Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.4 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

NGUYỄN HÀ MY

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số

: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành

Hà Nội - 2014
1


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Bắc Sơn là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Trần
Khánh Thành.
Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong khóa luận là trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Hà My

2


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Trần Khánh Thành, ngƣời thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hƣớng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong
trƣờng, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trƣờng, giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng
giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân yêu
trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Hà My

3


Mục Lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................. Error! Bookmark not defined.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................. Error! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc luận văn .............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT, THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN BẮC SƠN TRONG VĂN
XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật và thế giới nhân vật Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Thế giới nghệ thuật: ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2.Thế giới nhân vật ........................................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc SơnError! Bookma

1.2.1. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Bắc SơnError! Bookmark not defined.
1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn……… .. …………..24
1.2.3. Phong cách nghệ thuật ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NGUYỄN BẮC SƠN............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Thế giới nhân vật nhìn từ góc độ loại hình................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâmError! Bookmark not defined.
2.1.2. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Một số kiểu cấu trúc nhân vật ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các kiểu nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc SơnError! Bookmark not

2.2.1. Kiểu nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn, bản lĩnh và đạo đứcError! Bookmark not de

2.2.2. Kiểu nhân vật cán bộ tham nhũng, tha hóa, biến chấtError! Bookmark not define
4



2.2.3. Kiểu nhân vật lãnh đạo bảo thủ, lạc hậu, cực đoanError! Bookmark not defined.
2.2.4. Đội ngũ nhà báo nhiệt huyết, năng động trong công cuộc đẩy lùi nạn
tham nhũng.............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Những thân phận, cách sống khác nhau khi đất nước bước vào thời
kì đổi mới ................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGUYỄN BẮC SƠN .................. Error! Bookmark not defined.

3.1.Tính cách nhân vật đƣợc thể hiện qua ngoại hình, hành độngError! Bookmark not define

3.2.Miêu tả tâm lý nhân vật qua xung đột và những đoạn độc thoại nội tâmError! Bookmark
3.3.Ngôn ngữ nhân vật đa dạng .......................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận ................................................................... Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 11

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong các nhà văn tiêu biểu của nền văn học đƣơng đại Việt Nam,
Nguyễn Bắc Sơn nổi lên nhƣ một “hiện tƣợng của văn học nƣớc nhà” với
những áng văn chƣơng chính luận về đề tài chính trị - một khía cạnh khá
nhạy cảm mà thƣờng các nhà văn ít dám đề cập đến. Bằng lối viết thẳng
thắn, sâu sắc và gần gũi với cuộc sống, con ngƣời hiện tại, ông viết về những
vấn để gai góc nhất của giới quan chức cũng nhƣ những vấn đề chính trị
nhạy cảm, làm độc giả ấn tƣợng và nhớ mãi khi nhắc đến Luật đời và cha
con, Lửa đắng…và mới đây nhất là Gã tép riu.

Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tốt nghiệp đại học Sƣ phạm năm 1962. Ông
dạy văn, đi bộ đội, ra quân lại dạy văn rồi làm quản lí báo chí xuất bản Sở
văn hóa thông tin Hà Nội. Sau khi nghỉ hƣu, ông mới bắt đầu sự nghiệp cầm
bút sáng tác. Một bắt đầu không phải sớm cho một sự nghiệp, nhƣng không
bao giờ là muộn đối với một nhà văn có tâm huyết nhƣ Nguyễn Bắc Sơn.
Điều đó đƣợc chứng minh bằng thành công của tác phẩm đầu tay, tiểu thuyết
Luật đời và cha con (2005). Bộ tiểu thuyết đã gây tiếng vang trên văn đàn,
đƣợc tái bản 6 lần trong 2 năm và chuyển thể thành bộ phim truyền hình dài
26 tập mang tên Luật đời đƣợc khán giả vô cùng yêu thích và bình chọn là
phim truyền hình của năm. Không chỉ dừng lại ở đó, ông cho ra đời tiếp Lửa
đắng (2008), cuốn tiểu thuyết luận đề đƣợc coi nhƣ là phần 2 tiếp nối Luật
đời và cha con với hơn 600 trang sách là tâm tƣ của ông trƣớc sự chuyển
biến của cuộc sống. Mới đây ông lại cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lí xã
hội Gã tép riu (2013) - Vẫn tiếp tục bám sát những vấn đề thời sự của cuộc
sống nhƣng lần này tác phẩm của ông xoáy sâu vào lĩnh vực văn hóa, báo
chí để từ đó làm nổi bật triết lý sống của một trí thức có tâm, có tài.
Nhân vật là yếu tố không thể thiếu với một tác phẩm văn học, bởi đó
là hình thức cơ bản để qua đó, văn học miêu tả thế giới một cánh hình tƣợng.
6


