Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Công tác thông tin đối ngoại của việt nam qua hoạt động của nhà xuất bản ngoại văn – thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.14 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

PHẠM TRẦN LONG

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT
BẢN
NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

HÀ NỘI, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

PHẠM TRẦN LONG

CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ XUẤT
BẢN
NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế


Mã số: 60 31 02 06
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐOÀN LÂM

HÀ NỘI, 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

3

Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN

8

ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM
1.1. Nhận thức chung về công tác thông tin đối ngoại (TTĐN)
1.2. Các kênh TTĐN

8
24

1.2.1. Kênh TTĐN phi xuất bản phẩm

24

1.2.2. Kênh TTĐN xuất bản phẩm

27


Chương 2: CÔNG TÁC TTĐN QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

32

CỦA NHÀ XUẤT BẢN NGOẠI VĂN-THẾ GIỚI
2.1. Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của Nhà xuất bản (NXB)

32

Ngoại văn–Thế Giới
2.1.1. Khái quát về bối cảnh thành lập NXB

32

2.1.2. Các giai đoạn hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới

34

2.2. Xuất bản phẩm của NXB Ngoại văn–Thế Giới phục vụ công tác

49

TTĐN
2.2.1. Chính trị, thời cuộc

51

2.2.2. Kinh tế

56


2.2.3. Văn hóa

58

2.3. Thành tựu và hạn chế

62

Chương 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ GIẢI PHÁP

69

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTĐN CỦA NXB NGOẠI
VĂN-THẾ GIỚI
3.1. Một số nguyên tắc chung trong hoạt động TTĐN qua xuất bản phẩm

69

3.1.1. Nhận thức về mục tiêu chung theo từng giai đoạn lịch sử

69

3.1.2. Phân loại đối tượng bạn đọc

71

3.1.3. Phân loại địa bàn cần tác động

75


1


3.1.4. Cách chọn đề tài và thể hiện nội dung

78

3.1.5. Yêu cầu đối với biên tập viên, biên dịch viên

81

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTĐN qua xuất bản

84

phẩm
3.2.1. Giải pháp về nhận thức và chính sách

84

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

86

3.2.3. Cơ sở vật chất

88

3.2.4. Mở rộng hợp tác


90

KẾT LUẬN

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa văn
hóa khá quan trọng; là cầu nối hay đầu mối giao thoa giữa các nền văn hóa lớn của
khu vực, và là điểm đến có sức thu hút cộng đồng quốc tế trong hiện tại cũng như
trong tương lai. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đường lối đối ngoại rộng
mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chính sách mở cửa của Việt Nam đã và đang phát
huy tác dụng rõ rệt. Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đến
nay đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động
lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mang lại những thành tựu vững chắc
trong đời sống xã hội. Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) đã góp phần
to lớn trong việc xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, năng động,
giàu tiềm năng, một đất nước sẵn sàng “là bạn, là đối tác tin cậy” của tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011 một lần nữa khẳng định Việt

Nam: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế… là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế…” Công tác TTĐN ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng khi Việt Nam đang dần
dần thu hút được mối quan tâm của bạn bè quốc tế, nhất là giới doanh nhân và
khách du lịch, cũng như bộ phận kiều bào ta ở nước ngoài–một bộ phận không tách
rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh hiện nay một số
thế lực thù địch vẫn âm mưu diễn biến hòa bình chống phá công cuộc đổi mới của
Việt Nam.
Nhìn tổng thể, công tác TTĐN là một hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực văn
hóa-tư tưởng, có tác động lớn đến tâm lý, có sức lay động con tim khối óc, làm thay

3


đổi nhận thức của con người. Công tác TTĐN cũng là một môn khoa học, một môn
nghệ thuật để làm sao tiếp cận được các đối tượng khác nhau, dùng những thông tin,
chứng cứ, lý lẽ để tác động vào trái tim, khối óc của đối tượng, làm thay đổi định
kiến của họ – nếu họ chưa có thiện cảm với ta – hoặc tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình
của những người vốn là bạn của ta. Đồng thời, TTĐN cũng nhằm trình bày một
cách xác thực, sống động tình hình, sự phát triển của đất nước, nhằm chống lại luận
điệu bóp méo, xuyên tạc với dụng ý xấu của các thế lực thù địch. TTĐN góp phần
đấu tranh dư luận, trình bày quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Có một số cách hiểu về TTĐN, nhưng theo Quy chế Quản lý nhà nước về
thông tin đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định 79/2010 của Thủ tướng Chính
phủ, TTĐN được hiểu là “thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con
người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế
giới vào Việt Nam”.
Nhưng vấn đề đặt ra là, đối tượng tiếp nhận là người nước ngoài–kể cả một

