh với ngữ nghĩa và ngữ dụng khác nhau. Dưới góc
độ ngôn ngữ học, đây hẳn sẽ là kho tư liệu phong phú để khai thác những đặc
trưng ngôn ngữ của tiếng Nhật nói chung và ĐT tiếng Nhật nói riêng. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Động từ tiếng Nhật - Những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ
dụng thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu của Natsume Souseki” để tiến hành
nghiên cứu với mong muốn không chỉ góp phần vào việc nghiên cứu lí luận về
tiếng Nhật mà còn giúp ích cho công tác giảng dạy tiếng Nhật cũng như giảng dạy
văn học Nhật Bản tại Việt Nam.

0.2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐT tiếng Nhật được sử dụng trong
một số tiểu thuyết nổi tiếng của N.Souseki.

2


Theo Miyajima (1972), “với các tác phẩm văn học sử dụng hành văn của
ngôn ngữ nói thì sự biến đổi về ý nghĩa của ĐT từ thời kì Minh Trị, Đại Chính đến
thời kỳ hiện đại chỉ là rất nhỏ, ở mức không đáng kể. Các tác phẩm văn học này từ
khi được xuất bản đến khi tác giả qua đời vẫn được in lại hàng năm, được đọc rộng
rãi, không có sự khác biệt lớn nào so với thời nay” [82; 6]. Ông cũng chọn các tác
phẩm văn học trong thời kì này làm nguồn dữ liệu để nghiên cứu về ĐT. Do đó, có
thể cho rằng việc lựa chọn các tiểu thuyết của N.Souseki để thống kê và phân tích
về ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT tiếng Nhật của luận án đảm bảo được tính khoa học
cần thiết cho việc nghiên cứu.
Trong quá trình làm ngữ liệu, chúng tôi thống kê tất cả những ĐT là thực từ
trong hành chức mà không tính đến trường hợp chúng được sử dụng như một ĐT
hình thức hay ĐT bổ trợ - là những trường hợp ĐT được sử dụng trong sự kết hợp

với một ĐT khác và mất đi ý nghĩa vốn có của nó, thay vào đó, chúng lại biểu đạt
một ý nghĩa trừu tượng hay ý nghĩa ngữ pháp nào đó của hành động [175]. Ví dụ,
iru có nghĩa cơ bản là “chỉ sự tồn tại của người, động vật” nhưng trong sự kết hợp
với một ĐT khác ở dạng te (như tabe-te), nó mất đi ý nghĩa cơ bản này mà biểu hiện ý
nghĩa thể của hành động là sự tiếp diễn (khi đó, tabete iru có nghĩa là “đang ăn”).

0.3. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện với các mục đích chính sau đây:
1) Làm sáng tỏ thêm những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT tiếng Nhật
qua một nguồn ngữ liệu cụ thể.
2) Chỉ ra một số đặc điểm về ngôn từ của N.Souseki qua cách sử dụng ĐT.
3) Bổ sung những tư liệu cụ thể hữu ích cho công tác giảng dạy tiếng Nhật và
trích giảng văn học Nhật Bản tại Việt Nam.

0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các mục đích nghiên cứu của luận án được cụ thể thành những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Khái quát và hệ thống hoá những cơ sở lí thuyết phục vụ cho nghiên cứu.
- Tiến hành thống kê, phân tích để làm sáng tỏ thực tế của ĐT về mặt số
lượng, chủng loại, tần suất theo các tiêu chí phân loại được áp dụng trong luận án,

3


từ đó chỉ ra bức tranh toàn cảnh về các ĐT được sử dụng trong các tác phẩm nổi tiếng
của N.Souseki, liên hệ tới đặc trưng ngôn ngữ của tác giả.
- Khảo sát ý nghĩa và cách dùng cũng như hoạt động của các ĐT trong hành
chức qua các ngữ cảnh trên cơ sở các lí thuyết đã nêu. Từ đó phân tích để làm rõ
những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT.
- Chỉ ra những nét độc đáo trong cách sử dụng ĐT của nhà văn cũng như một

số ứng dụng trong giảng dạy tiếng Nhật và trích giảng văn học Nhật Bản cho sinh
viên tiếng Nhật.

0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được sử dụng chủ yếu để mô tả
những kết quả thu được trong thống kê ngữ liệu. Đặc biệt, bằng thủ pháp phân tích
vị từ - tham tố, luận án mô tả những đặc điểm của các vai nghĩa với vị từ là các ĐT
tiếng Nhật trong ngữ cảnh sử dụng từ đó phân tích, tổng hợp nhằm chỉ ra đặc trưng
ngữ nghĩa của ĐT.
- Phương pháp đối chiếu: Phương pháp đối chiếu được sử dụng trong đối chiếu ý
nghĩa của ĐT được giải thích trong các từ điển với thực tế hoạt động của chúng
trong ngữ liệu để chỉ ra đặc điểm riêng đáng lưu ý về ngữ nghĩa và đối chiếu ý
nghĩa của các ĐT đồng nghĩa với nhau để tìm ra điểm chung, điểm riêng giữa
chúng, từ đó tiếp tục đối chiếu giữa các tổng kết trong từ điển với thực tế hành
chức của ĐT trong ngữ liệu.
- Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các ĐT trong ngữ
liệu theo từng tiểu loại, chỉ ra mức độ sử dụng của chúng nhằm có được cái nhìn
bao quát và tổng thể về mặt định lượng. Kết quả thống kê sẽ là cơ sở giúp tìm ra
khuynh hướng chung của những ĐT được sử dụng trong ngữ liệu ở chương 2, tìm
ra những ĐT có “tính vấn đề” để đi sâu phân tích trong chương 3 và chương 4.
- Đồng thời, luận án cũng áp dụng các thủ pháp của phân tích diễn ngôn như phân
tích hội thoại, phân tích ngữ cảnh... qua các ngữ cảnh để thấy được vai trò của ĐT
trong việc góp phần chỉ xuất đặc điểm nhân vật giao tiếp, vai trò của ĐT trong việc
tạo nên sự mạch lạc cho phát ngôn cũng như những tác dụng biểu đạt cụ thể của

4


ĐT để chỉ ra đặc trưng ngôn từ của nhà văn và hướng tới việc ứng dụng các kết

quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy tiếng Nhật.

