TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGÀY NAY QUAN NIỆM NHƯ THẾ NÀO VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Tuyết Ánh
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
-
Trần Thiên Bảo Quân
Nguyễn Thị Hồng Thủy
Võ Hoàng Ánh
Võ Văn Nhân
Ngô An Hạ
Võ Thị Hòa
Phạm Thái Phương Tuyền
Hà Văn Đoàn
Võ Tấn Vương
Võ Mộng Hoàng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 6 năm 2016
MỤC LỤC
I.
LỜI MỞ ĐẦU
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Làm việc gì cũng phải
có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được”. Để bước lên
bục giảng dạy, một người giảng viên trẻ luôn phải đặt ra cho mình rất
nhiều yêu cầu như làm thế nào để học viên thích học, làm thế nào để
truyền đạt phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho học viên, làm thế
nào để học viên hứng thú với tiết học của mình… Lời dạy của Bác luôn
là phương hướng hành động, là kim chỉ nam để người giảng viên hoàn
thành tốt công việc của mình: Thứ nhất, mỗi giảng viên, giáo viên thấm
nhuần tư tưởng của Người: “Giáo dục phải tạo ra được những người
lao động mới” là người vừa có tài vừa có những phẩm chất cách mạng,
lòng yêu nước, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên,
không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết
kiệm, giản dị, và sức khỏe để sẵn sàng đi xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh, văn minh. Giảng viên, giáo viên phải có ý thức trách nhiệm
phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức trách
nhiệm để hoàn thành tốt nhất công việc của mình là sự thể hiện rõ nhất
việc “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Thứ hai, là rèn luyện tài, phải không ngừng học tập để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Bác dạy: “Nếu không chịu khó học thì không
tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội ngày càng đi tới, công
việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo. Mình mà không
chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
Thứ ba, là rèn luyện đức, Bác từng nói: “Có tài mà không có đức thì vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người thầy cần
có thái độ, tác phong, ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực khi thực hiện giảng
dạy và trong lối sống của mình. Người thầy cần phải có cái tâm trong
sáng, thể hiện ở đạo đức và hành vi hết lòng vì học sinh, tận tâm dạy
bảo học sinh, luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách dạy hay nhất.
Người thầy phải công bằng, công tâm đối với học viên, không bị
“khúc xạ” bởi những cám dỗ vật chất tầm thường, kiên quyết đấu tranh
chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân mình và
trong đồng sự. Thứ tư, là rèn luyện tâm, người thầy phải có tâm huyết
với nghề. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý! Tâm
yêu nghề thể hiện ngay trong bài giảng của mình, trong từng trang giáo
án mà người thầy hàng ngày bổ sung kiến thức. Tâm huyết với nghề
còn được đánh dấu và ghi nhận bằng sự sáng tạo của người giáo viên
trong sự nghiệp “trồng người”. Câu khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân
yêu” làm kim chỉ nam hành động đối với những người làm công tác giáo
dục, đào tạo. Hết lòng trong từng tiết giảng, công tâm trong từng điểm
chấm đối với học viên là biểu hiện rõ nét của ý thức trách nhiệm ở từng
giảng viên.
Những điều nêu trên đã thể hiện rõ rằng để làm một người giảng viên
vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạo đức tốt không phải là một
chuyện dễ dàng, nhất là khi xã hội ngày này có nhiều thay đổi, bao gồm
cả sự tác động tiêu cực của chính nền kinh tế thị trường đến phẩm chất
cũng như là năng lực của giảng viên. Trong năng lực và phẩm chất luôn
tồn tại một mối quan hệ song hành, chúng tương hổ và bổ sung cho
nhau. Nếu có năng lực mà thiếu đi phẩm chất cũng không xứng đáng
với tư cách của một người làm thầy và ngược lại. Vậy quan niệm và
thực trạng của giảng viên đại học ngày nay đối với mối quan hệ này như
thế nào và tác động của nó đến nền giáo dục Việt Nam ra sao? Bài tiểu
luận này của nhóm tác giả sẽ đi vào phân tích, đặt vấn đề cũng như là
đưa ra các đề xuất, biện pháp để góp phần giải quyết những mâu thuẫn
tồn đọng, góp phần xây dựng một đội ngũ giảng viên có năng lực và
phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của một nền giáo dục tiên tiến, vững
mạnh.
II.
1.
