A. Đặt Vấn Đề:
Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những
cộng đồng xã hội nhất định . Trong quá trình sống và hoạt động , giữa con người với con người luôn
tồn tại nhiều mối quan hệ khác nhau . Đó có thể là
quan hệ dòng họ , huyết thống như cha mẹ , concái, ông bà – cháu chắt ,..; quan hệ hành chính –công vi
ệc : thủ trưởng với nhân viên ; quan hệ tâm lý : bạn bè , tình yêu ,…
Trong các mối quan hệ đó chỉ một số ít là có sẵn
ngay khi chúng ta được sinh ra , còn lại đa số cácquan hệ chủ yếu được hình thành , phát triển trong
quá trình chúng ta sống và hoạt động trong cộng
đồng xã hội , thông tiếp xúc, gặp gỡ , liên lạcthường xuyên ,…. Chúng ta thường gọi là sự giao
tiếp.Ở mọi thời đại , giao tiếp , ứng xử giữa con
người và con người diễn ra liên tục, trên mọi lĩnhvực của cuộc sống , trong sinh hoạt đời thường
cũng như trong công việc . Giao tiếp vừa biểu hiệnvăn hóa của mỗi con người . Vừa biểu hiện mức độ
văn minh của xã hội .Cùng với sự phát triển của xã
hội, của nền kinh tế hàng hóa ,kỹ năng giao tiếp trở thành một kỹ năng sống rất cần thiết trong các mối
quan hệ ,các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống
Giao tiếp ứng xử tốt không chỉ mang lại lợi ích trong công việc chuyên môn mà còn giúp người học rèn
luyện và xây dựng cho mình phong cách giao tiếp ứng xử văn minh và lịch sự trong đời sống thường
ngày
Ngày nay, giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng,
hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và
tiến hành giao tiếp có hiệu quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, như I.C.Vapilic đã nói “Giao thiệp với
mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được, bất kỳ ai cũng phải học điều đó” Do đó,
muốn giao tiếp giỏi, giao tiếp tốt cần phải nắm vững được các kỹ năng giao tiếp, có vậy ta mới có cách
ứng xử thông minh trong mọi tình huống của công việc cũng như trong cuộc sống, phát triển được các
mối quan hệ trong xã hội. Với những lý do đó em đã chọn đề tài : “ Kỹ năng giao tiếp và vận dụng kỹ
năng giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày”
B. Nội Dung
I. Một số kỹ năng giao tiếp
1. Khái niệm
Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp, các
yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp cũng như sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao
tiếp, phối hợp hài hòa toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chỉ….để giúp chủ thể đạt được mục đích nhất định
của hoạt động giao tiếp.
Sự hiểu biết về hoạt động giao tiếp, cũng như sự sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng giao tiếp thông qua
luyện tập, rèn luyện sẽ giúp cá nhân đạt được hiệu quả giao tiếp cao và đạt tới trình độ trong giao tiếp.
2. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
1. Khái niệm
Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp, các
yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp cũng như sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao
tiếp, phối hợp hài hòa toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chỉ….để giúp chủ thể đạt được mục đích nhất định
của hoạt động giao tiếp.
Sự hiểu biết về hoạt động giao tiếp, cũng như sự sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng giao tiếp thông qua
luyện tập, rèn luyện sẽ giúp cá nhân đạt được hiệu quả giao tiếp cao và đạt tới trình độ trong giao tiếp.
2. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
2.1 Kỹ năng lắng nghe
2.1.1 Khái niệm
Để thành công trong giao tiếp chúng ta không những cần thuật “ăn nói” mà còn cần cả thuật lắng nghe,
một kỹ năng cơ bản trong truyền thông. Việc lắng nghe người khác, nắm bắt, thông hiểu các thông tin để
có thái độ, hành vi tương xứng là điều rất có ý nghĩa trong giao tiếp.
Bạn hãy chăm chú lắng nghe người khác nói .“Hầu hết mọi người không bao giờ lắng nghe ”.