bộ phận Việt kiều–khác với đối tượng trong nước, nên ta cần những cách tiếp cận
khác nhau để thuyết phục họ có quan niệm hay cách nhìn đúng đắn về Việt Nam. Vì
vậy, ngôn ngữ đóng một vai trò tối quan trọng trong TTĐN, nhất là với hoạt động
TTĐN qua xuất bản phẩm. Nhưng do tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ thông
dụng trên thế giới, nên việc tạo dựng một hình ảnh Việt Nam hấp dẫn nhằm thu hút
nhiều hơn các nhà đầu tư và khách du lịch qua những phương tiện TTĐN đòi hỏi
phải sử dụng một số ngoại ngữ phổ biến, như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp,
tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn. Với đặc thù đó, để phục vụ nhu cầu TTĐN, Nhà xuất
bản (NXB) Ngoại văn (năm 1991 đổi tên thành Thế Giới) được thành lập năm 1957
và suốt từ đó đến nay, nó đã chứng tỏ vai trò là một đơn vị hoạt động hiệu quả trong
lĩnh vực TTĐN qua ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, và cả một bộ phận ấn phẩm
bằng tiếng Việt.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công tác thông tin đối
ngoại của Việt Nam qua hoạt động của Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới” để

4


phân tích, đúc kết hay hệ thống hóa lại một số vấn đề có tính lý luận hay bài học
kinh nghiệm của hoạt động TTĐN qua ấn phẩm sách báo, bởi lẽ chúng gắn chặt với
sự phát triển đường lối chính sách đối ngoại, công tác TTĐN của Đảng và Nhà
nước ta. Về tên gọi NXB, trong luận văn chúng tôi sẽ gọi là NXB Ngoại văn cho
giai đoạn 1957-1991, NXB Thế Giới trong giai đoạn từ 1991 đến 2014, và NXB
Ngoại văn-Thế Giới khi nhấn mạnh cả hai giai đoạn này.
Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, luận văn bước đầu khảo sát, phân tích và
hệ thống hóa nhận thức chung và những nguyên tắc chung về công tác TTĐN qua
xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, nó góp phần dựng lại một góc nhìn về sự phát triển
công tác TTĐN ở Việt Nam, thể hiện qua quá trình hoạt động của Nhà xuất bản
Ngoại văn–Thế Giới, gắn liền với sự phát triển của đường lối đối ngoại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, những khảo sát và kết luận trong luận văn có thể phục vụ và hoàn

thiện tiếp ngành TTĐN với tư cách là một lĩnh vực đặc thù có quan hệ mật thiết với
văn hóa-tư tưởng và đối ngoại-ngoại giao, và phục vụ cho đào tạo chuyên ngành
Thông tin đối ngoại. Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo, cung cấp một số
tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho những người trực tiếp làm công tác TTĐN qua
ấn phẩm sách báo, công việc thực tiễn hiện tại của NXB Thế Giới. Nó cũng có thể
sử dụng để xây dựng nội dung đào tạo, huấn luyện giảng dạy ở các khoa, trường,
đơn vị có liên quan đến công tác xuất bản, báo chí hay TTĐN.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến hiện tại, cơ sở phương pháp luận về TTĐN nói chung đã bước đầu
được nghiên cứu, đúc rút, tổng kết, hệ thống hóa một cách bài bản. Tuy nhiên, kinh
nghiệm làm TTĐN bằng xuất bản phẩm nói riêng vẫn được chia sẻ, trao truyền
thông qua công việc, hay tác nghiệp trực tiếp. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước như: Thông tin đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta trong tình hình mới của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; Tổng
quan truyền thông quốc tế – Dành cho người làm công tác thông tin đối ngoại của
PGS. TS. Lê Thanh Bình; các bài viết đã đăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí
Thông tin đối ngoại, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông; một số luận văn