Với hệ thống tính cách, hành động, sự phát triển tâm lý, cá tính riêng, cuộc
đời…yếu tố nhân vật làm nên bản sắc của tác phẩm. Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn chủ yếu xoay quanh các nhân vật chính trị,
nhƣng không vì thế mà nó tẻ nhạt, bởi mỗi con ngƣời tuy cùng nằm trong bộ
máy công quyền nhƣng lại khác nhau về cá tính, mục đích cũng nhƣ hành
động. Họ có cái thiện và không có cái thiện bên trong, có cái cũ và cái mới
trong tƣ tƣởng, cái tích cực và tiêu cực trong hành động…tất cả đƣợc nhà
văn thể hiện sinh động qua ngòi bút đƣợc uốn nắn hóa bởi những cách tân
nghệ thuật hiện đại, đa dạng, nhiều chiều.

Bởi những lí do trên, ngƣời viết muốn tìm hiểu một khía cạnh trong
những sáng tác của ông, một khía cạnh mà theo tìm hiểu thì chƣa có ai đi sâu
nghiên cứu, đó là đi vào thế giới nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết Luật đời và
cha con, Lửa đắng và Gã Tép Riu của tác giả Nguyễn Bắc Sơn. Qua nhân
vật ta có thể thấy đƣợc sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà văn về cuộc sống,
xã hội và con ngƣời Việt Nam trong công cuộc cải cách nền hành chính đất
nƣớc.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn gây đƣợc sự chú ý của dƣ luận ngay từ tiểu
thuyết đầu tay Luật đời và cha con (2005) Nxb Văn học, Hà Nội. Bộ tiểu
thuyết đã gây tiếng vang trên văn đàn, đƣợc tái bản 6 lần trong 2 năm và
chuyển thể thành bộ phim truyền hình dài 26 tập mang tên Luật đời đƣợc
khán giả vô cùng yêu thích và bình chọn là phim truyền hình của năm. Từ
đó, với hàng loạt bài giới thiệu, phỏng vấn trên báo in, báo điện tử, truyền
hình…đã nói lên sức ảnh hƣởng của ông với nền văn học đƣơng đại. Năm
2008, ông cho ra đời Lửa đắng (đƣợc xem nhƣ tập tiếp theo của Luật đời và
cha con), cuốn tiểu thuyết đã đạt giải ba cuộc thi tiểu thuyết năm 2006 –
2010. Trong Lửa đắng, hơn một chục nhân vật từ Luật đời và cha con lại
xuất hiện cùng với nhiều nhân vật mới đã làm nên một bộ mặt tinh thần mới,
7


nhập cuộc hơn, quyết liệt hơn, cay đắng hơn, đau đớn hơn…Sau thành công
của hai cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chính trị nổi tiếng, Nguyễn Bắc Sơn
vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội Gã Tép Riu – một đại
tự sự bao quát các mối quan hệ đa chiều của hệ thống nhân vật, tạo thành
những trƣờng đoạn kể hoặc hồi ức.
Trong cuộc tọa đàm văn học về những cuốn tiểu thuyết đƣợc giải
thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam sau khi kết thúc cuộc thi tiểu thuyết lần
thứ III, một trong những cuốn tiểu thuyết đƣợc đánh giá cao chính là Lửa