0.6. Tƣ liệu nghiên cứu
Theo thống kê, N.Souseki đã viết khoảng 14 tiểu thuyết gồm truyện vừa
(khoảng 100 trang) và truyện dài (khoảng 450 trang), 10 truyện ngắn. Ngoài ra,
ông còn để lại các tác phẩm lí luận và bình luận văn học, tùy bút, nhật kí, kí sự, thơ
haiku2, thơ mới. Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn thống kê ĐT trong một số
tiểu thuyết tiêu biểu cho hai thời kì sáng tác của ông: thời kì đầu mang tính hài
hước và triết lí cao sang, thời kì sau mang tính triết lí phê phán cái tôi cá nhân
trong xã hội Âu hoá thời cận đại ở Nhật Bản. Cụ thể là bốn tiểu thuyết “Wagahai
wa nekode aru” (Tôi là mèo, 1905), “Botchan” (Cậu ấm ngây thơ, 1907),
“Sorekara” (Từ đó, 1909), và “Kokoro” (Nỗi lòng, 1914). Phụ lục 1 của luận án là
phần nội dung tóm tắt các tiểu thuyết này. Trong đó, “Tôi là mèo” và “Botchan”
là hai tác phẩm được đánh giá là tiêu biểu nhất cho phong cách hài hước với triết lí
cao sang, “Từ đó” và “Nỗi l ng” là hai tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác sau này
với chủ đề phê phán chủ nghĩa cá nhân. Bản điện tử các tác phẩm trên được lấy từ
trang web hỗ trợ việc tìm đọc các tác phẩm văn học cổ điển của Nhật:
htttp://www.Aozora.gr.jp. Sau khi lưu dữ liệu bằng phần mềm Microsoft Word,
chúng tôi chọn khảo sát văn bản theo cách: khảo sát ít nhất 100 trang cho mỗi tác
phẩm, các trang khảo sát được phân bố đều theo các chương để tạo mạch liên kết
cho việc phân tích.
Trong quá trình phân tích ngữ liệu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phần dịch tiếng
Việt trích từ các bản dịch đã được công bố của các tác phẩm. Đó là bản dịch “Cậu
ấm ngây thơ” (Botchan) của Nguyễn Thị Loan, “Nỗi l ng” (Kokoro) của Đỗ
Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh. Tuy nhiên, hai tác phẩm “Wagahai wa neko
de aru” và “Sorekara” hiện chưa có các bản dịch sang tiếng Việt nên phần dịch
tiếng Việt cho các ví dụ trích từ hai tác phẩm này là do chúng tôi thực hiện.

2


Một thể loại thơ của Nhật, quy định về số âm tiết mỗi câu là 5, 7, 7; trong nội dung thể hiện phải có phần
mô tả về thời tiết theo các mùa.

5


0.7. Đóng góp của luận án
Với cách tiếp cận nghiên cứu về đặc trưng của tiếng Nhật thông qua các tác
phẩm văn học của Nhật Bản, luận án có những đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu
liên ngành giữa ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học về mặt lí luận cũng như thực
tiễn như sau:
1) Đóng góp về mặt lí luận
- Bổ sung tư liệu về từ loại ĐT trong bức tranh về ĐT của các ngôn ngữ nói
chung, đặc biệt là ĐT trong tiếng Nhật, một ngôn ngữ chắp dính khác loại hình
với tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.
- Xác định và bổ sung thêm tư liệu về mặt lí luận của ĐT tiếng Nhật từ góc độ lí
thuyết đến thực tế hành chức trong các ngữ cảnh văn học.
- Bổ sung cứ liệu nghiên cứu cho các kết quả phân tích diễn ngôn, phân tích văn
bản học, phân tích ngữ dụng, phân tích ngôn ngữ tác giả khi xem xét hoạt động
của ĐT trong những tác phẩm văn học có sức sống bền lâu và có sức ảnh hưởng
xã hội lớn.
2) Đóng góp về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu tần số xuất hiện của ĐT sẽ giúp ích cho định hướng lựa chọn ĐT
nào trong các giáo trình dạy tiếng để làm các bài tập luyện từ.
- Lưu ý sinh viên về cách sử dụng ĐT tiếng Nhật qua các ngữ cảnh cụ thể. Tư
liệu nghiên cứu về một số ĐT tiêu biểu và các ngữ cảnh cụ thể của chúng là
những ví dụ minh họa rõ ràng và xác thực về cách sử dụng ĐT trong sinh hoạt
đời sống, trong thực tế hoạt động của ngôn từ.
- Gợi mở những phương án giảng dạy, giải thích ngữ nghĩa ngữ dụng của ĐT
trong giảng dạy thực hành và lí thuyết tiếng Nhật. Gợi mở những phương án

phân tích hoạt động của ĐT từ bình diện ngữ dụng phục vụ cho việc đọc và lí
giải tác phẩm văn học Nhật Bản.

0.8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lí thuyết liên quan
đến nội dung nghiên cứu

6


- Điểm lại các nghiên cứu về ngôn ngữ của N.Souseki, các nghiên cứu về ĐT
tiếng Nhật, chỉ ra việc nghiên cứu về ĐT trong các tác phẩm của N.Souseki là hoàn
toàn mới, chưa từng được đề cập tới trước đây.
- Tổng hợp những nội dung lí thuyết cơ bản về ĐT tiếng Nhật, những cơ sở lí
luận cơ bản cần thiết về ngữ nghĩa, ngữ dụng phục vụ cho quá trình thống kê và
phân tích ngữ liệu.
Chƣơng 2: Động từ xuất hiện trong các tác phẩm tiêu biểu của N.Souseki
Qua thống kê và phân loại, mô tả bức tranh tổng quan về ĐT trong các tác
phẩm tiêu biểu của N.Souseki, đưa ra nhận xét về khuynh hướng hoạt động của ĐT
làm cơ sở việc lựa chọn ĐT tiểu biểu và hướng triển khai phân tích đặc điểm ngữ
nghĩa, ngữ dụng của ĐT trong các chương sau.
Chƣơng 3: Đặc trưng ngữ nghĩa của động từ tiếng Nhật - Trường hợp một số động
từ tiêu biểu
Khảo sát, phân tích để làm rõ đặc trưng ngữ nghĩa của các ĐT tiêu biểu từ
hai góc độ tiếp cận là đa nghĩa và đồng nghĩa.
Chƣơng 4: Đặc trưng ngữ dụng của động từ tiếng Nhật, đặc điểm ngôn từ của N.
Souseki và những ứng dụng trong giảng dạy
Phân tích để làm rõ đặc trưng ngữ dụng của ĐT qua việc khảo sát hoạt động
một số động từ ngữ vi tiêu biểu, tập trung phân tích hành chức của các cặp đối ứng

nội động - ngoại động, khảo sát dạng hoạt động của ĐT liên quan đến việc chỉ xuất
nhân vật, đến phạm trù lịch sự trong tiếng Nhật. Từ những kết quả nghiên cứu về
ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT, chỉ ra một số đặc trưng ngôn từ của N.Souseki qua
cách sử dụng ĐT và những ứng dụng trong giảng dạy.