QUAN NIỆM VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA GIẢNG
VIÊN HIỆN NAY
Quan niệm về phẩm chất
Nói đến phẩm chất tức là nói đến cái Đức – một cách phát biểu ngắn
ngọn, súc tích nhưng rất đầy đủ mà nhân văn, ta quen dùng từ bao đời
nay khi cần chỉ ra quan niệm về phẩm chất của con người Việt Nam. Xét
trên phương diện tâm lí – xã hội học, thống nhất về nhiều ý kiến, chúng
ta cho rằng người giảng viên có Đức bao gồm những thuộc tính sau:
- Thi tha, gắn bó với lí tưởng, có hoài bảo tâm huyết với nghề dạy
học và nghiên cứu
- Có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấm
gương sáng cho người học noi theo
- Có tác phong công nghiệp, ý thức kỉ luật, tinh thần phấn đấu và
nhiệt huyết
- Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng
dân tộc và con người Việt Nam
- Có ý thức phục vụ, hòa đồng và chia sẻ với cộng đồng
- Có lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu trẻ
Không còn nghi ngờ gì, kỷ cương trong nhà trường có vai trò to lớn,
nhưng điều chủ yếu vẫn là ở nhân cách của người giáo viên trực tiếp
làm việc với sinh viên. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn
đối với sinh viên đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa,
những lời khuyên bảo về đạo đức, hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào
cả.
Trong hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường dùng kỷ cương để
rèn luyện kỷ luật cho sinh viên, thầy giáo dùng nhân cách của mình để
tác động vào tâm hồn của sinh viên. Nhân cách của người thầy giáo
biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là lòng yêu mến sinh viên, là trình độ học vấn,
là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ năng
giao tiếp của người thầy giáo. Tất cả những yếu tố đó chỉ có ở nhân
cách của người thầy giáo mà không có kỷ cương nào của nhà trường
hay sách vở có thể thay thế được.
Nhà trường luôn luôn có những kỷ cương, kỷ luật và qui chế khen
thưởng, trách phạt sinh viên. Sách vở luôn có những lời hay ý đẹp trang
bị cho sinh viên, … Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là nên tảng, là công
cụ của giáo dục trong việc giáo dục nhân cách sinh viên của người thầy
giáo. Kỷ cương, pháp luật chỉ tạo cho sinh viên có tính kỷ luật. Sách vở
trang bị cho sinh viên kiến thức nhưng nhân cách người thầy chính là
nhân tố quyết định nhân cách của sinh viên. Đó chính là dùng nhân
cách để giáo dục nhân cách.
Dạy học là nghề đào tạo con người là nghề lao động nghiêm túc và
vô cùng gian nan. Thầy giáo là người ươm mầm nhân cách sinh viên.
Công cụ chủ yếu của giáo dục là nhân cách của người thầy, cho nên
nghề giáo đòi hỏi thầy giáo về những phẩm chất đạo đức và năng lực
chuyên môn rất cao. Nó bao gồm kiến thức chuyên môn vững chắc và
cuộc sống chân chính, nghiêm túc và phải luôn có ý thức nâng cao kiến
thức và kỹ năng sống cho bản thân mình. Người làm công tác giảng dạy
phải luôn luôn nâng cao kiến thức để truyền đạt cho sinh viên.
2.
Quan niệm về năng lực
Theo các nhà Tâm lý: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính
tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của một hoạt động,
nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá
nhân nới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải
hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
Định nghĩa khác: năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi
phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà
người đó có thể dùng khi hoạt động.
-> Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau cớ
thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau
có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực
mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao
còn người khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức
cố gắng.
Năng lực có các dạng khác nhau như:
- Năng lực chung
- Năng lực chuyên môn.
-> Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động
khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát
hoá, năng lực lát tập, năng lực tưởng tưởng
-> Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất
định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh
doanh, hội hoạ, toán học...
Mối quan hệ giữa Năng lực chung và năng lực chuyên môn
- Quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của
năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt
được năng lực chuyên môn.
Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều
kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực
chung.
- Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi
người đều phải cớ năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có
một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của
mình.
Chú ý:
- Những năng lực cơ bản này không phải là bẩn sinh, mà nó phải
được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người.
- Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả
năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình
thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.
Để năm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của
năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:
- Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người
kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không
thể nói về năng lực.
- Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực
hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau
cá biệt chung chung nào.
- Khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng,
kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho
việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ đàng hơn.
- Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc
vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được
phát triển tróng quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã
hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng cô bấy
nhiêu loại năng lực có người có năng lực về điện, có người có năng lực
về lái máy bay, có người có năng lực về thể thao ...
VD: Năng lực của người lãnh đạo quản lý:
+ Năng lực tổ chức
+ Sự minh mãn và tài xắp xếp công việc
+ Sự hiểu biết mọi người
+ Tính cởi mở hay là năng lực thâm nhập vào các nhóm người
+ Sự sắc sảo về trí tuệ và óc tháo vát thực tiễn
+ Các phẩm chất ý chí
+ Kỹ năng tiếp xúc với con người
=> Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích
rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta
không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem làm như
thế nào chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít
sức lực của cải vật chất mà kết quả lai tốt.
Phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Trí thức là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và
từ kinh nghiệm cuộc sống của mình.
- Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào
thực tế để tiến hành một hoạt động nào đó.
- Kỹ xảo là những kỹ năng được lắp đi lặp lại nhiều lần đến mức
thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và
việc mình đang làm.
=> Năng lực là một tổ hợp phầm chất tương đối ổn đinh, tương đối
cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động,
do đó người có trình độ học vấn cao đại học, trên đại học hoặc có nhiều
kinh nghiệm sống do công tác lâu năm và kinh qua nhiều cương vị khác
nhau nhưng văn có thể hiểu năng lực cần thiết của người lãnh đạo quản
lý như năng lực tổ chức, năng lực trí tuệ ...)
=> Nếu chỉ căn cữ vào bằng cấp hay quá trình công tắc mà đề bạt
một cán bộ là chưa đủ, chỉ có căn cứ và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ
được giao để đánh giá năng lực cán bộ đảng viên thì mới đúng đắn
Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cồ quan hệ mật thiết
với nhau
- Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có trình độ học
vấn thấp.
- Năng lực tổ chức không thế có được ở người chưa hề quản lý, điều
hành một đơn vị sản xuất, kinh doanh cụ thể do vậy khi đánh giá năng
lực của một cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả sản xuất hoàn thành
công việc là chính.
- Đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và quá trình công
tắc của người đó nữa.
3. Mối quan hệ
Câu chuyện về cô giáo vùng cao:
Là người con của đồng bào dân tộc Mông, lớn lên trong nghèo khó
và vất vả, cô giáo Hoàng Tuyết Ban hiểu rất sâu sắc về sự học để thoát
nghèo. Ngay từ những năm 1990 là học sinh ở trường dân tộc nội trú
của tỉnh, nghỉ hè, nghỉ Tết phải đi bộ mấy chục cây số để về thăm nhà
và sau đó lại quay xuống trường đã thôi thúc học sinh Hoàng Tuyết Ban
luôn khát khao được học và ước mơ trở thành cô giáo đem cái chữ
'gieo' nơi huyện nghèo Tủa Chùa. Ðể thực hiện mơ ước đó, Hoàng
Tuyết Ban đã cố gắng học tập và trở thành một trong mười thí sinh thi
đỗ đầu năm 1994 của Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên. Năm
1998 khi ra trường, mặc dù có những điều kiện ở lại thành phố công tác
nhưng cô giáo trẻ Hoàng Tuyết Ban vẫn quyết tâm trở về quê hương
công tác. Những năm đầu về công tác, Trường THPT Tủa Chùa mới
thành lập, điều kiện cơ sở vật chất khó khăn thiếu thốn nhưng với niềm
đam mê nghề nghiệp, với bầu nhiệt huyết tuổi trẻ và hơn hết là sự trải
nghiệm quý giá về con đường học tập đã giúp cô giáo Ban nỗ lực hết
mình học hỏi, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng đổi mới ứng dụng phương
pháp, nội dung trong các bài giảng hợp lý, vừa bảo đảm kiến thức
chương trình vừa phù hợp với cách học, tiếp cận kiến thức của học sinh
vùng khó.
