Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Quy trình tín dụng ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.46 KB, 51 trang )

Nguyễn Thị Hà Trang
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG I
CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI MỘT
NHTM VIỆT NAM
Tên học phần: Tín dụng ngân hàng I
Mã học phần: FIN33A nhóm 01
NHTM lựa chọn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
Nhóm khách hàng: Khánh hàng cá nhân
Tên thành viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Trang (Nhóm trưởng) – MSV:
16A4000950

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang

MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung về ngân hàng
• Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV
• Trụ sở chính tại: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Website: www.bidv.com.vn
• Tiểu sử: Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là NHTM lâu đời nhất Việt Nam.
• Vốn điều lệ: 34.187.153.340.000 đồng ( update: 18/02/2016)
• Tổng tài sản: hơn 857.000.000.000.000 đồng (update: 9/1/2016)

1.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản


phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù
hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng
khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật
là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho
thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay
Quốc tế Long Thành…
1.2. Nhân lực
- Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản,
có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến
cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
1.3. Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822
ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho
thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC)…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia),
Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên
doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm
nhân thọ BIDV Metlife
- Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài
Loan (Trung Quốc)

1.4. Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành
và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số
sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO
(lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2010 và Khu
vực Đông Nam Á năm 2012
1.5. Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng
cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công
theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
Khách hàng
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức
tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như World Bank,

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
ADB, JBIC, NIB…
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV
1.6. Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong
việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những

thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 58 năm
qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực
Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.
theo www.bidv.com.vn
2. Quá trình cấp tín dụng tại BIDV
Như ta cũng biết qui trình tín dụng chung theo lý thuyết được tổng quát hóa bao gồm 6
bước. Tuy nhiên áp dụng vào tổ chức cụ thể để phù hợp với cơ cấu quản lí thì các ngân
hàng đã vận dụng quy trình tín dụng vào cơ sở của mình như thế nào . Dưới đây là cách
áp dụng cụ thể của BIDV.
2.1. Sơ đồ hóa quy trình cấp tín dụng tại BIDV

Bướ
c

Đơn vị thực
hiện

Tín dụng ngân hàng I - 2016

Tiến trình thực hiện


Nguyễn Thị Hà Trang
1

Bộ phận QLKH
Bộ phận QLKH


2

Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng
lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định
Phân tích, thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề
suất tín dụng

3

Ra quyết định tín dụng
Bộ phận QLRR
Bộ phận QLKH

Đồng ý cấp
tín dụng
Từ chối cấp tín
dụng

1. Ký kết Hợp đồng
2. Hoàn thiện các điều kiện
cấp tín dụng trước khi giải
ngân

Tín dụng ngân hàng I - 2016

Soạn thảo văn bản từ chối cấp tín
dụng, trình lên cấp lên có thẩm quyền
ký và gửi cho khách hàng



Lưu hồ sơ, nhập thông tin Bộ
vàophận
hệ thống SIBS
QLKH

Nguyễn
Thịlưu
Hà trữ
Trang
Bàn gia,
hồ sơ

B

p
h

Bộ phận kho quỹ
n

Bộ phận QTTD
đầu mối, Bộ
phận QLKH,
QLRR, Kho
quỹ phối hợp

Lưu kho hồ sơ TSĐB

4
Giải ngân


Bộ phận QLKH

Bộ phận QTTD

Cấp thẩm
quyền

- Nhập thông tin vào hệ thống
SIBS
- Lưu trữ hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập đề
suất giải ngân

Trình duyệt giải ngân

Phê duyệt giải ngân

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
Bộ phận QTTD,
GDKH

Thực hiện giải ngân
5

Bộ phận QLLKH

Kiểm tra, rà soát
liên lạc thường xuyên nắm bắt các vấn đề
Lập bảng theo dõi nợ vay
Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ
Rà soát, đối chiếu thông tin trên SIBS

Bộ phân QLRR
Phát hiện các dấu hiện xấu
Giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR
Giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ

Bộ phận QTTD
lập thông báo các danh sách
Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/Bảo lãnh
Lập thông báo yêu cầu Bộ phận QLKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng quy
định
Phối hợp các bộ phận trong công tác phân loại nợ, trích lập DPRR theo quy định
Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê
TTDVKH đầu mối đề xuất, thực hiện biện pháp giám sát điều kiện giải ngân lần đầu đối với
các khoản cho vay vượt thẩm quyền Chi nhánh được Trụ sở chính phê duyệt cấp tín dụng

Ban QLTD

Quản lý, giám sát danh mục tín dụng của toàn hệ thống
Chỉ đạo, giám sát công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
của toàn hệ thống theo quy định

Tín dụng ngân hàng I - 2016



Nguyễn Thị Hà Trang

6

Bộ phận QLKH phối hợp Thanh lý hợp đồng tín dụng
với Bộ phận QTTD,
GDKH
Bộ phận QTTD

