Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh lí và năng suất giống ngô lai đơn B06 trồng tại huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 65 trang )

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cây ngô (Zea mays.L) là một trong ba cây lương thực quan trọng trên
toàn thế giới (lúa mì, lúa gạo và ngô). Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương
thực có vị trí quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu số một. Hạt
ngô có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, hàm lượng tinh bột chiếm
68,2%, casein chiếm 32,1%, nhiều loại axit amin không thay thế như
leucin, isoleusin, threonin, tirosin…. Vì vậy, hạt ngô ngoài việc sử dụng
làm lương thực thì còn được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc sản
xuất thức ăn gia súc. Trong thức ăn cho gia súc, ngô thường chiếm tỷ lệ
khoảng 70%. Ngoài ra, thân lá cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua rất
tốt cho chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Hiện nay, trên thế giới
hàng năm sản xuất trên 600 triệu tấn ngô hạt, trong đó có khoảng 100
triệu tấn được xuất khẩu và được sử dụng chủ yếu để chế biến thức ăn gia
súc. Ngoài ra, ngô còn được sử dụng làm nguyên liệu của ngành công
nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghệ y dược và công nghiệp nhẹ để
sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucozơ, bánh kẹo,...(Ngô Hữu Tình,
1997) [14].
Với đặc tính thích ứng rộng trong các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất
đai nên cây ngô được trồng ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Trong 10
năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước, nhiều
tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, đặc biệt là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
giống ngô lai. Nhiều giống ngô lai cho năng suất cao, phẩm chất tốt như
LVN4, LVN99, LVN10, LVN25, Bioseed9681, Bioseed9999, ĐK888,
Pioneer, CP888, CP999, C919, G49, P11, B06,… đã được đưa vào sản
xuất. Trong đó, có nhiều giống ngô có ưu thế lai cao được phát triển ở
nhiều vùng miền đã làm cải thiện đáng kể năng suất và sản lượng ngô trong



2

nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngô của nước ta ngày
càng tăng nên việc sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nên hàng
năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn ngô cho tiêu dùng (Ngô
Hữu Tình, 2009) [16].
Việc đưa các giống mới vào sản xuất là điểm mấu chốt để làm tăng
năng suất ngô ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Tuy
nhiên, đối với mỗi loại giống mới thì việc xác định biện pháp kỹ thuật
trồng trọt hợp lý là rất cần thiết cho mỗi điều kiện sinh thái khác nhau.
Giống ngô B06 (tên gọi khác là B9909 hoặc BC1169) là giống ngô lai
đơn cải tiến, được cung cấp từ Công ty Bioseed Genetics Việt Nam. Giống
này có nguồn gốc Philipin, được lai tạo từ tổ hợp lai (BRP601/BRP601A)//BRP602. Hiện tại, B06 là một trong các giống chủ lực của Philipin,
Indonexia và Thái Lan.
Ở nước ta đây là giống ngô mới, qua kết quả khảo nghiệm cơ bản từ
năm 2004 cho thấy đây là giống ngô có nhiều tiềm năng cho năng suất cao và
phẩm chất tốt. Đặc biệt, giống ngô B06 có hình thái cây đẹp, góc lá nhỏ nên
rất phù hợp cho hoạt động quang hợp, là giống có triển vọng nhất trong tập
đoàn các giống ngô khảo nghiệm sơ bộ tại Việt Nam theo hướng chịu hạn và
rất phù hợp trồng dày để tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.
Kết quả sản xuất thử tại các vùng trồng ngô trong nước cho thấy
giống ngô lai B06, cho năng suất cao, ổn định tại các vùng và các mùa vụ
khác nhau. Diện tích sản xuất được mở rộng rất nhanh, từ 189 ha ở vụ đầu
(Thu - Đông 2006), đến vụ Đông và Hè - Thu 2007 đã tăng lên 4.177 ha.
Hiện nay, giống B06 đang được trồng phổ biến tại một số địa phương như
Hoà Bình, Sơn La, Lào cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình,
Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, An Giang, Lâm Đồng,



3

Đắc Lắc,…[29]. Tuy nhiên, tại các địa phương trồng giống ngô B06 vẫn
chỉ áp dụng quy trình kỹ thuật chung cho các giống ngô lai nên chưa khai
thác một cách tốt nhất tiềm năng của giống ngô này. Với đặc điểm hình
thái cây ngô B06 có góc lá hẹp nên rất phù hợp cho việc gia tăng mật độ
cây trên một đơn vị diện tích trồng trọt. Vì vậy, nghiên cứu mật độ trồng
tăng thích hợp cho giống ngô B06 cũng như lượng phân bón trong điều
kiện trồng tăng là rất cần thiết. Tuy nhiên, tăng mật độ trồng là bao nhiêu
và ứng với mức phân bón tăng lên như thế nào để đạt được năng suất, hiệu
quả kinh tế cao cho giống ngô B06 là vấn đề cần được giải đáp.
Bắc Giang là vùng trung du, có diện tích đất tự nhiên 382.250 ha, nhưng
dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 99.300 ha trong đó 38.369 ha là đất bạc
màu được hình thành trên trầm tích phù sa cổ, sản phẩm của lũ tích và quá
trình phong hoá đá cát và đá mắc ma axít [8]. Đặc điểm của loại đất này là có
thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ ở tầng mặt và chuyển sang thành
phần cơ giới nặng ở tầng sâu. Đất có phản ứng chua, hàm lượng mùn và thành
phần dinh dưỡng nghèo, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém. Từ những
nhận thức về vai trò của cây ngô nên diện tích trồng ngô trong những năm gần
đây ở Bắc Giang có chiều hướng tăng lên khoảng 1,6 ngàn ha với năng suất
trung bình là 36 tạ/ha (thấp hơn rất nhiều so với bình quân của cả nước).
Người dân ở đây chủ yếu trồng một số giống ngô lai như LVN4, LVN99,
LVN10, LVN25, Bioseed9681, Bioseed9999, Pioneer, CP888, CP999, C919,
G49, P11, B06... Tuy nhiên, cho đến nay còn rất ít các tài liệu nghiên cứu,
đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống ngô lai
này đặc biệt là giống ngô lai đơn B06. Trong đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng
của mật độ gieo trồng đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất của
các giống ngô lai cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xác định



