Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NGAY cả NHỮNG PHI HÀNH GIA CŨNG cảm THẤY BUỒN CHÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.78 KB, 5 trang )

NGAY CẢ NHỮNG PHI HÀNH GIA CŨNG
CẢM THẤY BUỒN CHÁN: HOẶC TẠI
SAO SỰ BUỒN CHÁN LÀM CHÚNG TA
KHÓ CHỊU
rubi | April 9, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments



Tất cả chúng ta đã từng: buồn chán ở lớp học, buồn chán trong công việc, buồn chán lúc kẹt xe.
Nhưng tại sao chúng ta thấy không thể chịu nổi sự buồn chán? Và nếu chúng ta rất ghét buồn chán
thì tại sao chúng ta vẫn làm những công việc buồn chán? Tuần này trên tờ Hidden Brain, chúng tôi
thử trả lời những câu hỏi đó và hy vọng không làm bạn thấy chán.
Buồn chán trong công việc
Nhà nghiên cứu Peter Ubel và đồng nghiệp của ông, David Comerford, cảm thấy tò mò tại sao con
người lại chọn làm những công việc buồn chán. Ubel nói, hãy tưởng tượng bạn nộp đơn ứng tuyển
vị trí nhân viên bảo vệ ở bảo tàng mà nhiệm vụ của bạn là đứng suốt ngày, yêu cầu khách tham
quan không chạm vào những bức tranh. “Đó có vẻ là một công việc tuyệt vời – tôi chỉ cần đứng đó
và chẳng làm gì cả, và họ trả lương cho tôi,” Ubel nói. “Nhưng bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đứng
đó suốt ngày trong khi mọi người đi qua đi lại trong bảo tàng một cách thích thú. Bạn thậm chí
không được phép nói chuyện nhiều với họ. Tôi không thể tưởng tượng có một công việc nào nhàm
chán hơn thế nữa.”
Ubel và Comerford thực hiện một thí nghiệm để cố gắng hiểu được khoảng cách này, giữa kiểu
công việc chúng ta nghĩ mình sẽ thích làm, và công việc chúng ta thực sự thấy thoả mãn khi làm.
Họ yêu cầu những sinh viên trường kinh doanh lựa chọn giữa hai công việc. Họ hoặc là được trả
$2.50 để ngồi cuối lớp và không làm gì cả trong năm phút, hoặc họ có thể chọn dành năm phút đó
để ngồi hàng trên cùng của lớp học để giải những câu đố chữ. “Chúng tôi phát hiện thấy phần lớn
sinh viên nói chúng tôi phải trả cho họ nhiều hơn $2.50 để giải các câu đố chữ,” Ubel nói. “Nhưng
khi chúng tôi hoàn thành năm phút và hỏi họ thích thú ra sao trong năm phút đó, những người giải
câu đố chữ thích năm phút đó nhiều hơn đáng kể. Và rất ít người nói, yeah, trả cho tôi $2 và tôi sẽ
vui vẻ giải những câu đố.


Peter Ubel gọi hiện tượng này là Sự không thích nỗ lực (effort aversion).
Và ông nghĩ rằng hiện tượng này là một lý do tại sao con người bị mắc kẹt
trong những công việc nhàm chán.
Buồn chán trong vũ trụ
Không chỉ có các nhân viên an ninh và nhân viên phòng soát vé bị buồn chán trong công việc. Ngay
cả những phi hành gia cũng cảm thấy buồn chán. Trên thực tế, như Max Nesterak thông báo, đây là
một trong những trở ngại lớn của việc đưa một người lên Sao Hoả làm nhiệm vụ – vì đi đến Sao
Hoả rất, rất lâu. Kim Binsted là giáo sư ở trường đại học University of Hawaii. Bà nghiên cứu những
tác động tâm lý của chuyến du hành vào vũ trụ kéo dài. Công việc của bà là tìm cách làm thế nào để
giúp các phi hành gia khoẻ mạnh khi làm những nhiệm vụ kéo dài. Và bà phát hiện ra rằng sự buồn
chán không chỉ là một vấn đề tâm lý. “Họ ăn uống không đầy đủ,” Binsted nói. “Họ ăn không đủ vì
vài lý do, và buồn chán là một trong số chúng, thức ăn không hấp dẫn. Và điều đó okay nếu họ lưu