2.2. Nội dụng quy trình cấp tín dụng của BIDV
 BƯỚC 1: Lập hồ sơ tín dụng
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
1. Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ:
a) Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ
khách hàng;
b) Hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ tín dụng theo quy định (lập Phiếu tiếp
nhận hồ sơ khi nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng).
- Hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp phải là bản chính hoặc bản chứng thực của cơ
quan có thẩm quyền theo quy định. Một số loại văn bản hồ sơ, có thể nhận bản sao sau
khi cán bộ QLKH đã kiểm tra, đối chiếu đúng với bản chính
- Hồ sơ tín dụng khách hàng cung cấp bao gồm:
(i) Giấy đề nghị tín dụng theo mẫu của BIDV qui định kèm mẫu kê khai thông
tin về người có liên quan (01 Bản gốc);
(ii) Hồ sơ pháp lý của khách hàng :
- Số CMT hoặc hộ chiếu

- Sổ hộ khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của khách hàng
- Xác nhận của chính quyền địa phương về chữ ký và thường trú/tạm trú tại địa
phương đối với khách hàng vay
- Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân
(iii)

Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng:

- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ
- Hợp đồng mua bán vật tư hàng hóa, sản phẩm
- Tờ khai thuế VAT
- Hóa đơn bán lẻ ( tối thiểu 3 tháng)
(iv)

Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng :

Đối với cấp tín dụng ngắn hạn:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Phương án vay vốn;
- Giấy đề nghị cấp tín dụng của khách hàng;
- Trường hợp trình duyệt cấp tín dụng theo món để thực hiện từng hợp đồng cụ
thể: Phải cung cấp hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Đối với cấp tín dụng trung dài hạn:
- Dự án, phương án vay vốn hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo
đầu tư;
- Thiết kế cơ sở và tổng dự toán.
(v)

Hồ sơ bảo đảm tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh


Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
 BƯỚC 2: Phân tích, thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng

Bộ phận QLKH thực hiện khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của
khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích, đánh giá, phân
tích tín dụng.
Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được trong quá trình
thẩm định khách hàng, Bộ phận QLKH lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phân tích đánh
giá các nội dung cơ bản sau:
1. Đánh giá chung về khách hàng

Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, mô
hình tổ chức. Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng, phân tích triển vọng của khách hàng; Tình hình quan hệ của khách hàng với ngân
hàng.
2. Về tình hình tài chính của khách hàng:
Bộ phận QLKH thực hiện phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng
thông qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và trực tiếp kiểm tra,
thu thập thông tin tại nơi khách hàng đặt địa bàn.
3. Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng
Thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng
chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp; tra cứu thông tin từ Trung
tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.
4. Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Năng lực
thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư của Khách hàng; Khả năng vay trả của
khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp:
a) Trường hợp cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn

theo món, Cho vay vốn lưu động/ngắn hạn theo hạn mức, Bảo lãnh theo món/theo hạn
mức và hình thức khác.
b) Trường hợp khách hàng vay vốn đầu tư dự án/đề nghị cấp bảo lãnh vay vốn đầu
tư dự án.
5. Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của
BIDV.
6. Đánh giá tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng tại BIDV và tại TCTD
khác; Đánh giá tình hình quan hệ tín dụng của những người có liên quan của khách
hàng; quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan (nếu có).
7. Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm:
a) Rủi ro khách quan
b) Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng.
c) Rủi ro xuất phát từ BIDV.
d) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng.
e) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
8. Kết luận và đề xuất tín dụng: Người đề xuất phải ghi rõ nội dung đề xuất cấp tín
dụng, cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
tuy trong qui định của BIDV có lưu ý :
Đối với trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm 100% bằng giá trị sổ tiết kiệm, giấy tờ có
giá hoặc tiền gửi, Báo cáo đề xuất tín dụng có thể phân tích, đánh giá ngắn gọn ở một số
nội dung: Đánh giá chung về khách hàng, Phân tích tình hình tài chính khách hàng, Đánh
giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, Phương án sản xuất, kinh doanh.
 BƯỚC 3: Quyết định tín dụng

A, trong quá trình phê duyệt quyết định tín dụng

Trường hợp 1 : Đối với khoản tín dụng vượt thẩm quyền quyết định của chi nhánh :
cấp phê duyệt tín dụng sẽ trình báo cáo đề xuất tín dụng lên PGĐ QLKH có ý kiến
trước khi trình Giám đốc chi nhánh ký công văn đề xuất tín dụng gửi trụ sở chính ( Ban
QLRR )
- Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thông
báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.
- Nếu cấp thẩm quyền ( ở đây là trụ sở chính ) thì sẽ thực hiện những phân đoạn sau
Trường hợp 2 : Đối với khoản tín dụng trong thẩm quyền và không phải thông qua bộ
phận QLRR
Báo cáo đề xuất tín dụng được trình lên cấp phê duyệt tín dụng
- Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thông
báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.
- Nếu cấp thẩm quyền thì sẽ thực hiện những phân đoạn sau
Trường hợp 3 : Đối với khoản tín dụng trong thẩm quyền và buộc phải thông qua bộ
phận QLRR
Đến đây bộ phận thực hiện sẽ là bộ phận QLRR :
1. Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ bộ phận QLKH/Chi nhánh (trong hợp vượt thẩm
quyền của Chi nhánh)/Đơn vị đề xuất khác (nếu có quy định).
b) Căn cứ hồ sơ tín dụng, thu thập thêm thông tin (nếu cần), yêu cầu đơn vị đề xuất tín
dụng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm
định rủi ro.
c) Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro cùng toàn bộ hồ sơ tín
dụng.
2. Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro:

