Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cứu KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.52 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP
LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Câu 1: Trình bày khái niệm nghiên cứu khoa học? Các đặc
điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học?
Câu 2: Trình bày các cách phân loai nghiên cứu khoa học
theo chức năng nghiên cứu và theo các giai đoạn của nghiên
cứu? Cho ví dụ?
Câu 3: Trình bày khái quát trình tự logic của nghiên cứu
khoa học? Cho ví dụ?
Câu 4: Trình bày kết cấu logic của một bài báo khoa học?
Cho ví dụ?
Câu 5: Trình bày bố cục chung của một khóa luận tốt
nghiệp?
Câu 6: Trình bày cách xử lí thông tin định lương trong
nghiên cứu khoa học? Cho ví dụ?

Câu 1: Trình bày khái niệm nghiên cứu khoa học? Các đặc điểm cơ bản của


nghiên cứu khoa học?
a) Khái niệm nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất của sư vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ
thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.
b) Các đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học:
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi những sự vật
hiện tượng ma khoa học chưa hề biết.
* Tính mới:
Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của nghiên cứu khoa học. Nó luôn
có khả năng dẫn tới những xung đột xã hội với các kết luận cũ, bất kể trong khoa


học tự nhiên hay khoa học xã hội.
Quá trình nghiên cứu khoa học luôn là quá trình hướng tới những phát hiện
sang tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát
hiện hoặc sáng tạo mà các đồng nghiệp đi trước đã thực hiện.
* Tính tin cậy:
Nghiên cứu khoa học phải được đảm bảo độ tin cậy về mặt thông tin.
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả
năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm
hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn tòn giống nhau.
* Tính thông tin:
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể
đó là một báo cáo khoa học, một tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu
vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản
xuất mới,… Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản hẩm khoa học luôn
mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật,
thông tin về một quá trình xã hội hoặc quy trình công nghệ và các tham số đặc
trưng cho quy trình đó.
* Tính khách quan:
Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một
tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo tính khách
quan người nghiên cứu khoa học cần phải luôn đặt các loại câu hỏi ngược lại
những kết luận đã được xác nhận.
* Tính rủi ro:
Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn có thể
gặp phải thất bại. Đó là tính rủi ro của nghiên cứu. Có thể do nhiều nguyên nhân:
thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy, trình độ kĩ thuật của thiết bị quan sát
hoặc thí nghiệm thấp, năng lực xử lí thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế,
giả thuyết khoa học đặt ra là sai do những tác nhân bất khả kháng. Ngay khi kết
quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công thì cũng vẫn gặp những rủi ro
trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra là:

- Kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm vi mở


rộng không thành công.
- Ngay cả khi thử nghiệm đã thành công thì vẫn không thể đi đến quyết
định áp dụng vì một nguyên nhân xã hội nào đó.
Tuy nhiên,trong khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả.
* Tính kế thừa:
Có ý nghĩa quan trọng: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ
đóng cửa cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận “riêng có”, “của mình”
mà bài xích sự xâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ những lĩnh vực khoa
học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương pháp nghiên cứu mới và bộ môn khoa học
mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn.
* Tính cá nhân:
Được thể hiện trong tư duy cá nhân, nỗ lực cá nhân, chủ kiến riêng của cá
nhân. Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai
trò cá nhân sáng tạo cũng mang tính quyết định.
Câu 2: Trình bày các cách phân loai nghiên cứu khoa học theo chức năng
nghiên cứu và theo các giai đoạn của nghiên cứu? Cho ví dụ?
a) Các cách phân loại nghiên cứu khoa học theo chức năng nghiên cứu và theo
giai đoạn nghiên cứu:
* Theo chức năng nghiên cứu:
Gồm 4 loại: Nghiên cứu mô tả, nghiên cứu giải thích, nghiên cứu giải pháp,
nghiên cứu dự báo.
- Nghiên cứu mô tả: Là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức về nhận dang một sự vật. VD: mô tả một triều đại trong lịch sử; mổ tả một
hoạt động xã hội; mô tả một tệ nạn xã hội,…
- Nghiên cứu giải thích: là những nghiên cứu nhằm giải thích nguồn gốc,
động thái, cấu trúc, tương tác, hậu quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động
của sự vật. VD: Giải thích nguyên nhân dẫn đến một phong trào xã hội, giải thích

bản chất kinh tế của hiện tượng di dân, lí do dẫn đến sự ra đời của một lý thuyết
khoa học,…
- Nghiên cứu giải pháp: là những nghiên cứu nhằm sáng tạo các giải pháp,
có thể là giải pháp công nghệ, giải pháp tổ chức và quản lý. VD: tìm kiếm giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, biện pháp tháo gỡ khủng
hoảng trong kinh tế và xã hội, giải pháp khắc phục các hiện tượng suy thoái trong
chất lượng giáo dục,…
- Nghiên cứu dự báo: là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự
vật trong tương lai. VD: dự báo sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta 10 năm
sau khi gia nhập WTO, dự báo các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới
vào cuối thế kỉ XXI.
* Theo giai đoạn nghiên cứu:
Phân chia thành 3 loại: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai
(gọi chung là nghiên cứu và triển khai, viết tắt là R&D)
- Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu


trúc, động thái các sự vật. Kết quả là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn tới
hình thành một hệ thống lý thuyết mới. VD: Darwin với thuyết tiến hóa; Einstein
với lý thuyết tương đối…
- Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên
cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra các nguyên lý mới về các giải pháp.
VD: Nghiên cứu sử dụng các biện pháp kinh tê để giảm thiểu dòng di dân từ nông
thôn ra thành phố.
- Triển khai: là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các vật mẫu và công nghệ
sản xuất vật mẫu với những thông số khả thi về kĩ thuật. Gồm 3 giai đoạn:
+ Tạo mẫu: là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm mẫu, chưa
quan tâm đến quy trình hình thành mẫu đó. VD: xây dựng mô hình làng du lịch
sinh thái, mô hình trang trại nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ,…
+ Tạo quy trình: (gđ “làm pilot”) là gđ tìm kiếm và thư nghiệm công nghệ

sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công trong giai đoạn thứ nhất. VD: quy
trình hình thành trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Làm thí điểm loạt nhỏ: ( làm “série 0”) là gđ kiểm chứng độ tin cậy của
quy trình trên quy mô nhỏ. VD: mô hình thí điểm một/một số trang trại vùng đồng
bằng Bắc Bộ, mô hình thí điểm làng du lịch sinh thái vùng trung du Việt Nam,…
Câu 3: Trình bày khái quát trình tự logic của nghiên cứu khoa học? Cho ví
dụ?



×