4

được mật độ thích hợp và đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng thu
nhập cho người nông dân.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng
của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh lí và năng suất giống ngô
lai đơn B06 trồng tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang".
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh lí
và năng suất giống ngô lai đơn B06 và xác định mật độ gieo trồng hợp lí để
nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người trồng ngô ở Bắc Giang và các
vùng tương tự.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của
các mật độ gieo trồng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống
ngô lai đơn B06 và xác định mật độ gieo trồng hợp lí để nâng cao năng suất
ngô trên đất bạc màu.
1.3.2 . Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất mật độ trồng thích hợp nhằm tăng
năng suất giống ngô B06 trên một đơn vị diện tích.
- Kết quả nghiên cứu góp phần từng bước xây dựng quy trình kỹ thuật
thâm canh giống ngô lai đơn B06 ở huyện Tân Yên, Bắc Giang.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai đơn
B06 trồng trên đất bạc màu huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang thông qua các chỉ
tiêu: Thời gian sinh trưởng và phát triển (thời gian nảy mầm, trỗ cờ, tung
phấn, phun râu, chín sinh lí); chiều cao và đường kính thân cây; số lá trên cây;
khả năng chống chịu sâu, bệnh, đổ, gẫy,….



5

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống ngô lai đơn B06 hiện đang trồng phổ biến trên đất bạc màu tỉnh
Bắc Giang
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng 10/2010 đến 05/2011.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh
lí và năng suất giống ngô lai đơn B06 trên nền đất bạc màu huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tại Bắc Giang và tại phòng
thí nghiệm khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2


6

PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Giá trị dinh dưỡng và chế biến của cây ngô
1.1.1. Giá trị về dinh dưỡng
Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây ngô là hạt ngô, giá trị dinh dưỡng
chủ yếu của hạt ngô là:
- Protein (8,5 - 10%), chủ yếu là casein và một số loại axit amin không
thay thế.
- Lipit (4 - 5%), phần lớn tập trung ở mầm.
- Gluxit (60%), chủ yếu là tinh bột, ở hạt ngô non còn có thêm một
số đường đơn và đường đa.

- Chất khoáng: ngô nghèo canxi nhưng giàu phôtpho, phổ biến là Na, K,
Mg, P, Ca, Fe, S, Cl...Giống như gạo ngô là thức ăn gây toan.
- Vitamin: vitamin của ngô tập trung ở lớp ngoài của hạt ngô và ở mầm,
nô có nhiều vitamin như B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP hơi thấp cộng với
thiếu Tryptophan một loại axit amin có thể tạo vitamin PP. Vì vậy, nếu ăn ngô
đơn thuần và kéo dài sẽ mắc bệnh Pellagre. Riêng ngô vàng có chứa nhiều
caroten (tiền vitamin A) [2].
Có thể nói ngô là một loại ngũ cốc vàng vì nó không chỉ đáp ứng cho
nhu cầu thực phẩm chính của con người từ thủa sơ khai mà còn là nguồn
dinh dưỡng tiềm năng góp phần ngăn ngừa những triệu chứng bệnh
lí của động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Tổ
tiên chúng ta cũng đã tôn xưng bắp như những hạt ngọc quý giá nên đặt tên là
Thiềm Thục Ngọc. Trong Đông y, râu bắp là một vị thuốc quen thuộc nhằm
làm tăng sự bài tiết mật và làm tăng lượng nước tiểu trong các chứng bệnh
viêm túi mật, tắc túi mật hoặc phù thũng trong những bệnh về tim thận.


7

Chính loại ngũ cốc giàu chất xơ như ngô, lúa mỳ đen, gạo lứt đã cải
thiện tình trạng mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến
mạch máu não.
1.1.2. Giá trị chế biến và xuất khẩu
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 70 quốc gia trồng ngô. Ở nước ta
ngô được trồng phổ biến ở khắp nơi, nhiều nhất là ở miền núi. Hạt ngô
có thể trộn với gạo hoặc thay thế gạo, dùng để nấu rượu, làm tương, thân lá
tươi làm thức ăn cho gia súc. Hạt ngô nấu lâu thì thì bung ra nên gọi là
ngô bung. Ngoài ra ngô nếp còn được dùng để nấu xôi, nổ thành bỏng ngô.
Ngô ngọt còn dược dùng như một loại rau, ngô cũng được chế biến thành
hoạc ngô bao tử được chế biến đóng hộp để xuất khẩu. Ở một số nơi người

ta còn trồng ngô với mục đích làm cây cảnh hoặc tạo ra các mê cung
ngô nhằm thu hút khách du lịch [3], [11].
Cây ngô lai có đặc điểm là năng suất cao, độ thuần cao ở hầu hết các tính
trạng như chiều cao cây, độ đóng bắp, kích thước bắp, màu sắc hạt, giữ được
ổn định trong điều kiện đất đai thích hợp và kỹ thuật chăm sóc đồng đều. Khả
năng chống chịu các điều kiện bất thuận như hạn, úng, đất xấu, thiếu phân
bón thường thấp hơn các giống ngô thụ phấn tự do. Là cây trồng phổ biến
rộng và nó có thể trồng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, sản
phẩm được sử dụng làm lương thực cho người, thức ăn cho gia súc và làm
nguyên liệu cho công nghiệp (Maize, 2004) [28].
Ngoài các mục đích trên, ngô còn được dùng làm nguyên liệu cho các
nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu ngô, bánh kẹo...Từ ngô, người ta
đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp,
lương thực thực phẩm, công nghiệp dược, làm đệm hay đồ trang trí mỹ nghệ.
Ở Việt Nam, tỷ lệ ngô sử dụng cho mục đích này khoảng 5 - 10%, (Ngô
Hữu Tình, 1997) [14].