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang

a) Cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro xem xét hồ sơ tín dụng và Báo cáo thẩm định rủi ro,
phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt trên Báo cáo thẩm định rủi ro, Bộ phận QLRR
trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng.
Hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng gồm Báo cáo thẩm định rủi ro đã
được phê duyệt và toàn bộ hồ sơ tín dụng. Riêng hồ sơ trình
HĐQT/UBQLRR/HĐTDTƯ/HĐTDCS bao gồm:
(i) Báo cáo đề xuất tín dụng đã được phê duyệt đồng ý/Công văn đề xuất tín dụng
của Chi nhánh;
(ii) Báo cáo thẩm định rủi ro đã được phê duyệt đồng ý;
(iii) Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan (theo yêu cầu của cấp phê duyệt cấp tín
dụng).
c) Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất tín dụng và phê duyệt rủi ro:
Trong trường hợp có sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt rủi ro với ý kiến phê duyệt đề
xuất tín dụng, cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng trao đổi trực tiếp với cấp thẩm
quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để làm rõ những vấn đề cần thiết. Nếu hai bên không
thống nhất được những vấn đề trọng yếu (số tiền, thời hạn cấp tín dụng, tài sản bảo
đảm) hoặc cấp phê duyệt rủi ro không đồng ý cấp tín dụng, cấp phê duyệt rủi ro báo cáo
cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn xem xét, quyết định, cụ thể như sau:
- PGĐ QLRR báo cáo Giám đốc Chi nhánh xem xét, quyết định.
- Lãnh đạo Ban QLRRTD báo cáo PTGĐ QLRR xem xét, quyết định.
- PTGĐ QLRR báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
Khi đã có thể đưa ra được quyết định cuối cùng thì tiếp theo sẽ là:
B/ các công việc sau khi đã phê duyệt cấp tín dụng
- Bộ phận QLRR sẽ phải thực hiện soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng chiếu theo
những qui định của BIDV về quyết định phê duyệt tín dụng
- Bộ phận QLKH đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng:
Trường hợp từ chối cấp tín dụng:
Soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách
hàng. Bộ phận QLKH lưu hồ sơ tín dụng (từ chối) theo quy định.

Trường hợp đồng ý cấp tín dụng:
- Nếu khách hàng không đồng ý với các điều kiện tín dụng của BIDV: Bộ phận QLKH
có thể rà soát, đánh giá lại lợi ích Ngân hàng sẽ thu được, mức độ rủi ro có thể chấp

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
nhận được trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng để tái đề xuất thay đổi, sửa đổi
điều kiện tín dụng trình cấp có thẩm quyền hoặc thông báo từ chối cấp tín dụng gửi
khách hàng.
- Nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt sẽ thực hiện soạn thảo hợp đồng :
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Soạn thảo Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm (theo bộ
mẫu hợp đồng của BIDV) và các văn bản tín dụng có liên quan khác theo nội dung phê
duyệt tín dụng.
b) Rà soát hợp đồng, đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt tín
dụng và tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo
các hợp đồng có giá trị lớn.
c) Đề nghị Ban Pháp chế hỗ trợ, tư vấn trong quá trình xây dựng Hợp đồng theo quy
định về hoạt động tư vấn pháp luật của BIDV từng thời kỳ (nếu cần).
1. Ký kết Hợp đồng:
Người đại diện BIDV ký kết hợp đồng: Theo quy định về uỷ quyền ký và thực hiện các
hợp đồng và văn bản liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của BIDV từng thời kỳ.
a) Các hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của BIDV và
Người đại diện có thẩm quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định
nội bộ của BIDV, khách hàng trong từng thời kỳ. Riêng việc ký kết Hợp đồng cấp bảo
lãnh thực hiện theo quy định về cấp bảo lãnh của BIDV trong từng thời kỳ.
b) Người đại diện BIDV ký kết hợp đồng có trách nhiệm rà soát nội dung hợp đồng,

đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng, phù hợp với quy định của BIDV về
hợp đồng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải
ngân/phát hành bảo lãnh theo nội dung phê duyệt.
b) Thực hiện các thủ tục giao dịch đảm bảo theo quy định, quy trình giao dịch bảo đảm
của BIDV trong từng thời kỳ.
3. Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống SIBS:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QTTD đầu mối, Bộ phận QLKH, QLRR, Kho quỹ phối
hợp
a) Bàn giao, lưu hồ sơ:

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
- Sau khi các Hợp đồng được ký kết, Bộ phận QLKH chuyển trả 01 bản gốc Hợp đồng
cho khách hàng và bàn giao hồ sơ tín dụng cho Bộ phận QTTD .
- Ban QLRRTD bàn giao cho TTDVKH lưu trữ đối với khoản tín dụng trình Trụ sở
chính theo quy định .
* Bộ phận QLKH bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Bộ phận Kho quỹ, QTTD thực
hiện theo quy định giao dịch bảo đảm của BIDV trong từng thời kỳ.
b) Bộ phận QTTD thực hiện:

- Nhập thông tin vào hệ thống SIBS theo Quy định sử dụng phân hệ tiền vay.
- Lưu trữ hồ sơ theo Quy định quản lý sử dụng, lưu trữ, bảo quản và tiêu hủy hồ sơ tín
dụng hiện hành của BIDV
c) Bộ phận Kho quỹ lưu kho hồ sơ tài sản bảo đảm theo quy định giao dịch bảo đảm của
BIDV.

