Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SỨC MẠNH lạ THƯỜNG của sự PHỚT lờ mọi THỨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.76 KB, 3 trang )

SỨC MẠNH LẠ THƯỜNG CỦA SỰ PHỚT
LỜ MỌI THỨ
rubi | March 5, 2016 | Tự Lực (Self-help) | 1 Comment


Fyodor Dostoevsky, tác giả người nga thế kỷ 19, từng thách thưc anh trai của ông thử làm một việc
kỳ lạ như sau: Ngay bây giờ, đừng nghĩ đến một con gấu bắc cực. “Bạn hãy thử làm việc này:
không nghĩ về một con gấu bắc cực và bạn sẽ thấy con vật đáng nguyền rủa đó sẽ xuất hiện trong
đầu bạn mỗi phút,” Dostoevsky viết trong “Winter Notes on Summer Impressions.”
Kể từ đó, con người cảm thấy bối rối trước những gì xảy ra trong não bộ khi chúng ta cố gắng phớt
lờ thứ gì đó. Liệu chúng ta có thể thành công trong việc phớt lờ những thông tin nào đó — và nâng
cao sự tập trung của chúng ta vào những thứ khác? Hay là việc cố gắng phớt lờ một thứ gì đó trên
thực tế lại hướng sự chú ý của bộ não vào thứ đó, chiếm không gian não bộ giống như chú gấu bắc
cực của Dostoevsky?
Trong quá khứ, nghiên cứu tâm lý học đã chia ra. Nhưng một bài báo mới từ các nhà nghiên cứu
trường đại học Johns Hopkins University xem xét lại cuộc tranh luận đó, và cho rằng việc học cách
phớt lờ những thứ nào đó lại là một công cụ mạnh mẽ để giúp con người tập trung. Bạn có thể thử
nhiệm vụ cơ bản này bằng câu đố video bên dưới. Có phải học cách phớt lờ những thứ gì đó sẽ
giúp bạn tăng tốc việc tìm kiếm của bạn?
Nghệ thuật phớt lờ giúp con người có năng suất cao hơn
Bạn có thể tìm thấy chữ ‘T’? (Johns Hopkins University)
Rõ ràng mọi người có thể tìm thấy một thứ gì đó nhanh hơn khi họ biết nó trông như thế nào — chìa
khoá xe hơi của họ, một người thân trong đám đông. Nhưng nghiên cứu này cho rằng con người
cũng có thể tìm thấy một thứ gì đó nhanh chóng và hiệu quả hơn khi họ biết nó không giống thứ gì.
Nghiên cứu có những ngụ ý cho những người làm các công việc như lướt qua và tìm kiếm thông
qua các thông tin trực quan, như các bác sỹ X quang tìm kiếm một đốm màu bất thường trong tia X,
hay nhân viên an ninh sân bay kiểm tra hành lý. Nhưng nó cũng có những ngụ ý với những người
học cách phớt lờ những thứ gây sao lãng hằng ngày và tập trung hiệu quả hơn trong công việc và
học tập — hoặc chỉ đơn giản như tìm thấy chìa khoá xe hơi của họ.
Trong các thực nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu trường Johns Hopkins yêu cầu mọi người tìm
trên màn hình máy tính những chữ cái mang màu sắc cụ thể nào đó, thiết kế hơi khác so với video


ở trên. Một số người được đưa cho thông tin về một màu sắc hoặc một chữ cái mà họ có thể phớt
lờ trong lúc họ tìm kiếm đối tượng, còn những người khác thì không được đưa thông tin. Ban đầu,
được đưa cho thông tin về những cái cần phớt lờ đã làm chậm phản ứng của họ, Corbin
Cunningham, tác giả dẫn đầu nghiên cứu cho biết. Nhưng khi màu sắc của chữ cái không phải là
đối tượng tìm kiếm xuất hiện tương tự trong nhiều lần thử, con người nhanh chóng học cách sử
dụng thông tin đó. Sau một thời gian ngắn, những người được đưa thông tin về một màu sắc hoặc
một chữ cái để phớt lờ có thể tìm thấy đối tượng chữ cái của họ nhanh hơn nhóm khác.