Năm 2008, khi được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường THPT Tủa Chùa,
vấn đề quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục như nặng thêm nhưng
cũng là động lực để cô giáo Hoàng Tuyết Ban gắn bó hơn với trường
lớp và tập trung tìm hiểu nguyên nhân hạn chế của nhà trường và đưa
ra giải pháp khắc phục. Qua nhiều trăn trở suy nghĩ, Hiệu trưởng Hoàng
Tuyết Ban nhận thấy điểm yếu của đội ngũ giáo viên là sự thiếu kinh
nghiệm trong giảng dạy nhưng bù lại có được thế mạnh là sức trẻ, lòng
nhiệt tình và sự đam mê nghề nghiệp. Xác định được những điểm yếu
và điểm mạnh của đội ngũ giáo viên, một mặt, Ban giám hiệu nhà
trường tìm tòi những giáo viên giỏi, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ở
vùng cao, mặt khác tranh thủ phong trào kết nghĩa giữa các trường
vùng thuận lợi và vùng khó khăn do Sở GD và ÐT phát động để cử giáo
viên đi học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn theo từng chuyên đề. Bên
cạnh đó, nhà trường tập trung chấn chỉnh việc thực hiện kỷ cương nền
nếp trong toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Các thầy
giáo, cô giáo nỗ lực truyền nhiệt huyết, thắp được ngọn lửa mơ ước
trong trái tim học sinh.
Những nỗ lực phấn đấu của Hiệu trưởng và tập thể giáo viên Trường
THPT Tủa Chùa đã từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất
lượng dạy và học. Từ chỗ kết quả đỗ tốt nghiệp chỉ đạt 13,1%, tỷ lệ học
sinh chuyển lớp đạt 67%, không có học sinh thi đỗ vào trường chuyên
nghiệp thì đến năm học 2008-2009 học sinh trường THPT Tủa Chùa đạt
tỷ lệ tốt nghiệp 59%, học sinh chuyển lớp đạt tỷ lệ 87%, tỷ lệ học sinh đỗ
các trường đại học, cao đẳng đạt 56% (trong đó có năm em đỗ thẳng
vào các trường đại học). Ðến năm học 2009 - 2010, tỷ lệ học sinh đỗ tốt
nghiệp đạt 63%, tỷ lệ học sinh chuyển lớp thẳng đạt 84%, có 12 em đoạt
giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, có hai học sinh được tham gia vào Ðội
tuyển học sinh giỏi quốc gia. Ðội ngũ giáo viên cũng có nhiều chuyển
biến đáng kể, đoàn Thanh tra toàn diện của Sở GD và ÐT Ðiện Biên
đánh giá công nhận hai giáo viên Trường THPT Tủa Chùa đạt dạy giỏi
cấp tỉnh, không có giáo viên yếu kém.
Với sự nỗ lực của bản thân, năm năm qua, cô giáo Hoàng Tuyết Ban
liên tục được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, được UBND tỉnh,
Bộ GD và ÐT tặng Bằng khen; nhất là được tặng Kỷ niệm chương trong
Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' ở
khu vực phía bắc và toàn quốc.
Phân tích câu chuyện:
+ Tài:
- Nhận biết được mặt hạn chế của trường
- Có năng lực giảng dạy tốt giáo hóa được học trò, sự tin tưởng của
phụ huynh và đồng nghiệp.
+ Đức:
- Tận tụy với nghiệp dạy học (không nản chí khi gặp khó khăn).
- Tận tụy với học trò, luôn tìm cách giúp học trò học tốt, không bỏ rơi
học trò.
Quan niệm khác về tài và đức:
Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là
không làm được, khác hẳn với vô dụng.
Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được
nhiều người nể phục. Nhưng họ cũng dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn,
độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con
người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp).
Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức
thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài
thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ
và khó có kết quả cao trong công.
Do đó đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho
tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không
được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả
bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được
nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng
thêm tỏa sáng.
III.
THỰC TRẠNG VỀ QUAN NIỆM PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGÀY NAY
1. Quan niệm về Phẩm chất cao hơn Năng lực
- Quan niệm: (Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi không bàn về các vấn
đề quan niệm trong lịch sử về phẩm chất và năng lực). Vấn đề phẩm
chất và năng lực luôn đi đôi với nhau trong cuộc sống của con người, kể
cả khi bạn có phải là Giảng viên hay không. Khi bạn sống và sinh tồn
trong xã hội loài người, thì đòi hỏi bạn phải có mức độ phẩm chất và
năng lực nhất định. Và lẽ dĩ nhiên, phẩm chất và năng lực là do môi
trường xung quanh, hay do xã hội đánh giá thông qua những hành động
của chính bản thân, chứ không phải là do mình tự đánh giá. Theo chúng
tôi thấy, quan niệm về phẩm chất cao hơn năng lực, hay thấp hơn năng
lực, là một sự so sánh khập khiễng. Vì đơn giản là đó là hai mặt, hay hai
yếu tố không liên quan gì nhau. Một Giảng viên, hay một con người, đều
có phẩm chất và năng lực theo mức độ khác nhau. Có thể có người có
phẩm chất bình thường, hoặc tốt, và năng lực cũng vậy. Cũng có thể cả
hai mặt đều tốt. Giống như khi chúng ta đi học, có thể tạm hiểu phẩm
chất tức là hạnh kiểm, và năng lực tức là kết quả học tập trong học bạ.