(ErnestHemmingwa)
Nếu bạn nghĩ rằng mình là người biết tất cả thì bạnsẽ chỉ lắng nghe ý kiến của bản thân và quả làchuyện
lạ nếu bạn còn có thể để tâm tới ý kiến củangười khác .Mọi người có ấn tượng không tốt vớinhững ai ch
ỉ biết giải quyết các lời phàn nàn màkhông thực sự lắng nghe những gì họ nói .Do đóphải biết cách lắng
nghe ý kiến của người khác.
Lắng nghe là quá trình thu nhận, sắp xếp nghĩa và đáp lại những thông điệp được nói ra bằng lời hoặc
không bằng lời.
(1996, International Listening Association)
Phân biệt nghe và lắng nghe
Nghe
-Chỉ sử dụng tai
-Tiến trình vật lý, không nhận thức
được
-Nghe âm thanh vang đến tai
Lắng nghe
-Sử dụng tai nghe và trí óc
-Giải thích âm thanh, tiếng ồn, thông tin để chọn lọc, loại bỏ và
giữ lại
-Nghe và cố gắng hiểu thông tin của người nói
-Phải chú ý nghe, giải thích và hiểu vấn đề
-Tiếp nhận âm thanh theo phản xạ vật -Tiến trình chủ động, cần thời gian và nỗ lực
lý
-Tiến trình thụ động
2.1.2 Những kỹ thuật lắng nghe tích cực
*Tập trung chú ý vào người nói
-Thể hiện cho người nói thấy sự chú ý của bạn
+Bắt đầu bằng một thái độ tích cực và nhiệt tình
+Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt và thường xuyên
+Chọn cách diễn đạt bằng điệu bộ
-Tạo môi trường giao tiếp phù hợp
+Duy trì khoảng cách phù hợp với người nói: không quá gần, không quá xa
+Không để các tác động làm phân tán hay ngắt quãng: chuông điện thoại, đối tượng thứ ba….
-Khuyến khích đối tượng nói
+Tạo cơ hội để họ bày tỏ và trình bày
+Đưa ra những khuyến khích bằng lời và không bằng lời
▪Biểu lộ sự quan tâm theo dõi câu chuyện bằng những cử chỉ như gật đầu, mỉm cười tán đồng
▪Nói những câu ngắn “thế à”, “tôi hiểu”… xen kẽ những câu nhắc lại, câu gợi ý khéo “theo anh nên hiểu
vấn đề này như thế nào?”….
-Sử dụng các câu hỏi đúng lúc, hợp lý
-Phản hồi lại những gì đã nghe
+Diễn giải: Nói lại những ý chính đã nghe được
+Làm rõ: Nói lại sự hiểu biết của bạn để kiểm tra xem có đúng ý người nói không
+Tóm tắt lại: Nêu ra những ý chính để tiếp tục thảo luận hoặc kết thúc thảo luận
+Thông cảm: Phản hồi lại những tình cảm đằng sau nội dung thông điệp
2.1.3 Những rào cản của lắng nghe
-Môi trường xung quanh
-Những cảm xúc và thái độ của người nghe
2.2 Kỹ năng phản hồi
2.2.1 Khái niệm
Phản hồi là sự phản ánh lại cho các đồi tác các thông tin, suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của mình cũng
như đối tác trong quá trình giao tiếp, lắng nghe. Đó là sự thể hiện lại những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi
của đối tượng bằng những hành vi, điệu bộ, lời nói của chủ thể, làm cho đối tượng hiểu được, thấy được
hành vi mà họ vừa thực hiện, cảm xúc mà họ vừa thể hiện, suy nghi mà họ vừa nói ra.