 BƯỚC 4: Giải ngân

1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập Đề xuất giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QLKH
a) Tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn
mức tín dụng của khách hàng; Chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính
chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ giải ngân, hợp
đồng kinh tế…). Hồ sơ giải ngân, việc kiểm tra hồ sơ giải ngân thực hiện theo Phụ lục
VII/KHTC.
b) Phối hợp với Bộ phận nguồn vốn:
- Xem xét, cân đối khả năng nguồn vốn đối với những khoản vay lớn.
- Xem xét, đánh giá quyết định lãi suất, phí nếu khác với quy định hiện hành.
c) Lập Đề xuất giải ngân, Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể:
- Đối với giải ngân cho vay vốn lưu động, chiết khấu, cho vay mở L/C theo Hợp đồng
hạn mức tín dụng/cho vay theo món: Lập Đề xuất giải ngân và Hợp đồng tín dụng cụ
thể/Bảng kê rút vốn.
- Đối với giải ngân cho vay vốn đầu tư dự án: Lập Đề xuất giải ngân và Bảng kê rút
vốn.
- Đối với cho vay theo món/cho vay đầu tư dự án giải ngân 1 lần mà các điều kiện, căn
cứ, hình thức giải ngân được đề cập cụ thể trong Báo cáo đề xuất tín dụng: Lập Bảng kê

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
rút vốn (không phải lập Đề xuất giải ngân).
d) Trường hợp Giám đốc Chi nhánh quy định PGĐ QLKH phê duyệt đề xuất giải ngân
thì Bộ phận QLKH trình PGĐ QLKH ký phê duyệt trước khi chuyển hồ sơ sang Bộ
phận QTTD.
e) Trả chứng từ căn cứ giải ngân (01 bộ bản gốc) cho khách hàng và chuyển toàn bộ hồ

sơ đề nghị giải ngân cho Bộ phận QTTD.
2. Trình duyệt giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QTTD
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân từ Bộ phận QLKH, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ
giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê
duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong hợp đồng tín dụng, nội dung phê
duyệt tín dụng; thẩm quyền và chữ ký của người đề xuất tín dụng, người phê duyệt cấp
tín dụng, người đề xuất giải ngân, người phê duyệt Đề xuất giải ngân.
b) Đề nghị Bộ phận QLKH bổ sung, hoàn thiện hồ sơ giải ngân theo quy định (nếu hồ
sơ giải ngân chưa đầy đủ).
c) Trình duyệt giải ngân:
- Bộ phận QTTD có ý kiến trên Đề xuất giải ngân của Bộ phận QLKH, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt giải ngân.
- Riêng cho vay theo món/cho vay đầu tư dự án giải ngân 01 (một) lần mà các điều
kiện, căn cứ, hình thức giải ngân đã được đề cập cụ thể trong Báo cáo đề xuất tín dụng:
Bộ phận QTTD lập Tờ trình duyệt giải ngân, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải
ngân.
3. Phê duyệt giải ngân:
Thực hiện: Cấp thẩm quyền phê duyệt giải ngân theo quy định .
Xem xét hồ sơ giải ngân, yêu cầu Bộ phận QTTD phối hợp với Bộ phận QLKH bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ giải ngân (nếu cần), phê duyệt trên Đề xuất giải ngân/Tờ trình
duyệt giải ngân, ký trên Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể (việc ký kết Hợp
đồng tín dụng cụ thể đồng thời phải phù hợp với quy định ủy quyền ký kết hợp đồng
của Người đại diện theo pháp luật của BIDV trong từng thời kỳ); Nếu không đồng ý
giải ngân, ghi rõ lý do.
4. Thực hiện giải ngân:
Đơn vị thực hiện: Bộ phận QTTD, GDKH
a) Căn cứ hồ sơ giải ngân đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện nhập dữ liệu
vào hệ thống SIBS theo Quy định sử dụng phân hệ tiền vay của BIDV.


Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
b) Chuyển hồ sơ, chứng từ giải ngân cho bộ phận GDKH và các bộ phận có liên quan
để giải ngân tiền vay
c) Bộ phận GDKH thực hiện chuyển tiền theo hồ sơ được phê duyệt giải ngân.
5. Lưu trữ hồ sơ giải ngân
 BƯỚC 5: Quản lý giám sát