7


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm của N.Souseki
Ở Nhật Bản, bên cạnh rất nhiều nghiên cứu mang tính đặc thù văn học, đã có
một số công trình nghiên cứu các tác phẩm văn học của N.Souseki dưới góc độ
ngôn ngữ học. Tuy nhiên, có thể nói rằng những vấn đề ngôn ngữ mà các nghiên
cứu này đề cập tới còn lẻ tẻ, chưa thực sự thành hệ thống. Đó là:
- Nghiên cứu về các đơn vị ngôn ngữ cũng như các phương tiện biểu hiện ngữ
pháp trong tiếng Nhật như nghiên cứu của Rinkiun hay các nghiên cứu của Terada
Tomomi. Trong đó, Rikiun (1995) tập trung khảo sát các cách diễn đạt có chứa
reru, rareru được sử dụng trong “Botchan”. Theo tác giả, các phụ tố reru, rareru
trong tác phẩm này được sử dụng theo nguyên tắc chung với các ý nghĩa ngữ pháp
là biểu hiện khả năng, sự tình mang tính tự phát, sự tôn kính và dạng bị động. Tác
giả đi sâu khảo sát dạng bị động, đặc biệt là dạng bị động với nghĩa “bị làm phiền”
(meiwakuukemi 迷惑受身) và đưa ra một số đề xuất trong giảng dạy [149]. Còn
Terada Tomomi (2000, 2001, 2002) công bố một số nghiên cứu về ngôn ngữ giới
cuối thời Minh Trị thông qua thống kê, phân tích những biểu hiện cuối câu của các
lời thoại trong tác phẩm “Wagahai wa neko de aru” (Tôi là mèo). Theo đó, các tiểu
từ tình thái cuối câu như “koto”, “wa” là những cách nói riêng của nữ giới, “zo” là
cách nói riêng của nam giới. Tác giả cũng khảo sát các cách nói được cả hai giới
sử dụng trong tác phẩm, từ đó đưa ra một số nhận định về mối tương quan giữa

việc sử dụng các tiểu từ tình thái cuối câu với việc sử dụng kính ngữ [112].
- Nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ nhà văn như các nghiên cứu của Otani
(2007), Rishunran (2010). Trong đó, Otani (2007) đã phân tích một số ví dụ trích
dẫn từ 11 cuốn tiểu thuyết của N.Souseki và cho rằng: điểm thú vị về ngôn ngữ tạo
nên tiếng cười cho tiểu thuyết của N.Souseki là những lối chơi chữ, các cách nói tỉ
dụ, thậm xưng, cách diễn đạt dài dòng cụ thể quá mức cũng như cách bố cục tạo ra
độ lệch giữa các câu từ trong diễn đạt [49]. Rishunran (2010) nghiên cứu về cách
biểu hiện thái độ lịch sự trong tiểu thuyết “Botchan” thông qua việc thống kê và

8


phân tích cách nói thông thường (sử dụng “da”) và cách nói lịch sự (sử dụng
“desu”). Từ sự tương ứng giữa việc sử dụng hay không sử dụng kính ngữ trong các
lời thoại và lời dẫn miêu tả suy nghĩ của Botchan về các nhân vật khác, tác giả
phân tích thái độ, tình cảm của Botchan đối với họ, góp phần làm sáng tỏ dụng ý sử
dụng ngôn từ của nhà văn [156].
- Bên cạnh đó, còn có nghiên cứu về cách sử dụng các loại chữ viết, cụ thể là
sự sử dụng chữ Kana3 trong bản thảo của N.Souseki của Narita Tetsuo (2008). Tác
giả đã chỉ ra rằng: ngoài các trường hợp từ ngoại lai được ghi bằng chữ Kana như
“paipu” (tẩu)… như quy định chung, còn có những từ tuy là thuần Nhật nhưng vẫn
được ghi bằng chữ Kana như các từ chỉ sinh vật như “inago” (cào cào)..), các từ
tượng thanh như “ohoho” (ohôhô)…; có những từ tuy là từ ngoại lai nhưng lại
được ghi bằng chữ Hán như “tabako” (thuốc lá)..., lại có những từ khi được ghi
bằng chữ Hán, khi được ghi bằng chữ Kana như hankachi (khăn tay), shatsu (áo sơ
mi)..; và đưa ra những kiến giải riêng cho từng trường hợp [120].
Như vậy, qua sự tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng hiện chưa có nhiều
nghiên cứu về tiếng Nhật thông qua các tác phẩm văn học của N.Souseki và chúng
cũng chỉ dừng lại ở những khảo sát nhỏ lẻ. Trong số các nghiên cứu này, đáng kể
nhất là công trình của Terada. Bà đã phần nào đưa ra được một số nhận định về

đặc trưng ngôn ngữ của N.Souseki và đặc trưng của tiếng Nhật thời kì đầu Minh
Trị. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan tới ĐT vẫn c n chưa được đề cập đến một
cách thỏa đáng. Đây cũng chính là mảng vấn đề mà luận án đặt ra cho nghiên cứu
của mình.

1.1.2. Nghiên cứu về động từ tiếng Nhật nói chung
Với vai trò to lớn trong việc tạo ra các phát ngôn, cùng với sự phát triển của
ngành nghiên cứu ngôn ngữ Nhật tại Nhật Bản, ĐT tiếng Nhật luôn thu hút sự
quan tâm của rất nhiều học giả cũng như các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Có thể
phân loại các nghiên cứu về ĐT tiếng Nhật thành các khuynh hướng lớn như sau:
a) Đặt ĐT trong quan hệ tổng thể của các vấn đề ngữ pháp tiếng Nhật:
Những nghiên cứu về ĐT theo hướng này gắn liền với những nghiên cứu về
các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Nhật. Tiêu biểu trong số đó là các công trình
3

Là hệ thống văn tự được người Nhật sáng tạo ra bằng cách giản hoá thảo thư của chữ Hán nhằm ghi lại mọi
âm vận trong tiếng Nhật.

9


“Một cách phân loại động từ tiếng Nhật” của Kindaichi Haruhiko (1950), "Thể của
động từ Tiếng Nhật" của Kindaichi (1976), công trình “Bàn về việc nghiên cứu thể một bước mới theo Kindaichi” của Okuta (1977) hay công trình “Thời và thể trong
tiếng Nhật hiện đại” của Shibatani (1979), “Phạm trù dạng” của Nita Yoshio (1981),
“Ý nghĩa và sự tạo câu của động từ tiếng Nhật- xung quanh vấn đề thời và thể” của
Nita Yoshio (1982), “Thời và thể trong tiếng Nhật hiện đại” của Takahashi Taro
(1985), “Phương diện sự tình và tình thái của thời và thể” của Teramura (1982), “Cú
pháp và ý nghĩa tiếng Nhật” của Teramura (1984), “Động từ và phạm trù dạng” của
Kageyama Taro (1989), “Dạng và tính ngoại động trong tiếng Nhật” của Nita
Yoshio (1991), “Ngữ pháp hình tròn đồng tâm của tiếng Nhật” của Minami Fuji

(1993), “Nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa của động từ” của Morita (1994), “Động từ
tiếng Nhật” của Kayano Naoko (2001), “Hệ thống thời, thể và văn bản - các cách
biểu hiện thời trong tiếng Nhật” của Kudou Mayumi (1995), “Hệ thống thời, thể,
tình thái trong tiếng Nhật - Vượt qua những nghiên cứu về tiếng Nhật chuẩn” của
Kudou Mayumi (2004) [65], [66], [70], [71], [113], [123], [124], [135].
b) Chỉ tập trung nghiên cứu về ĐT hoặc một số nhóm nhỏ trong ĐT:
Trước tiên, có thể thấy rằng trong các công trình lớn tổng hợp nhiều vấn đề
về ĐT như các công trình của Morita (1981), Nita (1984)..., các tác giả đều có
những phần riêng đi sâu bàn luận về ĐT theo các tiểu loại, các nhóm có chung đặc
trưng nào đó như ĐT chỉ sự biến đổi, sự chuyển động, sự cho nhận...
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX cho đến nay, đã có hàng loạt công trình
nghiên cứu về các ĐT phức4 trong tiếng Nhật, từ những nghiên cứu về ĐT phức
nói chung cho tới từng trường hợp các yếu tố đứng sau trong câu trúc như các
nghiên cứu của Takebe (1953), Okuda (1984), Himeno (1999) [107], [57], [151].
- Các nghiên cứu về nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Nhật của
Okutsu (1967), Hayatsu (1989)... Trong đó, tiêu biểu là nghiên cứu của Sato
Takuzo (2005) khi bàn về ý nghĩa của câu được tạo thành từ các NĐT và NGĐT
[59], [96], [148].
- Các nghiên cứu về nhóm các ĐT thể hiện sự cho - nhận như nghiên cứu của
các tác giả Okutsu (1986), Kubo Miori (1998), Sou Eisen (2002), Machita (1999)
[60], [77], [101], [132].
4

Các nhà Nhật ngữ học thường gọi ĐT ghép từ hai ĐT là các ĐT phức

10


Bên cạnh đó c n có các nghiên cứu về nhóm ĐT chỉ giá trị, nhóm ĐT chỉ
quan hệ, nhóm ĐT chỉ sự biến đổi tình cảm của Yamaoka Masaki (2000), nghiên

cứu về các ĐT phản thân của Sachiekure (2012) [97], [157], [160], [159], [161], [162].
c) Xem xét hoạt động của các ĐT trong các cách dùng cụ thể:
“Nghiên cứu mô tả ý nghĩa, cách dùng của ĐT tiếng Nhật” của Miyajima
Tatsuo (1972) là một công trình lớn của Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia Nhật
Bản. Với quan điểm cho rằng “trong việc giải nghĩa của từ một cách chính xác thì
không có việc gì quan trọng bằng việc sưu tập càng nhiều càng tốt các trường hợp
sử dụng cụ thể. Từ rất nhiều trường hợp cụ thể đó, chúng ta sẽ tự lí giải cả trăm thắc
mắc và làm dịu đi cả ngàn ý kiến tranh cãi.” [82;8], Miyajima đã công bố một công
trình đồ sộ mô tả nghĩa của ĐT tiếng Nhật. Trước tiên, ông mô tả cụ thể những đặc
trưng ngữ nghĩa mà ông cho rằng chúng giúp phân biệt một cặp ĐT. Cụ thể là, với
một cặp đối lập A - B, tác giả phân biệt những trường hợp A và B được sử dụng thay
thế cho nhau gọi là “cách sử dụng AB”, và những trường hợp chỉ riêng A hoặc B mới
được sử dụng gọi là “cách sử dụng A” và “cách sử dụng B”, từ đó khu biệt đặc trưng
về nghĩa cho A và B. Ví dụ, với cặp ĐT hoeru (A) (sủa) và naku (B) (kêu, khóc), cả
hoeru và naku đều dùng được trong trường hợp {inu ga hoeru / naku} (chó sủa), đây
là cách sử dụng AB. Nhưng hoeru lại không thể sử dụng như naku trong trường hợp
{neko ga hoeru} (mèo sủa), đây là cách sử dụng B. Sự khác biệt này cho thấy phạm vi
chủ thể của naku rộng hơn hoeru. Đồng thời, ông cũng đưa ra một loạt kết quả mô tả
cụ thể một số ĐT đa nghĩa như các từ agaru (dâng lên, tăng lên), noboru (leo lên)...
Đây là một nghiên cứu mô tả trên diện rộng, với nguồn ngữ liệu khổng lồ không chỉ
dừng lại ở các tiểu thuyết mà còn bao gồm cả các văn bản chính luận, khoa học trong
các giai đoạn từ cận đại tới hiện đại. Tác giả đã xây dựng một hệ thống phong phú
sinh động về nghĩa và cách sử dụng của các ĐT tiếng Nhật trong các mối tương
quan lẫn nhau.
Tiếp theo nghiên cứu của Miyajima, Kobayashi Hideki tiến hành khảo sát ý
nghĩa của các ĐT có cấu trúc {~suru} trong tiếng Nhật, tập trung chủ yếu vào các
ĐT gốc Hán. Tác giả đã sưu tập trên báo chí hai nhóm ĐT gốc Hán là các ĐT thể
hiện nghĩa quá trình biến mất, loại bỏ, như jyokyo-suru (xóa bỏ, loại bỏ)… cùng
các ĐT thể hiện ý nghĩa dịch chuyển, như unpan-suru (vận chuyển)… và mô tả chi
tiết về ý nghĩa cũng như cách sử dụng của các ĐT này qua một số bài báo chuyên