2.2.2 Sự thể hiện của phản hồi
*Phản hồi bằng phương pháp nói
-Có thể đặt câu hỏi trực tiếp
-Có thể nhận xét thái độ, hình ảnh phi ngôn ngữ
-Có thể trả lời ngay câu hỏi của đối tượng
-Chấm dứt theo chiều hướng chủ động
*Phản hồi bằng phương pháp viết
-Có nhiều thời gian lựa chọn từ ngữ chính xác
-Có thể trình bày rõ ràng chi tiết
-Có thể cung cấp thêm nhiều tài liệu
-Giúp người giao tiếp có cơ hội xem xét kỹ những phản hồi
2.2.3 Kỹ thuật phản hồi
Cơ sở của phản hồi được dựa trên 2 tiêu chuẩn
*Lòng tin cậy: Để tạo ra không khí thiện cảm và dễ được chấp nhận
-Hãy xem xét chinh động cơ của bạn
-Chiếm lòng tin người khác bằng cách mô tả những hành vi đặc trưng thay vì phê phán cá nhân
-Thận trọng đưa ra lời phê bình cả tích cực lẫn tiêu cực
*Sự hiểu biết: Đảm bảo sự phản hồi có tính chất chuyên môn, lý luận, logic trình bày chặt chẽ
*Người gửi và người nhận cần:
-Nhất trí về những mục tiêu
-Có động cơ mang tính xây dựng
-Chú trọng vào sự tôn trọng
2.2.4 Những lưu ý trong phản hồi
-Chỉ nên đưa ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận;
-Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, khi mà sự việc vẫn còn “tươi mới” trong đầu của cả người đưa
và nhận phản hồi. Tuy nhiên, khi đưa ý kiến phản hồi những điểm cần cải thiện, cần lưu ý: Nếu ngay khi
sự việc xảy ra, tâm trạng của người đưa hoặc nhận phàn hồi không tốt, hãy dành thời gian để cả hai phía
bình tĩnh trở lại và người đưa phản hồi sắp xếp ý tưởng cho hợp lý, có được giọng nói, ngữ điệu phù hợp
và đã “sẵn sàng” khi đó hãy tiến hành phản hồi;
-Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt là khi đưa ý kiến phản hồi những vấn đề cá nhân cần cải thiện nên
chọn chỗ riêng tư;
-Người đưa phản hồi cần dựa trên những hành vicụ thể, những hiện tượng vừa quan sát và ghi chép
được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn;
-Hãy bắt đầu phản hồi bằng cách nêu bật những điểm tích cực trước;Nên đưa ra những điểm cần cải
thiện “ tại đây và hiện nay”, không nên xâu chuỗi những lỗi, khuyết điểm trong quá khứ, trừ trường hợp
cần nhấn mạnh những hành vi có tính chất hệ thống;
-Không nên đưa ra quá 4 điểm cần cải thiện trong 1 lần phản hồi;
-Khi phản hồi về những điểm cần cải thiện, nên chú trọng vào những hành vi có thể thay đổi, thảo luận
giải pháp cải thiện một cách cụ thể;
-Khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp; sử dụng những câu hỏi mở như: Anh/chị thấy
việc này thế nào? Nếu lần sau làm lại việc này, anh/chị sẽ làm khác đi như thế nào? …
-Phản hồi là vì người nhận, không vì người đưa phản hồi. Do vậy khi đưa phản hồi, bạn cần nhạy cảm
với những tác động của những thông tin mà bạn đưa ra.
Trong quá trình đưa phản hồi, bạn nên:
-Đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo.
-Chân thành, tránh dùng câu phức. Sự chân thànhnói lên mối quan tâm, tôn trọng của bạn đối với người
nhận phản hồi.
-Chú ý đến giọng nói của bạn: Âm sắc trong giọng nói cũng truyền tải tầm quan trọng của vấn đề và sự
quan tâm của người đưa phản hồi. Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng sẽ dễ chuyển phản hồi tích cực, có tính
chất xây dựng thành phê phán
2.3 Kỹ năng quan sát
2.3.1 Khái niệm
Kỹ năng quan sát là khả năng quan sát ác hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…để nhận biết những diễn
biến tâm lý, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với thông tin
qua ngôn ngữ đẻ khẳng định tính xác thực của thông tin và hiểu chính xác đối tượng.
