Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tiểu luận văn hóa kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.3 KB, 5 trang )

CHƯƠNG II: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR) TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1. Vài nét về tình hình thực hiện CSR trên thế giới.
2.1.1. Những tổ chức quốc tế về CSR.
CSR không chỉ phổ biến ở phạm vi các doanh nghiệp, ở cấp độ quản lý Nhà nước, vấn
đề CSR cũng nhận được sự quan tâm, và là một trong những mục tiêu, chiến lược để
xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Nhà nước có vai trò quan trọng trong điều chỉnh
hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như cho xã hội,
trước cơn sóng vươn tới lợi nhuận cực đại của các doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều
nước đã thể chế hóa nội dung của CSR vào các văn bản pháp luật hay các quy định
khác dưới những hình thức thể hiện khác nhau. Trên bình diện rộng hơn, nỗ lực đưa
CSR thành thông lệ quốc tế phổ biến và đã trở thành hiện thực. Năm 1999, một thỏa
thuận toàn cầu được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kofi Annan đưa ra tại Diễn
đàn Kinh tế Thế giới.
Đối với các thiết chế khu vực, CSR cũng được Ủy ban Châu Âu công nhận từ rất sớm:
“CSR là việc các doanh nghiệp đưa mối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt
động kinh doanh và mối quan hệ của họ với cộng đồng của mình trên cơ sở tự
nguyện”.
Ngoài ra, CSR cũng đã được đưa vào Chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị
thượng đỉnh APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) tổ chức vào
tháng 11/2008 tại Lima, Peru.
2.1.2. Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp.
Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ thực hiện CSR, có những
doanh nghiệp từ một công ty nhỏ đã trở thành công ty phát triển vượt bậc nhờ CSR.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp thực hiện CSR không phải là công ty nào cũng thành
công, mà cũng có những công ty thất bại. Dưới đây là một số doanh nghiệp điển hình
cho việc thực hiện CSR.
2.1.2.1. Procter&Gamble
P&G được thành lập năm 1837 tại Mỹ với việc sáp nhập công ty sản xuất nến Procter
và cơ sở sản xuất xà phòng Gamble. Khởi đầu là một công ty nhỏ với mặt hàng sản
xuất chính là xà phòng, P&G đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu


dùng nổi tiếng nhất thế giới.
2.1.2.2. Tập đoàn CSC
Tập đoàn CSC thành lập năm 1957 tại Mỹ là công ty chuyên cung cấp các giải pháp
quản trị kinh doanh và dịch vụ tiên tiến trên nền tảng công nghệ qua 3 lĩnh vực dịch vụ


chính: Dịch vụ và Giải pháp kinh doanh, Dịch vụ Gia công và Quản lý kinh doanh, Dịch
vụ Công cho Thị trường Bắc Mỹ.
2.1.2.3. Tập đoàn sữa Tam Lộc
Tập đoàn Tam Lộc thành lập năm 1956. Trong thập niên 90, Tam Lộc đã có những
bước phát triển như vũ bão, không chỉ là nhà sản xuất sữa số một của Trung Quốc, mà
còn là doanh nghiệp tiêu biểu của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 1993, doanh thu của
công ty này đứng đầu toàn ngành và liên tục giữ vị trí này trong một thời gian dài. Đây
là một trong một số công ty không thành công trong việc thực hiện CSR.
2.2. Thực trạng thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam.
2.2.1.1. Tổng quan tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam.
CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia tại
Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc và các chuẩn mực đạo đức
và đạo đức kinh doanh có tính chất phổ quát để có thể áp dụng ở nhiều khu vực thị
trường khác nhau. Do đó, CSR được công ty nước ngoài áp dụng bài bản và đạt hiệu
quả cao như: Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi
của Việt Nam của công ty Unilever; Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo
của Western Union, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda Việt Nam…
2.2.2. CSR tại Việt Nam được thực hiện theo các lĩnh vực.
2.2.2.1. CSR đối với người lao động.
– Vấn đề lao động trẻ em.
– Vấn đề tiền lương và làm thêm giờ.
– Vấn đề phân biệt đối xử.
– Vấn đề an toàn lao động.

– Tai nạn lao động.
– Tình trạng đình công.
2.2.2.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với Cổ đông.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được thành lập từ năm 2000, do quá trình phát
triển ngắn nên CSR đối với các cổ đông còn là vấn đề rất mới mẻ ở nước ta, đã xuất
hiện những lỗ hổng của cơ chế giám sát, công bố thông tin chứng khoán hiện nay. Đó
là tình trạng các báo cáo tài chính quý, sáu tháng, hàng năm của nhiều công ty niêm


yết chất lượng kém, có nhiều báo cáo không đúng sự thật, hay không được công bố
đầy đủ, thông tin về kết quả kinh doanh đưa ra có sự khác biệt giữa bản thân công ty
và các công ty kiểm toán. Vì vậy, thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng các doanh
nghiệp đưa ra những thông tin chưa chính xác để trục lợi, gây lao đao cho nhiều nhà
đầu tư.
2.2.2.3. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Hiện nay, người tiêu dùng (NTD) mỗi khi lựa chọn sản phẩm nếu không tinh ý cũng dễ
bị mua nhầm mà nguyên nhân là do việc các công ty cố tình đặt tên cho nhãn hiệu
hàng hóa của mình tương tự một nhãn hiệu nổi tiếng đã có trước để trốn tránh luật
pháp và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ cho tình trạng này quá nhiều, như
Hongda và Honda, La Vierge và La Vie, Cỏ May và Camay… Người tiêu dùng đã tự
tước đoạt đi quyền lợi chính đáng của mình và dung túng cho những sự việc phạm
pháp tiếp tục diễn.
2.2.2.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với cộng đồng.
Trên thế giới, việc các doanh nhân giành một phần tài sản của mình đóng góp cho các
hoạt động từ thiện đã trở nên quen thuộc. Những doanh nhân như: Andrew Carnegie,
Rockefeller, Warren Buffet và đặc biệt là Bill Gates được nhắc đến không chỉ thành
công trên thương trường mà còn vì những tấm lòng vàng. Bên cạnh việc xem làm từ
thiện là nghĩa vụ đối với xã hội, các doanh nghiệp cũng sớm nhận ra giá trị của nó trong
việc marketing. Vì thế, tham gia hoạt động từ thiện như một công cụ làm thương hiệu
đang trở nên phổ biến trên thế giới, đặc biệt là phương Tây.

Ở Việt Nam, việc làm từ thiện của doanh nhân ngày nay cũng đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Các doanh nghiệp của chúng ta ngày càng quan tâm đền vấn đề này. Họ đã
gắn lợi ích bản thân với việc chia sẻ cùng cộng đồng.
2.2.2.5. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với vấn đề môi trường.
Vấn đề thực hiện CSR đối với môi trường của các doanh nghiệp luôn là vấn đề “nóng”
cần quan tâm. Hiện nay, trong số 154 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên toàn
quốc chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25%), chính vì hệ
thống nước thải ở các KCN chưa được xây dựng đồng bộ, nên lượng nước thải công
nghiệp mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 500.000 – 700.000 m3 hầu hết chưa được
xử lý đã làm ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng ô nhiễm trên một số con sông như
sông Tô Lịch, Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị
Vải… đã đến mức báo động. Bên cạnh đó, các KCN khi xây dựng thiếu các biện pháp


bảo vệ môi trường nên khi tiến hành sản xuất, các chất thải rắn, lỏng không có chỗ
chôn lấp, cũng như không có hệ thống xử lý, làm cho môi trường càng ô nhiễm.
2.2.3. Tình hình thực hiện CSR của một số doanh nghiệp tại Việt Nam
Ở Việt Nam việc thực hiện CSR đã bước đầu được quan tâm mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Trong đó, việc thực hiện CSR đi đầu là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài và
một số công ty nhận gia công sản phẩm của nước ngoài. Dưới đây là một số công ty
điển hình ở Việt Nam thực hiện CSR:
2.2.3.1. Công ty Honda Việt Nam.
2.2.3.2. Công ty Unilever Việt Nam.
2.2.3.3. Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Như vậy, các doanh nghiệp đưa CSR vào thực hiện đều phải tìm hiểu cụ thể, tuân thủ
theo đúng quy định của nhà nước và thực hiện như thế nào để có hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh là một vấn đề lan giải.
3.1. Đánh giá tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam.
Hiện nay, CSR tại Việt Nam đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và đạt được nhiều
thành công. Nhưng, cũng có nhiều doanh nghiệp gặp thất bại khi thực hiện CSR.

3.1.1. Những mặt đạt được.
3.1.1.1. Số các doanh nghiệp tham gia vào CSR tăng.
3.1.1.2. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng CSR có tác động tới các doanh nghiệp.
3.1.1.3. Các doanh nghiệp tích cực tham gia vào phát triển công tác cộng đồng hơn.
3.1.1.4. Các phương tiện truyền thông cho CSR.
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại.
3.1.2.1. Hạn chế trong vấn đề lao động: Tình hình thực hiện CSR ở các doanh nghiệp Việt
Nam trong vấn đề lao động đang còn khá nhiều hạn chế. Vấn đề sử dụng lao động trẻ
em, lao động vị thành niên vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp; Tiền lương, thu nhập
trung bình của người lao động nhìn chung còn ở mức thấp, chưa thoả đáng, chưa đáp
ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, và chưa là động lực để người lao động
hứng thú với công việc.
3.1.2.2. CSR đối với người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang bị
nhiều doanh nghiệp vi phạm. Vì lợi nhuận các doanh nghiệp đã đưa ra thị trường
những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, và người tiêu dùng là những người chịu
hậu quả. Thế nhưng, ý thức của cộng đồng và ý thức bảo vệ quyền lợi của người dân
rất thấp.
3.1.2.3. CSR đối với môi trường: Tình trạng các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất gây hậu
quả xấu đến môi trường ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã thải ra môi trường
những nước thải sản xuất độc hại chưa qua xử lý, lượng khí thải của các nhà máy


đang dần dần huỷ hoại tầng ozone… Môi trường sống hàng ngày đang phải chống chọi
với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn, đất đai… ngày càng gia tăng.

Tài liệu tham khảo : Trích Luận văn Cao học: Trách nhiệm xã hội
của Doanh Nghiệp Việt Nam của Blog chia sẻ kiến thức giáo dục
Cao Bằng




×