Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

tác hại và ứng dụng vi sinh vật đối với đời sống con ngườ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.29 KB, 6 trang )

Tác hại và ứng dụng của vi sinh vật đối với đời sống
con người
A-Giới thiệu chung về vi sinh vật
1- Khái niệm:
-Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, là những cơ thể đơn bào hay tập hợp đơn
bào, có kích thước hiển vi.
2- Đặc điểm chung:
- Kích thước vô cùng nhỏ bé, đường kính TB chỉ khoảng 0,2 – 2 µm ( đối với SV nhân sơ)
và 10 – 100 µm ( đối với SV nhân thực); cấu tạo rất đơn giản.

VK nano 0,05-0,2µm

Mycoplasma 0,3 µm

VK lam Oscillatoria 7µm

- Có khả năng sinh trưởng và phát triển cực kỳ nhanh.
- Có khả năng hấp thụ nhiều, chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh tổng hợp mạnh mẽ
các chất có hoạt tính sinh học.
- Phân bố rất rộng rãi nhờ khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau của môi trường.

VK H. pylori pH = 2-3

Bào tử Cl.Botulinum chịu Sulfolobus (ưa nhiệt sống ở suối Natronobacterium(ưa mặn, sinh
trưởng tối ưu ở pH 9,5 )
nước nóng nhiều S, pH 1- 5
180oC/10 phút

- Dễ phát sinh biến dị.
- Đa dạng về chủng loại.
4-Các kiểu dinh dưỡng:


- Quang tự dưỡng
- Hóa tự dưỡng
- Quang dị dưỡng
- Hóa dị dưỡng
5-Các nhóm vi sinh vật:
-Vi khuẩn
-Nấm
-Nấm sợi
-Vi tảo


B-Tác hại của vi sinh vật đối với đời sống và biện pháp
phòng trừ
* Thế giới vi sinh vật quanh ta rất phong phú và đa dạng. Chúng là một mắt xích quan trọng
trong các chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên,tham gia vào việc bảo
vệ hệ sinh thái cũng như bảo vệ môi trường cho Trái Đất của chúng ta nhưng bên cạnh đó tác
hại do chúng gây ra cũng ảnh hưởng không hề nhỏ cho cuộc sống của chúng ta.

1.VSV làm ảnh hưởng đến nông sản:
-Trong quá trình cho nông sản vào kho để cất giữ cũng đồng thời là ta đang đưa vi sinh vật
vào trong kho, vì chúng đã có mặt sẵn trong không khí. Những loài vi sinh vật bám trên bề
mặt thực vật gọi là vi sinh vật biểu binh.

-Các nhóm vi sinh vật làm ảnh hưởng đến nông sản chủ yếu là: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn.
1.1:Các nhóm vi sinh vật.
Nấm: có 2 loại nấm kí sinh và nấm biểu sinh.
*Nấm kí sinh: tìm thấy ở 1 số loài.
-diplodia macrospora
-Helm carbonum
-Fusarium spp

-Diplodia zeae
*Nấm biểu sinh: thường gặp ở các loài nấm mốc hoặc nấm men.
Nấm mốc thường tìm thấy trên lá cũng như trên hạt các loại cây là:
-Penicillum spp
-Aspergillus spp
-Alternaria spp
-Cephalothecium spp
Nấm men thường gặp là:
-Torula sp
-Monilia spp
-Oospora sp
-Chromosporium maydis
-Fusarium griseum
Xạ khuẩn: là nhóm vi sinh vật đơn bào,có cấu tạo là cợi nấm, nhưng có cấu trúc và kích
thước tế bào giống vi khuẩn. Một số loài xạ khuẩn thường gặp:
-Streptomyces (gặp chủ yếu)
-Act.grminus
-Act.globisoorum
Vi khuẩn: là 1 nhóm các sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và
thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân.
Một số loại vi khuẩn:


Vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn Salmonella
1.2:Tác hại:
Trong nấm và vi khuẩn có nhiều loại enzim khác nhau có thể phân hủy protide, lipide,
glucide làm phân hủy mô thực vật của nông sản.(VD:Trong nấm asp.glucum có khoảng
20 loại enzyme khác nhau).
Trong quá trình sinh sống, nấm và vi khuẩn tiết ra các chất độc làm rối loạn hoạt động

của các loại men oxy hóa trong mô tế bào nông sản.
*Hậu quả để lại cho nông sản:
-Vi sinh vật phát triển làm mất vẻ đẹp bên ngoài va làm thay đổi màu sắc của hạt
-Sợi nấm phát triển trên hạt làm phân hủy lớp vỏ ngoài, xuyên qua mô bào, xâm nhập
và gây hại cho mô bào trong hạt, gây hại cho phôi nhũ
-Nông sản có thể có mùi ẩm mốc và hỏng không thể sử dụng hoặc bán.
1.3:Biện pháp
-Bảo quản nông sản tại những nơi khô ráo,nhiệt độ và độ ẩm thích hợp dể phòng các loại
vi sinh vật gây hại
-Bảo quản trong các kho được xây dựng đúng quy định để tránh vi sinh vật xâm nhập
-Sử dụng các loại thuốc bảo quản nông sản đúng cách, liều lượng.....
-Sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại vào việc bảo quản
-Việc vận chuyển nông sản được kiểm soát chặt chẽ hơn, giảm mức độ xâm nhập của vi
sinh vật đến mức thấp nhất có thể

2.Tác hại đến cây trồng:
2.1:Bệnh do vi khuẩn gây ra:
-Có rất nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra, bao gồm héo vi khuẩn, đốm lá, cháy lá, u sưng và
loét. Một số loài cũng gây thối nhũn ở rau quả trước và sau khi thu hoạch.
-Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở Việt Nam bao gồm: các chi Ralstonia,
Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.


2.2:Bệnh do virit gây ra:

-Virus gây bệnh cho thực vật có kích thước nhỏ nhất (đường kính từ 20-300nm) và
không thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Vi rút thực vật chỉ có thể xâm nhiễm
vào tế bào cây ký chủ thông qua các vết thương nhỏ do sâu bọ hoặc các véc tơ khác,
qua các vết thương cơ giới. Vi rút tái tạo trong tế bào cây, cản trở các hoạt động bình
thường của tế bào.

-Bệnh do vi rút gây ra làm cho cây còi cọc, biến vàng, khảm hoặc vằn lá, lá vàng
hoặc có các vết loét, đốm vòng, lá biến dạng, lá cuốn, còi cọc, và trong một số
trường hợp, gây chết cây.
2.3:Hậu quả để lại cho cây trồng:
-Làm cho cây kém phát triển và sinh trưởng, năng suât và sản lượng sẽ kém.
-Nếu vi khuẩn sinh trưởng mạnh thj có thể làm cho cây trồng sẽ chết và làm mất mùa vụ
của người nông dân
-Hao phí phân bón và công sức chăm sóc cây trồng ..v.v..
2.4:Các biện pháp phòng trừ:
Đối với bệnh gây hại trên cây trồng do vi khuẩn và virus gây ra thì phòng bệnh là chính,
khi cây đã bị bệnh gây hại thì các biện pháp tác động vào cây trồng hiệu quả đem lại không
cao. Do đó để phòng bệnh tốt bà con cần thực hiện tốt các khâu sau:
+ Luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn như ngô và lúa để cắt đứt nguồn thức ăn
và điều kiện gây hại của nguồn bệnh;
+ Dùng cây giống sạch bệnh, kháng bệnh (cây con và cành giâm) đây là một biện pháp
phòng trừ bệnh hiệu quả sẽ hạn chế được khả năng gây hại và lây lan của bệnh và đặc biệt
có ý nghĩa với cây có múi,… khi phát hiện cây bị bệnh nên đốn bỏ để diệt nguồn bệnh;
+ Bón phân cân đối giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt;
+ Làm sạch cỏ dại và loại bỏ ký chủ gây bệnh cho cây;
+ Phòng trừ côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh như nhện lông nhung gây bệnh
chổi rồng, rầy nâu gây hại trên cây lúa; …
+ Khử trùng các dụng cụ lao động để giảm thiểu nguồn bệnh lây lan từ cây này sang cây
khác