2.3.2 Kỹ thuật trong kỹ năng quan sát
Trong khi quan sát cần chú ý những đặc điểm sau:
-Phong thái của đối tác: cởi mở hay khép kín
-Hành vi cơ thể như tư thế (cách đứng, ngồi, nằm: cứng hoặc thoải mái), dáng điệu, cử chỉ
-Biểu lộ nét mặt, sắc mặt, ánh mắt
-Các hành vi liên quan đến giọng nói (âm giọng, chất giọng, tốc độ nói, nhấn giọng…)
-Những phản ứng sinh học tự nhiên (hơi thở gấp gáp, đỏ mặt, tái mặt, giãn đồng tử…)
-Cách ăn mặc, trang điểm: diêm dúa, bình thường, cẩu thả, kỳ dị….
-Khoảng cách giao tiếp (gần, xa, vừa), cách bố trí đồ đạc (gọn gang, ngăn nắp, luộm thuộm…)
2.4 Kỹ năng tạo lập mối quan hệ
2.4.1 Khái niệm
Mối quan hệ là cầu nối giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, để họ chia sẻ, hợp tác. Khi có mối
quan hệ tốt, các bên có cảm giác về sự thân thuộc, sự hòa hợp, sự an toàn cùng chia sẻ những hiểu
biết, tâm tư nguyện vọng giữa hai bên. Nhưng quan hệ không phải là có sẵn mà đòi hỏi chúng ta phải tạo
lập.
2.4.2 Kỹ thuật trong tạo lập mối quan hệ
-Gây ấn tượng tốt đẹp với đối tượng ngay từ phút tiếp xúc đầu tiên qua hành vi, cử chỉ, thái độ, tỏ rõ
thiện chí của mình
-Trong giao tiếp chú ý tri giác đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin, các biểu hiện của đối tượng (lời
nói, cử chỉ, nét mặt, phản ứng….) Quan sát đối tượng nhằm đo lường và nhận định tâm trạng, cảm xúc
của đối tượng
-Tập trung chú ý tới đối tượng: đây là một cách để tạo lập mối quan hệ có ý thức không lời, hành vi này
giúp cho đối tác cảm nhân được sự công nhận của chúng ta là tôi đang sẵn sàng, đang quan tâm tới anh
và vui lòng đáp ứng nhu cầu mong muốn của anh.
-Sự điều tiết: đây là phương tiện tự nhiên rất hữu hiệu để tạo lập sự tin tưởng hoặc mối quan hệ, đó là
những hành động điều chỉnh hành vi của chủ thể giao tiếp cho phù hợp với những hành vi của đối tác
một cách tinh tế, tế nhị.
II. Phương thức giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày
1.Mục tiêu của giao tiếp
Trong cuộc sống ,trong giao tiếp hàng ngày conngười luôn phải ứng phó với biết bao tình huống,có lúc d
ễ dàng xử lý ,có lúc thật phức tạp ,khó xử.Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếpcủa con người
càng cao .Để đạt được như vậy cầncó những mục tiêu cụ thể khi giao tiếp:
· Giúp người nghe hiểu những dự định của chúngta
· Có được sự phản hồi từ người nghe
· Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe.
· Truyển tải được những thông điệp .
Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thôngđiệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 haynhiều h
ơn những thành phần khác tham gia vàoquá trình này.
· Khi không thành công ,những suy nghĩ ,ý tưởngcủa bạn sẽ không phản ánh được những cái đó củachí
nh bạn ,gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp vànhững rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu củabạn-cả tr
ong đời tư và trong sự nghiệp.