là công việc đòi hỏi sự nhuần nhuyễn của các bộ phận
1. Bộ phận QLKH:
Có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp
đồng/tất toán khoản tín dụng theo quy định:
a) Kiểm tra, rà soát sau:
- Căn cứ kiểm tra: Hồ sơ tín dụng, sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng, kiểm tra
thực địa.
- Nội dung kiểm tra, rà soát sau, thời gian tiến hành kiểm tra thực hiện theo hướng dẫn
tại Phụ lục VIII/KHTC.
- Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ QLKH phải lập Biên bản kiểm tra.
- Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích/khách hàng không thực
hiện đúng cam kết/dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không
hiệu quả như dự tính, biến động bất lợi về tài sản bảo đảm…, Cán bộ QLKH lập Báo
cáo kiểm tra và báo cáo PGĐ QLKH/Giám đốc Chi nhánh (đối với khách hàng tại Chi
nhánh) hoặc PTGĐ QLKH (đối với khách hàng tại Trụ sở chính).
- Bản chính Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm tra được chuyển cho Bộ phận QTTD để
lưu hồ sơ tín dụng theo quy định.
b) Thường xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của
khách hàng. Định kỳ không quá 6 tháng/lần kể từ thời điểm đánh giá liền trước Đề xuất
cấp tín dụng, đánh giá định kỳ thực hiện lập Báo cáo đánh giá biến động về hoạt động

sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của khách hàng để kịp thời nhận diện
các rủi ro tiềm ẩn, chuyển bộ phận QTTD để lưu hồ sơ tín dụng. Ngay khi phát sinh nợ
quá hạn, nợ xấu, phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, Bộ phận QLKH phải báo cáo ngay
bằng văn bản về tình trạng của khách hàng và đề xuất biện pháp xử lý trình cấp có thẩm
quyền.
c) Lập bảng theo dõi nợ vay (áp dụng với nợ ngắn hạn từ thời điểm gia hạn nợ/quá hạn,
khoản nợ trung, dài hạn), theo dõi tiến độ thực hiện dự án đối với cho vay đầu tư dự án
(có thể theo dõi trên sổ hoặc trên file máy tính) để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng
khoản tín dụng.

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
d) Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ theo quy định của BIDV.
e) Thực hiện kiểm tra, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch
bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV.
f) Rà soát, đối chiếu thông tin khoản tín dụng trên chương trình SIBS, TF với hồ sơ thực
tế, yêu cầu Bộ phận QTTD chỉnh sửa theo hồ sơ nếu có sai sót. Định kỳ 06 tháng/lần,
phối hợp Bộ phận QLRR thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản bảo lãnh đã phát hành
với thông tin khoản bảo lãnh trên TF và Sổ văn thư lấy số bảo lãnh tại Bộ phận Văn thư.
2. Bộ phận QLRR:
a) Phối hợp với Bộ phận QLKH, QTTD trong việc phát hiện các dấu hiệu
rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý, thu hồi nợ trong trường hợp khoản tín dụng/khách
hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ
xấu, nợ quá hạn.
b) Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định.
c) Phòng QLRR tại Chi nhánh:
- Giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ,

khoanh nợ... tại Chi nhánh.
- Định kỳ 06 tháng/lần, đầu mối phối hợp với Bộ phận QLKH thực hiện rà soát, đối
chiếu các khoản bảo lãnh đã phát hành với thông tin khoản bảo lãnh trên TF và Sổ văn
thư lấy số bảo lãnh tại Bộ phận Văn thư. Nếu phát hiện thấy sự sai lệch, phải báo cáo
ngay với cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời.
3. Bộ phận QTTD:
a) Định kỳ trước ngày 5 hàng tháng, lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn,
danh sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất, danh sách bảo lãnh đến hạn, phí đến hạn
thanh toán, ngày hết hạn của chứng thư bảo hiểm tài sản và các hồ sơ khác… phát sinh
từ ngày 10 tháng này đến hết ngày 10 tháng kế tiếp, gửi Bộ phận QLKH.
b) Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/Bảo lãnh của các
khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận QLKH.
c) Lập thông báo yêu cầu Bộ phận QLKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo
đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn kiểm tra theo quy định, nếu Bộ
phận QLKH chưa gửi Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm tra, Bộ phận QTTD phải báo
cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
d) Phối hợp các bộ phận trong công tác phân loại nợ, trích lập DPRR theo quy định.
e) Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê.

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
g) TTDVKH đầu mối đề xuất, thực hiện biện pháp giám sát điều kiện giải ngân lần đầu
đối với các khoản cho vay vượt thẩm quyền Chi nhánh được Trụ sở chính phê duyệt cấp
tín dụng.
4. Ban QLTD:
a) Quản lý, giám sát danh mục tín dụng của toàn hệ thống
b) Chỉ đạo, giám sát công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro của toàn hệ thống theo quy định.

5. Đối với khoản tín dụng do Trụ sở chính và Chi nhánh cùng phối hợp thẩm định, đề
xuất tín dụng/khoản tín dụng Trụ sở chính đề xuất, phê duyệt cấp tín dụng và giao Chi
nhánh quản lý, giải ngân/phát hành bảo lãnh, thu nợ:
Chi nhánh, các Bộ phận tại Chi nhánh có trách nhiệm quản lý, giám sát như đối với
khoản tín dụng do Chi nhánh đề xuất cấp tín dụng.
 BƯỚC 6: Thanh lý hợp đồng

1. Thanh lý hợp đồng cho vay:
a) Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí, Bộ phận QLKH phối hợp với Bộ phận
QTTD, GDKH thực hiện:
- Đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng.
- Giải chấp các hợp đồng bảo đảm.
- Thanh lý các Hợp đồng (nếu có).
b) Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.
Làm rõ các vấn đề liên quan :