Các nhà nghiên cứu lặp lại thực nghiệm với một nhóm đối tượng lớn hơn và số lượng đối tượng để
lựa chọn cũng lớn hơn nhiều — 12 chữ cái viết hoa. Trong một số lần thử, một nửa số chữ cái
mang một màu sắc mà những người tham gia được cho biết là họ có thể phớt lờ chúng. Những
người được nói là hãy phớt lờ những chữ cái đó đã hoàn thành các lần thử nhanh hơn nhiều so với
những người không được đưa cho thông tin về những chữ cái cần phớt lờ, cũng như những người
được nói phớt lờ một vài chữ cái. “Cái giá của việc phớt lờ nhanh chóng biến mất khi bạn có thể
phớt lờ nhiều đối tượng,” Cunningham nói.
Ông giải thích rằng nghiên cứu chỉ ra khả năng kìm nén những thứ gây sao lãng của bộ não làm
việc như thế nào — cái mà các nhà tâm lý gọi là “sự ngăn chặn”. Nghiên cứu cho rằng khả năng
chú ý đến một thứ gì đó được điều khiển bởi “sự ngăn chặn”, cái mà Cunningham gọi là “mặt tối của
sự chú ý”. Nó nghe có vẻ phản trực giác, nhưng mà lý do khiến bạn có thể tìm thấy hoặc tập
trung vào một đối tượng nhất định không chỉ vì bạn nỗ lực chú ý đến đối tượng đó, mà phần
lớn vì khả năng ngăn chặn tất cả những thứ khác của não bộ của bạn.
Vậy điều này có những ngụ ý gì cho những người đang vật lộn để tìm chìa khoá xe hơi hoặc tập
trung vào công việc của họ ở một quán cafe ồn ào, đông đúc?
Dù những ngụ ý trong đời thực của nghiên cứu là không rõ ràng, Cunningham nói rằng nguyên tắc
chung có thể hỗ trợ cho một chiến lược chủ động phớt lờ những thứ làm bạn bực mình, hơn là tiếp
tục công việc của bạn trong lúc bạn thụ động phớt lờ chúng. Đầu tiên, hãy dừng lại và thừa nhận
những gì đang làm bạn sao lãng, sau đó nỗ lực (có dự tính) để ngăn chặn chúng. Điều đó có thể
giúp tăng cường sự tập trung của bạn. Như nghiên cứu chỉ ra, đây có thể là một quá trình bạn có
thể học cách thực hiện tốt hơn theo thời gian.

Nhiều người nổi tiếng và sáng tác nhiều nói rằng một bí mật cho thành công của họ là học cách
phớt lờ những điều nhỏ nhặt, giành không gian cho hoạt động tinh thần sâu sắc và hiệu quả. Một ví
dụ là Richard Feynman, nhà vật lý giành giải Nobel, là giáo sư khoa học máy tính Cal Newport viết
trong một bài blog tên là, “Richard Feynman Didn’t Win a Nobel By Responding Promptly to Emails.” Trong một cuộc phỏng vấn, Feynman nói:
“Để làm tốt công việc vật lý, bạn cần khoảng thời gian tuyệt đối thống nhất…nếu bạn có một công
việc mà bất kì việc gì cũng phải để mắt thì bạn sẽ không còn thời gian. Vì vậy tôi đã phát minh ra
một thứ cho bản thân: đó là tôi là người vô trách nhiệm … Tôi nói với mọi người rằng tôi chẳng làm
gì. Nếu ai đó yêu cầu tôi làm trong ban tuyển sinh, ‘không,’ Tôi nói với họ: Tôi vô trách nhiệm.”



×