2.Tác động của kỹ năng giao tiếp
Lắng nghe là một trong những cách trân trọng nhất mà ta có thể bày tỏ với người đối diện. Isaac
F.Marcosson, một nhà báo đã phỏng vấn hàng tram nhân vật lừng danh trên thế giới đã nhận xét rằng
nhiều người không tạo được ấn tượng thuận lợi ban đầu bởi vì họ không biết lắng nghe “Họ quá quan
tâm tới điều họ sắp nói đến nỗi không để tai lắng nghe người đối diện…Nhiều nhân vật kiệt xuất đã bảo
tôi rằng họ thích người nghe giỏi hơn người nói giỏi, nhưng khả năng nghe xem ra hiếm có hơn nhiều
đức tính khác”
Không chỉ các nhân vật quan trọng mới mong muốn có người chịu lắng nghe mình mà những người bình
thường cũng vậy, như có người từng viết trên một trang báo rằng “Nhiều người mời bác sĩ đến chỉ để
lắng nghe mình nói”
Có một câu chuyện như sau: Trong hững giờ phút đen tối nhất của cuộc nội chiến nước Mỹ, tổng thống
Lincoln đã viết thư mời một người bạn cũ ở Illinois đến Washington để thảo luận vài vấn đề. Người bạn
đã đến Nhà Trắng và Lincoln đã nói liên tục hàng giờ về bài phát biểu tuyên bố giải phóng nô lệ. Lincoln
trình bày mọi lập luận bênh vực và chống đối chính sách giải phóng nô lệ, rồi sau đó đọc những bức thư
và những bài báo, một vài bài chỉ trích ông đã không giải phóng nô lệ, những bài khác lên án ông vì giải
phóng nô lệ. Sau khi chấm dứt buổi diễn thuyết, Lincoln bắt tay người bạn, chúc ngủ ngon, cho người
đưa bạn trở về nhà và không hỏi ý kiến gì cả. Thực ra Lincoln không cần lời khuyên, ông chỉ cần một
người có thể lắng nghe đầy thiện chí để ông dốc hết bầu tâm sự mà thôi. Đây là điều mà mọi người
chúng ta đều mong muốn khi gặp khó khan. Mọi khách hàng bực mình, mọi nhân viên bất mãn hay mọi
người bị xúc phạm cũng đều mong muốn được lắng nghư như thế.
Nếu như bạn muốn người khác lẩn tránh mình, chê cười sau lưng hay thất vọng về mình thì bạn cứ hành
động như thế này: Đừng bao giờ lắng nghe ai cả, cứ nói liên tục và liên tục về mình. Khi chợt nảy ra ý gì
thì bạn cứ việc cắt ngang lời người ta, cứ mặc kệ mọi người đang nói. Muốn có tài ăn nói thì phải biết
chăm chú lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi những
câu mà họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ. Bởi vì sự cảm thông chia
sẻ mạnh hơn lời nói,, và niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm đến
người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình.
Xin hãy nhớ rằng, những người bạn đang trò chuyện đều quan tâm đến chính họ, ước muốn của họ, vấn
đề của họ gấp trăm lần việc quan tâm đến bạn và những vấn đề của bạn. Hãy nhớ điều đó trước khi bắt
đầu một cuộc trò chuyện. Chúng ta được sinh ra chỉ với một cái miệng, nhưng miệng là một vũ khí sắc
bén. Miệng có thể làm tổn thương, làm đau lòng hay thậm chí có thể giết chết người khác, Xin bạn hãy
ghi nhớ câu nói này “Nói ít, nhìn và lắng nghe nhiều” và một nguyễn tắc nổi tiếng trong quản lý con người
“Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm
thực sự đến vấn đề của họ”
Sử dụng mối quan hệ thiết
lập, có bạn trai tâm sự:Đến dự đám cưới một người bạn ,tôi đã gặp mộtngười con gái mà tôi thầm mơ ư
ớc ,tôi rất muốnlàm quen với người con gái ấy nhưng không biếtphải bắt đầu như thế nào?
Việc trước tiên anh ta làm là thiết lập một mối quan hệ tốt thông qua giao tiếp hàng
ngày Chẳnghạn có thể từ một bức tranh ,một bản nhạc ,một cakhúc mới được mọi người yêu thích ,hay
một bộphim mới ,một quyển sách mới ,một mốt quần áomới ...những cái đối phương biết rõ và có phảnứ
ng tích cực .Hoặc có thể từ một điểm chung nàođó về học tập ,việc làm ...Bắt đầu từ những câuchuyện k
hông quan trọng lắm để làm mất đi sựcăng thẳng và ngăn cách giữa hain gười và qua đóbạn có thể hiểu
thêm về người bạn mà ta muốn gầngũi (những sở thích ,thói quen ,cá tính...)
