Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

người thân của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.24 KB, 24 trang )

CHỦ ĐỀ NHÁNH:

NGƯỜI THÂN CỦA BÉ
Thời gian thực hiện( từ 09/03/2015 đến 13/03/2015)
I- YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết thực hiện cùng cô các động tác của bài thể dục sáng “Ồ sao
bé không lắc ”
- Biết thực hiện tốt vận động cơ bản “ Bật qua vạch kẻ ”
- Trẻ biết tên gọi, những đặc điểm nổi bật, công việc của những người
thân trong gia đình
- Nhận biết phân biệt một và nhiều
- Trẻ biết tô màu váy đỏ
- Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật trong truyện, nắm được nội dung truyện
“Thỏ con không vâng lời”
- Hát đúng giai điệu bài hát “ Lời chào buổi sáng”
2. Kĩ năng
- Phát triển thể chất cho trẻ, rèn cho trẻ kĩ năng vận động
- Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ
- Phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc
- Rèn trẻ nói đúng đủ câu, phát âm rõ ràng
- Rèn sự khéo léo, kiên trì của trẻ qua các hoạt động
3. Giáo dục
- Trẻ yêu quý, kính trọng, vâng lời cô giáo, đoàn kết với bạn
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất gọn gàng đồ chơi khi chơi
xong
- Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định

***********************************************

ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP



Page 1


MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Bé biết tên gọi, công việc của
những người thân trong gia đình
- Nhận biết phân biệt một và
nhiều

- Trò chuyện và trả
lời câu hỏi về những
người thân trong gia
đình
- Truyện “thỏ con
không vâng lời”

PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ

PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC

NGƯỜI THÂN CỦA BÉ

PHÁT TRIỂN
THẨM MĨ

PHÁT TRIỂN
THỂ CHÁT


Dinh dưỡng - sức khoẻ
- Giữ vệ sinh trong ăn uống và
mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ
- Ăn ngon miệng, hết xuất
TDS: Ồ sao bé không lắc
VĐCB: Bật qua vạch kẻ
TCVĐ : Đuổi nhặt bóng
BTPTC : Tay em

ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 2

- Tô màu váy đỏ
- Dạy hát: “Lời chào buổi
sáng”
- Nghe hát: “ Cả nhà
thương nhau”
- Trò chơi : “ Nu na nu
nống”


KẾ HOẠCH TUẦN
Thời gian

Thứ 2

Thứ 3


Thứ 4

Đón trẻ

Cô đón trẻ vào lớp

Thể dục
sáng
Hoạt
động có
chủ đích

Tập bài “Ồ sao bé không lắc”

Thứ 5

Thứ 6

-Bài tập
- Trò
- Tô màu
- Ôn nhận - Truyện
PTC: “tay chuyện về váy đỏ
biết một
“Thỏ con
em”
người thân
và nhiều
không
-Vận động của bé

vâng lời”
cơ bản:
“bật qua
vạch kẻ”
- TC:
“đuổi nhặt
bóng”
Dạo chơi -Quan sát: -Quan sát: -Quan sát: -Quan sát: -Quan sát:
ngoài trời tranh hai
tranh bé
tranh bé
tranh mẹ
Tranh cả
- Dạo chơi chị em
mời bà
quét nhà
cho bé ăn nhà ngồi
trong
đang chơi uống nước -Trò chơi: -Chơi theo ăn cơm
nhóm
-Trò chơi: -Chơi theo “cây cao
nhóm
- Trò chơi:
“ai giỏi
nhóm
cây thấp”
“ bơi trong
hơn”
-Chơi tự
hồ”

-Chơi tự
do
-Chơi tự
do
do
Hoạt
- Góc thao tác vai: bán hàng, nấu ăn
động góc - Góc hoạt động với đồ vật: xếp chồng, xếp cạnh, xếp sát
- Góc tranh truyện: xem tranh về những người thân trong gia
đình, tô màu tranh vẽ mẹ
Hoạt
-Ôn vận
-Làm quen -BTPTC: -Dạy hát: -Ôn bài
động
động:
với bài hát tay em
“lời chào
thơ “mẹ
chiều
“bật qua
“lời chào
VĐCB:
buổi sáng” và cô”
vạch kẻ”
buổi sáng” bước lên
-Nghe hát: -Trò chơi:
-Trò chơi: -Trò chơi: xuống bậc “cả nhà
“con bọ
“đuổi nhặt “bóng tròn -Trò chơi: thương
dừa”

bóng”
to”
“lộn cầu
nhau”
-Chơi tự
vồng”
- TC: “nu
do
-Chơi tự
na nu
do
nống”
Trả trẻ
Vệ sinh trả trẻ
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 3


THỂ DỤC SÁNG
I/ Nội dung:
Tập bài: “ Ồ sao bé không lắc ”.
- ĐT 1:(tay) hai tay đưa trước,cầm tai,lắc lư đầu
- ĐT 2:(lườn) hai tay chống hông nghiêng người sang hai bên
- ĐT 3:(chân) hai tay chống gối,nghiêng sang hai bên
- ĐT 4:(bật) dậm chân tại chỗ
II/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô.
- Trẻ biết xếp hàng, di chuyển đội hình.