5


thạc sĩ về công tác thông tin đối ngoại, một số bài viết đơn lẻ của Nguyễn Khắc
Viện, Hữu Ngọc, Hoàng Nguyên, v.v... Đặc biệt phải kể đến hệ thống các công
trình và bài viết của PGS. TS. Phạm Minh Sơn như: Đặc điểm, yêu cầu công tác
thông tin đối ngoại của Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý
luận chính trị và Truyền thông, số 9/2014; Thông tấn báo chí – Lý thuyết và kỹ năng
(tái bản lần thứ 1 có chỉnh sửa và bổ sung), NXB Thông tin-Truyền thông; Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ phục vụ công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Tạp chí
Thông tin đối ngoại, số 6/2013; Sổ tay Thông tin đối ngoại, NXB Thông tin-Truyền
thông (Tham gia biên soạn); Phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp

từng đối tượng” trong thông tin, tuyên truyền đối ngoại, Tạp chí Lý luận chính trị
và Truyền thông, số 9/2012; Đổi mới và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
hoạt động thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận
chính trị và Truyền thông, Số 5/2011; Nắm vững đối tượng để nâng cao hiệu quả
thông tin của báo chí đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Số 5/2011; Tăng
cường công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu,
Số 3 (126) 2011; Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị - Hành chính; Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối
ngoại của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính; Những yêu cầu cơ bản
đối với cán bộ truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Số 10/2008. Các công trình ở
ngoài nước có thể kể đến Media Control–The Spectacular Achievements of
Propaganda của Noam Chomsky, Propaganda and Mass Pursuasion, A Historical
Encyclopedia–1500 to Present của Nicolas J. Cull, David Culbert và David Welch,
Munitions of the Mind, A History of Propaganda from the Ancient World to the
Present Era của Philip M. Taylor, Media and the Politics of Failure của Laura
Roselle, An Introduction to Political Communication của Brian McNair, v.v…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm khảo sát, phân tích và hệ thống hóa nhận thức
chung về công tác TTĐN ở Việt Nam, và những nguyên tắc chung về công tác

6


TTĐN qua xuất bản phẩm, thể hiện qua hoạt động của NXB Ngoại văn (Thế Giới).
Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của
công tác TTĐN qua xuất bản phẩm.
Nhiệm vụ của luận văn: Làm rõ cơ sở phát triển nhận thức về công tác
TTĐN, đánh giá việc NXB Ngoại văn (Thế Giới) vận dụng nhận thức đó vào công
việc được giao từ khi thành lập đến nay, cả về thành tựu và hạn chế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác TTĐN của Việt Nam qua
khảo sát hoạt động của NXB Ngoại văn–Thế Giới từ khi thành lập năm 1957 đến
thời điểm hiện tại là năm 2014, nhằm bước đầu nghiên cứu, tổng kết, đúc rút và
khái quát hóa cơ sở lý luận và những nguyên lý của công tác TTĐN qua xuất bản
phẩm, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác TTĐN qua xuất bản phẩm trong tình hình mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn bám sát phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những nhận định, quan
điểm của Đảng và Chính phủ về TTĐN. Luận văn vận dụng phương pháp nghiên
cứu quan hệ quốc tế, phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống
hóa tư liệu, v.v…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương chính.
Chương 1: Nhận thức chung về công tác TTĐN ở Việt Nam.
Chương 2: Công tác TTĐN qua thực tiễn hoạt động của NXB Ngoại văn–
Thế Giới.
Chương 3: Một số nguyên tắc chung và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động TTĐN qua xuất bản phẩm của NXB Ngoại văn–Thế Giới.

7


Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TTĐN Ở VIỆT NAM

1.1. Nhận thức chung về công tác TTĐN
Ðã gần trọn 70 năm kể từ khi Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí

Minh phát động và lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đến thắng lợi huy
hoàng, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước liên minh công
nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập tự do và thống nhất tổ quốc.
Công cuộc Đổi mới được Đảng khởi xướng đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử cho dân tộc. Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, mở rộng
hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, văn hóa. Vị thế của Việt
Nam ở khu vực và trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, tạo môi trường
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với
trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với
14 nước, trong đó có tất cả 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc và 3 nước thành viên ASEAN (Indonesia, Thái Lan, Singapore).
Nguyên do nào đã khiến một nước như Việt Nam trong một thời gian ngắn
lại có thể thực hiện được những đổi thay thần kỳ như vậy. Nhiều ý kiến cho rằng,
những thành tựu ấy có được một phần quan trọng chính là nhờ sự đổi mới tư duy
sâu sắc về cục diện thế giới cũng như đổi mới trong đường lối, chính sách và
phương châm hành động trên mặt trận đối ngoại. Ở đây, chúng ta cần phân biệt các
khái niệm về “chính sách”, “chính sách đối ngoại” và “ngoại giao” (hay hoạt động
đối ngoại) để làm rõ mối quan hệ khăng khít giữa các thành tố này trong thực tế,
cũng như mối liên hệ giữa chúng và TTĐN.
Theo quan niệm chung nhất, “chính sách” liên quan đến quyết định lựa chọn
những hướng hành động và phương cách hành động để giải quyết một, hoặc nhiều

