Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bộ câu hỏi trả lời chuẩn qna hoán đổi lãi suất 2012 FINAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 21 trang )

CẨM NANG
GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT (CCS, IRS)
NĂM 2012


LƯU HÀNH NỘI BỘ

DANH SÁCH CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CHUẨN
TRONG GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI BIDV
NĂM 2012
(Tài liệu đào tạo cán bộ chi nhánh
phục vụ hoạt động giao dịch với khách hàng)
I. Đặc điểm, lợi ích trong giao dịch Hoán đổi lãi suất .................................. 4
Câu hỏi 1. Sản phẩm hoán đổi lãi suất là gì? ................................................. 4
Câu hỏi 2. Hoán đổi lãi suất một đồng tiền là gì? Đặc điểm và cơ chế sản phẩm?
....................................................................................................................... 4
Lợi ích đem lại cho công ty: xem câu hỏi 7. ................................................... 5
Câu hỏi 3. Giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo là gì? Đặc điểm cơ bản? ............. 5
Lợi ích đem lại cho công ty: xem câu hỏi 9. ................................................... 7
Câu hỏi 4. Sự khác biệt cơ bản giữa giao dịch IRS và giao dịch CCS? .......... 7
Câu hỏi 5. Giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) và Hoán đổi tiền tệ ngắn hạn
(FX Swap) là giống nhau. Đúng hay sai? ....................................................... 7
Câu hỏi 6. Trong trường hợp kỳ hạn còn lại của giao dịch gốc (hợp đồng tín
dụng) là 6 tháng nhưng khách hàng muốn thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
trong vòng 1 năm thì có thê thực hiện được không? ....................................... 7
Câu hỏi 7. Lợi ích của khách hàng khi thực hiện IRS? .................................. 7
Câu hỏi 8. Trong mọi trường hợp, khách hàng đều được lợi khi thực hiện giao
dịch IRS, đúng hay sai? Chi phí cơ hội khi thực hiện giao dịch IRS? ............. 8
Câu hỏi 9. Lợi ích của khách hàng khi thực hiện CCS ? ................................ 8
Câu hỏi 10. CCS là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả cho khách hàng,
tuy nhiên khách hàng có thể phải chịu chi phí cơ hội phát sinh khi thực hiện giao


dịch CCS. Đúng hay sai? ................................................................................ 8
Câu hỏi 11. Sản phẩm hoán đổi lãi suất luôn đem lại thu nhập gia tăng hay tối
thiểu hóa chi phí cho khách hàng? .................................................................. 9
Câu hỏi 12. Trong trường hợp khách hàng muốn phòng ngừa rủi ro cho các giao
dịch trong tương lai nhưng muốn chốt giá hoán đổi (tỷ giá, lãi suất) ngay tại thời
điểm hiện tại thì khách hàng có thể sử dụng sản phẩm gì?.............................. 9
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu hỏi 13. Trong trường hợp khách hàng không muốn thực hiện bảo hiểm rủi
ro toàn bộ giá trị của hợp đồng, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của khách
hàng không? ................................................................................................... 9
Câu hỏi 14. Ngân hàng được lợi ích gì khi thực hiện các sản phẩm phái sinh?9
II.Chuẩn bị giao dịch ........................................................................................ 9
Câu hỏi 15. Kỳ hạn và khối lượng giao dịch tối thiểu, tối đa trong các giao dịch
CCS, IRS? ...................................................................................................... 9
Câu hỏi 16. Khách hàng có hợp đồng gốc tại ngân hàng khác có thể thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất tại BIDV không? ................................................ 10
Câu hỏi 17. Chỉ khách hàng có hợp đồng gốc là hợp đồng tín dụng mới có thể
thực hiện IRS, CCS? .................................................................................... 10
Câu hỏi 18. Các bước chi nhánh cần chuẩn bị trước khi bắt đầu triển khai giao
dịch hoán đổi lãi suất cho khách hàng?......................................................... 10
Câu hỏi 19. Đối tượng và điều kiện khách hàng thực hiện giao dịch IRS, CCS?
..................................................................................................................... 11
Câu hỏi 20. Hạn mức hoán đổi lãi suất của khách hàng và trách nhiệm của chi
nhánh? .......................................................................................................... 11
Câu hỏi 21. Quy trình và thủ tục thực hiện giao dịch HĐLS đáp ứng nhu cầu
của khách hàng? ........................................................................................... 12

Câu hỏi 22. Nếu khách hàng đã ký Hợp đồng khung giao dịch với một chi
nhánh của BIDV, sau đó khách hàng chuyển quan hệ giao dịch sang một chi
nhánh khác của BIDV. Trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch
hoán đổi lãi suất với chi nhánh mới, khách hàng có phải ký lại hợp đồng khung
hay không? ................................................................................................... 13
Câu hỏi 23. Nếu khách hàng không có giao dịch gốc chứng minh nhu cầu phòng
ngừa rủi ro bằng giao dịch hoán đổi lãi suất thì khách hàng có được thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất không?................................................................ 13
Câu hỏi 24. Với nhận định thị trường như thế nào thì khách hàng nên thực hiện
giao dịch CCS?............................................................................................. 13
Câu hỏi 25. Khách hàng chỉ nên thực hiện giao dịch IRS khi nhận định lãi suất
thị trường tăng trong tương lai? .................................................................... 13
III. Thực hiện giao dịch................................................................................... 14
Câu hỏi 26. Chi nhánh thực hiện chào giá cho khách hàng như thế nào? ..... 14
Câu hỏi 27. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch CCS không hoán đổi gốc
ban đầu? ....................................................................................................... 14
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu hỏi 28. Lãi suất và tỷ giá hoán đổi trong giao dịch CCS? ..................... 14
Câu hỏi 29. Khách hàng có mất phí khi thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất?15
Câu hỏi 30. Khách hàng có phải ký quỹ khi thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất
không? Các hình thức ký quỹ là gì?.............................................................. 15
Câu hỏi 31. Trong trường hợp khách hàng phải ký quỹ, khách hàng sẽ phải
thanh toán như thế nào? Giá trị thị trường của giao dịch được xác định như thế
nào?Ai sẽ là người xác định giá trị thị trường của giao dịch? ....................... 15
Câu hỏi 32. Khách hàng ký hợp đồng giao dịch hoán đổi lãi suất với chi nhánh
và chi nhánh ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với hội sở chính? ...................... 16