2/ Kĩ năng:
- Rèn và phát triển các nhóm cơ cho trẻ
- Rèn thói quen tập thể dục sáng
3/ Giáo dục:
- Trẻ có ý thức tập luyện thường xuyên.
- Không xô nhau khi học.
III/Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
- Kiểm tra sức khoẻ của trẻ
IV/Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ

* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ tập bài “đi đều”, sau đó dãn thành 3 hàng
ngang.
Trẻ thực hiện
* Hoạt động 2: Trọng động:
- Cô và trẻ cùng tập
- Mỗi động tác tập 2-3 lần
Trẻ tập
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
Trẻ đi nhẹ nhàng

ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP


Page 4


HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
* Góc chơi thao tác vai
- Bán hàng, nấu ăn
* Góc tranh truyện:
- Xem tranh ảnh gia đình bé
- Tô màu tranh hai chị em
* Góc hoạt động với đồ vật
- Xếp ngôi nhà
II. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách xếp ngôi nhà
- Trẻ biết nhập vai người bán hàng, biết nấu một số món ăn đơn giản
- Biết tô màu tranh
2. Kĩ năng
- Rèn sự khéo léo và kiên trì ở trẻ, rèn kĩ năng xếp chồng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Phát triển tư duy trí nhớ của trẻ
- Phát triển khả năng sáng tạo
3. Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng ,đồ chơi
- Tích cực tham gia hoạt động
III. Chuẩn bị
- Hoa quả đồ chơi, bộ đồ chơi nấu ăn
- Đồ chơi xếp hình, tranh, ảnh gia đình bé
IV. Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1:Trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Gia đình con có những ai ?
+ Công việc của từng người trong gia đình con ?
+ Con có yêu quý mọi người trong gia đình không ?
+ Yêu quý thì con làm gì ?
Sau đó dẫn dắt trẻ vào hoạt động
* Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô giới thiệu các góc chơi:
Cô có rất nhiều các góc chơi, các con có muốn chơi
không nào? Cô sẽ giới thiệu về các góc chơi nhé.
Góc thao tác vai các con sẽ chơi bán hàng và chơi nấu
ăn. Bạn nào thích chơi bán hàng, chơi nấu ăn ?
Góc tranh truyện, các con sẽ xem tranh ảnh về gia
đình bé, tô màu tranh. Bạn nào thích tô màu tranh ?
Góc hoạt động với đồ vật các con sẽ chơi xếp ngôi
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 5

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời


nhà
Bạn nào thích chơi xếp nhà ?
- Cô gợi ý trẻ chơi ở các góc
VD: góc hoạt động với đồ vật
+ Con xếp gì vậy ?
+ Con xếp nhà bằng gì ?

+ Nhà mấy tầng hả con ?
+ Con định xếp như thế nào ?
………
(Cô hỏi tương tự với các góc khác)
- Cô cho trẻ nhận góc chơi,vai chơi và về góc chơi
như dự định
* Hoạt động 3: Quá trình chơi
- Cô bao quát trẻ, động viên trẻ
- Vai chơi và góc chơi nào yếu, cô đến góc đó và đóng
làm một vai chơi, chơi cùng trẻ
VD: góc thao tác vai
+ Con bán hàng gì vậy ?
+ Đây là rau gì ?
+ Rau này bao nhiêu tiền vậy ?
………..
(Cô hỏi tương tự với các góc khác)
* Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc nhận xét vai chơi, cô tuyên dương
vai chơi tốt, bổ sung vai chơi yếu cần cố gắng giờ sau
- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ đùng

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ chơi

Trẻ trả lời

***********************************************************

TRÒ CHƠI SỬ DỤNG TRONG TUẦN
- Trò chơi mới: + ai giỏi hơn
- Trò chơi cũ: + cây cao cây thấp
+ bơi trong hồ
+ con bọ dừa
+ bóng tròn to
+ tập tầm vông

ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 6


KẾ HOẠCH NGÀY
THỨ HAI:(09/03/2015 )
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
1/ Nội dung:
* VĐCB: Bật qua vạch kẻ
* TCVĐ: Đuổi nhặt bóng
* BTPTC: Tay em
+ ĐT 1: hai tay dấu sau lưng,đưa hai tay ra trước
+ ĐT 2: cầm vành tai nghiêng về hai phía
+ ĐT 3: ngồi xuống tay vờ hái hoa
+ĐT 4: bật tại chỗ
2 / Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung cùng cô
- Trẻ biết thực hiện vận động cơ bản “ Bật qua vạch kẻ”
- Biết chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô

b/ Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo và chú ý của trẻ .
- Phát triển thể chất cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
- Không xô nhau khi học.
3/ Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ

* Trò chuyện về chủ đề:
+ Ở nhà ai là người nấu cơm cho con ăn ?
Trẻ trả lời
+ Ngoài mẹ con thì gia đình con còn có những ai nữa ?
+ Công việc của từng người trong gia đình con ?
Sau đó hướng trẻ vào bài tập
* Khởi động:
Cô cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi Trẻ thực hiện
chậm => đi thường=>đi nhanh=> đi thường. Sau đó
cầm tay nhau dãn rộng vòng tròn.
* Trọng động:
+ BTPTC: Tay em
- Cho trẻ tập cùng cô
Trẻ tập
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP


Page 7


- Tập các động tác như phần nội dung
+ VĐCB: Bật qua vạch kