Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Công tác thông tin đối ngoại của việt nam qua hoạt động của nhà xuất bản ngoại văn – thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.66 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

PHẠM TRẦN LONG

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT
BẢN
NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

HÀ NỘI, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

PHẠM TRẦN LONG

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT
BẢN
NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC



Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐOÀN LÂM

HÀ NỘI, 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

3

Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN

8

ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM
1.1. Nhận thức chung về công tác thông tin đối ngoại (TTĐN)
1.2. Các kênh TTĐN

8
24

1.2.1. Kênh TTĐN phi xuất bản phẩm

24

1.2.2. Kênh TTĐN xuất bản phẩm


27

Chương 2: CÔNG TÁC TTĐN QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

32

CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI
2.1. Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của Nhà xuất bản (NXB)

32

Ngoại văn–Thế Giới
2.1.1. Khái quát về bối cảnh thành lập NXB

32

2.1.2. Các giai đoạn hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới

34

2.2. Xuất bản phẩm của NXB Ngoại văn–Thế Giới phục vụ công tác

49

TTĐN
2.2.1. Chính trị, thời cuộc

51


2.2.2. Kinh tế

56

2.2.3. Văn hóa

58

2.3. Thành tựu và hạn chế

62

Chương 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ GIẢI PHÁP

69

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTĐN CỦA NXB NGOẠI
VĂN-THẾ GIỚI
3.1. Một số nguyên tắc chung trong hoạt động TTĐN qua xuất bản phẩm

69

3.1.1. Nhận thức về mục tiêu chung theo từng giai đoạn lịch sử

69

3.1.2. Phân loại đối tượng bạn đọc

71


3.1.3. Phân loại địa bàn cần tác động

75

1


3.1.4. Cách chọn đề tài và thể hiện nội dung

78

3.1.5. Yêu cầu đối với biên tập viên, biên dịch viên

81

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTĐN qua xuất bản

84

phẩm
3.2.1. Giải pháp về nhận thức và chính sách

84

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

86

3.2.3. Cơ sở vật chất


88

3.2.4. Mở rộng hợp tác

90

KẾT LUẬN

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa văn
hóa khá quan trọng; là cầu nối hay đầu mối giao thoa giữa các nền văn hóa lớn của
khu vực, và là điểm đến có sức thu hút cộng đồng quốc tế trong hiện tại cũng như
trong tương lai. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đường lối đối ngoại rộng
mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chính sách mở cửa của Việt Nam đã và đang phát
huy tác dụng rõ rệt. Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đến
nay đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động
lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang lại những thành tựu vững chắc
trong đời sống xã hội. Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) đã góp phần

to lớn trong việc xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, năng động,
giàu tiềm năng, một đất nước sẵn sàng “là bạn, là đối tác tin cậy” của tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011 một lần nữa khẳng định Việt
Nam: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế… là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế…” Công tác TTĐN ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng khi Việt Nam đang dần
dần thu hút được mối quan tâm của bạn bè quốc tế, nhất là giới doanh nhân và
khách du lịch, cũng như bộ phận kiều bào ta ở nước ngoài–một bộ phận không tách
rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh hiện nay một số
thế lực thù địch vẫn âm mưu diễn biến hòa bình chống phá công cuộc đổi mới của
Việt Nam.
Nhìn tổng thể, công tác TTĐN là một hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực văn
hóa-tư tưởng, có tác động lớn đến tâm lý, có sức lay động con tim khối óc, làm thay

3


đổi nhận thức của con người. Công tác TTĐN cũng là một môn khoa học, một môn
nghệ thuật để làm sao tiếp cận được các đối tượng khác nhau, dùng những thông tin,
chứng cứ, lý lẽ để tác động vào trái tim, khối óc của đối tượng, làm thay đổi định
kiến của họ – nếu họ chưa có thiện cảm với ta – hoặc tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình
của những người vốn là bạn của ta. Đồng thời, TTĐN cũng nhằm trình bày một
cách xác thực, sống động tình hình, sự phát triển của đất nước, nhằm chống lại luận
điệu bóp méo, xuyên tạc với dụng ý xấu của các thế lực thù địch. TTĐN góp phần
đấu tranh dư luận, trình bày quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Có một số cách hiểu về TTĐN, nhưng theo Quy chế Quản lý nhà nước về
thông tin đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định 79/2010 của Thủ tướng Chính
phủ, TTĐN được hiểu là “thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con

người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế
giới vào Việt Nam”.
Nhưng vấn đề đặt ra là, đối tượng tiếp nhận là người nước ngoài–kể cả một
bộ phận Việt kiều–khác với đối tượng trong nước, nên ta cần những cách tiếp cận
khác nhau để thuyết phục họ có quan niệm hay cách nhìn đúng đắn về Việt Nam. Vì
vậy, ngôn ngữ đóng một vai trò tối quan trọng trong TTĐN, nhất là với hoạt động
TTĐN qua xuất bản phẩm. Nhưng do tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ thông
dụng trên thế giới, nên việc tạo dựng một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn nhằm thu hút
nhiều hơn các nhà đầu tư và khách du lịch qua những phương tiện TTĐN đòi hỏi
phải sử dụng một số ngoại ngữ phổ biến, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp,
tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn. Với đặc thù đó, để phục vụ nhu cầu TTĐN, Nhà xuất
bản (NXB) Ngoại văn (năm 1991 đổi tên thành Thế Giới) được thành lập năm 1957
và suốt từ đó đến nay, nó đã chứng tỏ vai trò là một đơn vị hoạt động hiệu quả trong
lĩnh vực TTĐN qua ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, và cả một bộ phận ấn phẩm
bằng tiếng Việt.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công tác thông tin đối
ngoại của Việt Nam qua hoạt động của Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới” để

4


phân tích, đúc kết hay hệ thống hóa lại một số vấn đề có tính lý luận hay bài học
kinh nghiệm của hoạt động TTĐN qua ấn phẩm sách báo, bởi lẽ chúng gắn chặt với
sự phát triển đường lối chính sách đối ngoại, công tác TTĐN của Đảng và Nhà
nước ta. Về tên gọi NXB, trong luận văn chúng tôi sẽ gọi là NXB Ngoại văn cho
giai đoạn 1957-1991, NXB Thế Giới trong giai đoạn từ 1991 đến 2014, và NXB
Ngoại văn-Thế Giới khi nhấn mạnh cả hai giai đoạn này.
Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, luận văn bước đầu khảo sát, phân tích và
hệ thống hóa nhận thức chung và những nguyên tắc chung về công tác TTĐN qua

xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, nó góp phần dựng lại một góc nhìn về sự phát triển
công tác TTĐN ở Việt Nam, thể hiện qua quá trình hoạt động của Nhà xuất bản
Ngoại văn–Thế Giới, gắn liền với sự phát triển của đường lối đối ngoại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, những khảo sát và kết luận trong luận văn có thể phục vụ và hoàn
thiện tiếp ngành TTĐN với tư cách là một lĩnh vực đặc thù có quan hệ mật thiết với
văn hóa-tư tưởng và đối ngoại-ngoại giao, và phục vụ cho đào tạo chuyên ngành
Thông tin đối ngoại. Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo, cung cấp một số
tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho những người trực tiếp làm công tác TTĐN qua
ấn phẩm sách báo, công việc thực tiễn hiện tại của NXB Thế Giới. Nó cũng có thể
sử dụng để xây dựng nội dung đào tạo, huấn luyện giảng dạy ở các khoa, trường,
đơn vị có liên quan đến công tác xuất bản, báo chí hay TTĐN.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến hiện tại, cơ sở phương pháp luận về TTĐN nói chung đã bước đầu
được nghiên cứu, đúc rút, tổng kết, hệ thống hóa một cách bài bản. Tuy nhiên, kinh
nghiệm làm TTĐN bằng xuất bản phẩm nói riêng vẫn được chia sẻ, trao truyền
thông qua công việc, hay tác nghiệp trực tiếp. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước như: Thông tin đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta trong tình hình mới của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; Tổng
quan truyền thông quốc tế – Dành cho người làm công tác thông tin đối ngoại của
PGS. TS. Lê Thanh Bình; các bài viết đã đăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí
Thông tin đối ngoại, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông; một số luận văn

5


thạc sĩ về công tác thông tin đối ngoại, một số bài viết đơn lẻ của Nguyễn Khắc
Viện, Hữu Ngọc, Hoàng Nguyên, v.v... Đặc biệt phải kể đến hệ thống các công
trình và bài viết của PGS. TS. Phạm Minh Sơn như: Đặc điểm, yêu cầu công tác
thông tin đối ngoại của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý
luận chính trị và Truyền thông, số 9/2014; Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng

(tái bản lần thứ 1 có chỉnh sửa và bổ sung), NXB Thông tin-Truyền thông; Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ phục vụ công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Tạp chí
Thông tin đối ngoại, số 6/2013; Sổ tay Thông tin đối ngoại, NXB Thông tin-Truyền
thông (Tham gia biên soạn); Phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp
từng đối tượng” trong thông tin, tuyên truyền đối ngoại, Tạp chí Lý luận chính trị
và Truyền thông, số 9/2012; Đổi mới và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
hoạt động thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận
chính trị và Truyền thông, Số 5/2011; Nắm vững đối tượng để nâng cao hiệu quả
thông tin của báo chí đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Số 5/2011; Tăng
cường công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu,
Số 3 (126) 2011; Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị - Hành chính; Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối
ngoại của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính; Những yêu cầu cơ bản
đối với cán bộ truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số 10/2008. Các công trình ở
ngoài nước có thể kể đến Media Control–The Spectacular Achievements of
Propaganda của Noam Chomsky, Propaganda and Mass Pursuasion, A Historical
Encyclopedia–1500 to Present của Nicolas J. Cull, David Culbert và David Welch,
Munitions of the Mind, A History of Propaganda from the Ancient World to the
Present Era của Philip M. Taylor, Media and the Politics of Failure của Laura
Roselle, An Introduction to Political Communication của Brian McNair, v.v…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm khảo sát, phân tích và hệ thống hóa nhận thức
chung về công tác TTĐN ở Việt Nam, và những nguyên tắc chung về công tác

6


TTĐN qua xuất bản phẩm, thể hiện qua hoạt động của NXB Ngoại văn (Thế Giới).
Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của

công tác TTĐN qua xuất bản phẩm.
Nhiệm vụ của luận văn: Làm rõ cơ sở phát triển nhận thức về công tác
TTĐN, đánh giá việc NXB Ngoại văn (Thế Giới) vận dụng nhận thức đó vào công
việc được giao từ khi thành lập đến nay, cả về thành tựu và hạn chế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác TTĐN của Việt Nam qua
khảo sát hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới từ khi thành lập năm 1957 đến
thời điểm hiện tại là năm 2014, nhằm bước đầu nghiên cứu, tổng kết, đúc rút và
khái quát hóa cơ sở lý luận và những nguyên lý của công tác TTĐN qua xuất bản
phẩm, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác TTĐN qua xuất bản phẩm trong tình hình mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn bám sát phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những nhận định, quan
điểm của Đảng và Chính phủ về TTĐN. Luận văn vận dụng phương pháp nghiên
cứu quan hệ quốc tế, phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống
hóa tư liệu, v.v…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương chính.
Chương 1: Nhận thức chung về công tác TTĐN ở Việt Nam.
Chương 2: Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của NXB Ngoại văn–
Thế Giới.
Chương 3: Một số nguyên tắc chung và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động TTĐN qua xuất bản phẩm của NXB Ngoại văn–Thế Giới.

7


Chương 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TTĐN Ở VIỆT NAM

1.1. Nhận thức chung về công tác TTĐN
Ðã gần trọn 70 năm kể từ khi Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát động và lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đến thắng lợi huy
hoàng, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước liên minh công
nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập tự do và thống nhất tổ quốc.
Công cuộc Đổi mới được Đảng khởi xướng đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử cho dân tộc. Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, mở rộng
hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa. Vị thế của Việt
Nam ở khu vực và trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, tạo môi trường
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với
trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với
14 nước, trong đó có tất cả 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc và 3 nước thành viên ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Singapore).
Nguyên do nào đã khiến một nước như Việt Nam trong một thời gian ngắn
lại có thể thực hiện được những đổi thay thần kỳ như vậy. Nhiều ý kiến cho rằng,
những thành tựu ấy có được một phần quan trọng chính là nhờ sự đổi mới tư duy
sâu sắc về cục diện thế giới cũng như đổi mới trong đường lối, chính sách và
phương châm hành động trên mặt trận đối ngoại. Ở đây, chúng ta cần phân biệt các
khái niệm về “chính sách”, “chính sách đối ngoại” và “ngoại giao” (hay hoạt động
đối ngoại) để làm rõ mối quan hệ khăng khít giữa các thành tố này trong thực tế,
cũng như mối liên hệ giữa chúng và TTĐN.
Theo quan niệm chung nhất, “chính sách” liên quan đến quyết định lựa chọn
những hướng hành động và phương cách hành động để giải quyết một, hoặc nhiều

8



vấn đề nảy sinh trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Về lý thuyết, chính sách
đối ngoại là một bộ phận của chính sách quốc gia nói chung. Trong học thuyết về
nhà nước của chủ nghĩa Marx-Lenin, chính sách đối ngoại của Nhà nước được coi
là sự tiếp tục của chính sách đối nội. Tuy nhiên trên thực tế, không có ranh giới tách
biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại, và giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ
nhau rất lớn vì chúng cùng là sản phẩm của một hệ thống chính trị. Xuất phát từ lợi
ích của Nhà nước, chính sách đối ngoại cụ thể hóa những đường hướng hoạt động
chính của Nhà nước trong quan hệ quốc tế ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cách
hiểu này cho thấy, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, mỗi nước có những nhu
cầu và ưu tiên khác nhau. Chính sách đối nội và đối ngoại đều phải nhằm vào việc
thực hiện thành công các mục tiêu đó. Chẳng hạn, cách mạng Việt Nam có mục tiêu
xuyên suốt là đấu tranh nhằm giành lại và giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này chi phối cả chính sách đối nội và lẫn
chính sách đối ngoại của Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử.
Như vậy, có thể nói chính sách đối ngoại của Nhà nước là những hình thức,
phương hướng cơ bản trong “hoạt động đối ngoại” của quốc gia. Nói một cách hình
tượng, chính sách đối ngoại chính là tấm hải đồ giúp ngoại giao biết được bến bờ
cần đi tới, biết được những khúc quanh, những thác nước phía trước, những đoạn
nước nông, sâu, những chỗ địa hình bằng phẳng hay gập ghềnh để điều chỉnh tốc
độ, hướng đi, nhằm đảm bảo cập bến an toàn. Chính sách đối ngoại định hướng cho
hoạt động đối ngoại, còn hoạt động đối ngoại là các bước đi mang tính tác nghiệp
cụ thể để thực hiện chính sách đối ngoại. Một khi ta xác định được mục tiêu của
chính sách thì các bước thực hiện chính sách cũng trở nên sáng rõ hơn. Thông
thường, chính sách đối ngoại của một quốc gia bao giờ cũng hướng tới 3 mục tiêu
cơ bản là “an ninh, phát triển, và ảnh hưởng”. Ba mục tiêu này có mối quan hệ gắn
bó khăng khít, không thể tách rời và phản ánh rõ những lợi ích quốc gia, dân tộc.
Những mục tiêu này có nguyên tắc bất biến, song để đạt được mục tiêu ấy thì sách
lược cụ thể không phải lúc nào cũng cứng nhắc mà chuyển đổi linh hoạt theo thời

gian, tùy thuộc vào diễn trình lịch sử.

9


Điểm khác biệt trong việc hoạch định và triển khai giữa chính sách đối nội
và chính sách đối ngoại làm nổi bật khác biệt giữa mục tiêu của chính sách đối
ngoại và phương tiện đạt được chúng. Để thực hiện mục tiêu của chính sách đối
ngoại, một bộ công cụ chính sách cơ bản, gồm đàm phán, thuyết phục, thỏa hiệp,
thậm chí đe dọa, được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong mối quan hệ
với các nước khác. Các công cụ chính sách cơ bản sử dụng trong chính sách đối
ngoại chủ yếu thông qua các kênh ngoại giao, đòn bẩy kinh tế, và sức mạnh quân
sự. [2, tr. 21]
Xét tổng thể, ngoại giao không chỉ là một ngành nghề, mà còn là một môn
khoa học và nghệ thuật. Ngoại giao tập trung vào tiến hành những mối quan hệ giữa
hai chủ thể (song phương) hoặc giữa nhiều chủ thể (đa phương). Phương thức tiến
hành những quan hệ quốc tế, điều chỉnh quan hệ đối ngoại của ngoại giao chủ yếu
thông qua thu thập và xử lý thông tin, đàm phán, thỏa hiệp, củng cố những mối
quan hệ đã được tạo dựng, nhưng không loại trừ hành động cưỡng bức, đe dọa khi
cần thiết. Các phương thức nêu trên của ngoại giao đều bao hàm nội dung kinh tế,
chính trị, và quân sự. Nội hàm này rất quan trọng, bởi hiện nay vẫn có ý kiến coi
làm ngoại giao và làm kinh tế là một (tức là không phân biệt các loại công cụ chính
sách khác nhau), hay thậm chí đánh đồng chính sách đối ngoại với ngoại giao (tức
là lẫn lộn giữa chính sách và công cụ chính sách). [2, tr. 22] Chẳng hạn, thông qua
kênh ngoại giao (chính thức hoặc không chính thức), một nước có thể chuyển tải
thông điệp “hòa hiếu” hoặc thông điệp “đe dọa”. Ta có thể thấy rõ hàm ý sử dụng
“ngoại giao pháo hạm” của Cao ủy Pháp ở Đông Dương D'Argenlieu khi tiếp Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên chiến hạm Emile Bertin ngoài khơi Vịnh Hạ Long vào ngày
24/3/1946 hòng đe dọa làm lung lạc ý chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hay chính
sách “ngoại giao đô-la” do Tổng thống Mỹ William Howard Taft đề ra từ năm

1912, dựa trên việc Mỹ cung cấp cho các nước khác những khoản cho vay hoặc
viện trợ tài chính kèm theo những điều kiện ràng buộc bất bình đẳng, khiến các
nước đó ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.

10


Để đạt được mục đích ngoại giao, các nước trên thế giới đã sử dụng những
hình thức khác nhau của ngoại giao. Có thể kể đến một vài những hình thức mới lạ
như “ngoại giao bóng bàn”, “ngoại giao sân gôn”, “ngoại giao gấu trúc”, hay gần
đây là sự nổi lên của “ngoại giao văn hóa” (sức mạnh mềm).
Khoảng đầu thập niên 1990, Giáo sư Joseph Nye lần đầu tiên nêu ra khái
niệm soft power (quyền lực mềm hay sức mạnh mềm, gồm các giá trị văn hóa, xã
hội) trong mối tương quan với “sức mạnh cứng” (sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa
học-kỹ thuật) của một quốc gia. [7] Kể từ đó đến nay, ngày càng nhiều quốc gia sử
dụng rộng rãi khái niệm này và ứng dụng nó vào chính sách đối ngoại của mình. Có
thể lấy trường hợp Nhật Bản làm ví dụ. Vốn là một đất nước đất chật người đông, ít
tài nguyên, thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng chính nhờ vận dụng sức mạnh mềm với
những đặc trưng tiêu biểu của tinh thần võ sĩ đạo, ý chí, kỷ luật, tính cộng đồng cao,
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Nhật Bản đã thay đổi từ hình ảnh một đất
nước quân phiệt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 thành một trong những nước cung
cấp ODA hàng đầu thế giới, từ một nền kinh tế bị tàn phá nặng nề vươn lên thành
một cường quốc kinh tế. Chính sách ngoại giao đa cực, ngoại giao công
chúng thông qua các hoạt động truyền thông, văn hóa đại chúng, qua các sản phẩm
công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu “Made in Japan” với các mặt hàng từ chiếc ô-tô
tới hàng gia dụng, truyện manga, truyện tranh về chú mèo máy Doraemon và búp bê
chú mèo Hello Kitty, là cách thức quảng bá hữu hiệu hình ảnh đất nước Nhật Bản.
[45]
Sức mạnh mềm đóng vai trò ngày càng to lớn trong việc quảng bá hình ảnh
đất nước, quảng bá hệ giá trị văn hóa của quốc gia. Tuy không mang lại tác dụng

ngay lập tức như sức mạnh “cứng”, nhưng thông qua sức mạnh mềm, một quốc gia
có thể đạt được các mục đích của mình thông qua việc “mưa dầm thấm lâu”. Đó là
việc xây dựng được hình ảnh thân thuộc, gây dựng được thiện cảm với những đối
tượng mà nó hướng tới trong cuộc “chinh phục” thầm lặng này, trong đó có những
người trong chính giới, giới doanh nhân, nhà đầu tư, khách du lịch, cũng như quảng
đại quần chúng. Chính vì lẽ đó, hình thức ngoại giao văn hóa hiện đang ngày càng

11


nổi lên như một công cụ ngoại giao hữu hiệu, bởi nó phát huy sức mạnh hệ thống
của toàn xã hội, lại linh hoạt, đa dạng, hấp dẫn, sinh động nên dễ được chấp nhận và
tiếp nhận. [20, tr. 162]
Từ sau khi thực hiện đường lối Đổi mới đến nay, vận dụng những cốt lõi của
tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh như “độc lập, tự chủ, kiên định nguyên tắc ‘dĩ bất
biến ứng vạn biến’, gắn kết Việt Nam với khu vực và thế giới vì sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các dân tộc trên thế giới”, Việt Nam đã dần dần từng bước hoàn thiện chính
sách đối ngoại quốc gia. Chính sách đó tuân thủ nguyên tắc “độc lập, tự chủ, rộng
mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế”, coi trọng việc giải quyết
tranh chấp thông qua con đường thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay
đe dọa sử dụng vũ lực. Trên tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta cũng có những thay
đổi quan trọng trong hình thức đối ngoại, mở rộng các kênh đối ngoại khác nhau.
Ngoài hình thức đối ngoại nhà nước truyền thống, Việt Nam cũng coi trọng những
hình thức đối ngoại mới như ngoại giao kinh tế, ngoại giao nhân dân và ngoại giao
văn hóa.
Cách tiếp cận này cho thấy mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ giữa chính sách đối
ngoại, ngoại giao và văn hóa. Nhân tố văn hóa luôn ẩn tàng trong chính sách đối
ngoại và ngoại giao. Năm 1997, cựu Ngoại trưởng Mỹ George P. Shultz từng phát
biểu rằng “Chính sách ngoại giao văn hóa thể hiện tâm hồn của một quốc gia”. Ông
ví nó với việc “làm vườn”, nhưng ngoại giao văn hóa không gieo trồng những hạt

giống thông thường, mà nó ươm mầm cho những tư tưởng, lý tưởng, hệ giá trị của
nước này nhằm sinh sôi nảy nở ở các nước khác. [54]
Có thể nói, ngoại giao văn hóa ở Việt Nam gồm hai chiều: chiều ra và chiều
vào, với mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Chiều vào hay “nhập khẩu” là kế thừa, tiếp
nhận có chọn lọc những giá trị văn hóa của thế giới thông qua trao đổi các sản phẩm
văn hóa đa dạng, phong phú. Đó có thể là âm nhạc, ca múa, phim ảnh, hay ẩm thực.
Đó có thể là các hoạt động giao lưu, liên hoan văn hóa nghệ thuật, hội thảo quốc tế,
chương trình truyền hình, phát thanh, thông tấn. Đó cũng có thể là các xuất bản
phẩm sách báo, kể cả dạng giấy và bản điện tử, các văn hóa phẩm như bưu ảnh, tờ

12


rơi, các loại lịch, băng đĩa. Công việc “nhập khẩu” văn hóa này mang tính chất hai
chiều, tương tác với nhau giữa một bên là mong muốn truyền bá, phổ biến giá trị
văn hóa của một nước vào Việt Nam, và một bên là việc Việt Nam mở cửa với tinh
thần tiếp thu có chọn lọc những giá trị ấy. Còn chiều ra hay “xuất khẩu”, trong đó
có TTĐN, cũng mang tính tương tác như vậy nhưng trọng tâm nhấn mạnh hơn vào
mục đích truyền bá, phổ biến giá trị văn hóa của mình cho đối tượng hướng tới.
Đối với Việt Nam, ngoại giao văn hóa là một công cụ hữu hiệu nhằm thực
hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao văn hóa cùng với
ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị tạo thành thế chân kiềng vững chắc của
ngoại giao Việt Nam hiện đại. Với tư cách là một thành tố quan trọng trong chính
sách đối ngoại, ngoại giao văn hóa là tổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên
truyền, quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua nhiều loại hình chủ yếu, trong đó có
hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại. [10]
Về mặt thuật ngữ, cần phân biệt sự khác biệt giữa “tuyên truyền đối ngoại”
và “thông tin đối ngoại”. Nói một cách chung nhất, “tuyên truyền đối ngoại” là sử
dụng các kênh truyền thông đại chúng để tìm mọi cách thuyết phục đối tượng, định
hướng làm cho đối tượng chấp nhận một ý kiến nhất định. Còn “thông tin đối

ngoại” là việc cung cấp thông tin, tin tức cho đối tượng để đối tượng tự cảm nhận
và chuyển hóa, như vậy chấp nhận cả việc thành công hoặc không thành công.
Thông tin thường bao giờ cũng mang tính định hướng, tức là hàm chứa cả hoạt
động tuyên truyền. Hai công tác “thông tin” và “tuyên truyền”” có mối liên hệ với
nhau vì mục đích chung. Do vậy, ngoại trừ trường hợp trích dẫn nguyên văn, trong
luận văn này chúng tôi xin được phép sử dụng cụm từ “thông tin-tuyên truyền đối
ngoại”, hoặc dạng rút gọn là “thông tin đối ngoại” (TTĐN, nhưng hiểu theo nghĩa
rộng là bao gồm cả “tuyên truyền”).
Như trên đã phân tích, có thể thấy công tác thông tin-tuyên truyền đối ngoại
nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc có nhiều loại hình đa dạng, phong phú,
thông qua nhiều kênh khác nhau. Một trong những loại hình đó là kênh xuất bản
phẩm bằng ngoại ngữ qua sách, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng như

13


báo chí (gồm cả báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử). Đây được coi là một trong
những loại hình cơ bản, chủ chốt, hiệu quả cao, chi phí thấp của ngoại giao văn hóa.
[11] Công tác này có mối liên quan mật thiết với lĩnh vực chính trị-tư tưởng. Nói
cách khác, nó là một vùng chồng lấn giữa lĩnh vực văn hóa-tư tưởng và đối ngoạingoại giao. Cùng với sự đi lên của đất nước, công tác TTĐN đã có bước phát triển
mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, đối tượng và địa bàn hoạt động, góp phần
quan trọng chuyển tải đến thế giới thông tin và hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi
mới, hội nhập thành công và giàu tiềm năng hợp tác. Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm chỉ đạo nhằm củng cố, tăng cường tính hiệu quả của công tác này. Kết quả
là, hàng loạt văn bản chỉ thị đã ra đời, giúp hoàn thiện dần khung pháp chế và cơ
chế cho công tác TTĐN, đặc biệt là kênh TTĐN qua xuất bản phẩm.
Ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức bộ máy chính quyền cho
chính thể mới. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin-tuyên truyền
nói chung, Người đã ký thành lập Bộ Thông tin-Tuyên truyền, một trong những cơ

quan đầu tiên của Chính phủ, do, nhà báo, nhà văn hóa và chiến sĩ cộng sản Trần
Huy Liệu làm Bộ trưởng. Để phục vụ công tác TTĐN, Bộ này đã cho in một bộ bưu
ảnh, dù số lượng không nhiều, với chú thích bằng cả tiếng nước ngoài để phân phát
cho các hãng thông tấn và phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Hà Nội. Có thể
nói, là một ấn phẩm thông tin-tuyên truyền đối ngoại đầu tiên của Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, bộ bưu ảnh phản ánh hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
thành viên Chính phủ trong những ngày tháng đầu tiên sau Độc lập. Bản thân Bác
Hồ cũng gặp gỡ, trả lời phỏng vấn giới báo chí nước ngoài. Đài Tiếng nói Việt Nam
có hẳn một bộ phận phát bản tin bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa, Khmer, v.v…
Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954, công tác
TTĐN vẫn được Đảng và Chính phủ chú ý. Một số nhà báo nước ngoài có cảm tình
với Việt Nam đã tham gia đóng góp cho công tác này rất tích cực. Nhà báo
Australia nổi tiếng Wilfred Burchett đã lên tận chiến khu Việt Bắc và được Bác Hồ
tiếp tại một cái lán lá trong rừng rậm. Kết quả là Burchett đã viết những bài báo đầy

14


tình cảm kính trọng và yêu quý Bác cũng như sự cảm thông, chia sẻ, ủng hộ công
cuộc kháng chiến của ta. Nhà báo Madeleine Riffaud, sau khi gặp Bác Hồ tại Paris
năm 1946, đã tích cực viết những bài báo tố cáo đanh thép âm mưu xâm lược của
thực dân Pháp tại Đông Dương. Nhà sử học người Pháp Georges Boudarel lặn lội
lên chiến khu xin gia nhập hàng ngũ Việt Minh và được phân công công tác là, cùng
với nhà báo Hữu Ngọc và một số người khác giỏi tiếng Pháp, chuyên viết các bài
báo để tuyên truyền, cảm hóa hàng binh và tù binh Pháp và lính lê dương ở trại
Camp 113. Những ấn phẩm được in ra và phân phát cho hàng binh nêu rõ lập
trường chính nghĩa của chính phủ ta, phân tích sâu sắc cục diện chính trường, tính
chất phi nghĩa của cuộc chiến do Pháp gây hấn, và khơi gợi trong trái tim những
hàng binh-tù binh lương tri con người cũng như những tình cảm gia đình, quê
hương, đất nước. Nhờ làm tốt công tác thông tin-tuyên truyền đối ngoại, địch vận,

binh vận như vậy nên rất nhiều hàng binh Pháp tình nguyện gia nhập hàng ngũ Việt
Minh, tham gia tích cực các công tác được giao cho đến ngày đình chiến và ký Hiệp
định Geneva năm 1954.
Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền Thái Lan và Myanmar, Chính phủ ta đã
thành lập Phòng Thông tin Việt Nam đặt tại Bangkok và một phòng thông tin khác
tại Rangoon năm 1948. Một vài năm sau, Chính phủ quyết định xây dựng Phòng
thông tin ở Rangoon này thành một cửa ngõ thông tin chính của Việt Nam kháng
chiến. Hàng ngày, cán bộ của phòng nhận bản tin của Thông tấn xã Việt Nam và
dựa vào đó, soạn các bản tin tuyên truyền để phát cho Việt kiều và để dịch ra tiếng
Anh, phát cho Đoàn ngoại giao cùng các báo chí địa phương. Ngoài bản tin, phòng
cũng xuất bản các cuốn sách mỏng nhỏ, ví dụ như Cuộc tấn công Việt Bắc, hay
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (tiếng Pháp, Anh, Thái và
tiếng Việt cho Việt kiều). [23, tr. 63-70]
Sau năm 1954, NXB Ngoại văn được thành lập để góp phần tham gia vào
công tác TTĐN, bên cạnh các lực lượng báo chí, đài phát thanh, thông tấn xã đã có
từ trước. Và từ đây, công tác TTĐN qua xuất bản phẩm – chủ yếu là sách ngoại văn,

15


cùng một số tờ tạp chí, báo cũng bằng tiếng nước ngoài – được Đảng và Nhà nước
giao cho một đơn vị xuất bản chuyên trách.
Để phục vụ yêu cầu công tác TTĐN trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành các Chỉ thị 45 năm 1962 và
Chỉ thị 128 năm 1966. Hoạt động TTĐN trải dài hơn ba thập kỷ không hề gián đoạn
đã đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân
ta đến ngày toàn thắng.
Năm 1986, Đại hội VI của Đảng khởi xướng công cuộc Đổi mới giữa bộn bề
khó khăn và thách thức cả về đối nội và đối ngoại. Tình hình nước ta gặp nhiều khó
khăn nghiêm trọng, chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, sản xuất đình đốn, đời

sống khó khăn, lập trường dao động. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, kéo theo sự
sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, cục diện chiến tranh lạnh kết thúc.
Trật tự thế giới được xác lập sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 bị phá vỡ, nhưng trật tự
thế giới mới với một siêu cường duy nhất là Mỹ chưa hình thành. Chính vì vậy,
chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này tập trung vào bốn nhiệm vụ trọng
tâm có liên quan chặt chẽ với nhau là chấm dứt sự can thiệp vào xung đột
Campuchia, cải thiện quan hệ với ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và
Trung Quốc và thoát khỏi tình trạng bao vây cấm vận. [20, tr. 68] Về hoạt động đối
ngoại, Nghị quyết Đại hội Đảng VI khẳng định Việt Nam cần mở rộng quan hệ với
tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Đứng trước tình hình như vậy,
nhằm cụ thể hóa vai trò của công tác TTĐN trong tình hình mới, đặc biệt là kênh
TTĐN qua xuất bản phẩm, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 63-CT/TW về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản ngày 25/7/1990. Chỉ thị tái
khẳng định vai trò quan trọng của sách, báo như là một công cụ trên mặt trận tư
tưởng, góp phần đẩy mạnh thông tin về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc vừa được Đảng khởi xướng. Có thể nói rằng, đây là văn kiện quan trọng đầu
tiên nêu rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, xuất bản;
đồng thời, xác định các công việc mà Đảng, Nhà nước cần thực hiện để lãnh đạo,
quản lý báo chí, xuất bản nhằm phục vụ công tác TTĐN.

16


Phải thẳng thắn thừa nhận, công tác báo chí, xuất bản thời gian này có nhiều
ưu điểm tiến bộ nhưng cũng bộc lộ những khuyết điểm kéo dài. Nhằm nhanh chóng
khắc phục tình trạng trên, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 08-CT/TW về việc tăng cường sự
lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất
bản, ngày 31/3/1992, theo đó, một loạt các định hướng và biện pháp được đề ra.
Ban Bí thư đồng thời khẳng định: “sẽ có chỉ thị riêng về công tác thông tin đối
ngoại và báo chí, ấn phẩm đối ngoại.”

Trên tinh thần quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của công tác TTĐN trong triển
khai chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới, và để triển khai
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, ngày 13/6/1992, Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa VII) đã ra Chỉ thị 11-CT/TW về đổi mới và tăng cường công tác thông
tin đối ngoại, nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới nội dung, hình thức TTĐN theo hướng
hiệu quả hơn, giúp thế giới hiểu đúng và kịp thời tình hình mọi mặt của Việt Nam.
Về nội dung, công tác TTĐN trước hết cần nêu bật đường lối, chính sách và thành
tựu đổi mới toàn diện, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tiềm năng hợp
tác giữa Việt Nam với các nước, những chủ trương quan trọng nhằm giải quyết một
số vấn đề lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời đấu tranh, bác bỏ những luận
điệu xuyên tạc về tình hình Việt Nam, cũng như ngăn chặn việc truyền bá vào nước
ta những tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, lệch lạc. Công tác TTĐN cũng cần
quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, hết sức
phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sau năm
1975, có thể nói, Chỉ thị số 11/CT-TW là văn bản đầu tiên về TTĐN khi tình hình
Việt Nam nói chung và hoạt động đối ngoại nói riêng đang đứng trước những biến
chuyển to lớn, đòi hỏi những cách tiếp cận mới trong công tác TTĐN. Với yêu cầu
đó, Chỉ thị 11 nêu rõ: “Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu của từng lúc mà xác
định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”. Dễ
thấy đây là một văn kiện chỉ đạo rất kịp thời, thể hiện bước tiến mới trong nhận
thức của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN, và cho đến bây giờ vẫn còn tính
thời sự của nó.

17


Sau thời gian đầu tiến hành Đổi mới, đất nước Việt Nam đã cơ bản bước ra
khỏi giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 xác
định đất nước ta “bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, và đưa ra chủ
trương “hội nhập kinh tế quốc tế”. Công tác TTĐN cũng bước vào một thời kỳ phát

triển mới, trong bối cảnh thuận lợi, nền chính trị ổn định, kinh tế phục hồi và gia
tăng phát triển, quan hệ đối ngoại rộng mở, vị thế của đất nước được nâng lên trong
khu vực và trên quốc tế. Tuy nhiên, do việc tổ chức thực hiện công tác TTĐN còn
nhiều bất cập, chưa xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong chỉ đạo,
quản lý và phối hợp hoạt động dẫn tới chất lượng hiệu quả, sức thuyết phục, hấp
dẫn cũng như tính chiến đấu của công tác TTĐN chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong hoàn cảnh đó, ngày 29/12/1998, Thường vụ Bộ Chính trị ra Thông báo số
188/TB-TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Thông báo này
nhấn mạnh công tác TTĐN cần hướng tới đối tượng người nước ngoài đến Việt
Nam sống, làm việc, du lịch, học tập ngày càng nhiều và các nhà Việt Nam học trên
thế giới, cung cấp thông tin định hướng cho họ để tranh thủ họ tiếp tục đưa thông
tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới. Để thực hiện tốt điều đó, Đảng và Nhà nước
tiếp tục củng cố chất lượng của ngành báo chí, xuất bản, mạnh dạn đầu tư vào một
số báo và nhà xuất bản lớn để xây dựng những đơn vị nòng cốt chủ lực cho công tác
TTĐN. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của
mạng Internet như một công cụ thông tin kết nối toàn cầu, khiến lực lượng làm
TTĐN phải nhanh chóng thích nghi với loại hình thông tin mới này nhằm cập nhật
tin tức về Việt Nam trên thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện, sử dụng kênh
Internet giúp TTĐN truyền tải nhanh, lan tỏa rộng, vươn tới được nhiều nơi trên thế
giới. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của ngành TTĐN, yêu cầu đặt ra là các lực
lượng làm TTĐN ở trong và ngoài nước cần được củng cố, kiện toàn về mặt tổ
chức, phối hợp chỉ đạo, cũng như kết hợp về nội dung giữa thông tin đối nội với
TTĐN, giữa hoạt động chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại,
giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân.

18


Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một
sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi Việt Nam phải phát huy hiệu quả tối đa những nguồn nội

lực, cũng như kết hợp với những nguồn lực bên ngoài mà quá trình hợp tác và hội
nhập quốc tế mang lại. Bước sang thế kỷ 21, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động đối
ngoại, trong đó có TTĐN, là tiếp tục chuẩn bị về môi trường và điều kiện quốc tế
thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời
đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. [20, tr. 108] Với tinh thần đó, ngày
26/4/2000, Thủ tưởng Chính phủ ra Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg về tăng cường quản
lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Chỉ thị này là một bước cụ thể hóa về
mặt quản lý Nhà nước tư tưởng chỉ đạo trong hai văn kiện nêu trên của Đảng về
công tác TTĐN. Thủ tướng xác định phương hướng triển khai, nội dung cụ thể của
công tác TTĐN, và phân công rõ ràng về quản lý Nhà nước và tổ chức TTĐN. Bộ
Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là các cơ
quan đầu mối lớn, còn các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ
tham gia vào công tác này. Chỉ thị cũng xác định những việc cần làm ngay là xây
dựng quy chế phối hợp các ban ngành; xây dựng kế hoạch hoạt động TTĐN, kế
hoạch tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, v.v…
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động khó lường khi
bước sang thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước ta yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo và phối
hợp ở tầm chiến lược của công tác TTĐN. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam tháng 4/2001 tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ: “…Tăng cường
hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại…” Để cụ thể hóa tinh
thần Nghị quyết Đại hội IX và kịp thời khắc phục tình trạng phân tán, thiếu cơ quan
điều phối hoạt động TTĐN, ngày 27/12/2001, Ban Bí thư ban hành Quyết định số
16 về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại và kèm theo quyết
định này là Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại.

19



Ban Chỉ đạo công tác TTĐN gồm các thành viên đến từ hầu khắp các cơ
quan của Đảng và Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại, tư tưởng-văn
hóa, an ninh, quốc phòng và truyền thông đại chúng. Từ khi được thành lập, Ban
Chỉ đạo công tác TTĐN đã giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo dõi tình hình, chỉ
đạo, phối hợp công tác TTĐN, đề xuất chủ trương để chỉ đạo thông tin tình hình
trong nước ra nước ngoài, thông tin tình hình quốc tế phức tạp, đẩy mạnh thông tin
hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa đối ngoại. Như vậy lần đầu tiên Việt
Nam đã thiết lập một cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác TTĐN, đánh dấu bước tiến
mới trước yêu cầu và sự phát triển của công tác. Từ năm 2002 đến nay, tờ Thông tin
Đối ngoại của Ban Chỉ đạo ra mắt bạn đọc hàng tháng, với nhiều thông tin cập nhật
và ý kiến chỉ đạo sát sao.
Trong công cuộc Đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành xuất bản đã có
những đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của đất nước. Bên cạnh những ưu
điểm, ngành xuất bản cũng bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng lớn và đa dạng của bạn đọc, chậm đổi mới nội dung và hình thức của ấn phẩm,
chịu tác động lớn của khuynh hướng thương mại hóa. Nhằm chấn chỉnh những bất
cập trong hoạt động xuất bản giai đoạn này, ngày 25/08/2004, Ban Bí thư ban hành
Chỉ thị số 42-CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Chỉ
thị một lần nữa tái khẳng định “sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư
tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Để xuất bản phát huy tốt vai trò
của mình, Đảng cần đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà nước tăng
cường công tác quản lý đối với ngành xuất bản, và hai ngành gắn liền với nó là in
và phát hành. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, để phát
triển sự nghiệp xuất bản cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các
nguồn lực nhằm đổi mới, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ
thuật và công nghệ xuất bản. Đồng thời ngành xuất bản cũng phải lưu ý mở rộng
hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế.
Tuy đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ nhưng hoạt động đối
ngoại và công tác TTĐN cần được đặt trên một tầm cao mới nhằm thực hiện thắng


20


lợi những mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
tháng 4/2006 đề ra, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc
tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa VII, hoạt động TTĐN trong cả nước có bước phát triển tích cực, đóng
góp hiệu quả vào thành tựu đối ngoại và đổi mới của đất nước. Vị thế và uy tín của
Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp
định thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, được các nước châu Á thống nhất đề
cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2008-2009… Thành công của những hoạt động đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng
và làm sâu sắc thêm quan hệ chính trị và kinh tế giữa Việt Nam với các nước khác.
Tuy nhiên tình hình quốc tế diễn biến rất mau lẹ, phức tạp, khó lường, công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đan xen cả thời cơ lẫn cả thách thức. Thực tiễn đó đòi
hỏi công tác TTĐN cần được định hướng rõ hơn nội dung, phương thức, đối tượng,
địa bàn hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Từ nhận thức này, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị 26CT/TW ngày 10/9/2008 về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối
ngoại trong tình hình mới. Chỉ thị xác định rõ phương châm của công tác TTĐN
trong tình hình mới là: “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”.
Trên cơ sở đó, Chỉ thị yêu cầu các lực lượng làm công tác TTĐN phải đổi mới cả về
nội dung và phương thức hoạt động; nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong các
hoạt động của mình. Tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các lực lượng trong
hoạt động TTĐN cần phối hợp chặt chẽ với nhau vì mục tiêu chung.
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10 nhằm tăng cường
quản lý công tác TTĐN, góp phần bước đầu củng cố sự phối hợp và trách nhiệm
trong quản lý nhà nước về công tác này. Sau 10 năm thực hiện, cùng với những biến

chuyển mau lẹ của tình hình trong nước và quốc tế, với sự phát triển nhận thức về

21


công tác TTĐN của Đảng, và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg về Quy chế quản lý nhà
nước về thông tin đối ngoại ngày 30/11/2010. Quy chế này đưa ra khái niệm về
TTĐN là “thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn
hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật,
chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt
Nam”, và quy định rõ những nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về TTĐN và
trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc quản lý nhà nước và phối hợp,
triển khai các hoạt động TTĐN. Nhờ vậy, lực lượng làm công tác TTĐN có cơ sở
phối hợp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, khắc phục được tình trạng thiếu gắn kết.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 nhấn mạnh việc kiên trì thực
hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu để Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy
và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” nhằm tạo môi trường hòa
bình, ổn định phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Về lĩnh vực báo
chí, xuất bản, Nghị quyết yêu cầu “nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo
chí, Internet, xuất bản”. Để cụ thể hóa được mục tiêu ấy, cần sự kết hợp của các
loại hình và kênh ngoại giao nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp nâng cao thế và lực
của Việt Nam trên thế giới.
Ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
có Kết luận số 16-KL/TW về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn
2011-2020, tiếp tục xác định rõ TTĐN là “một bộ phận rất quan trọng trong công
tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài”. Để triển khai Chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ kịp thời ra Chỉ thị 21/CTTtg ngày 6/8/2012 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối
ngoại giai đoạn 2011–2020. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa

phương khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về công tác
TTĐN, đặc biệt cần tập trung xây dựng chương trình hành động cụ thể cho Chiến
lược nêu trên. Với sự đốc thúc kiểm tra sâu sát, kết quả là tới ngày 28/02/2013,

22


Quyết định 368 QĐ-Ttg Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về thông
tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, nhằm
tạo bước chuyển biến căn bản trong quản lý Nhà nước về TTĐN và hoạt động
TTĐN, bảo đảm quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ và tăng cường phối
hợp trong công tác TTĐN.
Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội
nhập quốc tế nhấn mạnh: “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn
hóa, thông tin, tuyên truyền”. Gần đây, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của
Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước yêu cầu Việt Nam cần chủ
động hội nhập quốc tế về văn hóa, mở rộng hợp tác văn hóa, thực hiện đa dạng các
hình thức văn hóa đối ngoại nhằm tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới,
làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, không thể không kể đến hệ thống Luật Xuất bản và các nghị định,
thông tư hướng dẫn thực hiện xuyên suốt qua các năm từ 1993 tới nay. Hệ thống
văn bản pháp quy này cụ thể hóa các chỉ thị của Đảng về công tác xuất bản, tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động xuất bản phát triển trong tình hình mới, đặc biệt
trong nhiệm vụ phục vụ công tác TTĐN. Nó cũng chứng tỏ quá trình phát triển biện
chứng của Đảng và Nhà nước ta trong nhận thức lý luận về TTĐN, trong đó có
TTĐN qua xuất bản phẩm.
Rõ ràng là, cùng với thời gian, nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về công
tác TTĐN đã có một bước phát triển rõ nét. Giữa những khái niệm như chính sách
đối ngoại, hoạt động đối ngoại, ngoại giao, v.v… thông tin đối ngoại là một hoạt

động có “biên giới xâm lấn” giữa lĩnh vực đối ngoại-ngoại giao và văn hóa-tư
tưởng. Nội hàm của nó, đối tượng phục vụ và phương thức – cơ chế thực hiện cũng
trở nên đa dạng hơn, cụ thể hơn theo tiến trình nhận thức của Đảng và Nhà nước ta
về công tác TTĐN cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc để phục vụ sự nghiệp
phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng như hiện

23


×