3.Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác. Nhưng rất nhiều người vô
cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong việc tạo thiện cảm thậm chí còn để rất nhiều
thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong giao tiếp.
Tầm quan trong của Kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông minh: khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở
những cấp bậc cao hơn thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút
mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.
Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài học giá trị đến ngàn đời
sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói, học mở” . Nhưng thật không may có nhiều người nghĩ rằng giao
tiếp là một chuyện đương nhiên mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt. Và với những suy
nghĩ đã dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, mình nói rất nhiều nhưng người
khác không hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lòng và những điều nói ra miệng không trùng khớp với
nhau…
Vậy, giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không ngừng nâng cao khả
năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà
mình có dịp tiếp xúc. Một trong lợi ích đầu tiên khi mình giao tiếp tốt là mình luôn rất tự tin khi tiếp chuyện
và chia sẻ với mọi người. Rất nhiều do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên thường xuyên
e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Điều này đã khiến cho không ít
người đánh mất một cơ hội có thêm một người tâm giao tốt , một đối tác kinh doanh, một người tư vấn
hỗ trợ….
Bên cạnh đó, khi giao tiếp tốt sẽ làm vị thế của Bạn trong mắt người khác tăng lên. Từ đó những lời mà
bản thân phát ngôn ra luôn có trọng lượng với mọi người và ít khi bị rơi vào trường hợp người khác bằng
mặt mà bằng lòng với mình. Hơn thế nữa, nếu biết cách nắm bắt được tâm lý của những người tiếp xúc,
chúng ta sẽ chủ động điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những câu chuyện trao đổi và luôn làm cho
người đối diện cảm thấy gần gũi vì những vấn đề của họ luôn được quan tâm trong quá trình giao tiếp.
Không những vậy, khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn thì Bạn hoàn toàn có
thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó
mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.
Qua những phân tích trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hình dung đến tầm quan trọng cũng như những
lợi ích thiết thực của kỹ năng giao tiếp và sự tác động, ảnh hưởng của kỹ năng này đối với cuộc đời của
mỗi người là rất lớn. Có nhiều người với khả năng giao tiếp tốt đã mang đến cho họ các mối quan hệ hòa
thuận trong gia đình, tình bằng hữu giữa những người bạn ngày càng gắn bó, bền chặt, được những
đồng nghiệp và cấp trên yêu mến, được khách hàng đặt trọn niềm tin, được những người xung quanh
thật sự nể trọng….
Và tất cả những thành quả đó không phải ngẫu nhiên đến với mỗi người , mà chỉ có thể có được thông
qua một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giao tiếp, luôn tìm cách rèn luyện nâng cao kỹ
năng của bản thân thông qua các khóa học, hỏi hỏi từ những người tiếp xúc, rút kinh nghiệm từ chính
bản thân mình…để tự tìm ra cách vận dụng phù hợp nhất với bản thân mình trước mọi tình huống giao
tiếp đa dạng trong cuộc sống. Thế cho nên mới có câu : “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói
tiếng dịu dàng dễ nghe”
4. Những điểm cần chú ý trong giao tiếp
4.1.Khi giao tiếp nên
4.1.1 Nói với giọng to, rõ ràng, nhiệt tình, quyết đoán.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thiếu tự tin ở bạn là nói lí nhí. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập
cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.
4.1.2 Không nói vòng vo.
Khi được hỏi bạn hãy trả lời một cách thẳng thắn và trực tiếp vào vấn đề. Bạn cũng có thể suy nghĩ trong
vài giây nhưng khi đã trả lời thì đừng trả lời một cách vòng vo, không đi đúng trọng tâm của câu hỏi. Hãy
nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối
phương.
