Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHỮNG lý THUYẾT KHÔNG LÃNG mạn về TÌNH yêu mà tôi ưa THÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.75 KB, 4 trang )

NHỮNG LÝ THUYẾT KHÔNG LÃNG
MẠN VỀ TÌNH YÊU MÀ TÔI ƯA THÍCH
rubi | February 13, 2016 | Tình Cảm, Giới Tính | No Comments

Tại sao chúng ta bị thu hút trước một người nào đó và không bị thu hút trước những người khác?
Điều gì làm chúng ta bắt đầu yêu và duy trì tình yêu? Các nhà thơ tìm tòi sự huyền bí của tình yêu
với những bài thơ trữ tình, các nhạc sĩ tìm cách nắm bắt bản chất tinh tế của tình yêu trong bài hát,
và nhiều người khác cảm thấy tình yêu của họ được truyền cảm hứng thần thánh. Ngược lại, các
nhà tâm lý học nhân cách và xã hội phân chia tình yêu thành những hình dạng, màu sắc và phương
trình đơn giản như được miêu tả ở dưới. Những lý thuyết đó dường như làm giảm tình yêu xuống
thành một thứ gì đó trần tục và không thú vị, nhưng bản thân chúng cũng có tính thanh lịch.

1. TAM GIÁC TÌNH YÊU

Theo Lý thuyết tam giác tình yêu (2004) của Robert Sternberg, tình yêu bao gồm 3 yếu tố, tính thân
mật (gần gũi cảm xúc), đam mê (thu hút tình dục và lãng mạn) và sự cam kết. Hình thức lý tưởng
của tình yêu cho một cặp đôi (Tình yêu trọn vẹn) bao gồm cả 3 yếu tố, nhưng nó không dễ duy trì vì
ngọn lửa đam mê có xu hướng phai tàn theo thời gian. Sternberg cũng mô tả 6 kiểu kết hợp khác.


Tình yêu lãng mạn bao gồm sự thân mật và đam mê mà không có sự cam kết và thường
phổ biến trong những năm tháng tuổi thanh thiếu niên.



Tình yêu bầu bạn bao gồm sự thân mật và cam kết mà không có đam mê và thường phổ
biến ở những người bạn thân và đôi lúc ở những cuộc hôn nhân dài hạn.





Tình yêu mê đắm chỉ bao gồm sự đam mê và thường xuất hiện ở giai đoạn bắt đầu của một
mối quan hệ.



Tình yêu trống rỗng bao gồm sự cam kết mà không có sự thân mật hoặc đam mê, như trong
một cuộc hôn nhân được sắp đặt – nhưng nó có thể phát triển thành những hình thức khác của
tình yêu theo thời gian.



Cuối cùng, tình yêu ngu ngốc, ví dụ như đính hôn sau khi hẹn hò được 3 tuần – nó bao gồm
sự đam mê và cam kết nhưng không có sự thân mật sâu sắc hơn.

2. BÁNH XE MÀU SẮC

John Lee (1973) xác định 6 kiểu tình yêu và chỉ về chúng như “những sắc màu của tình yêu”, dù
chúng không tương ứng với những màu sắc thực.


Kiểu thứ nhất, Eros, được đặc trưng bởi sự lý tưởng hóa về đối tác của một người và những
cảm xúc lãng mạn mãnh liệt.



Ludus được đặc trưng bởi một nhu cầu về sự phấn khích và một quan điểm xem tình yêu
như một trò chơi – nghiên cứu cho rằng đàn ông có nhiều khả năn hơn phụ nữ, có kiểu tình
yêu này.




Storge được đặc trưng bởi tình bạn và sự ổn định, giống với tình yêu bầu bạn của
Sternberg.



Pragma được đặc trưng bởi những xem xét thực tế, ví dụ như một “danh sách” những phẩm
chất. Storge và pragma thường phổ biến hơn ở phụ nữ.




Mania bao gồm sự ám ảnh, ghen tuông và những cảm xúc lên lên, xuống xuống cực đoan.



Agape chỉ về lòng yêu thương vô điều kiện và quên mình.