11


ngành [86], [87]... Ngoài ra, cũng phải kể đến công trình “Tiếng Nhật - từ điển về
cách dùng các ĐT cơ bản” do nhóm các tác giả Koizumi biên soạn, đã cung cấp
cho người đọc, đặc biệt là người học tiếng Nhật những thông tin về ý nghĩa và
cách dùng của hơn 700 ĐT được coi là các ĐT cơ bản nhất trong tiếng Nhật [176].
d) Xem xét hoạt động của ĐT trong cấu trúc động ngữ và vị ngữ ĐT:
Cho tới nay, có thể nói cuốn “Ngữ pháp tiếng Nhật - Đoản ngữ” do Hội ngôn
ngữ học Nhật Bản biên soạn năm 1983 là công trình mô tả đồ sộ nhất về đoản ngữ,
trong đó có một phần đáng kể là các đoản ngữ ĐT. Đây là tập hợp một số bài viết
về đoản ngữ của học giả Okuta Tasuo, trong đó, đoản ngữ ĐT được khảo sát với
trong sự kết hợp của ĐT chính với các danh từ (DT) bằng các giới từ cách5 là wo,
ni, made [79].
Chức năng quan trọng nhất của ĐT tiếng Nhật là làm vị ngữ, câu có ĐT làm
vị ngữ được gọi là câu vị ngữ ĐT (doushijyutsugobun 動詞述語文). Trong nghiên
cứu ngữ pháp ngữ nghĩa hiện đại, mối quan hệ giữa ĐT vị ngữ và các DT trong câu
được mô tả chi tiết và hệ thống trong các công trình nghiên cứu của Morita,
Teramura... Khi đề cập tới sự liên hệ giữa các vai nghĩa và sự hình thành cấu trúc
câu, Morita (1973) cho rằng, một cơ sở rất hữu hiệu để nắm bắt được đặc trưng về
nghĩa của ĐT trong ngữ cảnh là xem ĐT đó được sử dụng trong sự kết hợp với DT
theo trình tự các vai nghĩa ra sao. Theo ông, số lượng, kiểu loại và thứ tự kết hợp
các vai nghĩa cùng với mối quan hệ giữa các DT ở các vai nghĩa đó là những yếu
tố cho ta biết ý nghĩa của ĐT khi hoạt động trong câu [139].

1.1.3. Nghiên cứu đối chiếu động từ tiếng Nhật với động từ trong các ngôn
ngữ khác
Một vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Nhật tập trung khai thác về ĐT tiếng
Nhật là đối chiếu chúng với ĐT trong các ngôn ngữ khác. Điều này trước tiên được

5

Hiện nay, các nhà ngôn ngữ Nhật đều thống nhất sử dụng thuật ngữ jyoshi (助詞) để chỉ các hư từ như ga, ni,
wa, kara, made, node, yo, ne, wa... Các hư từ này được chia làm 3 loại dựa theo ý nghĩa ngữ pháp là
kakujyoshi (格助詞): biểu hiện mối quan hệ giữa vị từ với các DT khác trong câu như ga, ni, wo, to.. tương
ứng với chức năng của các giới từ (preposition); keijyoshi (係助詞): biểu hiện mối quan hệ giữa các mệnh đề,
các thành phần của câu với nhau như kara, node, wa, mo, sae..; shuujyoshi (終助詞): đứng cuối câu, biểu hiện
sắc thái tình cảm, thái độ. Trong hầu hết các nghiên cứu về tiếng Nhật ở Việt Nam hiện nay, kakujyoshi (格助
詞) được các nhà nghiên cứu gọi là “trợ từ cách”. Theo chúng tôi, cách gọi này chưa phản ánh được hết
những bản chất ngữ pháp mà nó biểu hiện. Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi thống nhất gọi kakujyoshi là
các “giới từ cách” , keijyoshi là các “kết từ”, các shuujyoshi là các “tiểu từ tình thái”.

12


thể hiện qua một loạt các bài viết đăng trong số đặc biệt “Mọi vấn đề về ĐT tiếng
Nhật” của tạp chí “Giải nghĩa và suy ngẫm về tiếng Nhật” số 51- tháng 1 năm
1986 [78]. Ngoài những vấn đề cơ bản về hình thái, các phạm trù ngữ pháp như
thời, thể, dạng của ĐT, tập san đăng tải 21 bài viết đối chiếu ĐT tiếng Nhật với ĐT
trong các thứ tiếng khác như Đức, Hungari, Ả Rập, Hàn Quốc, Philippin, Eskimo...
Tuy nhiên, không có bài viết nào đối chiếu ĐT tiếng Nhật với ĐT tiếng Việt.
Ngoài ra, các công trình “Ngữ pháp của động từ - cấu trúc tiếng Nhật và
tiếng Anh nhìn từ sự khác biệt về ý đồ phát ngôn” của Yoshikawa Chikako (1994),
“Luận về ý nghĩa của động từ - tiếp điểm giữa ngôn ngữ và tri nhận” của
Kageyama Taro (1996) là những công trình tiêu biểu đối chiếu ĐT tiếng Nhật và
ĐT tiếng Anh, được giới nghiên cứu đánh giá cao [62], [165].

1.1.4. Nghiên cứu về động từ tiếng Nhật tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan tới ĐT tiếng Nhật còn có số lượng rất
hạn chế. Đáng kể nhất là luận án tiến sĩ nghiên cứu về ĐT phức tiếng Nhật và sau

đó là công trình “Sổ tay động từ phức tiếng Nhật” của Trần Thị Chung Toàn.
Trong các công trình này, theo khảo sát của tác giả, ĐT phức tiếng Nhật là một hệ
thống mở, về nguyên tắc, chúng có thể tạo ra đến 16 kiểu loại kết hợp, nhưng trên
thực tế chỉ có 9 trong số đó được sử dụng phổ biến và thường xuyên trong lời nói.
Giữa các kiểu loại của ĐT phức có một sự chuyển tiếp về nghĩa, sự nối tiếp và phát
triển nghĩa từ kiểu loại trước đến kiểu loại sau tạo thành một sự phát triển liên tục
trong hệ thống cấu tạo từ. Hơn nữa, tuy phần lớn các ĐT phức là ĐT đa nghĩa
nhưng hiện tượng đa nghĩa của ĐT phức bị hạn chế nhiều hơn so với ĐT đơn vì có
hai yếu tố trong từ và chúng bị ràng buộc vào với nhau [39], [42].
Trong luận văn thạc sĩ của mình, Nguyễn Phương Thảo (2013) đã tiến hành
khảo sát các cấu trúc ĐT {từ ngoại lai + suru} trong tiếng Nhật. Theo tác giả, các
từ ngoại lai hoạt động với tư cách vừa là ĐT vừa là DT trong ngôn ngữ được vay
mượn có tỉ lệ được ĐT hoá (“suru hoá”) cao hơn so với các từ chỉ được dùng với
tư cách ĐT trong ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thống
kê ĐT trong các từ điển, chưa phân tích về hoạt động của ĐT trong hành chức.
Gần đây nhất, trong giáo trình "Ngữ pháp tiếng Nhật dành cho sinh viên Việt
Nam" [116], Trần Thị Chung Toàn có giới thiệu về ĐT tiếng Nhật với những nội
dung cơ bản như sự nhận diện và phân loại ĐT thành các tiểu nhóm, các phạm trù

13


ngữ pháp của ĐT khi hành chức với vai trò là vị ngữ. Tuy nhiên, đây là một giáo
trình cung cấp các nội dung cơ bản chung về ngữ pháp nên một số vấn đề cụ thể
của ĐT tiếng Nhật c n chưa được đề cập một cách chi tiết.
Ngoài ra, có thể kể tới một vài nghiên cứu ít nhiều liên quan tới ĐT tiếng
Nhật trong sự liên hệ với tiếng Việt như bài viết của Lê Văn Cừ (1997) về cách nói
bị động trong tiếng Nhật và tiếng Việt, của Nguyễn Thanh Vân (2005) phân tích
những lỗi sai về câu bị động của sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật nhằm đưa ra
những kiến giải và phương pháp giảng dạy phù hợp hơn [155], [80].

Trên đây là những khái lược về các nghiên cứu ĐT tiếng Nhật theo một số
cách tiếp cận khác nhau. Có thể thấy ĐT tiếng Nhật được nghiên cứu từ nhiều góc
độ song hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về những đặc trưng ngữ nghĩa,
ngữ dụng của chúng gắn với các tác phẩm văn học. Công trình của Miyajima
(1972) tuy đã tập hợp một số lượng lớn các trường hợp cụ thể về cách sử dụng của
ĐT trong nhiều tác phẩm văn học khác nhau song chỉ đơn thuần là làm dữ liệu để
phân tích nghĩa, không có sự kết nối với ngữ cảnh văn học, với thực tế giảng dạy
tiếng Nhật. Trong luận án này, chúng tôi không kì vọng vào việc chỉ ra đầy đủ hết
những đặc trưng ngữ nghĩa của kho ĐT tiếng Nhật rộng lớn mà chỉ mong muốn
làm sáng tỏ thêm những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng gắn liền với hiệu quả biểu
đạt văn học của một số ĐT trong hành chức, góp phần bổ sung thêm bức tranh
miêu tả về ĐT tiếng Nhật cùng những tư liệu cụ thể cho công tác giảng dạy.

1.2. Những vấn đề lí thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.2.1. Những nội dung lí thuyết cơ bản về động từ tiếng Nhật
1.2.1.1. Nhận diện động từ trong tiếng Nhật
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Nhật, ĐT chính thức được tách ra thành một
trong các từ loại bắt đầu từ thời đầu Minh Trị, trong một số cuốn sách ngữ pháp
tiếng Nhật biên soạn theo kiểu ngôn ngữ học phương Tây như “Ngữ pháp tiếng
Nhật tiểu học” (Shogakunihonbunten 小学日本文典) của Tanaka Yoshikato (1874),
“Ngữ pháp tiếng Nhật” (Nihonbunten 日本文典) của Nakane Kiyoshi (1876). Đây
chính là những bước đi tiên phong của nghiên cứu tiếng Nhật thời hiện đại. Trước
đó, trong hệ thống nghiên cứu ngữ pháp tiếng Nhật, ĐT chưa được phân định là
một từ loại độc lập mà được xếp trong nhóm các vị từ gọi là “yogen” (用言) theo
cách gọi của Motoori Norinaga, hay “yososhi” (ヨソ詞) theo cách gọi của Fujitani

14


Nariakira c n sự biến hình của vị từ trong tiếng Nhật được gọi là “katsuyo” (活用).

Tuy nhiên sự phân định từ loại trong các tài liệu này còn nhiều điểm không hợp lí
như coi “yoshi” (善し6 ) là ĐT. Sau đó, Ootsuki Fumihiko, trong phần phụ lục “Chỉ
nam ngữ pháp” (Gohoushinan 語法指南) kèm trong cuốn từ điển Genkai (言海)
(1889), đã bước đầu chỉ ra những cơ sở lí luận về phân định từ loại, và theo đó ĐT
là một trong tám từ loại được phân định cùng với DT, tính từ, phó từ, đại từ, trợ
ĐT, trợ từ (tác giả gọi là nhóm từ teniwawo) và cảm thán từ [69], [154]. Tiếp sau
đó, Hashimoto Shinkichi đã đề xuất cách phân định từ loại theo tiêu chí về hình
thái (tức là về sự biến hình) và về hành chức (tức là sự kết hợp với các từ khác).
Theo đó, “Ngữ pháp phổ thông” định nghĩa ĐT là những vị từ có đuôi thuộc hàng
“u” trong hình thái kết thúc câu [82;675].
Hiện nay, giới nghiên cứu tiếng Nhật hiện đại thống nhất cho rằng: ĐT tự
mình có thể làm thành vị ngữ của câu, có thể kết hợp với các thành phần khác như
chủ ngữ, bổ ngữ... để làm thành câu. Về mặt hình thái, ĐT được chia thành 3
nhóm: nhóm I bao gồm các ĐT có đuôi “u”; nhóm II là các ĐT có đuôi “ru”; nhóm
III gồm kuru (tới, đến) và suru (làm) 7. Ý nghĩa từ vựng cơ bản của ĐT là mô tả sự
vận động, nhưng cũng có một số ít là mô tả trạng thái.