8

1.2. Đặc điểm sinh học của cây ngô
1.2.1. Chu trình sống của cây ngô
* Giai đoạn từ gieo đến mọc
Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên để bắt đầu vòng đời sinh trưởng
của cây ngô, là quá trình biến đổi từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng
thái sinh trưởng phát triển của một cơ thể mới với điều kiện trồng trọt thích
hợp, hạt ngô sau khi gieo xuống đất sẽ hút nước và bắt đầu trương lên, bên
trong hạt xảy ra hàng loạt các biến đổi về sinh lý, sinh hoá và quá trình phân
giải các hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng để phục vụ cho quá trình nảy
mầm, giai đoạn này kéo dài khoảng 6 - 10 ngày (Ngô Hữu Tình, 2003) [15].

Quá trình nảy mầm của cây chịu ảnh hưởng của hai điều kiện chính
đó là:
- Điều kiện nội tại: độ mảy, độ chín, tính nguyên vẹn, yếu tố di truyền
- Điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, ẩm độ đất, nồng độ oxy...giai đoạn
này kộo dài khoảng 6 - 10 ngày.
* Giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu
Đây là giai đoạn rất quan trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây ngô, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của bắp ngô sau
này. Đặc điểm của giai đoạn này là cây ngô đã ổn định về chiều cao, dinh
dưỡng chủ yếu tập trung vào cơ quan sinh sản, đây là thời kỳ quyết định đến
năng suất nên nhu cầu về nước và dinh dưỡng phải đầy đủ, đặc biệt là yếu tố
nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình tung phấn, phun râu là 20 - 220C,
nếu trên 300C sẽ làm cho hạt phấn chết ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ
tinh [12], [15].
Quá trình phun râu của ngô theo thứ tự từ dưới lên trên. Râu ngô nhận
hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số noãn thụ tinh được xác định ở thời
kỳ này, những noãn không được thụ tinh, không hình thành hạt và bị thoái


9

hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột. Đối với cây ngô thì khoảng cách
giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì càng có lợi cho thụ phấn, thụ tinh
để hình thành hạt. Vì vậy cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình trỗ cờ - tung
phấn - phun râu để chọn ra những giống có khoảng cách này chênh lệch ngắn
nhất.
* Giai đoạn chín sinh lý
Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo cho đến khi chín sinh lý,
sau quá trình thụ phấn, thụ tinh hạt ngô được hình thành và phát triển, thời
gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện thời tiết khí hậu,

kỹ thuật canh tác... đây là thời kỳ các chất hữu cơ được tích luỹ dần vào hạt,
quá trình tích luỹ kéo dài tới giai đoạn chín hoàn toàn của hạt ngô, thời kỳ
chín được xác định khi chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen [12], [15].
1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng và phát triển
của cây ngô
* Nhiệt độ
Ngô là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt độ được thể hiện bằng tổng
nhiệt độ cao hơn nhiều so với cây trồng khác. Theo Velecan (1956) để hoàn
thành chu kỳ sống từ gieo đến chín, cây ngô cần tổng nhiệt độ từ 1700 37000C, tuỳ thuộc vào giống. Theo Lưu Trọng Nguyên (1965) nghiên cứu
ngô ở Trung Quốc cho rằng tổng nhiệt độ cần thiết cho hoạt động của các
giống ngô chín sớm là 2000 - 22000C, các giống chín trung bình là 2300 26000C, các giống chín muộn là 2500 - 28000C. Nhu cầu về nhiệt độ của cây
ngô còn thể hiện ở các giới hạn nhiệt độ tối cao, tối thấp và tối ưu. Theo các
nhà nghiên cứu của Trung tâm cải lương giống ngô và lúa mì Quốc tế
(CIMMYT), ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 24 - 300C, nếu nhiệt độ
trên 380C sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng phát triển của ngô,
trường hợp nhiệt độ tăng lên đạt 450C, hạt phấn và râu ngô có thể bị chết.


10

Nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển của ngô, đặc biệt
là thời kỳ nảy mầm và ra hoa. Kulesov N.N (1955) và LaKusKin V.N (1953)
cho rằng nhiệt độ thấp sinh học cho giai đoạn nảy mầm hạt ngô từ 8 - 100C.
Nhiều tác giả khác cho rằng, để hạt ngô mọc bình thường, nhiệt độ cần thiết
tối thiểu là 12 - 140C, nhiệt độ ở 150C bắt đầu ảnh hưởng đến tung phấn, phun
râu, thụ tinh...(Ngô Hữu Tình, 2003) [15].
* Nước
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây ngô đã hút và thoát hàng
ngày 18 tấn nước/ha hay khoảng 1.800 tấn nước/ha cả giai đoạn, tương đương
lượng mưa khoảng 175 mm, Cũng theo tác giả này lượng nước nó tiêu tốn

còn phụ thuộc vào sản lượng nó sinh ra để đạt 3.800 kg/ha cần một lượng
nước mưa 287,5 mm, để đạt 6.300 kg/ha cần lượng mưa 486 - 616 mm.
Nhu cầu về nước còn thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của
cây ngô, theo Wolfe, 1927 (Shaw R.H. 1997) thời kỳ đầu hạt ngô cần hút một
lượng nước bằng 40 - 44% trọng lượng hạt ban dầu và hạt ngô mọc nhanh
nhất khi ẩm độ đất đạt 80% sức chứa tối đa đồng ruộng, hạt không nảy mần
khi ẩm độ đất bằng 10% sức chứa tối đa đồng ruộng, khi ẩm độ đất đạt
100% thì sự nảy mầm bị chậm do sự thiếu oxy. (Ngô Hữu Tình, 2009) [16].
Theo Trần Hữu Miện (1987) ngô là cây trồng cạn không đòi hỏi nhiều
nước, tuy nhiên để hoàn thành một chu kỳ sống, mỗi cây ngô cần khoảng 200
đến 220 lít nước, ở thời kỳ đầu cây phát triển chậm, tích luỹ chất xanh còn ít
không cần nhiều nước. Ở thời kỳ 7 - 13 lá, ngô cần 28 - 35 m3nước/ha/ngày.
Thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, phun râu cần 65 - 70 m3 nước/ha/ngày.
* Độ ẩm không khí
Ẩm độ không khí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây ngô. Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001) đã xác định mức