đắng của Nguyễn Bắc Sơn. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Bắc
Sơn đã dám dũng cảm “xông vào” thể nghiệm một đề tài mang tính thời sự
nóng bỏng hiện nay: “cơ chế thị trƣờng đã xâm nhập một cách mạnh mẽ vào
các phƣơng diện: quản lí – tri thức và giáo dục. Lửa đắng là một tác phẩm
tiên phong đƣa ra cái nhìn mới về những giá trị cũ, hệ tƣ duy cũ, cơ chế cũ…
nhƣ một điều đáng báo động vẫn còn đang tiếp diễn trong cuộc sống hiện
nay” [49].
Tác giả Lê Thành Nghị trong bài Tiểu thuyết Lửa đắng – Bộ mặt tinh
thần khác… có nhận xét: “Nguyễn Bắc Sơn cũng đã có những cố gắng để
khắc phục tính đơn giản, một chiều khi khắc hoạ nhân vật văn học. Tuy đại
diện cho cái mới, cái tiến bộ song Kiên, Hùng, Đại, Triển, Thu Phong… vẫn
có những bất hạnh, những khiếm khuyết, những sơ hở, những ham muốn rất
con ngƣời. Nhƣng nhiều ngƣời đọc cho rằng nhƣ thế vẫn chƣa đủ, nhân vật
vẫn dƣờng nhƣ còn mang tính lý tƣởng, còn có một khoảng cách so với đời
sống., vẫn còn chia ra hai loại thiện, ác và kết thúc có hậu của truyện cổ tích.
Cái mới ra đời không dễ dàng nhƣ vậy. Nó phải bầm dập hơn nữa, phải làm
ngƣời đọc xa xót hơn nữa. Nghĩa là qua hình tƣợng nhân vật giá trị thẩm mỹ
vẫn còn là một khoảng cách. Ngƣời ta muốn nhà văn không chỉ làm bạn đọc
đau xót, mà phải đi đến tận cùng sự đau xót, và ở nơi tận cùng của sự đau
xót ấy, họ đƣợc an ủi, đƣợc nhìn thấy hạnh phúc của cuộc đời. Đó mới là
8


văn học, nghệ thuật, luôn luôn sinh ra để an ủi những vết thƣơng đau. Bạn
đọc sẵn sàng đón nhận những quả đắng, những lửa đắng cay đắng hơn nữa,
và từ đó nhận ra bản chất của cuộc đời, đặc biệt là cuộc đời trong những thời
điểm có tính đối đầu sinh tử. Nhân vật Tổng Bí thƣ cũng là một cố gắng của
tác giả, cần đƣợc ghi nhận. Lần đầu tiên, Tổng Bí thƣ, ngƣời đại diện cao
nhất của Đảng bƣớc vào trang sách hƣ cấu văn học. Để xây dựng nhân vật
này đòi hỏi nhà văn phải nâng tầm của mình lên mỗi khi khắc hoạ ông là

một chính khách trong cơn lột xác dữ dội của công cuộc đổi mới, nhƣng lại
đòi hỏi nhà văn phải hết sức cụ thể, chi tiết khi đó là một nhân vật văn học,
là con ngƣời này của ngày hôm nay đổi mới… Những chi tiết Tổng Bí thƣ
ngoài giờ làm việc đùa chơi với đứa cháu nhỏ, gặp gỡ vô tình với những
ngƣời hàng xóm sau giờ thể dục, đang đêm gọi điện thoại cho ngƣời đồng
đội cũ khi nhận đƣợc quà biếu là mấy quả khế ngọt… góp phần làm nhân vật
thêm sống động, gần gũi, và vì vậy thêm phần chân thực nghệ thuật. Nhƣng
nhƣ thế hình nhƣ vẫn chƣa đủ, vẫn cảm thấy đó là nhân vật lý tƣởng, là nơi
tác giả khá dè dặt, thậm chí né tránh. Tôi nghĩ một con ngƣời trƣởng thành
từ cuộc chiến tranh, với một cƣơng vị nhƣ vậy trong những tình thế của
những cuộc đấu tranh tƣ tƣởng khắc nghiệt nhƣ vậy, một cuộc đấu tranh
giữa những ngƣời đồng chí, ai cũng có thể nhân danh tổ chức, nhân danh
đảng, và chịu những hậu quả nặng nề nhƣ vậy... không thể đơn giản nhƣ vậy.
Nó phải dằn vặt, phải đau đớn hơn thế. Nhƣng đó là một đòi hỏi cao và để
đạt đến cao hơn tính chân thực nghệ thuật trong trƣờng hợp này là một việc
làm không dễ. Nó chƣa hề có trong quan niệm về văn học của chúng ta, một
nền văn học quen theo lối tƣ duy phƣơng Đông, đặc biệt là nền văn học ấy
lại vừa trải qua một thời kỳ sử thi mang tính thời đại nhƣ ta đã thấy. Nó có
thể là cái mà 7 cửa ải của 7 nhà xuất bản mà bất kỳ một nhà văn nào cũng
phải tính đến chăng?”[44].