lại ngắn hạn trên ISS nhưng nó thực sự không ổn đối với một sứ mệnh kéo dài 2 năm rưỡi trên Sao
Hoả. Tình trạng suy dinh dưỡng đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của phi hành
gia.”
Cách đây vài năm NASA thực hiện một dự án mới. Các nhà khoa học xây một vòm trắc địa — một
bong bóng — trên sườn một ngọn núi lửa ở Hawaii. Ý tưởng là để mô phỏng một môi trường sao
Hỏa. Cơ quan này bắt đầu gửi một nhóm gồm sáu người đến sống bên trong vòm trong nhiều
tháng. Nước hạn chế. Khi những tình nguyện viên muốn xem một trang web, họ phải gửi một yêu
cầu để khôi phục trang — sau 20 phút. Khi họ đi ra ngoài, họ phải mặc bộ quần áo vũ trụ.
Kate Green là một nhà báo khoa học. Cô dành 4 tháng chung sống trong cái vòm nhỏ xíu này với
năm người khác. Cô viết về trải nghiệm của mình ở Aeon.
Cô nói rằng trước khi vào đây, cô xem mình là một người chưa bao giờ biết buồn chán. “Mặc những
thứ trên người bạn trong suốt 4 tháng.” Green nói. “Ý tôi là một môi trường cố định. Chúng tôi nói
chuyện với năm người mỗi ngày. Ngôi nhà của chúng tôi là một cái vòm màu trắng với bức tường
phồng không thay đổi ngày này qua ngày khác.”
NASA cho các phi hành gia những thứ gia vị, và để họ tự nấu ăn.
“Nếu bạn nhìn thấy những thứ giống nhau hằng ngày, nếu bạn ăn những món giống nhau hằng

ngày, nếu bạn nghe những điều giống nhau hằng ngày, thì nó có thể tạo ra một số tác động tiêu cực
về mặt tâm lý,” Binsted nói. “Sự sáng tạo của việc nấu ăn và cách bạn có thể dùng một loạt nguyên
liệu giống nhau cho những bữa ăn khác nhau—những thứ đó rất quan trọng về mặt tâm lý với phi
hành đoàn.”
Nghiên cứu của Wijnand van Tilburg và Eric Igo ở trường University of Limerick, phát hiện thấy sự
buồn chán làm tăng cảm giác nhớ nhà của chúng ta khi chúng ta nghĩ về quá khứ. Họ làm cho
những người tham gia thấy buồn chán trước khi yêu cầu họ nghĩ về một kỷ niệm. Những người
buồn chán nghĩ về những kỷ niệm tích cực hơn và nhớ nhà hơn những người không buồn chán.
Các nhà nghiên cứu nói họ tin rằng sự buồn chán khiến chúng ta đi tìm kiếm ý nghĩa và đó là lí do
tại sao chúng ta có những kỷ niệm hoài cổ, nhớ nhà.
Nghiên cứu này gây sốc cho mọi người. Chúng ta biết rằng sự buồn chán khiến con người khó chịu,
nhưng nó khó chịu như thế nào? Timothy Wilson và các đồng nghiệp của ông ở đại học University
of Virginia và Harvard nghiên cứu. Họ cho những người tham gia ở một mình trong một căn phòng
trong 15 phút mà không có gì trong đó cả ngoài những suy tư của họ và một thiết bị có thể gây ra
những cú sốc điện đau đớn. Họ phát hiện thấy 1/4 phụ nữ và 2/3 số đàn ông chọn gây sốc điện thay
vì ngồi yên. Một anh chàng đã tự cho điện giật mình 190 lần. Có phải làm một việc gì đó – bất kì
việc gì – thì tốt hơn là không làm gì?


Đây là một trường hợp khác xác minh rằng chúng ta ghét ở không nhiều như thế nào. Vào những
năm 80, một sân bay ở Houston nhận được rất nhiều phàn nàn về việc mất nhiều thời gian để nhận
hành lý ký gửi. Vị phó chủ tịch đã tiến hành nghiên cứu, thậm chí còn thuê nhiều người xử lý hành lý
ký gửi để thời gian chờ không bao giờ vượt qua 8 phút (một tiêu chuẩn công nghiệp). Nhưng những
lời than phiền vẫn tiếp tục. Sau đó sân bay thử một điều khác thú vị hơn. Họ di chuyển cổng cách xa
hơn nơi nhận hành lý để hành khách đi bộ hầu như suốt 8 phút hơn là đứng cạnh băng chuyền
hành lý. Những lời than phiền chấm dứt.




×