Vấn đề về tài sản đảm bảo :

có một số lưu ý như sau
nguyên tắc nhận tài sản đảm bảo :
- BIDV chỉ nhận tài sản bảo đảm khi BIDV là người được ưu tiên thanh toán đầu tiên
theo quy định của pháp luật nếu phải xử lý tài sản đó, trừ khi chính sách khách hàng của
BIDV hoặc Tổng Giám đốc có quy định, hướng dẫn khác.
- Trường hợp nhận tài sản bảo đảm mà thứ tự ưu tiên thanh toán của BIDV sau tổ chức
tín dụng/bên thứ ba khác, Chi nhánh báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, chấp thuận trong
từng trường hợp cụ thể
điều kiện về tài sản đảm bảo :
- Thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm


Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
- Tài sản được phép giao dịch
- Tài sản không có tranh chấp, không thuộc đối tượng bị trưng dụng, trưng thu, thu hồi,
bị kê biên để thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài nhằm thực hiện nghĩa vụ
của bên bảo đảm với bên thứ ba tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.
- Tài sản không thế chấp, cầm cố dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo cho bất kỳ một
nghĩa vụ nào khác của bên bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm....
Các tài sản không nhận làm tài sản bảo đảm
Cổ phiếu:
Tài sản mà bên bảo đảm mua từ bên thứ ba có thoả thuận về việc chuộc lại.
Nhà ở, tài sản gắn liền với đất mà quyền sử dụng đất đang được thế chấp tại tổ chức tín
dụng/bên thứ ba khác.
Nhà ở, tài sản gắn liền với đất mà quyền sử dụng đất đó được bên bảo đảm mượn của tổ
chức, cá nhân khác; hoặc đất đó được bên bảo đảm thuê mà bên cho thuê không phải là
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không phải là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh cho thuê đất, trừ trường hợp cùng với việc nhận thế chấp nhà ở, tài sản gắn liền
với đất, bên cho mượn, cho thuê cũng thế chấp quyền sử dụng đất (nếu quyền sử dụng
đất đó được phép thế chấp) để cùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền với đất liên quan đến các cơ sở thờ tự, tôn
giáo, nghĩa địa, đất có mồ mả, quyền sử dụng đất và/hoặc nhà ở được cấp cho một số
đối tượng đặc biệt mà BIDV có thể gặp khó khăn khi xử lý tài sản bảo đảm.
Điều kiện về bên bảo đảm :
- Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật;
- Phải có quyền thế chấp, cầm cố, ký quỹ đối với tài sản.
- Cam kết bằng văn bản (hoặc bổ sung trong hợp đồng bảo đảm) đồng ý cho BIDV
được toàn quyền quyết định thứ tự khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay (đầu tiên

hoặc bất kỳ), không phụ thuộc vào việc xử lý các tài sản bảo đảm khác trong trường hợp
nghĩa vụ được bảo đảm bằng nhiều tài sản (kể cả trong đó có tài sản của chính khách
hàng).
- Trường hợp bên bảo đảm là người không cư trú thì chỉ chấp nhận khi có chấp thuận
hoặc hướng dẫn riêng của Tổng Giám đốc, trừ trường hợp cầm cố số dư trên tài khoản
tiền gửi mở tại BIDV và các tổ chức cung ứng dịch vụ khác tại Việt Nam, giấy tờ có giá
do BIDV phát hành.

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
3. Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân cụ thể
3.1. Thông tin về khách hàng
3.1.1. Thông tin chung về khách hàng
Nội dung

Khách hàng vay vốn

Họ và tên

Nguyễn Hải Nam

Năm sinh

02/02/1990

Số CMND

142801506


Hộ khẩu thường chú

Nơi cấp: Hải Dương
Ngày cấp 26/03/2007
Phí Xá - Cẩm Hoàng – Cẩm Giàng – Hải Dương

Nơi ở hiện tại

Phí Xá - Cẩm Hoàng – Cẩm Giàng – Hải Dương

Tình trạng hôn nhân

Chưa kết hôn

Trình độ học vấn

Đại học

Thông tin gia đình

Bố: Nguyễn Hải Minh – Năm sinh: 1965
Mẹ: Bùi Lan Hương – Năm sinh: 1966
Em trai: Nguyễn Hải Hoàng – Năm sinh
2002

Giới tính: Nam

Nghề nghiệp: công nhân
Nghề nghiệp: giáo viên

Nghề nghiệp: Học sinh

3.1.2. Thông tin về hoạt động kinh doanh
Thông tin chung
Giấy phép kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh
Địa điểm kinh doanh
Tình trạng sở hữu địa điểm kinh
doanh


VAC
Phí Xá – Cẩm Hoàng – Cẩm Giàng – Hải Dương
đất sở hữu

3.1.3. Thông tin về tài sản, tài khoản và các khoản đi vay
Loại tài sản
Bất động sản

Mô tả tài sản
Giá trị thị trường hiện tại
+ 1 ngôi nhà 2 tầng tại Phí 2.000.000.000 vnđ
Xá - Cẩm Hoàng – Cẩm
Giàng – Hải Dương
+ 1 mảnh đất tại Cẩm Giàng 672.000.000 vnđ
– Hải Dương

Động sản
Tiền gửi có kỳ hạn tại các
ngân hàng

Giá trị hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ
Cổ phiếu , trái phiếu

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
Khác
Các khoản vay tại các tổ chức tín dụng khác: không
3.2. Phương án kinh doanh và kế hoạch vay, trả nợ
3.2.1. Phương án kinh doanh
a/ Kế hoạch xây dựng mô hình VAC
- Diện tích đất + ao = 1,6 ha; trong đó, diện tích đất = 1ha, diện tích ao = 0,6 ha.
- Ao nuôi CÁ:
Cá chép: 100 con

giá cá giống: 45 nghìn đồng

Cá trắm: 600 con

giá cá giống: 56 nghìn đồng

Cá trôi: 700 con

giá cá giống: 25 nghìn đồng

Cá mè: 200 con

giá cá giống: 14 nghìn đồng


+ Tổng tiền cá giống: 58 triệu
+ Tiền đào ao: 50 triệu
+ Tiền cám: 330 nghìn/bao

Dự tính hết: 200 bao (66 triệu)

=> Tổng chi phí: 174 triệu
- Chăn nuôi LỢN :
+ Lợn sề: 5 con

giá: 5 triệu/con => Hết: 25 triệu

+ Dự án xây chuồng hết: 80 triệu (đã bao gồm bioga 12 khối)
+ Dự kiến 5 lợn sề đẻ 50 con: nuôi lợn thịt 20 con, 30 con bán lợn giống
+ Tiền cám: ~ 30 con lợn giống: Cám viên 20 bao = 8 triệu
~ 20 con lợn thịt: Cám viên 50 bao = 15 triệu
~ Cám gạo: 50 kg = 3 triệu
~ Cám ngô: 100kg = 6 triệu
=> Lợn 1 năm 2 vụ => tổng chi phí cám = 64 triệu.
=> Tổng chí phí: 169 triệu
- Chăn nuôi GÀ :
+ Loại gà ta lai giống: 20 nghìn đồng/con

Mua 1000 con = 20 triệu

+ Tiền cám: ~ Gà con: 12000đ/1kg = 4 triệu
~ Gà to: 10000đ/ 1kg = 20 triệu
=> Tổng 44 triệu (1 vụ), 1 năm nuôi 3 vụ => Tổng chi phí: 132 triệu.
- Vườn:

+ Chuối tiêu: 600 gốc (1 năm/1 vụ)
+ Các loại rau ngắn ngày theo mùa.

Tín dụng ngân hàng I - 2016

Giá cây giống: 10 nghìn đồng/cây


Nguyễn Thị Hà Trang
=> Tổng chi phí: 7 triệu
 Tổng chi phí: 174+169+132+7 = 482 triệu
b/ Dự kiến doanh thu
- Cá (thời gian 1 năm): 177 triệu
- Gà (3 tháng 1 vụ): 87 * 3 = 261 triệu
- Lợn: + Tiền thu được từ bán lợn con (1 năm 2 lần): 54*2 =108 triệu
+ Tiền thu được từ bán thịt lợn hơi (1 năm 2 lần): 72*2 =144 triệu
- Chuối (1 năm 1 vụ): 90 triệu
= => Tổng doanh thu (1 năm): 780 triệu đồng.
- Chi phí dự phòng phát sinh: 50 triệu.
3.3. Kế hoạch vay và trả nợ
- Chi phí dự tính: 482 triệu
- Số vốn tự có (ba mẹ cho): 150 triệu
- Nhu cầu vay: 330 triệu
- Lợi nhuận: năm 1: 250 triệu; các năm tiếp theo (dự tính): 355 triệu
- Thời hạn thu hồi vốn: 12 tháng
- Số tiền trả nợ ngân hàng: từ doanh thu của trang trại
3.4. Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng Nguyễn Hải Nam
3.4.1. Lập hồ sơ tín dụng - Bộ phận thực hiện: P. QHKH
3.4.1.1. Tiếp nhận hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Nguyễn Hải Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN/BẢO LÃNH
Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương
Tên khách hàng vay vốn/bảo lãnh: Nguyễn Hải Nam
Địa chỉ: Phí Xá - Cẩm Hoàng – Cẩm Giàng – Hải Dương
Điện thoại: 0904690606

Fax: Không có

Tài khoản tiền gửi:
Bằng VND

số...................... tại Ngân hàng...........................

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
số...................... tại Ngân hàng...........................
Bằng ngoại tệ

số...................... tại Ngân hàng............................
số...................... tại Ngân hàng............................

Họ, tên người đại diện: ............................ chức vụ: ...........................theo giấy uỷ quyền
số.........................ngày...../......./.......... của.................…

1- Đề nghị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương cho chúng tôi (i) vay/
(ii) bảo lãnh số tiền là 330.000.000 đồng bằng chữ ba tram ba mươi triệu đồng
Mục đích (sử dụng vốn vay/bảo lãnh): mở rộng kinh doanh sản xuất
Thời hạn vay/bảo lãnh: 18 tháng
2- Biện pháp bảo đảm: 1 ngôi nhà 2 tầng tại Phí Xá - Cẩm Hoàng – Cẩm Giàng – Hải
Dương, 1 mảnh đất tại Cẩm Giàng – Hải Dương
3. Hồ sơ kèm theo:
- Giấy tờ nhân thân: CMND, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy tờ liên quan đến TSBĐ cho khoản vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Văn
bản phân chia di sản thừa kế.
- Phương án kinh doanh.
Hải Dương, ngày 27 tháng 04 năm 2016
ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG VAY VỐN/BẢO LÃNH
(Họ, tên, chức vụ, ký tên, đóng dấu)