11

độ thuận lợi của độ ẩm không khí 70 - 85% và độ ẩm đất 70 - 80% đối với
cây ngô giúp cho sự sinh trưởng phát triển và đạt năng suất [17].
* Ánh sáng:
Ngô thuộc nhóm thực vật ưa sáng, ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến quá
trình quang hợp của ngô. Vì vậy nếu ngô đủ ánh sáng sẽ cho năng suất cao
hơn. (Ngô Hữu Tình, 2009) [16].
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Một trong những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp thành công rực rỡ
nhất ở thế kỷ 20 là ngô lai. Nghề trồng ngô trên thế giới vào những năm

cuối của thế kỷ 20 đã có những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi
thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các
biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành
tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp những phương pháp truyền
thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh
tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì
và lúa nước, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực và protein động vật cho
hơn 6 tỷ người dân trên hành tinh chúng ta. Ngô lai đã phát triển nhanh
chóng và hấp dẫn như vậy là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai, các
biện pháp kỹ thuật liên hoàn. Chính ngô lai đã kích thích các nhà khoa học
mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu nhằm thu được các giống lai có
ưu thế lai lớn hơn và phong phú hơn [2], [4].
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, có khả năng
thích ứng rộng, được trồng từ 550 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam thuộc 69 nước trên
thế giới, đồng thời có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện sinh thái môi
trường và địa bàn khác nhau, từ độ cao 1 - 2 m so với mặt nước biển ở vùng
Andet - Peru đến gần 4.000m [2].


12

Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới
(IPGRI, 2004) [27], vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn,
trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16%
dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng 5%
ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển sử dụng 22% ngô làm
lương thực (IPGRI, 2004) [27]. Đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng
45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển
(72%), riêng Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997 (bảng 1.1), sở
dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng, thu nhập bình quân đầu

người tăng nên nhu cầu thịt, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô
dùng cho chăn nuôi tăng. Nhưng thách thức lớn nhất là 80% nhu cầu ngô thế
giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát triển. Hơn nữa chỉ
khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các
nước đang phát triển. Vì vậy các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu
cầu của mình nên diện tích ngô hầu như không tăng. (IPGRI, 2004) [27].
Bảng 1.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
1997 (triệu tấn)

2020 (triệu tấn)

% thay đổi

Thế giới

586

852

45

Các nước đang phát triển

295

508

72

Đông Á


136

252

85

Nam Á

14

19

36

Cận Sahara - Châu Phi

29

52

79

Mỹ LaTinh

75

118

57


Tây và Bắc Phi

18

28

56

Vùng

Nguồn: IPGRI (2004) [27].


13

Theo Đại học Tổng hợp Iowa (2006), trong những năm gần đây khi
thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang được chế
biến ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin,
Trung Quốc,... Riêng ở Mỹ, năm 2002 - 2003 đã dùng 25,5 triệu tấn ngô để
chế biến ethanol, năm 2005 - 2006 dùng 40,6 triệu tấn và dự kiến năm 2012
dùng 190,5 triệu tấn ngô IPGRI (2004) [27].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (1995 - 2008)

Năm Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)


1995

136,49

3,78

517,14

2000

138,62

4,27

592,79

2001

139,12

4,42

614,98

2002

138,63

4,35


604,25

2003

143,91

4,47

644,22

2004

147,26

4,92

724,59

2005

147,58

4,75

701,67

2006

148,60


4,70

704,20

2007

157,0

4,90

766,20

2008

161,0

5,10

822,7

2009

160,0

5,12

817,0

Nguồn: FAOSTAT, 2010 [25].
Bảng 1.2 cho thấy, tình hình sản xuất ngô thế giới không ngừng tăng

về diện tích đặc biệt là năng suất đã đem lại sản lượng lớn. Trong năm 1995
diện tích ngô trên thế giới đạt 136,49 triệu ha, năng suất là 3,78 tấn/ha và sản
lượng đạt 517,14 triệu tấn. Nhưng đến năm 2005, diện tích ngô thế giới
chỉ tăng thêm hơn 11 triệu ha lên 147,58 triệu ha, nhưng tổng sản lượng đã
tăng lên 701,67 triệu tấn với năng suất là 4,75 tấn/ha và đến năm 2007 tổng
sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay 766,2 triệu tấn với diện tích là 157,0


14

triệu ha và năng suất đạt 4,9 tấn/ha. So với năm 1995 thì năm 2008 diện tích
tăng 24,0 triệu ha, năng suất tăng 1,22 triệu tấn/ha, sản lượng tăng 305,6 triệu
tấn.
Nghiên cứu và áp dụng ưu thế lai cho cây ngô được tiến hành sớm và
có hiệu quả nhất đó là nước Mỹ. Theo David (2002) [24] mức tăng năng suất
ngô hàng năm ở Mỹ giai đoạn 1930 - 1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó phần
đóng góp do giống lai là 63 kg, chiếm 61% mức tăng. Các nước phát triển
thường có năng suất ngô cao là do trình độ thâm canh cao cộng với việc sử
dụng giống lai cho hầu hết diện tích trồng ngô. Nhờ sử dụng giống ngô lai
và trình độ thâm canh cao, năng suất ngô của thế giới đã tăng 1,83 lần trong
vòng 1960 - 1990 .
Mỹ vẫn là nước giữ vị trí dẫn đầu thế giới về diện tích trồng ngô cũng
như năng suất và sản lượng, đứng thứ 2 là Trung Quốc, sau đó đến Brazil,
Mehicô (Bảng 1.3). Đứng đầu về năng suất là Israel với 16 tấn/ha, sau đó là
Hy Lạp (10,26 tấn/ha), đứng thứ 3 là Đức, Italia, Mỹ. Năng suất ngô thấp nhất
là Ấn Độ (chưa đạt 2 tấn/ha). Diện tích ngô của Pháp chỉ bằng 1/6 của ấn Độ,
nhưng sản lượng gần bằng của Ấn Độ. Điều đó cho thấy rằng để tăng sản
lượng ngô trên thế giới, không phải chỉ tập trung vào mở rộng diện tích trồng
ngô, mà thế giớicòn tập trung nângcaocácbiệnpháp kỹ thuật cũng như sử dụng
nhiều giống ngô lai có năng suất cao nhằm cải thiện năng suất ngô trên một