Do vậy, sẽ không có cơ sở khi so phẩm chất của một người cao hơn
hay thấp hơn năng lực của người đó. Vậy nên chăng tìm một thuật ngữ
khác để nói về mối quan niệm này??? (Đây là ý kiến cá nhân tớ, các
cậu xem xem thoải mái cho ý kiến nhé. Nhiều khi thấy nhảm quá cứ việc
gạch bỏ, )
Một GV có phẩm chất tốt, nhưng năng lực ở mức bình thường, hoặc
thấp hơn, theo chúng tôi, rất thích hợp cho trong các công việc quản lý.
Sự nghiêm chính, rạch ròi và chuẩn mực trong phẩm chất của người đó,
sẽ lái và điều chỉnh cả guồng máy đi đúng hướng. Họ có thể chấp nhận
dùng người có năng lực tốt hơn thực hiện công tác giảng dạy, trong khi
họ giữ vai trò tổ chức, hoặc kiểm soát. Phẩm chất tốt sẽ giúp họ kiểm
soát được tình huống khi sử dụng người có năng lực cao, nhưng phẩm
chất bình thường hoặc kém. Phẩm chất tốt của một Giảng viên thậm chí
thu hút, hoặc lôi kéo những nhân tài về làm việc cho mình ở những vị trí
này. Phẩm chất kém sẽ dẫn đến lạm quyền, quan liêu hay rất nhiều tệ
đoan khác nếu nắm giữ các vị trí này. Vô hình chung, họ sẽ trở thành
những nhà lãnh đạo giỏi, và như vậy, năng lực của các Giảng viên đó sẽ
không thể hiện ở chỗ là một Giảng viên giỏi, có năng lực, mà là những
nhà quản lý, lãnh đạo có năng lực. Một trong những câu phát ngôn của
những nhà quản lý, lãnh đạo giỏi của các tập đoàn kinh tế, các tổ chức
nổi tiếng trên thế giới: Tôi thành công là do tôi sử dụng được những
người giỏi. Ngoài ra, nếu họ có khả năng, hoặc chấp nhận học hỏi,
được đào tạo để nâng cao chuyên môn, họ có khả năng trở thành một
Giảng viên có năng lực.
2. Quan niệm năng lực quan trọng hơn phẩm chất
Đối với xã hội nói chung, năng lực của một cá nhân biểu hiện được
rằng một người có khả năng thực hiện được công việc đối với bản thân
và xã hội hay không. Năng lực của một người được chi phối bởi nhiều
yếu tố, bao gồm: kiến thức và kỹ năng. Với việc Việt Nam ngày càng hội
nhập với thế giới thì điều này đòi hỏi năng lực đóng vai trò chủ đạo trong
công việc để có thể đáp ứng và theo kịp với trình độ phát triển chung
toàn cầu. Và nghề giáo cũng đặt vấn đề năng lực trở nên quan trọng.
Một giảng viên Cao đẳng, Đại học cần có trong mình năng lực trong
giảng dạy và trong nghiên cứu để có thể hướng dẫn sinh viên trở thành
những con người có kiến thức và trình độ sau khi ra trường, đáp ứng
được yêu cầu từ phía xã hội cũng như các nhà tuyển dụng trong và
ngoài nước. Hiện ở Việt Nam đã có các nhà giáo, các giảng viên có đủ
khả năng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy để phục vụ cho lợi ích
“trồng người”. Đây là những người giảng viên thật sự đáng quý và cần
thiết cho nền giáo dục cũng như sự phát triển của nước ta.