Nam
Nguyễn Hải Nam

Ngày 27 tháng 04 năm 2016, Ông Nguyễn Hải Nam đến nộp hồ sơ xin vay vốn để đầu
tư sản xuất kinh doanh tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Dương. Sau khi ông Nam
trình bày về nhu cầu vay vốn của mình, CVQHKH đã cùng trao đổi và tư vấn cho ông
Hùng – khách hàng quan hệ tín dụng đầu tiên.
CVQHKH nêu ra và giải thích các gói vay đối với khách hàng cá nhân tại BIDV cho
ông Nam. Xem xét nhu cầu vay trong thời gian 18 tháng của ông Nam với PAKDSX,
CVQHKH tư vấn cho ông áp dụng gói CHO VAY HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH. Đây là gói cho vay giúp ông Nam có thể bổ sung kịp thời nhu cầu vốn lưu
động thiếu hụt trong kinh doanh trong khoảng thời gian 18 tháng. Với tính năng của gói
sản phẩm này cụ thể:
-


Tư vấn miễn phí về phương án vay vốn hiệu quả và tiết kiệm nhất

-

Thủ tục nhanh chóng, đơn giản

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
-

Lãi suất cạnh tranh, tính trên dư nợ giảm dần

-

Đáp ứng, bổ sung nhu cầu vốn kinh doanh

-

Thời hạn cho vay đến 5 năm.

Với thời hạn vay 18 tháng, BIDV áp dụng mức lãi suất đối với khoản vay từ trên 12
tháng đến dưới 24 tháng: lãi suất ưu đãi 7,5%/năm. Hình thức giải ngân có thể bằng
tiền mặt, bằng chuyển khoản (nếu khách hàng đã có tài khoản ngân hàng). Phương thức
trả nợ linh hoạt, nhiều lựa chọn: trả góp, trả gốc cuối kỳ,…
CVQHKH đã nêu, giải thích và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để vay vốn: Để vay
330.000.000 đồng với trường hợp của ông Nam, thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị vay vốn kiêm cam kết trả nợ theo mẫu của BIDV;
- Giấy tờ nhân thân: CMND, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ: giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (Hóa đơn bán
hàng hàng tháng 3 tháng liên tiếp gần đây,cụ thể là hóa đơn bán hàng tháng 5,6,7/2015),
Giấy chứng minh nguồn thu nhập khác (nếu có).
- Giấy tờ liên quan đến TSBĐ cho khoản vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Văn
bản phân chia di sản thừa kế.
- Phương án kinh doanh.
Sau quá trình trao đổi, ngày 29/04/2016, CVQHKH tại BIDV chi nhánh Hải Dương
tiếp nhận bộ hồ sơ tín dụng của ông Nam bao gồm đầy đủ các giấy tờ mà ngân hàng yêu
cầu.

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHI NHÁNH Tây Hồ

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Hôm nay, vào hồi 9 giờ 35 phút, ngày 29 tháng 04 năm 2016
Tại Phòng Khách hàng cá nhân - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Số 206
Nguyễn Trãi 2,Thị Trấn Sao Đỏ, Hải Dương (ghi rõ địa chỉ), chúng tôi gồm:
1. Bên giao hồ sơ: Ông/Bà: Nguyễn Hải Nam

Tín dụng ngân hàng I - 2016


Nguyễn Thị Hà Trang
CMND/Hộ chiếu số: 0129347298 Ngày cấp: 26/03/2007 Nơi cấp: Hải Dương
2. Bên nhận hồ sơ: Phòng KH cá nhân
Đại diện: Bùi Duy Thanh - Chức vụ:......Trưởng PKHCN.................

- Bên giao chuyển cho Bên nhận một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu theo danh mục
hồ sơ (kèm theo).
- Bên nhận hồ sơ đã thực hiện đối chiếu bản sao/photo/công chứng với bản gốc của
KH (đối với những giấy tờ không yêu cầu bản gốc).
- Bên nhận hồ sơ hướng dẫn và yêu cầu Bên giao hồ sơ bổ sung thêm các tài liệu:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
2. Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ: giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (Hóa đơn
bán hàng hàng tháng 3 tháng liên tiếp gần đây,cụ thể là hóa đơn bán hàng tháng
5,6,7/2015), Giấy chứng minh nguồn thu nhập khác (nếu có).
Phiếu tiếp nhận này được lập thành hai (02) bản, 01 bản lưu cùng hồ sơ vay vốn
giao cho Ngân hàng, 01 bản giao do KH giữ.

BÊN GIAO HỒ SƠ

BÊN NHẬN HỒ SƠ

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

Nam

Nguyễn Hải Nam

Thanh

Bùi Duy Thanh

3.4.1.2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn



Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ pháp lý:
Sau khi nhận bộ hồ sơ vay tín dụng của ông Nam, CBTD đã tiến hành kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý. Qua kiểm tra và xét
thấy:

Tín dụng ngân hàng I - 2016


×