8


vấn đề nảy sinh trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Về lý thuyết, chính sách
đối ngoại là một bộ phận của chính sách quốc gia nói chung. Trong học thuyết về

nhà nước của chủ nghĩa Marx-Lenin, chính sách đối ngoại của Nhà nước được coi
là sự tiếp tục của chính sách đối nội. Tuy nhiên trên thực tế, không có ranh giới tách
biệt giữa chính sách đối nội và đối ngoại, và giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ
nhau rất lớn vì chúng cùng là sản phẩm của một hệ thống chính trị. Xuất phát từ lợi
ích của Nhà nước, chính sách đối ngoại cụ thể hóa những đường hướng hoạt động
chính của Nhà nước trong quan hệ quốc tế ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cách
hiểu này cho thấy, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, mỗi nước có những nhu
cầu và ưu tiên khác nhau. Chính sách đối nội và đối ngoại đều phải nhằm vào việc
thực hiện thành công các mục tiêu đó. Chẳng hạn, cách mạng Việt Nam có mục tiêu
xuyên suốt là đấu tranh nhằm giành lại và giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu này chi phối cả chính sách đối nội và lẫn
chính sách đối ngoại của Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử.
Như vậy, có thể nói chính sách đối ngoại của Nhà nước là những hình thức,
phương hướng cơ bản trong “hoạt động đối ngoại” của quốc gia. Nói một cách hình
tượng, chính sách đối ngoại chính là tấm hải đồ giúp ngoại giao biết được bến bờ
cần đi tới, biết được những khúc quanh, những thác nước phía trước, những đoạn
nước nông, sâu, những chỗ địa hình bằng phẳng hay gập ghềnh để điều chỉnh tốc
độ, hướng đi, nhằm đảm bảo cập bến an toàn. Chính sách đối ngoại định hướng cho
hoạt động đối ngoại, còn hoạt động đối ngoại là các bước đi mang tính tác nghiệp
cụ thể để thực hiện chính sách đối ngoại. Một khi ta xác định được mục tiêu của
chính sách thì các bước thực hiện chính sách cũng trở nên sáng rõ hơn. Thông
thường, chính sách đối ngoại của một quốc gia bao giờ cũng hướng tới 3 mục tiêu
cơ bản là “an ninh, phát triển, và ảnh hưởng”. Ba mục tiêu này có mối quan hệ gắn
bó khăng khít, không thể tách rời và phản ánh rõ những lợi ích quốc gia, dân tộc.
Những mục tiêu này có nguyên tắc bất biến, song để đạt được mục tiêu ấy thì sách
lược cụ thể không phải lúc nào cũng cứng nhắc mà chuyển đổi linh hoạt theo thời
gian, tùy thuộc vào diễn trình lịch sử.

9



Điểm khác biệt trong việc hoạch định và triển khai giữa chính sách đối nội
và chính sách đối ngoại làm nổi bật khác biệt giữa mục tiêu của chính sách đối
ngoại và phương tiện đạt được chúng. Để thực hiện mục tiêu của chính sách đối
ngoại, một bộ công cụ chính sách cơ bản, gồm đàm phán, thuyết phục, thỏa hiệp,
thậm chí đe dọa, được sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong mối quan hệ
với các nước khác. Các công cụ chính sách cơ bản sử dụng trong chính sách đối
ngoại chủ yếu thông qua các kênh ngoại giao, đòn bẩy kinh tế, và sức mạnh quân
sự. [2, tr. 21]
Xét tổng thể, ngoại giao không chỉ là một ngành nghề, mà còn là một môn
khoa học và nghệ thuật. Ngoại giao tập trung vào tiến hành những mối quan hệ giữa
hai chủ thể (song phương) hoặc giữa nhiều chủ thể (đa phương). Phương thức tiến
hành những quan hệ quốc tế, điều chỉnh quan hệ đối ngoại của ngoại giao chủ yếu
thông qua thu thập và xử lý thông tin, đàm phán, thỏa hiệp, củng cố những mối
quan hệ đã được tạo dựng, nhưng không loại trừ hành động cưỡng bức, đe dọa khi
cần thiết. Các phương thức nêu trên của ngoại giao đều bao hàm nội dung kinh tế,
chính trị, và quân sự. Nội hàm này rất quan trọng, bởi hiện nay vẫn có ý kiến coi
làm ngoại giao và làm kinh tế là một (tức là không phân biệt các loại công cụ chính
sách khác nhau), hay thậm chí đánh đồng chính sách đối ngoại với ngoại giao (tức
là lẫn lộn giữa chính sách và công cụ chính sách). [2, tr. 22] Chẳng hạn, thông qua
kênh ngoại giao (chính thức hoặc không chính thức), một nước có thể chuyển tải
thông điệp “hòa hiếu” hoặc thông điệp “đe dọa”. Ta có thể thấy rõ hàm ý sử dụng
“ngoại giao pháo hạm” của Cao ủy Pháp ở Đông Dương D'Argenlieu khi tiếp Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên chiến hạm Emile Bertin ngoài khơi Vịnh Hạ Long vào ngày
24/3/1946 hòng đe dọa làm lung lạc ý chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hay chính
sách “ngoại giao đô-la” do Tổng thống Mỹ William Howard Taft đề ra từ năm
1912, dựa trên việc Mỹ cung cấp cho các nước khác những khoản cho vay hoặc
viện trợ tài chính kèm theo những điều kiện ràng buộc bất bình đẳng, khiến các
nước đó ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.

Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000), Sơ thảo lược sử công tác tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, 1930-2000 (Dự thảo), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội

2.

Nguyễn Mạnh Cường (chủ biên), Chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế
(Tài liệu tham khảo phục vụ tập huấn cho công chức Văn phòng Chính phủ)

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư liệu Văn kiện, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, />
4.

GS Hà Minh Đức chủ biên (1997), Thời gian và nhân chứng (Hồi ký của các
nhà báo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5.

PGS. TS Trần Văn Hải (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, NXB Văn hóa

Thông tin, Hà Nội

6.

Lê Mậu Hãn chủ biên (2005), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương lịch
sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội

7.

TS Vũ Lê Thái Hoàng (2012), Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương
và học thuyết đối ngoại Obama, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 88 (3/2012)

8.

Học viện Ngoại giao (2009), Đông Tây Nam Bắc – Diễn biến chính trong quan
hệ quốc tế từ 1945, NXB Thế Giới, Hà Nội

9.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập. Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

10. PGS. TS. Vũ Dương Huân (2008), Nhân tố văn hóa trong ngoại giao: Lý luận
và thực tiễn, Hội thảo: “Ngoại giao Văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên
trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững”, Hà Nội
11. Vũ Dương Huân (2009), Vài suy nghĩ về ngoại giao văn hóa (Bài viết đăng
trong Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 71, tháng 12 năm 2007), trong Việt Nam
trong tiến trình hội nhập và phát triển, NXB Thế Giới, Hà Nội

11



12. Nguyễn Quốc Hùng-Hoàng Khắc Nam (2006), Quan hệ Quốc tế: Những khía
cạnh lý thuyết và vấn đề, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
13. Đỗ Quang Hưng chủ biên (1996) – Ngô Sĩ Liên, Lịch sử xuất bản sách Việt
Nam (Sơ thảo), Cục xuất bản, Hà Nội
14. Ian Montagnes (1998), Biên tập & xuất bản, Cục Xuất bản
15. Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều – Lý thuyết và kinh nghiệm nghiên
cứu khu vực (Chuyên khảo), NXB Thế Giới, Hà Nội
16. Ths Vũ Đoàn Kết biên soạn (2007), Học viện Quan hệ Quốc tế, Chính sách
đối ngoại Việt Nam (Tập I, 1945-1975), NXB Thế Giới, Hà Nội
17. Phạm Gia Khiêm (2008), Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác
thông tin đối ngoại trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, Số 9 (153),
/>nt=true
18. TS. Trần Đoàn Lâm, Các bài nói và viết về kinh nghiệm làm thông tin đối
ngoại
19. Trần Đắc Lợi (2009), Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân
dân trong thời kỳ mới, tham luận tại Đại hội lần thứ VII Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, />20. PGS. TS Phạm Quang Minh (2012), Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt
Nam (1986-2010), NXB Thế Giới, Hà Nội
21. PGS. TS Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử
và Vấn đề, NXB Văn hóa-Thông tin, Hà Nội
22. Hữu Ngọc, Các bài nói và viết về kinh nghiệm làm thông tin đối ngoại
23. Hoàng Nguyên (2008), Tham gia đoàn cán bộ đối ngoại đầu tiên đi Đông Nam
Á, Tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội
24. Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới (2002), 45 năm ấy
25. Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới (2007), Nửa thế kỷ quảng bá đất nước với
thế giới