9


Đọc Gã tép riu nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận xét: “Một tiểu
thuyết hấp dẫn. Đó là cảm giác rất sảng khoái của tôi sau khi đọc xong Gã
Tép Riu của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Trƣớc hết cần phải nói ngay rằng đọc
đƣợc một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, theo đúng nghĩa của từ này, trong bối
cảnh hiện nay không phải là chuyện dễ (cho dù cơ chế thị trƣờng đã tạo đà
cho “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” và quan niệm về tính hấp dẫn của

văn chƣơng cũng thật đa dạng). Sự hấp dẫn của Gã Tép Riu, theo tôi, không
chỉ nằm ở chuyện về mối tình tay ba đẫm nƣớc mắt (có thể nói là cả máu)
giữa hai ngƣời đàn bà và một ngƣời đàn ông (một cô gái điếm tên Dự, vợ
không chính thức của Tùng - làm nghề báo - Diệu Thủy, vợ Tùng, một phụ
nữ có nhan sắc và địa vị cao trong xã hội). Không hiểu cơn cớ gì mà khi
đọc Gã Tép Riu tôi lại nhớ đến bài thơ có cái nhan đề rất lạ, xuất hiện cách
đây hơn bốn mƣơi năm, của nhà thơ Việt Phƣơng - NƠI GỪ (đúng là chữ
NGƢỜI bị xé ra). Phải chăng con ngƣời thời đại đang bị phân thân, bị
nghiền nát, bị “xé rách” ra hơn bao giờ hết?! Tôi nghĩ Nguyễn Bắc Sơn là
một cây bút tiểu thuyết có duyên - một thứ duyên trời cho chứ không phải
nhờ kiên nhẫn lao động chữ nghĩa mà có đƣợc. Nhƣng nếu chỉ có chuyện
hay thì vẫn rất có thể khi đọc xong tác phẩm ngƣời ta cũng dễ dàng quên
nhanh, không còn gì đọng lại vì cái nhất thời mà nó đáp ứng đƣợc. Nói cách
khác, nếu nhƣ tác phẩm trôi tuột đi là vì nó không có ám ảnh, không có dƣ
ba. Thật ra thì đằng sau những chiêu thức giữ độc giả (mà đây lại không phải
là ƣu thế của một nhà văn đã ở vào cữ tuổi “xƣa nay hiếm” nhƣ Nguyễn Bắc
Sơn), phải có một cái gì đó lớn hơn và sâu sắc hơn cả về nội dung tƣ tƣởng,
cả về nghệ thuật tiểu thuyết”[48]. Và một trong những yếu tố mà ông muốn
đề cập trong “một cái gì đó” là hệ thống nhân vật sắc nét trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bắc Sơn: “Nhân vật sắc nét là một yếu tố quan trọng tạo nên sự
hấp dẫn của Gã Tép Riu”[48].

10


Tài liệu tham khảo
[1]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. M.Bakhtin (Phạm Vĩnh Cƣ dịch) (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[3]. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp

chí Văn học.
[4]. Vũ Bằng (1995), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Phạm Văn Tƣơi, Sài Gòn.
[5]. Nguyễn Thị Bình (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ
thời điểm đổi mới đến nay, Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số: B2006 – 17 -29,
Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2008.
[6]. Phạm Vĩnh Cƣ (2007), “Văn học và hội họa ở Việt Nam”, Nghiên cứu văn học.
[7]. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[9]. Trần Ngọc Dung (2006), “Đời sống thể loại văn học sau năm 1975”,
Nghiên cứu văn học, số 2.
[10]. Đặng Anh Đào (1992), “Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết”, Tạp chí
Văn học.
[11]. Đặng Anh Đào (1993), “Sự tự do của tiểu thuyết, một khía cạnh của thi
pháp”, Tạp chí Văn học.
[12]. Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”. Tạp chí Văn học.
[13]. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết – phương Tây hiện
đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[14]. Phan Cự Đệ (chủ biên), (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[15]. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Đi qua ranh giới để tổn tại”, Báo Văn nghệ,
ngày 1.4.2006.
11