diện tích nhất định.
Một trong những thành tựu lớn nhất của các nhà chọn giống cây trồng
thế kỷ 20 là việc ứng dụng ưu thế lai vào sản xuất hạt giống ngô lai. Giống lai
được đánh giá là có tính chất quyết định trong việc tăng năng suất ngô. Nó
góp phần giải quyết nạn đói ở các nước đang phát triển vùng châu Á, châu Phi
và châu Mỹ La tinh (Nguyễn Thế Hùng, 1995) [5]. Nhờ những tiến bộ trong
việc nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai vào việc tạo giống ngô đã cải thiện đáng


15

kể khả năng chống chịu của giống như chịu hạn, chống đổ, kháng với một số
sâu bệnh chính và đặc biệt có thể trồng ở mật độ cao. Hiện nay, do những ưu
việt của giống lai mà các nước đang phát triển có xu hướng sử dụng giống lai
tăng.
Bảng 1.3. Một số nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm 2005
Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)


Mỹ

30,39

9,28

282 259

Trung Quốc

26,22

5,15

135 145

Brazil

11,47

3,03

34 859

Mêhico

8,00

2,56


20 500

Ấn Độ

7,40

1,95

14 500

Pháp

1,16

8,24

13 771

Italia

1,12

9,38

10 509

Đức

0,44


9,21

4 083

Hylạp

0,25

10,26

2 534

Israel

0,005

16,00

80

Nguồn: FAOSTAT, 2010 [25].
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm. Theo nhà
bác học Lê Quí Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì vào thời kỳ đầu
Khang Hy (1682 – 1723), Trần Thế Vinh, người Tiên Phong thuộc Sơn
Tây đi sứ nhà Thanh thấy loại cây mới này mang về trồng ở hạt Sơn Tây và
gọi là “ngô” (Ngô Hữu Tình, 2009) [16]. Mặc dù là cây lương thực thứ 2 sau
lúa song do truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm trước cây
ngô chưa được chú trọng phát triển mà mãi đến năm 1973 mới có những định
hướng phát triển ngô ở Việt Nam (Trần Hồng Uy, 2001) [19]. Thành công



16

trong việc nghiên cứu và sử dụng ngô lai trong hơn 10 năm qua được coi là
cuộc cách mạng thực sự trong nghề trồng ngô ở Việt Nam. Thành công này
đã thay đổi một cách sâu sắc diện mạo nghề trồng ngô ở nước ta vốn đã tồn
tại nhiều yếu kém trong nhiều năm. Năng suất ngô ở nước ta trước đây thuộc
loại rất thấp so với năng suất ngô thế giới, năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với
diện tích hơn 200 nghìn hecta; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ
đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa
phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác
với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô
cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5
triệu tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta
thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn
liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải
thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới, một sự bắt
đầu có lẽ quá muộn, nhưng tiếp sau đó lại rất vững chắc được đánh giá là với
tốc độ nhanh hiếm thấy. Tỷ lệ trồng giống lai ở nước ta từ 0,1% trên hơn 400
nghìn hecta trồng ngô năm 1990 đã tăng lên khoảng 95% trong số hơn 1 triệu
hecta diện tích trồng ngô năm 2007 đã đưa Việt Nam vào một trong những
nước sử dụng giống lai cao và có năng suất cao của khu vực Đông Nam Á.
Cùng với việc tăng cường sử dụng giống lai, năng suất ngô nước ta tăng
nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm
qua [6], [21].
Số liệu bảng 1.4 cho thấy trong suốt 20 năm qua diện tích, năng suất
và sản lượng ngô Việt Nam tăng liên tục với tốc độ cao. Năm 1980, năng
suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm
1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005

bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm


17

1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt
ngưỡng 2 triệu tấn, và năm 2007 chúng ta đạt diện tích năng suất và sản
lượng cao nhất từ trước đến nay: diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6
tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4.250.900 tấn.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2009
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

1975

267,0

10,5

280,6

1980

389,6


11,0

428,8

1985

392,2

14,9

584,9

1990

432,0

15,5

671,0

1995

556,8

21,3

1.184,2

2000


730,2

25,1

2.005,9

2001

732,2

29,3

2.117,9

2002

780,0

28,8

2.250,0

2003

912,7

34,4

3.136,3


2004

990,4

34,9

3.453,6

2005

1.052,6

36,0

3.787,1

2006

1033,3

36,9

3.810,0

2007

1.072,8

39,6


4.250,9

2008

1.125,9

40,2

4.531,2

2009

1.086,8

40,3

4.381,8

Nguồn: 1975 - 2009: Http://www.gso.gov.vn:

Niên giám thống kê

T7/2009 [18].
Mặc dầu đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nhưng sản xuất
ngô của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:
- Năng suất vẫn thấp so với trung bình thế giới (khoảng 82%), và rất
thấp so với năng suất thí nghiệm, năm 2005 năng suất ngô của Việt Nam