3. HIỆU ỨNG TIẾP XÚC ĐƠN THUẦN.
Đây là một trong những khái niệm không quên được nhất từ lớp học tâm lý học đầu tiên của tôi và
có lẽ là lý thuyết tình yêu không lãng mạn nhất trong tất cả các lý thuyết. Hiệu ứng tiếp xúc đơn
thuần được khám phá bởi Robert Zajonc (1968) nói về xu hướng thích những thứ quen thuộc với
chúng ta – đó là, những người và vật mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên nhất. Hiệu ứng tiếp xúc
đơn thuần giúp giải thích về sự gần gũi (propinquity), quan điểm cho rằng một trong những yếu tố
quyết định chính của sự thu hút liên nhân cách là sự ở gần về mặt vật lý. Trong một loạt nghiên cứu
nổi tiếng được tiến hành bởi Leon Festinger và những người khác (1950), sự phát triển của những
tình bạn trong một dãy phòng có liên quan trực tiếp đến khoảng cách giữa các phòng – con người
có nhiều khả năng trở thành bạn bè với những người hàng xóm sống gần họ hơn, và những người
họ tình cờ gặp thường xuyên hơn trên đường đi xuống cầu thang hoặc đi đến hòm thư. Dù có một
số mức độ của sự ngẫu nhiên và may mắn trong những mối gắn bó chúng ta hình thành, thì điều

này không có nghĩa là những mối quan hệ dựa trên sự ở gần là kém chân thành và ý nghĩa. Nhưng
nó cho rằng chúng ta có thể có một cuộc sống hoàn toàn khác nếu chúng ta sống ở một căn phòng
khác trong kí túc xá đại học.

4. SỰ THU HÚT MÔ PHỎNG.
Những thứ trái ngược nhau thì thu hút nhau hay là những thứ giống nhau thu hút nhau? Nghiên
cứu cho rằng cái thứ hai thường đúng hơn. Con người bị thu hút nhiều hơn trước những người
giống bản thân họ theo nhiều cách, từ tính cách cho đến niềm tin tôn giáo đến ngoại hình, và những
cặp vợ chồng giống nhau nhiều có xu hướng hạnh phúc hơn. Trong một nghiên cứu, những người
tham gia thông báo họ bị thu hút nhiều nhất trước những phiên bản mô phỏng về những khuôn mặt
của riêng họ (dù diễn giải của phát hiện này gây tranh cãi). Dù có những lợi thế của sự phong phú
về di truyền thì nó cũng có những bất lợi xã hội. Một cặp đôi trông càng giống nhau, thì người cha
càng dễ dàng nhận ra liệu một đứa bé có phải con của anh ta không, điều đó có thể ủng hộ lập luận
từ quan điểm tiến hóa về sự thu hút trước những người giống bạn về ngoại hình.

5. PHƯƠNG TRÌNH CAM KẾT.
Bạn cam kết với đối tác của bạn như thế nào? Nghiên cứu cho rằng nó phụ thuộc vào 3 yếu tố
chính:
1) bạn đầu tư vào mối quan hệ như thế nào (ví dụ, những mất mát của bạn khi rời mối quan hệ là
gì),


2) bạn nhận được từ mối quan hệ nhiều như thế nào, và
3) liệu có những người thay thế quyến rũ.
Caryl Rusbult phát triển Mô hình đầu tư bằng cách nghiên cứu những quỹ đạo mối quan hệ của các
sinh viên đại học – trong những phân tích thống kê, 3 yếu tố đó nổi lên như những yếu tố dự báo về
sự cam kết mạnh mẽ nhất. Đây là phương trình:
Sự cam kết = Đầu tư + (phần thưởng – phí tổn) – những lựa chọn thay thế hấp dẫn
Mô hình đầu tư giúp giải thích tại sao con người có thể ở trong mối quan hệ không hạnh phúc hoặc
bạo hành – có thể bao gồm con cái, sự phụ thuộc tài chính hoặc thiếu sự giúp đỡ bên ngoài của xã

hội. Nó cũng có thể giải thích tại sao người có quá nhiều lựa chọn thay thế hấp dẫn có sẵn đôi lúc
gặp khó khăn với việc cam kết.
Dù không có bất kỳ lý thuyết riêng biệt nào giúp nắm bắt hoàn toàn cái mà đối với hầu hết chúng ta
là một kinh nghiệm rất phức tạp và mang tính cá nhân, thì nghiên cứu khoa học về tình yêu không
nhất thiết làm giảm sự mầu nhiệm của tình yêu. Những lý thuyết đó có thể giúp chúng ta yêu
một cách thông minh hơn, với sự thừa nhận về những tác động xã hội, sinh học và văn hóa
hình thành nên những lựa chọn của chúng ta.



×