1.2.1.2. Phân loại động từ tiếng Nhật
ĐT tiếng Nhật được phân loại theo nhiều cách khác nhau với những hướng
tiếp cận khác nhau như phân loại theo dạng thức biến hình, theo chức năng, theo ý
nghĩa... Dưới đây là một số cách phân loại ĐT tiêu biểu làm cơ sở cho việc tiến
hành thống kê và phân loại ĐT trong chương 2 nhằm đưa ra định hướng nghiên
cứu đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của ĐT trong chương 3, chương 4 của luận án.
a) Phân loại động từ tiếng Nhật nói chung
- Về mặt hình thái, ĐT tiếng Nhật được chia thành 3 nhóm: nhóm I bao gồm
các ĐT có đuôi “u”; nhóm II là các ĐT có đuôi “ru”; nhóm III gồm kuru, suru.
Teramura (1982) mô tả đặc điểm hình thái của 3 nhóm này như sau:
Nhóm I: bao gồm những ĐT có thân từ kết thúc là phụ âm (k, s, t, r, b, g, m,
n) và bán nguyên âm w, c n đuôi từ là “u”. Ví dụ: kak-u (viết), kas-u (cho mượn),
tat-u (đứng), ur-u (bán), oyog-u (bơi), nom-u (uống), ka-w (mua)…

6
7

Dạng biến hình của tính từ 良い (tốt) , có thể dùng như DT.
Sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần phân loại ĐT theo hình thái.

15


Nhóm II: bao gồm những ĐT có thân từ kết thúc là nguyên âm “e” hoặc
nguyên âm “i” c n đuôi từ là “ru”. Ví dụ: ne-ru (ngủ), oki-ru (thức dậy)…
Nhóm III: gồm “suru” (làm), “kuru” (tới) và các ĐT dạng “~ suru” (như
giron-suru (bàn luận), chekku-suru (kiểm tra)…)
- Xét từ nguồn gốc của các yếu tố tham gia cấu tạo từ, có thể phân chia ĐT
thành ĐT thuần Nhật, ĐT gốc Hán và ĐT ngoại lai (ĐT có nguồn gốc từ các yếu tố
Ấn - Âu). Ví dụ:
+ ĐT thuần Nhật: iku (đi), ataisuru (đáng giá), amanzuru (nuông chiều)...
+ ĐT gốc Hán: unpansuru (vận động), kaisuru (hiểu), hinikuru (than phiền)...
+ ĐT ngoại lai: pasusuru (qua), hittosuru (gây sốt), daburu (nhân đôi)…
- Xét về cấu trúc nội tại, có thể phân chia các ĐT trong tiếng Nhật thành ĐT
đơn, ĐT ghép và ĐT phái sinh. Tuy nhiên, trong số các ĐT ghép, cũng có một số
nhà nghiên cứu tiếp tục phân nhỏ chúng thành ĐT phức (gồm 2 căn tố ĐT đơn
ghép lại với nhau) và ĐT phái sinh (chỉ gồm một căn tố ghép với các yếu tố tạo từ
phái sinh). Ví dụ: ĐT đơn: taberu (ăn), nomu (uống)...; ĐT ghép: nomi-komu
(uống vào), tobi-agaru (nhảy lên), ura-tsukeru (tạo căn cứ)...; ĐT phái sinh: taberareru (có thể ăn / bị ăn), tabe-saseru (bắt ăn, để cho ăn), bun-nageru (đấm mạnh)...
- Khi phân loại ĐT, phần lớn các nhà ngữ pháp đều đề xuất cách thức và nội
dung phân chia ĐT tiếng Nhật thành 2 loại lớn là nội động từ (NĐT) và ngoại động
từ (NGĐT). "NGĐT là những động từ chỉ ra những quá trình vận động gây tác động
đến đối tượng khác. Lúc này, đối tượng nhận tác động sẽ được biểu thị bằng danh từ
kết hợp với giới từ cách wo. Những không có đặc tính này là NĐT." [99;270].

Các nhà Nhật ngữ cũng chỉ ra rằng, có một số ĐT vừa có khả năng hoạt động
như NGĐT vừa như NĐT và gọi chúng là các động từ lưỡng dụng (ĐTLD). Morita
(1994) cho rằng có thể chia các ĐTLD thành hai loại chính là:
Loại 1 (LV1): có những nét nghĩa chung khi là NĐT và khi là NGĐT. Ví dụ:
tsuku trong te wo tsuku (gập tay) và te ga tsuku (tay gập)
Loại 2 (LV2): có ý nghĩa khác nhau khi là NĐT và khi là NGĐT. Ví dụ,
makeru là NĐT với nghĩa là “thua”, là NGĐT với nghĩa là “giảm, hạ giá”.
b) Phân loại động từ theo khả năng kết hợp vai nghĩa
Có thể cho rằng, các cách phân loại ĐT trong tiếng Nhật trên đây là những
cách phân chia theo phương pháp truyền thống, đã tạo ra những thành quả cơ bản