Câu hỏi 33. Chi nhánh có thể thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với khách
hàng và không thực hiện giao dịch đối ứng với Hội sở chính. Đúng hay Sai?16
Câu hỏi 34. Xác nhận giao dịch giữa chi nhánh - hội sở chính và hợp đồng giao
dịch giữa chi nhánh- khách hàng đều phải giống nhau ở các chi tiết: ngày giao
dịch, ngày giá trị, ngày đáo hạn, số tiền giao dịch gốc, tỷ giá giao dịch, trừ chi
tiết về lãi suất? ............................................................................................. 16
Câu hỏi 35. Trong trường hợp nào sẽ có thông báo lãi suất? Thủ tục thực hiện
thông báo lãi suất?........................................................................................ 17
IV. Các vấn đề phát sinh sau giao dịch .......................................................... 17
Câu hỏi 36. Khách hàng có được thanh toán trước hạn (TTTH) hợp đồng
không? Ngân hàng có thu phí TTTH không? ................................................ 17
Câu hỏi 37. Thủ tục Thanh toán trước hạn là gì? ......................................... 17
Câu hỏi 38. Khách hàng có được gia hạn hợp đồng CCS không? ................ 17
Câu hỏi 39. Thủ tục Gia hạn hợp đồng CCS là gì? ...................................... 18
Câu hỏi 40. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ tín dụng, chi
nhánh phải làm gì? ....................................................................................... 18
Câu hỏi 41. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã ký kết, chi nhánh sẽ có trách nhiệm tiến
hành các thủ tục như thế nào?....................................................................... 18
Câu hỏi 42. Cơ sở xác định phí gia hạn và phí chấm dứt hợp đồng? ............ 18

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

I. Đặc điểm, lợi ích trong giao dịch Hoán đổi lãi suất
Câu hỏi 1. Sản phẩm hoán đổi lãi suất là gì?
Trả lời:
- Theo Quyết định sô 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 của NHNN v/v Quy

chế thực hiện giao dịch Hoán đổi lãi suất:
Hoán đổi lãi suất là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam
kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất hoán đổi đã
cam kết trên cùng một khoản vốn gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian
nhất định.
- Theo thông lệ quốc tế:
Hoán đổi lãi suất là thoả thuận giữa hai bên đối tác theo đó cam kết thực hiện trao
đổi các khoản tiền lãi trong tương lai trên cơ sở số tiền gốc nhất định.
Câu hỏi 2. Hoán đổi lãi suất một đồng tiền là gì? Đặc điểm và cơ chế sản
phẩm?
Trả lời:
Giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền là giao dịch hoán đổi lãi suất có thời hạn
dài trên 1 năm trong đó các bên cam kết cam kết định kỳ thanh toán cho bên kia
khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất thả nổi hoặc cố định bằng cùng một đồng
tiền (Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) trên cùng một khoản tiền gốc danh nghĩa nhất
định.
Đặc điểm và cơ chế sản phẩm:
- Không hoán đổi gốc thực tế, khoản gốc chỉ là cơ sở tính lãi;
- Các trường hợp hoán đổi lãi suất: thả nổi - thả nổi, thả nổi - cố định, cố địnhcố định của cùng một đồng tiền;
- Thanh toán lãi ròng.
Ví dụ:
Công ty A hiện có khoản tín dụng dư nợ 10 triệu USD, kỳ hạn còn lại là 10 năm.
Công ty thực hiện thanh toán lãi 6 tháng/ lần với lãi suất thả nổi (libor 6 tháng +
2%)
Để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng trong dài hạn, Công ty A thực hiện giao
dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền với BIDV, chi tiết như sau:
• Ngày giao dịch

: 11/10/2011


• Ngày giá trị

: 13/10/2011

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU
U HÀNH NỘI
N BỘ

• Kỳ hạn giao dịch

: 10 năm

• Số tiền gốc danh nghĩa
ĩa : 10.000.000 USD
• Hoán đổi lãi định kỳ bán niên (6 tháng / llần)
• Cty nhận từ BIDV lãi su
suất thả nổi Libor 6 tháng
• Cty trả BIDV lãi suấtt cố
c định 4,5 % / năm

Lợi ích đem lạii cho công ty: xem câu h
hỏi 7.
Câu hỏi 3. Giao dịch
ch Hoán đ
đổi tiền tệ chéo là gì? Đặc điểm cơ bản?
n?
Trả lời:

Giao dich hoán đổi tiền tệ chéo llà giao dịch hoán đổi lãi suất với việcc trao đổi
các dòng tiền trong tương
ng lai bbằng hai loại tiền tệ khác nhau giữaa hai bên đối tác
thực hiện giao dịch.
Đặc điểm và cơ chế sản phẩẩm:
- Trong giao dịch
ch Hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) thường có việcc trao đổi lãi
(theo lãi suất cố định
nh ho
hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi (theo lãi su
suất
cố định hoặc thả nổi)
i) ccủa một đồng tiền khác;
- Số tiền gốcc trong giao ddịch có thể được hoán đổi vào đầuu kkỳ (nếu có),
và/hoặc giảm dần/tăng
ăng ddần trong kỳ, và vào cuối kỳ theo tỷ giá ngoại hối
giao ngay được thống
ng nh
nhất tại thời điểm ban đầu khi thực hiện
n giao ddịch;
- CCS thường đượcc ngư
người đi vay sử dụng để tiếp cận thị trường
trư
nợ nước
ngoài và phòng ngừaa nh
những khoản vay sang đồng tiền nội địa.
a.
Ví dụ:
Công ty B là doanh nghiệpp xu
xuất khẩu hiện có khoản vay VND tạii BIDV vvới chi

tiết như sau:
Cẩm nang giao dịch Hoán đổii lãi suất
su (CCS, IRS)


LƯU
U HÀNH NỘI
N BỘ







Số tiền
: 20.875.000.000 VND
Ngày nhận nợ
: 11/10/2011
Ngày đáo hạn
: 11/04/2012
Lãi suất cố định : 17%/năm
17%/n
Thanh toán lãi
: Cuối
Cu cùng, vào ngày đáo hạn Hợp đồng
ng tín ddụng
Sau khi nhận nợ,, công ty đã sử dụng khoản tiền vay vốn trên vào ho
hoạt động
kinh doanh. Là doanh nghiệệp xuất khẩu, Công ty có nguồn thu bằng

ng USD trong
tương lai, vì vậy công ty dự định sẽ bán USD để trả nợ VND tại thờii điểm
đ
đáo hạn
hợp đồng tín dụng. Như
ư vvậy khách hàng sẽ phải đối mặt vớii rủi
r ro tỷ giá
USD/VND và chi phí trả lãi su
suất VND cao (16%) trong kỳ hạn
n 6 tháng.
Để phòng ngừa rủii ro ttỷ giá và giảm thiểu chi phí trả lãi, công ty thực
th hiện
giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND, kkỳ hạn 6 tháng vớii BIDV, chi ti
tiết như
sau:
• Ngày giao dịch
ch
• Ngày giá trị

: 11/10/2011
: 11/10/2011

• Kỳ hạn giao dịch : 6 tháng
• Ngày đáo hạnn
• Loại giao dịch
• Số tiền gốcc
• Tỷ giá hoán đổi

: 11/04/2012
: không hoán đổi gốc ban đầu

: 20.875.000.000 VND
: 20875

• Lãi suấtt Công ty B nh
nhận: VND 17%/năm
• Lãi suất Công ty B trảả: USD 8,5%/năm

Cẩm nang giao dịch Hoán đổii lãi su
suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Lợi ích đem lại cho công ty: xem câu hỏi 9.
Câu hỏi 4. Sự khác biệt cơ bản giữa giao dịch IRS và giao dịch CCS?
Trả lời:
IRS

CCS

Công cụ bảo hiểm rủi ro lãi suất

Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi
suất
Liên quan đến một đồng tiền
Liên quan đến hai đồng tiền
Không hoán đổi gốc thực tế, khoản gốc Có thể có hoặc không trao đổi gốc ban
danh nghĩa chỉ là cơ sở tính lãi
đầu nhưng bắt buộc phải trao đổi gốc
cuối cùng

Kỳ hạn dài trên 01 năm
Thực hiện được với tất cả các kỳ hạn

Câu hỏi 5. Giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) và Hoán đổi tiền tệ ngắn
hạn (FX Swap) là giống nhau. Đúng hay sai?
Trả lời:
Sai.
Câu hỏi 6. Trong trường hợp kỳ hạn còn lại của giao dịch gốc (hợp đồng tín
dụng) là 6 tháng nhưng khách hàng muốn thực hiện giao dịch hoán đổi lãi
suất trong vòng 1 năm thì có thê thực hiện được không?
Trả lời:
Không. Kỳ hạn của giao dịch hoán đổi lãi suất không thể lớn hơn kỳ hạn của giao
dịch gốc.
Câu hỏi 7. Lợi ích của khách hàng khi thực hiện IRS?
Trả lời:
- Phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả, đặc biệt trong trung dài hạn.
- Giảm thiểu chi phí vốn hoặc chi phí cơ hội về lãi trên cơ sở nhận định tốt xu
hướng thị trường:
• Trong điều kiện lãi suất thị trường tăng: chi phí lãi suất giảm nếu chuyển từ
khoản vay lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc có cơ hội gia tăng thu
nhập nếu chuyển từ khoản đầu tư lãi suất cố định sang thả nổi.
• Trong điều kiện lãi suất thị trường giảm: chi phí lãi suất giảm nếu chuyển từ
khoản vay lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc gia tăng thu nhập nếu
chuyển từ khoản đầu tư lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định.

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ


Câu hỏi 8. Trong mọi trường hợp, khách hàng đều được lợi khi thực hiện giao
dịch IRS, đúng hay sai? Chi phí cơ hội khi thực hiện giao dịch IRS?
Trả lời:
Sai.
Khách hàng có thể đối mặt với chi phí cơ hội về lãi suất khi thực hiện giao dịch
IRS, cụ thể:
-

Trong điều kiện lãi suất thị trường tăng: chi phí lãi suất tăng nếu chuyển từ
khoản vay lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi hoặc thu nhập giảm nếu chuyển
từ khoản đầu tư lãi suất thả nổi sang cố định.

-

Trong điều kiện lãi suất thị trường giảm: chi phí lãi suất tăng nếu chuyển từ
khoản vay lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc thu nhập giảm nếu chuyển
từ khoản đầu tư lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi.

Câu hỏi 9. Lợi ích của khách hàng khi thực hiện CCS ?
Trả lời:
- Cố định chi phí, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất, trong đó quan trọng nhất là
phòng ngừa rủi ro tỷ giá (ví dụ: khách hàng xuất khẩu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
ngoại tệ giảm; khách hàng nhập khẩu phòng ngừa rủi ro tỷ giá ngoại tệ tăng).
- Tận dụng cơ hội thị trường để giảm thiểu chi phí trả lãi, chuyển từ nghĩa vụ
thanh toán lãi của đồng tiền có lãi suất cao (ví dụ VND) sang đồng tiền có lãi
suất thấp (ví dụ USD).
- Cơ cấu nguồn tiền, cân đối tài sản nợ-có.
Câu hỏi 10. CCS là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả cho khách
hàng, tuy nhiên khách hàng có thể phải chịu chi phí cơ hội phát sinh khi thực
hiện giao dịch CCS. Đúng hay sai?

Trả lời:
Đúng.
Chi phí cơ hội khi thực hiện giao dịch CCS:
Đối với khách hàng xuất khẩu hoặc có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai:
Khi tỷ giá tăng mạnh, khách hàng thực hiện CCS có thể sẽ mất cơ hội thị trường
hay thu nhập có thể đem lại từ chênh lệch tỷ giá so với việc thực hiện bán ngoại tệ
giao ngay khi tiền về. Tuy nhiên đây chỉ là chi phí cơ hội và quan trọng, khách
hàng trên thực tế đã tận dụng được chênh lệch lãi suất tại thời điểm giao dịch để
giảm thiểu chi phí trả lãi.
Đối với khách hàng nhập khẩu hoặc có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai:
Khi tỷ giá giảm khách hàng sẽ mất cơ hội thị trường so với việc mua ngoại tệ giao
ngay tại thời điểm thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu. Tuy nhiên, đây chỉ là chi
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

phí cơ hội. Điều quan trọng nhất với khách hàng là ổn định kế hoạch tài chính,
tránh rủi ro giá tăng trong tương lai.
Câu hỏi 11. Sản phẩm hoán đổi lãi suất luôn đem lại thu nhập gia tăng hay tối
thiểu hóa chi phí cho khách hàng?
Trả lời:
Sản phẩm hoán đổi lãi suất (CCS, IRS) là công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách
hàng, cố định chi phí và thu nhập cho khách hàng ở mức khách hàng chấp nhận
được. Hoán đổi lãi suất không phải là phương án gia tăng thu nhập hay làm giảm
chi phí cho khách hàng trong mọi trường hợp. Do vậy trước khi bước vào giao
dịch, khách hàng cần phải hiểu rõ toàn bộ lợi ích, rủi ro (chi phí cơ hội) liên quan
nếu thực hiện giao dịch.
Câu hỏi 12. Trong trường hợp khách hàng muốn phòng ngừa rủi ro cho các
giao dịch trong tương lai nhưng muốn chốt giá hoán đổi (tỷ giá, lãi suất) ngay

tại thời điểm hiện tại thì khách hàng có thể sử dụng sản phẩm gì?
Trả lời:
Khách hàng có thể sử dụng sản phẩm hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai
(Forward Start) đối với cả giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền và hoán đổi
tiền tệ chéo.
Câu hỏi 13: Trong trường hợp khách hàng không muốn thực hiện bảo hiểm
rủi ro toàn bộ giá trị của hợp đồng, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của
khách hàng không?
Trả lời:
Có. Ngân hàng có thể thực hiện hợp đồng bảo hiểm với giá trị chỉ bằng một số
phần trăm nhất định giá trị của hợp đồng gốc.
Câu hỏi 14. Ngân hàng được lợi ích gì khi thực hiện các sản phẩm phái sinh?
Trả lời:
Ngân hàng là trung gian tài chính do đó có rất nhiều nguồn thông tin cũng như đối
tác giúp ngân hàng có thể tạo lập danh mục tài sản tài tài chính phong phú cũng
như nắm giữ, cân bằng những trạng thái phái sinh. Nhờ đó ngân hàng có thể thu
được lợi nhuận từ những giao dịch phái sinh đối với khách hàng.
II.Chuẩn bị giao dịch
Câu hỏi 15. Kỳ hạn và khối lượng giao dịch tối thiểu, tối đa trong các giao
dịch CCS, IRS?
Trả lời:
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Loại giao
dịch
IRS


CCS

Kỳ hạn tối đa
Theo
62/2006/QĐNHNN,
kỳ
hạn tối đa của
giao
dịch
kh«ng
qu¸
thêi h¹n cßn
l¹i cña giao
dÞch gèc

Kỳ hạn tối
thiểu
1 năm

1 tháng

Khối lượng
tối đa

Khối lượng
tối thiểu
Thông thường
là 1 triệu USD
quy đổi, tuy
nhiên vẫn có

thể xem xét
thực hiện giao
dịch với khối
lượng
nhỏ
hơn

Theo
62/2006/QĐNHNN,

vèn gèc cña
hîp
®ång
ho¸n ®æi l i
suÊt ®èi víi
mét
doanh
nghiÖp kh«ng
v−ît qu¸ 30%
vèn tù cã cña Thông thường
BIDV

50,000
USD quy đổi,
tuy nhiên vẫn
có thể xem
xét thực hiện
giao dịch với
khối
lượng

nhỏ hơn.

Câu hỏi 16. Khách hàng có hợp đồng gốc tại ngân hàng khác có thể thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất tại BIDV không?
Trả lời:
Có.
Câu hỏi 17. Chỉ khách hàng có hợp đồng gốc là hợp đồng tín dụng mới có thể
thực hiện IRS, CCS?
Trả lời:
Sai.
Giao dịch gốc có thể là một trong các giao dịch: mua/bán hàng hóa xuất/nhập
khẩu, giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, tín dụng, cho thuê
tài chính, mua hàng hóa trả chậm.
Câu hỏi 18. Các bước chi nhánh cần chuẩn bị trước khi bắt đầu triển khai
giao dịch hoán đổi lãi suất cho khách hàng?
- Đọc và hiểu rõ quy định về giao dịch hoán đổi lãi suất hiện hành của BIDV

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

(Quy định hoán đổi lãi suất số 7616/QĐ-KDV2 ngày 31/12/2009 và Quy định
chỉnh sửa, bổ sung giao dịch hoán đổi lãi suất số 5067/QĐ-KDV2 ngày
14/10/2010)
- Đăng ký danh sách giao dịch viên hoán đổi lãi suất theo mẫu tại Quy định
- Đọc và hiểu rõ các công văn hướng dẫn của HO về cơ chế giao dịch, giá chào
(tỷ giá, lãi suất) chào khách hàng.
- Liên hệ cán bộ bộ phận phái sinh tài chính- Ban V&KDV- Hội sở chính để trao
đổi (nếu cần).

Câu hỏi 19. Đối tượng và điều kiện khách hàng thực hiện giao dịch IRS,
CCS?
Trả lời:
- Khách hàng doanh nghiệp được BIDV xếp hạng tín dụng từ BB trở lên và/hoặc
có khả năng thực hiện các biện pháp bảo đảm rủi ro tín dụng bằng việc ký quỹ
do hai bên thoả thuận (nếu có)
- Có chứng từ đầy đủ chứng minh có giao dịch gốc hợp pháp (có thể là 1 trong số
hợp đồng sau: hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền gửi, đầu tư, hợp đồng xuất
khẩu, hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng mua hàng hoá trả chậm) liên quan đến
nghĩa vụ thanh toán hoặc nguồn thu ngoại tệ và có nhu cầu phòng ngừa rủi ro lãi
suất và/hoặc rủi ro tỷ giá bằng sản phẩm IRS hoặc CCS của BIDV.
- Đã ký Hợp đồng khung thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất (theo mẫu của
BIDV) và có văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật cho người
được trực tiếp giao dịch hoán đổi lãi suất với BIDV.
Câu hỏi 20: Hạn mức hoán đổi lãi suất của khách hàng và trách nhiệm của
chi nhánh?
Trả lời:
Hạn mức giao dịch HĐLS được cấp cho khách hàng trên cơ sở nhu cầu giao dịch,
mức độ rủi ro của khách hàng và được tính vào hạn mức tín dụng của khách hàng
theo công thức sau:
Hạn mức giao dịch HĐLS=Số tiền giao dịch*Trọng số rủi ro
Số dư hạn mức tín dụng = Hạn mức tín dụng
– số dư cho vay
– số dư hạn mức giao dịch HĐLS
Trong đó trọng số rủi ro được phê duyệt trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro tác
động đến sản phẩm. Cụ thể, trong số rủi ro được phê duyệt đối với các sản phẩm
HĐLS như sau:
• Hoán đổi lãi suất một đồng tiền:
• Hoán đổi tiền tệ chéo ngắn hạn (dưới 12 tháng):
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


10%
20%


LƯU HÀNH NỘI BỘ

• Hoán đổi tiền tệ chéo dài hạn (trên 12 tháng):

30%

Ví dụ:
Khách hàng A tại Chi nhánh được cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn là 100 tỷ VND.
Số dư cho vay (sử dụng hạn mức tín dụng) tại thời điểm khách hàng có nhu cầu
thực hiện giao dịch HĐLS là 50 tỷ đồng. Chi nhánh và khách hàng A thực hiện
giao dịch CCS USD/VND kỳ hạn 6 tháng với số tiền gốc 50 tỷ đồng.
Như vậy hạn mức giao dịch quy đổi là: 50*20%= 10 tỷ đồng
Tổng số dư sử dụng hạn mức tín dụng ngắn hạn của khách hàng là 60 tỷ đồng
(gồm 50 tỷ đồng cho vay và 10 tỷ đồng giao dịch)
→ Hạn mức tín dụng còn lại của khách hàng: 100-60=40 tỷ đồng
Trách nhiệm của chi nhánh trong việc cấp và quản lý hạn mức đối với khách
hàng:
-

Chi nhánh có trách nhiệm theo dõi nhu cầu giao dịch và tình hình tài chính của
doanh nghiệp để có đề xuất cấp hạn mức phù hợp cho từng khách hàng
Chi nhánh chịu trách nhiệm đánh giá năng lực tài chính của khách hàng đảm
bảo khách hàng thực hiên hoán đổi lãi suất đầy đủ, đúng hạn.
Chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng theo quy định.


Câu hỏi 21. Quy trình và thủ tục thực hiện giao dịch HĐLS đáp ứng nhu cầu
của khách hàng?
Trả lời:
-

Quy trình thực hiện giao dịch HĐLS bao gồm:
Bước 1: Khách hàng đề nghị thực hiện giao dịch với chi nhánh
Bước 2: Chi nhánh kiểm tra điều kiện thực hiện giao dịch của khách hàng
(đáp ứng điều kiện như nêu tại câu hỏi 18). Nếu khách hàng đáp ứng đủ điều
kiện giao dịch, thực hiện tiếp bước 3.
Bước 3: Chi nhánh hỏi giá (lãi suât, tỷ giá) HSC và ngay lập tức chào lại giá
cho khách hàng. Nếu khách hàng thống nhất thực hiện tiếp bước 4.
Bước 4: Chi nhánh gửi đề nghị theo mẫu quy định cho HSC
Bước 5: Chi nhánh xác nhận giao dịch với HSC qua điện thoại ghi âm
Bước 6: Chi nhánh hoàn thiện đầy đủ chứng từ giao dịch và gửi bản fax/scan
cho HSC đúng thời gian theo quy định.