12



26. Nhà xuất bản Ngoại văn–Thế Giới, Tài liệu lưu trữ tại thư viện
27. Nhân Dân Điện tử, Wilfred Burchett - Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam,
Thứ năm, 08/09/2011,
/>18122602.html
28. Nhiều tác giả (2012), Xuất bản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế, NXB Thời đại, Hà Nội
29. Vũ Dương Ninh chủ biên (1999), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh
Ngọc Bảo, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội
30. Vũ Dương Ninh (2007), Việt Nam – Thế giới và hội nhập (Một số công trình
tuyển chọn), NXB Giáo dục, Hà Nội
31. GS. Vũ Dương Ninh, PGS. TS. Nguyễn Văn Kim chủ biên (2008), Một số
chuyên đề lịch sử thế giới (Tập II), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
32. Tôn Nữ Thị Ninh (2007), Một số yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
chính sách và phương thức hoạt động đối ngoại của nước ta, Tạp chí Cộng
sản, 6/2/2007, xem />33. Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam, Chặng đường gian nan và
ngoạn mục 1975-1989, NXB Tri thức, Hà Nội
34. Phạm Minh Sơn (2014), Đặc điểm, yêu cầu công tác thông tin đối ngoại của
Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và
Truyền thông, số 9/2014 (tr.55-58)
35. Phạm Minh Sơn (2013), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ công tác thông tin
đối ngoại trong tình hình mới, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 6/2013
36. Phạm Minh Sơn (2012), Phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù
hợp từng đối tượng” trong thông tin, tuyên truyền đối ngoại, Tạp chí Lý luận
chính trị và Truyền thông, số 9/2012

13


37. Phạm Minh Sơn (2011), Đổi mới và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

hoạt động thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý
luận chính trị và Truyền thông, Số 5/2011 (tr.45-48)
38. Phạm Minh Sơn, Lê Thị Minh Loan (2011), “Nắm vững đối tượng để nâng cao
hiệu quả thông tin của báo chí đối ngoại”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Số
5/2011 (tr.21-26)
39. Phạm Minh Sơn (2011), “Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong thời
kỳ mới”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, Số 3 (126) 2011, (tr.69-74)
40. Phạm Minh Sơn (Chủ biên) (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội
41. Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế (Đồng chủ biên) (2009), Truyền thông đại
chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, NXB Chính
trị - Hành chính, Hà Nội
42. Phạm Minh Sơn (2008), “Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ truyền thông
đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý
luận chính trị và Truyền thông, Số 10/2008
43. Tạp chí Thông tin đối ngoại, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo
44. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
45. Song Thành, Ngoại giao văn hóa với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của
Việt Nam trong hội nhập và phát triển, xem />46. Trần Nam Tiến chủ biên (2008), Nguyễn Tuấn Khanh, Trần Phi Tuấn, Lịch sử
quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000), NXB Giáo dục, Hà Nội

14


47. TS Nguyễn Vũ Tùng biên soạn (2007), Học viện Quan hệ Quốc tế, Chính sách
đối ngoại Việt Nam (Tập II, 1975-2006), NXB Thế Giới, Hà Nội
48. Nguyễn Khắc Viện (1994), Marketing xã hội hay truyền thông giao tiếp, NXB
Thế Giới, Hà Nội


Tiếng Anh

49. J, Martin Barbero (1993), Communication, Culture and Hegemony, Sage
Publications
50. Noam Chomsky (1997), Media Control–The Spectacular Achievements of
Propaganda, Seven Stories Press
51. Nicolas J. Cull, David Culbert and David Welch (2003), Propaganda and
Mass Pursuasion, A Historical Encyclopedia–1500 to Present, ABC-CLIO,
Inc
52. Brian McNair (2011), An Introduction to Political Communication, Routledge
53. Laura Roselle (2006), Media and the Politics of Failure, Palgrave Macmillan
54. George P. Schultz (1997), Diplomacy in the Information Age, Paper presented
at the Conference on Virtual Diplomacy, U.S. Institute of Peace, Washington,
D.C., April 1, 1997, 9. [Cultural Diplomacy – The Linchpin of Public
Diplomacy, />55. Philip M. Taylor (2003), Munitions of the Mind, A History of Propaganda
from the Ancient World to the Present Era, Manchester University Press

15



×