Tuy nhiên, cũng như phần trước, hiện nay, dưới áp lực của nền kinh
tế thị trường, sự chi phối của yếu tố vật chất khách quan và chủ quan đã
dẫn đến việc hình thành nên quan niệm coi trọng năng lực hơn phẩm
chất của một số giảng viên. Những giảng viên này nhấn mạnh tầm quan
trọng của năng lực hơn là phẩm chất, họ coi năng lực là yếu tố tiên
quyết để tạo nên một người thầy mà bỏ qua yếu tố về phẩm chất. Quan
niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong tư duy và tạo ra một thế hệ
giảng viên thiếu đi phẩm chất cốt cách của bậc làm nhà giáo.
Những nhà giáo có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng
không nhiệt tình, không tự giác, không say mê với nghề. Họ có thể làm
tốt tùy hoàn cảnh không thường xuyên. Số đông nhà giáo mắc bệnh
nghề nghiệp: có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu nên luôn cho
mình là đúng coi thường những đóng góp của đồng nghiệp, khó chịu với
những thắc mắc của học sinh. Luôn nói nhiều, không chịu lắng nghe,
luôn đổ lỗi cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhà trường, đồng
nghiệp, còn bản thân luôn cho là hoàn hảo. Ngoài việc coi nhẹ thái độ
ứng xử với sinh viên. Vài người trong số họ còn đặt ra vấn đề về “vật
chất”, không giữ đúng tư cách người thầy. Từ đó nảy sinh ra bệnh “vòi
tiền” sinh viên, bệnh “mua bán điểm số” … Đây chính là điều nguy hại
nhất. Các hành động đó sẽ khiến cho sinh viên và xã hội dần mất niềm
tin vào người giảng viên, mất niềm tin vào người thầy và nền giáo dục
Việt Nam. Hậu quả xa hơn nó sẽ gián tiếp gây ra hiện tượng “chảy máu
chất xám” cũng vì nguyên nhân mất đi lòng tin vào nền giáo dục mà
những người giảng viên là người trực tiếp tạo ra điều này.
Cho nên dù có năng lực về nghiên cứu và giảng dạy nhưng nếu
giảng viên thiếu đi phẩm chất, đạo đức thì người giảng viên đó sẽ thiếu
đi tư cách tối thiểu nhất của một người thầy. Và trước cuộc sống bộn bề
những áp lực nhất là về vật chất thì người giảng viên cần phải giữ mình
và giữ phẩm chất cao quý mà xã hội đã ban tặng cho người thầy. Như
thế thì một giảng viên thật sự sẽ là một giảng viên vừa có năng lực vừa
có phẩm chất. Tuy nhiên, để có được cả hai yếu tố trên, chúng ta cần
những giải pháp từ xã hội lẫn bản thân người giảng viên.
IV.
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống
bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học,
thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trường giáo
dục… Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm, giảng viên
phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến
nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với sinh viên. Mặt
khác sinh viên là chủ thể trong học tập và tu dưỡng. Chủ thể phải tự
giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập. Cho nên có
thể nói trong giai đoạn nào thì người giảng viên cũng cần có đủ năng
lực và phẩm chất để truyền tải hết nội dung bài giảng, truyền hứng thú
gợi mở hướng nghiên cứu và hiểu biết mới. Giảng viên nên tự ý thức
được rằng, năng lực và phẩm chất của người thầy phải luôn đi kèm với
nhau, thiếu một trong hai ta không thể hoàn thành tốt trách nhiệm của
một nhà giáo với sinh viên với của mình. Từ đó, người dạy luôn sẵn
sàng học hỏi, tiếp thu cái mới không chỉ từ sách vở, từ xã hội bên ngoài
mà còn từ đồng nghiệp và chính sinh viên của mình. Được vậy giảng
viên không những uyên thâm về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giàu
tình yêu thương, đức vị tha, hiểu người học của mình là ai để có thể có
phương pháp dạy phù hợp nhất.