-

Chứng từ giao dịch bao gồm:
Hợp đồng giao dịch IRS, CCS cụ thể với khách hàng;
Xác nhận giao dịch IRS, CCS Chi nhánh- HSC;

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hợp đồng gốc;
Hợp đồng khung ( trong trường hợp khách hàng thực hiện giao dịch lần

đầu);
Câu hỏi 22: Nếu khách hàng đã ký Hợp đồng khung giao dịch với một chi
nhánh của BIDV, sau đó khách hàng chuyển quan hệ giao dịch sang một chi
nhánh khác của BIDV. Trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện giao
dịch hoán đổi lãi suất với chi nhánh mới, khách hàng có phải ký lại hợp đồng
khung hay không?
Trả lời:
Không. Khách hàng gửi lại bản photo hợp đồng khung cho giao dịch hoán đổi lãi
suất đã ký cho chi nhánh mới.
Câu hỏi 23. Nếu khách hàng không có giao dịch gốc chứng minh nhu cầu
phòng ngừa rủi ro bằng giao dịch hoán đổi lãi suất thì khách hàng có được
thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất không?
Trả lời:
Không. Trong mọi trường hợp khách hàng phải có giao dịch gốc và có chứng từ
chứng minh đầy đủ.
Câu hỏi 24. Với nhận định thị trường như thế nào thì khách hàng nên thực
hiện giao dịch CCS?
Trả lời:
Đối với khách hàng xuất khẩu hoặc có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai:
Khách hàng có nhận định tỷ giá ngoại tệ giảm hoặc tỷ giá chỉ tăng nhẹ (mức độ
tăng tỷ giá trong tương lai thấp hơn chênh lệch lãi suất của 2 đồng tiền trong giao
dịch CCS). Trong trường hợp khách hàng chưa chắc về nhận định xu hướng tỷ giá
tăng trong tương lai, khách hàng có thể thực hiện bảo hiểm rủi ro (hedging) một
phần theo tỷ lệ ( ví dụ 30%, 50%) trên tổng số tiền nhận về trong tương lai.
Đối với khách hàng nhập khẩu hoặc có nhu cầu ngoại tệ trong tương lai:
Khách hàng có nhận định tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh hoặc tăng vượt mức chênh
lệch lãi suất của 2 đồng tiền trong giao dịch CCS. Trong trường hợp khách hàng
chưa chắc về nhận định xu hướng tỷ giá trong tương lai, khách hàng có thể thực
hiện bảo hiểm rủi ro (hedging) một phần theo tỷ lệ ( ví dụ 30%, 50%) trên tổng số
tiền ngoại tệ cần mua trong tương lai.

Câu hỏi 25. Khách hàng chỉ nên thực hiện giao dịch IRS khi nhận định lãi
suất thị trường tăng trong tương lai?
Trả lời:
Sai.
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Đối với khách hàng có khoản vay bằng lãi suát thả nổi hoặc khoản đầu tư bằng lãi
suất cố định:
Khách hàng có nhận định lãi suất tăng trong tương lai. Trong trường hợp khách
hàng chưa chắc về nhận định xu hướng lãi suất tăng trong tương lai, khách hàng
có thể thực hiện bảo hiểm rủi ro (hedging) một phần theo tỷ lệ ( ví dụ 30%, 50%)
trên tổng số tiền gốc.
Đối với khách hàng có khoản vay bằng lãi suát cố dịnh hoặc khoản đầu tư bằng
lãi suất thả nổi:
Khách hàng có nhận định lãi suất giảm trong tương lai. Trong trường hợp khách
hàng chưa chắc về nhận định xu hướng lãi suất trong tương lai, khách hàng có thể
thực hiện bảo hiểm rủi ro (hedging) một phần theo tỷ lệ ( ví dụ 30%, 50%) trên
tổng số tiền gốc.
III. Thực hiện giao dịch
Câu hỏi 26. Chi nhánh thực hiện chào giá cho khách hàng như thế nào?
Trả lời:
Chi nhánh thực hiện chào giá cho khách hàng trên cơ sở giá chào thông báo của
Hội sở chính. Giá chào (tỷ giá, lãi suất) chỉ có giá trị tối đa trong ngày thông báo.
Tùy theo biến động thị trường của từng loại tiền tệ liên quan, tỷ giá giao dịch có
thể chỉ có giá trị trong khoảng thời gian rất ngắn. Nếu khách hàng trực tiếp không
xác nhận đồng ý giao dịch ngay thì mức giá chào có thể thay đổi theo biến động
của thị trường.