3. VSV gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người và động vật:
3.1. VSV gây ra rất nhiều loại căn bệnh:
-Một số virut gây bệnh và các loại bệnh phổ biến trên động vật:





Virut H1N1, H5N1, H7N9,v.v...



Gây ra bệnh hoại tử da, bệnh tụ cầu, liên cầu khuẩn



Gây tử vong ở động vật: dại, cúm gà, lở mồm long móng,...

-Một số loại bệnh trên con người do virut gây ra:


Gây tử vong ở người: HIV-AIDS, SARS, viêm não Nhật Bản... Hiện nay có thêm
virut MERS-CoV đang có nguy cơ trở thành đại dịch của thế giới.



Gây ra một số bệnh khác như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng do vi khuẩn... ngoài ra
có thể ảnh hưởng đến một số vùng trên cơ thể.

3.2.Hậu quả:
-Làm cho gia súc, gia cầm bị chết nếu bệnh phát triển mạnh,không kịp chữa cho vật nuôi
gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi
-Các loại bệnh nguy hiểm có thể làm cho con người tử vong hoặc mất rất nhiều tiền và
sông sức để chữa bệnh
3.3.Biện pháp phòng tránh:
-Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
sau khi tiếp xúc với đồ vật, tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da, rửa tay

thường xuyên; đeo khẩu trang; ăn chín uống sôi; phòng tránh muỗi và côn trùng đốt là các
biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại phòng bệnh hiệu quả với hầu như tất cả các
bệnh truyền nhiễm.
-Mọi người cần nghiêm chỉnh thực hiện ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi,
nước đã được lọc hoặc xử lý vô khuẩn
-Vệ sinh môi trường thường xuyên, sạch sẽ
-Tiêm vacxin phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm đầy đủ và đúng quy cách
-Nên tìm hiểu thêm về các loại bệnh do vi sinh vật gây ra và cách phòng chúng để có thể tự
phòng tránh một số căn bệnh cho bản thân.


C. Ứng dụng của vi sinh vật đối với đời sống con người
-Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc: làm các loại nước mắm,
tương, chao.., làm sữa chua, muối dưa,cà..., sản xuất các loại rượu, bia. Tận dụng bã
thực vật để sản xuất nấm. Lên men nhằm tăng hàm lượng protein cho thức ăn gia súc.
-Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng: chủ động cấy vsv để phân giải các xác
thực vật, chế biến rác thải làm phân bón, khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ,
VSV sẽ khử amin của axit amin và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon
-Phân giải các chất độc: vi sinh vật có khả năng làm lắng động các kim loại nặng
trong nước, các hợp chất gây độc như S, P,... làm cho nguồn nước sạch hơn
-Bột giặt sinh học: ứng dụng khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ, người ta kết
hợp các VSV vào bột giặt nhằm tăng hiệu quả giặt tẩy bằng enzim như proteaza, lipaza,
tuy nhiên cũng có xunluloza nên cẩn thận với vải len và thổ cẩm. hehehehe.
-Cải thiện công nghiệp thuộc da: sử dụng vi sinh vật phân giải thay cho dao kéo, tăng
độ chính xác và tính thẩm mỹ cho sản phẩm, không dùng nhiều đến thuốc tẩy....
-Sản xuất chế phẩm sinh học, phân bón,...

sử dụng chế phẩm sinh học




×