18


bằng 76% so với trung bình thế giới, 72% so với trung bình Trung Quốc,
36% so với Mỹ. Năng suất thực tế còn thấp so với năng suất tiềm năng của
giống. Trong thí nghiệm đã có nhiều giống đạt trên 12 tấn/ha nhưng trong
sản xuất thì chỉ mới có An Giang là đạt năng suất trung bình 7,4 tấn/ha với
diện tích chưa tới 10.000 ha (năm 2004).
- Giá thành sản xuất còn cao, do giá giống và vật tư cao. Giá
ngô thương phẩm tương đối cao (trừ 3 vùng ngô hàng hoá lớn là Sơn La,
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm khoảng trên 1/3 lượng ngô của cả nước
là có giá thành sản xuất tương đối thấp). Điều đó làm cho giá ngô trong nước
luôn cao hơn giá ngô thế giới từ 30 - 40%.
- Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang tăng lên rất
nhanh, những năm gần đây phải nhập từ 500 - 700 nghìn tấn ngô hạt để làm
thức ăn chăn nuôi (theo số liệu của Cục Chăn nuôi, năm 2006 chính thức
nhập 564.488 tấn ngô, năm 2007 là 585.221 tấn). Song đây cũng là một thông
tin vui, vì đời sống của nhân dân ta đang không ngừng được cải thiện, khi ta
biết rằng, năm 1996 nước ta còn xuất khẩu gần 300 nghìn tấn ngô khi mà sản
lượng mới chỉ đạt 1,4 triệu tấn.
- Sản phẩm từ ngô còn đơn điệu. Ngô được chế biến thành các sản
phẩm tinh bột, cồn dầu ngô, sữa ngô, các loại bánh từ ngô cũng đã có mặt
trên thị trường nhưng chưa phổ biến, xu hướng có thể phát triển trong tương
lai không xa do có những ưu thế của chúng đối với sức khoẻ cũng như môi
trường.
- Công nghệ sau thu hoạch chưa được chú ý đúng mức.


19

1.4. Các kết quả nghiên cứu về cây ngô và ảnh hưởng của mật độ gieo
trồng đến một số chỉ tiêu sinh lí và năng suất ngô

1.4.1. Các kết quả nghiên cứu về quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh lí đến năng
suất ngô
Đánh giá giống ngô mới tạo ra là khâu hết sức quan trọng, việc đánh
giá của giống thường bắt đầu từ việc đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá
sự sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh
và các điều kiện bất lợi. Mối tương quan giữa một số chỉ tiêu đến năng suất
cây trồng, sâu bệnh và các điều kiện bất lợi.
Romahenco (1968) thấy rằng thời gian sinh trưởng tương quan với
chiều cao của cây, độ cao đóng bắp và độ dài thời gian từ mọc đến ra hoa.
Các tính trạng này biến động phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết
(Mai Xuân Triệu, 1998) [13].
Kozubenko (1965) thấy tương quan giữa các đặc tính của cây và năng
suất thay đổi tuỳ theo nhóm giống và điều kiện môi trường. Phần lớn các
giống ngô răng ngựa và các giống ngô lai thuộc nhóm chín trung bình và chín
muộn. Trong những năm khô hạn có tương quan thuận và chặt chẽ giữa năng
suất và các tính trạng của cây có hai bắp trong điều kiện khô hạn cũng
như đủ độ ẩm, năng suất hạt tương quan thuận, chặt với khối lượng bắp, chiều
dài bắp, số ngày từ nẩy mầm đến phun râu và chín (Ngô hữu Tình, 2003)[15].
Robinson (1949), Kable (1946), Elakang, Susall (1971) nhận xét rằng:
các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất ngô có tương quan với nhau khi
cải tiến thành phần này sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần kia. Nếu số bắp
trên cây tăng lên thì số hạt và khối lượng hạt sẽ giảm xuống. Chiều dài bắp và
số hạt trên bắp có liên quan chặt chẽ với nhau và đều có liên quan thuận đến
năng suất. Các tác giả còn nhận thấy giữa các yếu tố số bắp, số hạt, khối
lượng 1000 hạt có chiều hướng bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên trong một số


20

trường hợp các giống ngô đặc cho năng suất cao đã không thấy xuất hiện sự

bù trừ này [15].
Khi đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố hình thái và năng suất
ngô Văn Tất Tuyên (1995) đưa ra nhận xét: các yếu tố cấu trúc bắp, chiều dài
bắp, đường kính khối lượng 1000 hạt có tương quan thuận và tương quan chặt
chẽ với năng suất ngô, các yếu tố này càng tăng thì năng suất ngô càng cao.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến năng suất ngô
cũng cho thấy tổng số giờ nắng và nhiệt độ trung bình ngày trong vụ Đông
có tương quan chặt và thuận với năng suất.
Như vậy, đánh giá giống dựa vào các chỉ tiêu sinh học, đặc tính thích
nghi, năng suất,... của giống để xác định một giống tốt phù hợp với từng vùng
là vấn đề cần được giải quyết.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng
kể trong công tác chọn tạo các giống ngô lai. Năng suất chất lượng của các
giống ngô lai Việt Nam không thua kém các giống ngô lai của các Công ty
nước ngoài. Những giống lai quy ước của Việt Nam đang có sức cạnh tranh,
giá hạt rẻ bằng 70% giá giống nhập khẩu. Trong công tác chọn tạo giống cây
trồng nói chung và cây ngô nói riêng việc tạo ra những dòng, giống có khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận là hết sức cần thiết. Việc
khảo nghiệm, đánh giá giống là công tác được tiến hành thường xuyên [20].
Năm 1993, Bùi Phúc Khánh và cộng sự tiến hành khảo nghiệm các
giống ngô trồng trong vụ Đông tại Vĩnh Phúc đã kết luận: Nên đưa các giống
ngô lai vào đại trà như các giống P11 vừa có năng suất cao, ổn định, trung
ngày, phạm vi thích ứng rộng. Thử nghiệm sản xuất với các giống LVN12,
LVN11, LVN6, VN1, để có năng suất ngô đông cao thì nhóm giống chín
muộn nên trồng trước 15/9, nhóm chín trung bình nên trồng trước 20 tháng 9.
Khảo nghiệm một số giống ngô lai ở Miền Trung, Trần Văn Minh (1996) đã