Câu hỏi 27. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch CCS không hoán đổi gốc
ban đầu?
Trả lời:
Khách hàng có thể thực hiện giao dịch CCS không hoán đổi gốc ban đầu để phù
hợp với nhu cầu sử dụng vốn của mình. Ví dụ, nếu hợp đồng gốc trong giao dịch
CCS của khách hàng là hợp đồng tín dụng và khách hàng có nhu cầu sử dụng
nguồn vốn bằng đồng tiền đi vay, trong trường hợp này khách hàng thực hiện CCS
không hoán đổi gốc đầu kỳ.
Tuy nhiên, trong giao dịch CCS, hoán đổi tiền gốc cuối cùng là bắt buộc. Số tiền
gốc hoán đổi cuối cùng có thể thực hiện toàn bộ một lần vào ngày đáo hạn hoặc
định kỳ trong kỳ hạn hợp đồng.
Câu hỏi 28. Lãi suất và tỷ giá hoán đổi trong giao dịch CCS?
Trả lời:
Lãi suất hoán đổi trong giao dịch CCS: lãi suất cố định-thả nổi, thả nổi-cố định, thả
nổi-thả nổi, cố định-cố định
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Đặc điểm quan trọng nhất của CCS là việc hoán đổi tiền gốc (cả khi ban đầu và lúc
kết thúc) sẽ tiến hành theo tỷ giá ngoại hối giao ngay tại thời điểm ban đầu khi
thực hiện giao dịch.
Câu hỏi 29. Khách hàng có mất phí khi thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất?
Trả lời:
Khách hàng không mất phí thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.
Khách hàng chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi theo quy định tại
hợp đồng giao dịch đúng hạn và đầy đủ.
Câu hỏi 30. Khách hàng có phải ký quỹ khi thực hiện giao dịch hoán đổi lãi
suất không? Các hình thức ký quỹ là gì?

Trả lời:
Thông thường khách hàng sẽ không phải ký quỹ khi thực hiện giao dịch hoán đổi
lãi suất, khi thực hiện giao dịch với số tiền nhỏ và/hoặc kỳ hạn ngắn.
Tuy nhiên với kỳ hạn dài, số tiền giao dịch lớn và xếp hạng tín dụng của khách
hàng thấp, BIDV có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ, tùy từng trường hợp và chính
sách quản lý rủi ro cụ thể của BIDV theo từng thời điểm cụ thể. Việc chi nhánh
nhận ký quỹ của khách hàng sẽ theo thông báo của Hội sở chính và khách hàng
cần phải được thông tin rõ ràng khi bắt đầu thực hiện giao dịch.
Các hình thức ký quỹ bao gồm: ký quỹ ban đầu hoặc định kỳ, số tiền ký quỹ bổ
sung hay bù đắp chênh lệch giá trị thị trường (nếu có).
Câu hỏi 31: Trong trường hợp khách hàng phải ký quỹ, khách hàng sẽ phải
thanh toán như thế nào? Giá trị thị trường của giao dịch được xác định như
thế nào?Ai sẽ là người xác định giá trị thị trường của giao dịch?
Trả lời:
Ký quỹ của khách hàng được hiểu là phần tiền khách hàng phải duy trì trên tài
khoản ký quỹ để đảm bảo bù đắp được rủi ro của thị trường đối với các giao dịch
hiện đang còn hiệu lực của khách hàng.
Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín chấp. Đối với các giao dịch mà
tổng giá trị dưới hạn mức tín chấp này khách hàng không cần ký quỹ. Khi tổng giá
trị của các giao dịch của khách hàng vượt qua hạn mức tín chấp này khách hàng sẽ
phải ký quỹ.
Mức ký quỹ được chia thành các loại:
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

• Mức ký quỹ ban đầu là mức ký quỹ ban đầu ngân hàng yêu cầu khách
hàng phải có trong tài khoản ký quỹ để đảm bảo rủi ro cho sự thay đổi
trong giá trị thị trường của các giao dịch.

• Mức ký quỹ bổ sung:
Là mức chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài khoản ký quỹ sau khi đã xác định
giá trị trường của các giao dịch và mức ký quỹ ban đầu
Giá trị thị trường của các giao dịch được xác định dựa trên thay đổi các
giá của các giao dịch này trên thị trường liên ngân hàng (quốc tế)
Ngân hàng sẽ là người thực hiện tính toán giá trị thị trường của các giao
dịch và báo cho khách hàng trong trường hợp cần phải ký quỹ bổ sung.
Câu hỏi 32. Khách hàng ký hợp đồng giao dịch hoán đổi lãi suất với chi
nhánh và chi nhánh ký hợp đồng hoán đổi lãi suất với hội sở chính?
Trả lời:
Sai.
Chi nhánh ký Xác nhận giao dịch hoán đổi lãi suất trong giao dịch đối ứng với Hội
sở chính.
Câu hỏi 33. Chi nhánh có thể thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với khách
hàng và không thực hiện giao dịch đối ứng với Hội sở chính. Đúng hay Sai?
Trả lời:
Sai.
Trong mọi trường hợp khi thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, chi nhánh phải thực hiện giao dịch đối ứng với Hội sở chính.
Câu hỏi 34. Xác nhận giao dịch giữa chi nhánh - hội sở chính và hợp đồng
giao dịch giữa chi nhánh- khách hàng đều phải giống nhau ở các chi tiết: ngày
giao dịch, ngày giá trị, ngày đáo hạn, số tiền giao dịch gốc, tỷ giá giao dịch,
trừ chi tiết về lãi suất?
Trả lời:
Đúng.
Điểm khác biệt giữa Xác nhận giao dịch và Hợp đồng giao dịch là lãi suất hoán
đổi, theo hướng dẫn cụ thể của Hội sở chính đối với từng giao dịch và thời kỳ cụ
thể.