4.1.3Tránh ậm ừ
Bạn cần dần dần loại bỏ đi những từ dư thừa như “à, ừ” ra khỏi giao tiếp của minh vì nó đã tố cáo sự lo
lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ
khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện
của mình.
4.1.4 Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn
ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử
chỉ của bạn.
Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói
chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về
phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để
người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.
4.1.5 Hỏi lại những điều chưa rõ
Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều
mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả
hơn.
41..6 Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin
và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.
4.1.7 Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay
đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày.
Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng
xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.
4.1.8 Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách
thân mật.Đó là cách để bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.
4.1.9 Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi
thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn
khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.
4.2.Khi giao tiếp không nên
- Nan man kéo dài cuộc giao tiếp
- Khích bác nói xấu một ai đó
- Rụt rè, ấp úng, lảng tránh
- Vội vã đi vào vấn đề chính …
III.Kết luận
Dân gian có câu:“Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Nhờ đâu mà tổng thống Barack Obama lại trở thành tổng thống da màu đầu tiên trúng và tái đắc cử phải
chăng là do cách diễn đạt của ông qua bài phát biểu tranh cử “bình đẳng giới với người da màu”
Và hơn hết là sự phát triển vượt bậc cả ngành ngoại giao nước nhà khi đã thương lượng đàm phán và kí
kết được nhiều dự án giúp cho nền kinh tế phát triển
Xã hội ngày càng phát triển, song song với sự phát triển đó là một sự cạnh tranh gay gắt. Nếu như bạn
có chuyên môn giỏi, bạn nhiệt huyết, làm hết mình vì công việc thì vẫn chưa đủ để bạn có được một vị trí
phù hợp với năng lực của bạn. Phải chăng khi đó bạn càng nỗ lực nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, ra
sức học hỏi thật nhiều với hi vọng đó sẽ là kinh nghiệm, kiến thức giúp bạn thăng tiến cao hơn. Cho dù
kinh nghiệm chuyên môn của bạn giỏi đến đâu, kiến thức có uyên sâu và thâm thúy đến đâu đi chăng
nữa, nếu như bạn không biết cách thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm, những đóng của mình
cho sếp biết thì cũng như không, hoặc thậm chí bạn dốc hết sức lực có được để làm hàng tá việc cho
công ty mà lại quên đến việc trao đổi, trò chuyện qua lại với mọi người cùng công ty, không có sự giúp đỡ
hay tin cậy của các đồng nghiệp thì bạn cũng khó mà gặt hái được thành công. Vì vậy vai trò của giao
tiếp trong công việc, trong cuộc sống hằng rất quan trọng không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện
đại đầy cạnh tranh.
Có một thống kê đã nói rằng, trong số những người thành công thì có tới 85% là nhờ vào mối quan hệ,
giao tiếp, chỉ 15 % là do năng lực chuyên môn. Tôi không biết đó có phải là kết quả chính xác không,
nhưng nó cũng đáng để cho chúng ta suy nghĩ.
Con người sống trong xã hội , chắc chắn không tránh khỏi việc phải giao tiếp, quan hệ. Đó có thể nói là
công việc chúng ta vẫn làm hằng ngày. Vậy thì, nếu như nói giao tiếp chính là cánh của quan trọng để
dẫn tới thành công tôi nghĩ cũng không quá đáng. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, khả năng
giao tiếp của chúng ta đang bị “thui chột” đi khi các kênh tương tác email, mạng xã hội, điện thoại…đang
dần thay thế cho việc trò chuyện trực tiếp mặt đối mặt. Dù hiện đại, tiện lợi bao nhiêu, các kênh này
không thể thay thế hoàn toàn cho việc trao đổi giữa người với người, bởi giao tiếp là sự gắn kết giữa các
thành viên trong xã hội với nhau, giúp cho mối quan hệ bền chặt hơn, ý nghĩa hơn. Học cách giao tiếp tốt
hơn trong cuộc sống là điều vô cùng quan trọng để cải thiện mọi mặt trong cuộc sống của bạn.