21


rút ra kết luận: Tất cả các giống ngô lai đều thể hiện sự sinh trưởng phát triển
tốt ở Miền Trung. Các giống ngô lai quy ước cho năng suất cao hơn giống
đối chứng TSB1, giống CP888 có tiềm năng năng suất cao, độ đồng đều cao,
tỷ lệ cây 2 bắp nhiều, cứng cây, rễ chân kiềng nhiều, chống đổ tốt, mầu sắc
hạt đẹp. CP888 có thời gian sinh trưởng tương đối dài (117 - 120 ngày) nên
chỉ gieo trồng trong vụ Đông Xuân ở những nơi có điều kiện thâm canh cao
hơn. Giống P11 đạt năng suất cao trong các thí nghiệm, cây cao vừa phải,
cứng lá, lá xanh đậm, chống đổ tốt, bắp to hạt sâu cay. Các giống ngô lai
không quy ước như LS8 và T2 cho năng suất cao hơn đối chứng TSB1. Giống
LS8 cây cao, to khoẻ, rễ chân kiêng nhiều, mầu vàng đẹp, năng suất cao,
giống T2 cây cao vừa phải tương đối đồng đều, bắp to, mầu hạt đẹp, sinh
trưởng khỏe.
Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng tiến hành khảo nghiệm giống
vụ Xuân năm 1995 đã kết luận: Trong điều kiện vụ Xuân vùng Gia Lâm - Hà
Nội, các giống ngô lai thí nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt đạt năng
suất khá cao. Các giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình từ
120 - 130 ngày, thích hợp cho cơ cấu luân canh vụ Xuân vùng đồng bằng Bắc
Bộ, một số giống có chiều cao cây thấp (LVN20, LVN11), các giống còn lại
có chiều cao trung bình 150 - 160 cm. Năng suất các giống ngô khác (các
giống đạt năng suất thực thu lớn hơn 50 tạ/ha). Ngoài ra các giống LVN17,
LVN11 cũng đạt năng suất khá cao [5], [6].
Nguyễn Thế Hùng và các cộng sự tiến hành khảo nghiệm các giống
ngô lai năm 1994 - 1995 tại Đồng Nai và Cần Thơ đã xác định được 4 giống
CP888, LVN10, CP999 và T6 cho năng suất cao và ổn định (71,1 - 74,7
tạ/ha), cao hơn giống đối chứng (T11) từ 16 - 21%. Giống CP999 và T6 đạt
năng suất bình quân 71,6 và 71,1 tạ/ha, có thời gian sinh trưởng 89 và 88
ngày thích hợp với các cơ cấu mùa vụ ở miền Đông Nam Bộ. Giống Carill


22


3070 cho năng suất rất cao (vụ Hè Thu 1995 ở Đồng Nai đạt 92,9 tạ/ha), thời
gian sinh trưởng ngắn nhưng hở đầu bắp nhiều nên khó mở rộng diện tích
nhiều trong vụ đầu mùa mưa [6].
Nguyễn Tiên Phong và các cộng sự đã tiến hành khảo nghiệm các
giống ngô vụ Xuân 1996 tại các tỉnh phía Bắc đã kết luận: nhóm chín sớm
giống LVN20 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá cao và ổn định
qua các thời vụ, thấp cây, tán bó, chống đổ tốt, tuy nhiên bị nhiễm khô vằn
nặng. Giống EE1 tuy mới khảo nghiệm vụ đầu có triển vọng cây cao vừa
phải, có bộ lá gọn xanh đậm, năng suất cao nhất. Giống ngô nếp VN2 ngắn
ngày năng suất trung bình khá, phù hợp trên đất hai lúa ở trà muộn hoặc làm
ngô thực phẩm [7].
Kết quả khảo nghiệm Quốc gia về giống ngô năm 1996 - 1997 theo
Nguyễn Tiên Phong và các cộng sự kết luận: Tại các điểm trong mạng lưới
khảo nghiệm ngô ở phía Bắc, đã xác định được hai giống ngô lai chín sớm
là giống số 2 và LVN25, năm giống ngô lai chín trung bình là VN2151,
LVN4, LVN17, B681 và số 10, giống ngô lai chín muộn là LVN9. Đây
là những giống có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh cần được
mở rộng ra sản xuất trong các mùa vụ thích hợp ở các địa phương [7].
Theo Trương Đích và các cộng sự trong kết quả khu vực hoá giống
ngô P3012 đã kết luận: Trong điều kiện bình thường ở vụ Đông phía Bắc,
giống ngô P3012 có thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày, sinh trưởng khoẻ,
chịu được ướt, độ đồng đều cao, năng suất trên diện rộng đạt 60 tạ/ha [3].
Tác giả Ngô Hữu Tình và các cộng sự đã chọn tạo thành công giống
ngô nếp trắng tổng hợp, được công nhận giống quốc gia năm 1989. Từ vốn
gen gồm 1 tổ hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nền) được bổ sung thêm 12
nguồn gen của các giống nếp địa phương và chọn lọc bằng phương pháp
bắp/hàng cải tiến. Kết quả việc đưa thêm nguyên liệu với vào nguồn nền