1. Nâng cao Phẩm chất
Để duy trì và giữ vững những chuẩn mực về đạo đức, nhân cách nhà
giáo trong giai đoạn hiện nay. Bản thân một người giảng viên phải luôn
tự hoàn thiện mình về tư tưởng và hành động. Điều này rất cần thiết cho
các giảng viên trẻ. Bên cạnh đó, người giảng viên phải có ý thức tổ
chức kỷ luật, sống và làm việc theo pháp luật. Cái tâm của nhà giáo là
tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người, tôn trọng lẻ
phải, có tâm hồn trong sáng, thích sự công bằng và đặt biệt là luôn gắn
bó và tâm huyết với nghề nghiệp. Bản thân giảng viên khi đã chọn nghề
giáo là phải tự nhận thức được các khó khăn do nghề nghiệp này đem
lại. Và có lẽ những ai chọn con đường giảng viên đa phần vì mục đích
yêu nghề. Vì thế tự bản thân mỗi giảng viên phải biết gìn giữ tình yêu
nghề nghiệp của chính mình, yêu nghề tức là yêu trường, yêu lớp, yêu
sinh viên không những trên giảng đường mà còn ngoài đời thường để ta
có thể hiểu hơn về chính sinh viên của mình. Giảng viên không chỉ rèn
luyện phẩm chất cho riêng mình mà cũng cần phải cương quyết đấu
tranh loại trừ những biểu hiện chạy theo thành tích, xúc phạm đến nhân
cách và thân thể sinh viên, hoặc các hành vi cố kiếm tiền bằng mọi hình
thức, tự đánh mất mình, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của nghề
giáo, mất lòng tin của xã hội. Phẩm chất của con người không phải ngày
một ngày hai mà có, nó phải trải qua quá trình hình thành lâu dài. Và để
có được phẩm chất của một nhà sư phạm, người giảng viên cần đổi mới
cách nhìn nhận đối với sinh viên, sinh viên là người học nhưng cũng là
người mang lại kinh nghiệm và hướng sáng tạo mới cho giảng viên.
Sinh viên là đội ngũ trẻ, có sức sống, sức sáng tạo mãnh liệt - những
năng lực dồi dào này giúp họ có khả năng tốt nhất trong tiếp thu và nhìn
nhận hình ảnh của người thầy Thay đổi từ cách nhìn nhận với sinh viên
là để người giảng viên đứng trên một khía cạnh khác nhìn vào quá trình
giảng dạy. Sinh viên giao tiếp với giảng viên để học tốt hơn, tiếp thu kiến
thức nhạy và nhiều hơn, giảng viên giao tiếp để truyền thông tin tốt hơn,
sinh viên dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Dù biết rằng việc rèn luyện phẩm
chất là việc cần thiết của tự bản thân mỗi giảng viên nhưng những chủ
thể bên ngoài như nhà trường và nhà nước cần có chế độ quan
2. Nâng cao Năng lực
Đặt vấn đề:
Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế
giới, Việt nam không nằm ngoài xu thế phải đổi mới hệ thống giáo dục
đại học và cao đẳng. Điều này lại càng bức bách hơn khi chúng ta đang
ở một xuất phát điểm rất thấp. Về cơ bản, chương trình cải cách giáo
dục phác họa ra một hệ thống giáo dục đến năm 2020 sẽ phát triển lớn
hơn ba đến bốn lần hiện tại, và được hội nhập tốt hơn, linh hoạt hơn
trong việc tạo ra cơ hội cho việc chuyển đổi khoa học, định hướng
nghiên cứu nhiều hơn, tập trung nhiều hơn trong việc thương mại hóa
cơ hội nghiên cứu và học tập, tiếp cận gần hơn với những tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế, và mở rộng hơn với các cam kết quốc tế. Trong
chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều điều cần
làm và phải được tiến hành đồng bộ, song phát triển đội ngũ giảng viên
có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của
Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2020 đề ra 6 mục tiêu cơ bản, tôi xin trích dẫn 2 mục
tiêu quan trọng sau:
1. Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào
năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng
70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp ứng dụng và khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục
đại học ngoài công lập.
2. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ
về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình
độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm
tỷ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá
20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25%
đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ
thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ.
Như vậy, vấn đề bức bách đặt ra là phải nhanh chóng đào tạo và
phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng
và chất lượng. Nghĩa là, không chỉ chú ý đến số lượng mà chất lượng
giảng viên cũng phải đặc biệt quan tâm.
Phát triển giảng viên là một trong những nhân tố bức bách
quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học và phát triển hệ
thống giáo dục đại học ở Việt nam hiện nay:
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn bồi dưỡng và phát triển giảng viên
tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị - Đại học Kinh tế TP.
HCM đã chỉ ra: Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị,
một giảng viên giỏi là một giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao
nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong
thực tiễn chuyên môn của mình; (2) có năng lực giảng dạy phù hợp với
lĩnh vực chuyên môn sâu của mình; và (3) có năng lực nghiên cứu sâu
trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên
của chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta
mới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và
phát triển của bản thân: thực hành và tìm tòi trong việc ứng dụng vào
giảng dạy; phần “nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội
ngũ giảng viên trẻ chúng ta.