Là một sinh viên đang trong quá trình và rèn luyện thì chúng ta nên học hành chăm chỉ ,học hỏi các kỹ
năng sống kỹ năng giao tiếp ứng xử để có một hành trang vững chắc khi bước ra đường nghề, đường
đời.
Tài liệu tham khảo
Bí quyết thành công trong giao tiếp:
1. Đừng phàn nàn: 80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không quan tâm bạn nói gì. Như vậy,
phàn nàn chẳng đem lại lợi lộc gì. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn, tốt nhất hãy tìm cách giải
quyết vấn đề.
2. Cười thật nhiều: Luôn tươi cười trong giao tiếp sẽ tạo được niềm tin với đối tác và bạn cũng sẽ nhận
được thái độ tươi cười đáp lại của đối tác.
3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình: Trong giao tiếp, nếu đối tác phát hiện bạn đang giả vờ lắng nghe
họ, mọi nỗ lực của bạn trong trao đổi với người đó sẽ thất bại.
4.Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng: Nếu bạn tỏ ra quý họ, cho họ thấy họ đáng quý biết chừng nào thì họ
sẽ rất thích hợp tác với bạn.
5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn: Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là
thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, nếu không có họ, bạn khó có được thành
công này. Hãy biết cảm ơn cả những người làm công tác phục vụ văn phòng, cảm ơn cả những người
làm dọn dẹp vệ sinh trong công sở của bạn.
6. Hãy nói về sở thích của họ: Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, để tạo sự thân
thiện với đối tác trong giao tiếp, hãy hiểu và nói đến sở thích của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi nói về sở
thích của họ, phải quan sát thái độ của đối tác để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu thấy họ hưởng ứng
nghĩa là bạn đã tạo được sự thân thiện. Nếu họ không phản ứng thì có thể họ đang dè chừng hoặc họ
khó tính, chỉ muốn nói đến công việc, đó là lúc bạn nên dừng việc nói về sở thích của họ
7.Hãy ghi nhớ từng cái tên: Cái tên của đối tác là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe khi bạn
nói chuyện với họ. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác: “Chào anh, may mà
có anh đã giúp tôi hoàn thành công việc đó,…”.
8.Hy sinh vì người khác: Hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác là cách để họ nhớ đến bạn và
sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng và nhiệt tình với người khác trước, đừng chờ
đợi người khác làm điều tốt với mình trước.
9.Dùng những câu bông đùa làm giảm giá trị bản thân: Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới
moi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn ngay tức khắc
có thể khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ
nhàng nhất nhưng lại không làm người khác bị sốc. Sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào
đó của nhân viên.
10.Tạo sự tương đồng: Nếu bạn và đối tác có những điểm tương đồng như cùng quê, cùng có con nhỏ,
cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,… Trong giao tiếp nếu bạn biết sử dụng sự tương đồng đó, tự
khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc giao tiếp cũng nhờ thế sẽ trở lên tốt đẹp
hơn.
11.Tạo “sự thư giãn thân mật”: Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, có thể mời họ một ly trà nóng,
hoặc khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hỏa” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần
gũi hơn.
12.Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác: Nhận lỗi về mình trước là hành
vi văn minh, dễ làm cho người khác tha thứ nhất.
13.Đừng bảo thủ: Hầu hết mọi người hay mọi đối tác trong giao tiếp đều ghét làm việc/ trao đổi với người
luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.
14.Xin lỗi: “Tôi sai rồi; Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Đừng
dại nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn là không biết cách cư xử và không muốn hợp tác với
bạn.
15.Không nói chuyện phiếm khi bàn công việc: Đó là cách để bạn ngầm khẳng định rằng: Tôi là một
người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi.
16.Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ: Ngắt lời hoặc cắt đứt suy
nghĩ của người khác trong giao tiếp sẽ làm họ tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi đó, hãy đọc lại lời
khuyên thứ 3 ở trên
17.Sách giáo trình môn kỹ năng giao tiếp
18.Các tài liệu tham khảo khác trên web:
123.doc
Tailieu.vn
Luanvan.com