23

nhằm tăng thêm độ thích ứng nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen.
Nếp tổng hợp là giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110 120 ngày, vụ Hè Thu 95 - 100 ngày, Đông 105 - 115 ngày, năng suất trung
bình 25 - 30 tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ
biến ở miền Bắc [17].
Thời gian gần đây các nhà tạo giống Việt Nam đã bắt đầu chuyển
hướng tạo giống nếp lai và đã được một vài giống nếp lai không quy ước có
triển vọng như các giống lai giữa giống MX2, MX4 của Công ty cổ phần
giống cây trồng Miền Nam, Bạch Ngọc của Công ty Lương Nông. Từ vài
năm nay, một số giống ngô lai quy ước từ các Công ty nước ngoài đã trồng ở
Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Nguồn giống nếp này phần lớn là
các giống lai đến từ Đài Loan, Thái Lan thông qua một số Công ty giống như
Nông Hữu, Thuần Nông, Lương Nông, Trang Nông, Long Hoàng Gia, An
Điền... có điều giá giống bán ra tương đối cao, giống lai đơn của Công ty
Đông Tây có giá bán là 140.000 đồng/kg, giống WAX - 44 của Công ty
Syngenta Thái Lan là 160.000 đồng/kg...
Cũng trong thời gian này các nhà tạo giống Việt Nam đã tạo được các
giống ngô LVN61, LVN885, LVN14 có thời gian sinh trưởng trung bình,
thích hợp với nhiều vùng sinh thái trên cả nước, sinh trưởng khoẻ, lá xanh
bền độ đồng đều cao, kín đầu bắp, khả năng thích ứng rộng; bắp dài kết hạt
tốt, màu hạt đẹp; năng suất cao và ổn định. Các giống ngô nếp lai NL1, NL2,
NL4, NL6, LSB4 cũng là những giống có triển vọng phát triển ở các tỉnh
phía Bắc. Nhìn chung các giống ngô lai của Việt Nam có chất lượng không
thua kém giống của các Công ty nước ngoài nhưng giá bán giảm khoảng
30% [9], [22].


24


1.4.2. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến năng
suất ngô
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của
các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải
thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Theo Hallauer (1991), Banzinger
và cộng sự (2000) cùng nhiều tác giả khác: các giống ngô lai mới tạo ra hiện
nay có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2 - 3 lần so với các giống lai tạo ra
cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn [29].
Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng ngô là những vấn đề được
nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây ngô. Rất nhiều
thí nghiệm liên quan đến mật độ và khoảng cách ở vành đai ngô nước Mỹ và
nhiều khu vực trên thế giới trước năm 1988 đã được đánh giá khá hệ thống
trong cuốn sách do các nhà khoa học nổi tiếng thế giới biên tập: Sprague.G.F.
and J.W.Dudley, editors (1988). Corn and Corn Improvement, Third Edition,
American American Society of Agronomy, Publisher Madison, Wisconsin,
USA. Inc. 986p. Người ta đã nghiên cứu với khoảng cách giữa các hàng từ
hơn 30 cm đến hơn 200 cm và mật độ từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha. Giai đoạn
trước 1940, khoảng cách giữa các hàng chủ yếu phụ thuộc vào kích thước của
ngựa (vốn được dùng chủ yếu trong canh tác ngô ở Mỹ thời đó) và khoảng
cách thuận lợi cho việc canh tác là 100 - 112 cm [32].
- Hiện nay các vùng ngô lớn của Mỹ, mật độ trồng phổ biến ở 8 - 8,5
vạn cây/ha và khoảng cách hàng từ 15, 20 và 30 inch (40, 50 và 75 cm); nhiều
diện tích được trồng theo hàng kép với hàng hẹp 7 - 8 inch.
- Tại Thái Lan, trong các năm 1994 và 1995, đã làm thí nghiệm với
giống ngô lai DK888 và giống thụ phấn tự do NS1 trên đất 2 vụ lúa, với mật
độ 5,33, 8 và 10,6 vạn cây/ha, đã cho kết quả năng suất cao nhất ở mật độ 8
vạn cây/ha và thấp nhất ở mật độ 5,33 vạn cây/ha.


25


- Việc nâng sản lượng ngô thế giới từ 396,6 triệu tấn vào năm 1980 lên
705,3 triệu tấn vào năm 2004 chủ yếu là nhờ vào việc tăng năng suất. Nếu
như năm 1980 năng suất ngô trung bình toàn thế giới là 31,5 tạ/ha thì năm
2004 đã đạt đến 48,6 tạ/ha. Riêng ở Mỹ, năm 2004, trên diện tích 29,7 triệu
ha đã cho năng suất trung bình 100,5 tạ/ha và sản lượng đạt 298,2 triệu tấn.
Còn ở Việt Nam, năm 1980 diện tích trồng ngô chỉ có 389600 ha, năng suất
trung bình 11 tạ/ha và sản lượng là 428.800 tấn thì năm 2004 đã đạt sản lượng
3,453 triệu tấn với năng suất 34,9 tạ/ha trên diện tích 964.600ha. Kết quả trên
có được, trước hết là do việc ứng dụng hiện tượng ưu thế lai trong sinh vật
vào việc tạo giống ngô lai có năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống
chịu, đặc biệt là khả năng chịu hạn, chống đổ, kháng với một số sâu bệnh
chính, trồng được ở mật độ cao hơn, đồng thời đó cũng là kết quả của những
tiến bộ trong kỹ thuật canh tác cây ngô, trong đó có những nghiên cứu về mật
độ và khoảng cách trồng [29].
- Vấn đề mật độ và khoảng cách giữa các hàng là một trong những vấn đề
được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp kỹ thuật canh tác cây
ngô.
- Người ta đã nghiên cứu trồng ngô với mật độ từ 3 vạn đến trên 10 vạn
cây/ha và khoảng cách giữa các hàng từ 30cm cho đến trên 100cm. Về mật độ
tối ưu nói chung trong điều kiện đủ ẩm và thâm canh cao thì mật độ cao hơn
trong điều kiện hạn và thâm canh thấp. Hàng trăm công trình về vấn đề trên
đã được công bố trong các công trình từ những năm 1970. Trong một công bố
của mình, Brown và cộng sự năm 1970 đã làm thí nghiệm với 2 giống ngô
trong 2 năm tại Georgia (Mỹ) đã cho thấy mật độ tối ưu giao động từ 45.000 103.000 cây/ha trong điều kiện có tưới và từ 45.000 - 71.000 cây/ha trong
điều kiện không tưới. Cũng tại vành đai ngô nước Mỹ vào năm 1998 - 1999
đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh trưởng, chiều



×