[16]. Nguyễn Hà (2000), “Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt
Nam nửa sau thập niên 80”, Tạp chí Văn học.
[17]. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
[18]. M.Kharapchenco (1984) (Lệ Sơn và Nguyễn Minh dịch), Cá tính sáng tạo

của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
[19]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (1992), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[20]. Đỗ Đức Hiều (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[21]. Mai Hƣơng (2006), “Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây
bút văn xuôi”, Nghiên cứu văn học.
[22]. M.Kuđera (Nguyên Ngọc dịch) (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà Nẵng.
[23]. Tôn Phƣơng Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi
thời kì đổi mới”, Tạp chí văn học.
[24]. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
[25]. Lƣu Liên (1982), “Tiểu thuyết – một thể loại năng động đầy triển vọng”,
Tạp chí Văn học.
[26]. Nhất Linh (1961), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Sài Gòn.
[27]. Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1988), Lý luận
văn học (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[28]. Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lý luận văn học (tập
1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[29]. Phƣơng Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà,
La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[30]. Tôn Thảo Miên (2006), “Dấu ấn của cá tính sáng tạo”, Nghiên cứu văn học.
[31]. Phạm Xuân Nguyên (1991), “Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết”, Tạp chí văn học.
[32]. Nhiều tác giả (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
12


[33]. Nhiều tác giả (2001), Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX (Nguyễn Ngọc
Thiên Sƣu tầm, biên soạn), Tập II, Nxb Lao Động, Hà Nội.
[34]. Nguyễn Bắc Sơn (2005), Luật đời và cha con, Nxb Văn học, Hà Nội.

[35]. Nguyễn Bắc Sơn (2007), Lửa đắng, Nxb Lao động, Hà nội.
[36]. Nguyễn Bắc Sơn (2013), Gã tép riu, Nxb Hội nhà văn, Hà nội.
[37]. Trần Đình Sử (2011), “Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn
học Việt Nam thế kỉ XX”, Tạp chí văn học.
[38]. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương và cảm nhận, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
[39]. Bùi Việt Thắng (biên soạn) (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
[40]. Bích Thu (2006), “Cái nhìn hiện thực và con người trong tiểu thuyết
Nguyễn Bắc Sơn”, Tạp chí nhà văn.
[41]. Đỗ Minh Tuấn (2005), “Luật đời và cha con”, báo Văn nghệ trẻ.
[42]. Võ Gia Trị (2003), “Đổi mới tư duy, sức sống mới cho tiểu thuyết và văn
chương Việt Nam”, Tạp chí Nhà văn.
Tài liệu tham khảo Online
[43]. Tô Đức Chiêu, Một thăng hoa vô tích sự, vanvn.net/36/3534-mot-thanghoa-vo-tich-su.html, 29/05/2013
[44]. Lê Thành Nghị, Tiểu thuyết “Lửa đắng” – bộ mặt tinh thần khác,
06/09/2011.
[45].



Thành

Nghị,

Tiểu

thuyết




sự

suy

thoái

đạo

đức,

/>18/08/2012.
[46]. Minh Nguyễn, Nhà văn trẻ…tóc bạc, hanoitv.vn/van-hoa-ha-noi/nha-vantre-toc-bac/33003.htv, 23/09/2013.

13


[47]. Thu Thanh, Từ “Lửa đắng” ngẫm về căn bệnh ăn bẩn của công chức có
quyền,

/>
lua-dang.html, 17/03/2013.
[48]. Bùi Việt Thắng, Bi kịch lạc quan, 30/07/2013.
49. Tọa đàm văn học, Tiểu thuyết Lửa đắng của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn,
vanvn.net/news/35/883-toa-dam-van-hoc-tieu-thuyet-lua-dang-cua-nhàvan-nguyen-bac-son.html, 05/09/2011.
50. Các tài liệu tham khảo online khác.

14




×