16


trong việc xác lập các tiêu chí để nhận diện và phân chia ĐT tiếng Nhật trong thời
hiện đại. Cùng với sự phát triển của ngành ngữ nghĩa học, ĐT trong tiếng Nhật lại
được nhìn nhận theo một góc độ mới. Đó là việc xem xét chúng trong sự kết hợp
với các yếu tố là danh ngữ theo góc nhìn của sự chi phối các vai nghĩa.
Trong tiếng Nhật, các giới từ cách là phương tiện hình thức điển hình thể hiện
mối quan hệ giữa DT và ĐT vị ngữ. Theo Nita (2005), chúng gồm ga, wo, ni, e,
kara, to, de, yori, made [125;97]. Tùy theo số lượng các tham tố tối thiểu cần có để
một ĐT có thể làm thành vị ngữ của câu (được gọi là ngữ trị), ĐT tiếng Nhật cũng
được chia thành ĐT có ngữ trị là 1, ĐT có ngữ trị là 2, ĐT có ngữ trị là 3... Ví dụ,
umareru (sinh ra), shinu (chết), kieru (tắt), naru (trở thành) là các ĐT có ngữ trị là
1, chỉ cần tối thiểu một tham tố bao gồm {DT + ga} làm chủ thể, các ĐT nomu
(uống), taberu (ăn), yomu (đọc) là các ĐT có ngữ trị là 2, chúng cần tối thiểu hai
tham tố là {DT + ga} làm chủ thể và {DT + wo} làm đối tượng…

1.2.1.3. Các phạm trù ngữ pháp tiêu biểu của động từ tiếng Nhật
1) Phạm trù thời (Tense)

Trong tiếng Nhật hiện đại, ĐT tuân thủ theo quy tắc của phạm trù thời với hai
loại là “thời quá khứ” qua hình thức biểu hiện là dạng “ta” (“ta” kei タ形) làm đuôi
từ và đối lập với nó là “thời phi quá khứ”, bao gồm cả “hiện tại” và “tương lai”
qua hình thức biểu hiện là dạng “ru” (“ru”kei ル形) làm đuôi từ [175]. Tuy nhiên,
trong thực tế, dạng “ru” và dạng “ta” của ĐT tiếng Nhật lại biểu những ý nghĩa
khác nhau tùy thuộc vào việc nó được sử dụng làm vị ngữ cho câu hay làm thành
phần định ngữ trong các mệnh đề của câu. Xét từ góc độ này, thời của ĐT tiếng
Nhật được chia cụ thể hơn thành “thời tuyệt đối” và “thời tương đối”. Trong đó,
“thời tuyệt đối” được hiểu là thời so với mốc chuẩn thời gian là thời điểm phát
ngôn, “thời tương đối” được hiểu là thời so với mốc chuẩn thời gian là một sự kiện
mà người phát ngôn lựa chọn [116]. Bảng 1.1 cho biết ý nghĩa thời của ĐT tiếng Nhật.
Bảng 1.1: Thời của động từ tiếng Nhật
Phân
loại

Hình
thức
biểu
hiện

Ý nghĩa thời
(1) Những quy luật, chân lí
mang tính bất biến

Ví dụ
地球は公転する(koutensuru)。

(Trái đất quay tròn.)

17



Thời
tuyệt
đối

Dạng
“ru”
(ル形)

(2) Hướng dẫn, diễn giải về
trình tự công việc

まず、お湯を沸かす(wakasu)。

(Đầu tiên, đun sôi nước)
いい匂いがする(suru)ね。

(3) Những cảm nhận, suy
nghĩ, phát ngôn ngay tại
thời điểm phát ngôn

(Có mùi thơm quá)
彼は犯人ではないと思います(omoimasu)。

(4) Thói quen, tập quán ở
hiện tại
(5) Hành động có thể xảy ra
trong tương lai
(1) Sự việc, hành động trong

quá khứ
Dạng
“ta”

(2) Thói quen trong quá khứ

(た形)

(3) Sự việc, hành động diễn
ra cho tới một thời điểm
nào đó trong quá khứ

(Tôi nghĩ anh ta không phải là thủ phạm)
最近よく小説を読みます(yomimasu)。
(Dạo này tôi hay đọc tiểu thuyết)
私は来年日本へ行きます(ikimasu)。

(Năm tới tôi sẽ đi Nhật)
昨日、彼に会った(atta)。

(Hôm qua tôi đã gặp anh ấy)
彼女は当時、日曜日にパーティを開いた(hiraita)。
(Hồi đó, cứ chủ nhật là cô ấy lại mở tiệc)
2000 年までは東京に住んだが、その後京都に引っ
越ししてきた(hikkoshitekita)。(Tôi đã sống ở

Tokyo cho tới năm 2000 và sau đó thì chuyển về
Kyoto (ở cho tới nay)
こうして、1492 年、コロンブスがアメリカ大陸を
発見する(hakkennsuru)。(Như vậy, Colombo đã


(1) Hiện tại lịch sử.

tìm ra châu Mĩ năm 1492)

Dạng
“ru”

人をだましてお金を取ったのは酷すぎる

(2) Nhận định của người nói
(hidosugiru)。(Lừa người ta lấy tiền đúng là quá
về sự việc trong quá khứ.
(ル形)
tệ!)
時間がない(nai)から、行けなかった。(Không có

(3) Trạng thái trong các
mệnh đề phụ
(1) Sự phát hiện, phát kiến
theo sự mong chờ, dự
đoán
Thời
tương
đối

thời gian nên tôi đã không đi được)
やっぱりここにあった(atta)。

(Đúng là nó ở đây mà!)

そうだ、干し物があった(atta)んだ。

(2) Nhớ ra việc gì
(3) Yêu cầu, đề nghị một
cách thô bạo
Dạng (4) Nêu nhận định, cảm xúc
“ta”
đối với sự kiện nào đó
(タ形)
trong quá khứ
(5) Thể hiện sự lắng nghe,
đồng tình với những điều
đã qua, những điều đối
phương đưa ra
(6) Hoàn tất một quyết định

(Phải rồi, còn quần áo đang phơi!)
さあ、どいた、どいた(doita,doita)。
(Tránh ra, tránh ra nào!)
一時停車していれば、あの事故は防げた
(fusegeta)。(Nếu dừng tàu lại một chút thì đã có thể

tránh được tai nạn đó rồi.)
ああ、そういうふうにやった(yatta)んだ。

(À, ra là làm như vậy!)
わるいけど、俺、しばらく休憩もらった
(moratta)。(Xin lỗi, nhưng tôi sẽ cắt phép một vài

ngày!)


(Bảng được lập chủ yếu dựa trên các kết quả tổng kết của Trần Thị Chung Toàn (2014))

18


×