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)



LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu hỏi 35. Trong trường hợp nào sẽ có thông báo lãi suất? Thủ tục thực hiện
thông báo lãi suất?
Trả lời:
Trong trường hợp lãi suất trong giao dịch IRS hoặc CCS là lãi suất thả nổi (ví dụ
Libor 6 tháng, Euribor 6 tháng,…) và định kỳ cố định lãi suất thả nổi theo ngày
quy định cụ thể tại hợp đồng giao dịch.
Sau khi nhận được bản fax Thông báo lãi suất (bằng văn bản) của Hội sở chính,
chi nhánh lập Thông báo lãi suất tương ứng bằng văn bản gửi cho khách hàng vào
ngày cố định lãi suất. Thông báo lãi suât được lập theo mẫu của BIDV.
IV. Các vấn đề phát sinh sau giao dịch
Câu hỏi 36. Khách hàng có được thanh toán trước hạn (TTTH) hợp đồng
không? Ngân hàng có thu phí TTTH không?
Trả lời:
Khách hàng có thể được thanh toán trước hạn hợp đồng CCS.
Mức phí cụ thể tùy thuộc vào chính sách ngân hàng từng thời kỳ.
Hiện nay (năm 2011), phí TTTH được tính toán như sau:
Phí thanh toán trước hạn = (Số tiền TTTH x Số ngày hợp đồng còn lại x Lãi suất
phạt)/360
Trong đó: Lãi suước hạn = (Số tiền TTTH x Số ngày hợp đồng còn lại x Lãi suất
phạt)/360TTH khân hàng tại ngày thanh toán trước hạn (do Ban V&KDV thông
báo) – chênh lệch lãi suất tại hợp đồng CCS đã ký.
Câu hỏi 37: Thủ tục Thanh toán trước hạn là gì?
Trả lời:
Chi nhánh- Khách hàng: Khách hàng và chi nhánh ký kợp đồng còn lại x Lãi suất
phạt)/theo mẫu của BIDV.
Chi nhánh- Hhách hàng: Khách hàng và chi nhánh ký kợp đồng còn lại x Lãi suất

phạt)/theo mẫu của BIDV.ại ngà
Câu hỏi 38. Khách hàng có được gia hạn hợp đồng CCS không?
Trả lời:
Khách hàng có thể được gia hạn hợp đồng CCS.
Mức phí tùy thuộc vào tình hình thị trường tại thời điểm khách hàng gia hạn hợp
đồng và sẽ được ngân hàng thông báo trong từng trường hợp cụ thể.
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu hỏi 39: Thủ tục Gia hạn hợp đồng CCS là gì?
Trả lời:
Chi nhánh- Khách hàng: Khách hàng và chi nhánh ký kết Phụ lục gia hạn hợp
đồng theo mẫu của BIDV.
Hội sở chính- Chi nhánh: Hội sở chính và chi nhánh ký kết Phụ lục gia hạn Xác
nhận giao dịch theo mẫu của BIDV.
Câu hỏi 40: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ tín dụng, chi
nhánh phải làm gì?
Trả lời:
Chi nhánh cần lấy thông tin của khách hàng chính xác nhất và nhanh nhất để thông
báo với HSC. Trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán chi
nhánh thực hiện theo hướng dẫn của HSC để tất toán giao dịch đã thực hiện.
Trong trường hợp khách hàng chỉ gặp khó khăn tạm thời và chi nhánh chấp thuận
gia hạn tín dụng cho khách hàng, chi nhánh tiến hành gia hạn giao dịch theo hướng
dẫn cụ thể của HSC.
Phí gia hạn sẽ được HSC thông báo cho chi nhánh tùy vào tình hình thị trường
trong từng trường hợp cụ thể.
Câu hỏi 41: Trong trường hợp khách hàng không có khả năng tiếp tục thực
hiện các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng đã ký kết, chi nhánh sẽ có trách

nhiệm tiến hành các thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Trong trường hợp khách hàng không có khả năng tiếp tục các hợp đồng đã ký kết,
chi nhánh cần nhanh chóng nắm bắt tình hình tài chính của khách hàng và thông
báo cho HO đồng thời thực hiện các thủ tục sau đây:
- Bước 1: Liên hệ với HSC để xác nhận phí chấm dứt hợp đồng và xác nhận các
thủ tục chấm dứt hợp đồng với khách hàng cũng như xác nhận với HSCtheo
hướng dẫn của HSC.
- Bước 2: Thông báo phí chấm dứt hợp đồng cũng như các thủ tục chấm dứt hợp
đồng với khách hàng.
- Bước 3: Hoàn thành các thủ tục chấm dứt trước hạn giao dịch.
Câu hỏi 42: Cơ sở xác định phí gia hạn và phí chấm dứt hợp đồng?
Trả lời:
- Giá trị thị trường của giao dịch tại thời điểm gia hạn/chấm dứt hợp đồng;
Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

- Chênh lệch lãi suất và tỷ giá thị trường tại thời điểm gia hạn/chấm dứt hợp
đồng;
- Chi phí phát sinh trong giao dịch cân bằng trạng thái;
- Thông báo phí phạt/phí bù đắp chênh lệch giá trị thị trường từ đối tác trong giao
dịch cân bằng trạng thái liên quan;

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TẠI HỘI SỞ CHÍNH

Nhóm Phái sinh tài chính
Phòng Phục vụ khách hàng
Ban Vốn và kinh doanh vốn

Võ Diệu Thuý

Phụ trách phòng

ĐT: (04) 22206909 E-mail:

Hoàng Thanh Thủy

PTP Nhóm PSTC

Email:

Khương Xuân Thảo

CV Nhóm PSTC

Email:

Đỗ Kim Thanh

CV Nhóm PSTC

Email:

Nguyễn Minh Khánh

CV Nhóm PSTC

Email:


Nguyễn Bích Ngọc

CV Nhóm PSTC

Email:

Lại Văn Anh

CV Nhóm PSTC

Email:

Trương Hải Linh

CV Nhóm PSTC

Email:

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)


LƯU HÀNH NỘI BỘ

THÔNG BÁO

Đây là tài liệu đào tạo nội bộ cho cán bộ chi nhánh BIDV. Giám đốc chi nhánh và các cá nhân
liên quan được giao nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu phục vụ công việc có trách nhiệm bảo mật
toàn bộ các thông tin tại văn bản này.

Cẩm nang giao dịch Hoán đổi lãi suất (CCS, IRS)




×