Nếu một người được đào tạo tốt trong các chuyên ngành đào tạo và
có bằng Tiến sỹ thì họ sẽ được đào tạo sâu về chuyên môn và năng lực
nghiên cứu, khi đó họ là nhà nghiên cứu (Học giả - Scholar). Hệ thống
đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ của ta hiện nay cũng chưa đạt đến chất lượng
cao. Là một học giả mới có thể tiến hành các nghiên cứu, tham gia vào
quá trình sáng tạo ra tri thức và qua đó làm cho tri thức và năng lực của
bản thân giảng viên không ngừng phát triển. Nếu một người có chuyên
môn giỏi và có năng lực giảng dạy tốt thì họ là một nhà giáo dục
(Educator). Để phát triển năng lực giảng dạy, giảng viên cần xác định:
- Những đặc điểm chuyên môn do mình phụ trách.
- Các phương pháp phù hợp với chuyên môn đó.
- Các đặc tính, sở thích và khả năng của cá nhân với những phương
pháp giảng dạy khác nhau.
- Những xu thế của thời đại trong học tập và phát triển
- Công nghệ học tập, giáo dục, và đào tạo...
Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng viên
Nếu quan niệm trường sư phạm là máy cái của hệ thống giáo dục thì
người thầy sư phạm phải là chuyên gia giáo dục giỏi, trong đó năng lực
nghề nghiệp phải có tầm ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến hình
thành nhân cách nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. Ảnh hưởng này
có tính quy luật và do vậy quan tâm đến năng lực nghề nghiệp của
người giảng viên sư phạm là giải quyết được tận gốc của mọi vấn đề.
Sau đây là một số giải pháp:
- Rà soát lại năng lực giảng viên sư phạm theo chuẩn nghề
nghiệp, trọng tâm là các năng lực cốt lõi: giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và quản lí. Mục tiêu phấn đấu: 100% giảng viên am hiểu sâu về
khoa học giáo dục (phát triển chương trình, kĩ năng đánh giá, kiểm định,
tư vấn và giao tiếp, tổ chức hoạt động giáo dục).
- Xây dựng chương trình cử nhân sư phạm chất lượng cao. Mục tiêu
đào tạo ra làm giảng viên ĐHSP cho cả nước; hạn chế giữ lại sinh viên
(với mục tiêu ban đầu được đào tạo làm giáo viên THPT) để làm giảng
viên ĐHSP (quá trình đào tạo phát hiện các sinh viên thực tài cần rẽ
nhánh đào tạo tiếp để trở thành giảng viên…).
- Bồi dưỡng nâng chuẩn giảng viên 3 cấp độ: chuyên gia giáo dục,
giảng viên chính và trợ giảng). Mục tiêu: 100% giảng viên được tập
huấn chuyên đề ở nước ngoài ít nhất 5 năm/lần cho các giảng viên
- Sinh viên sư phạm được giữ lại trường theo quy trình: học ngoại
ngữ và tham gia nghiên cứu phổ thông 1-2 năm, sau đó mới học thạc sĩ
và tiến sĩ; hoặc luân chuyển 1-2 năm đến cơ sở khác (trường khác hoặc
trường phổ thông…) sau đó quay lại giảng dạy ở đại học sư phạm; - Để
khẳng định vị trí nhà trường sư phạm, yêu cầu tất cả giảng viên phải
tham gia đổi mới phổ thông theo yêu cầu của Chương trình, SGK
mới. Trước mắt tập trung đổi mới chương trình sư phạm gồm 3 bước
sau đây: nghiên cứu thực trạng giáo dục phổ thông; nghiên cứu mô tả
năng lực người giáo viên; nghiên cứu đề xuất các nội dung môn học
trong chương trình đào tạo giáo viên.
V.
Kết luận
Chiến lược phát triển hệ thống giáo dục đại học đến năm 2020 có
thực hiện được hay không, điều quan trọng và cốt lõi phụ thuộc vào việc
hệ thống giáo dục đại học của chúng ta có phát triển được đội ngũ giảng
viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng hay không. Phát triển giảng
viên không phải là việc làm một lần là xong, trong điều kiện bùng nổ tri
thức hiện nay, công việc này cần được coi là công việc thường xuyên,
liên tục của toàn hệ thống, từng trường, khoa và mỗi giảng viên.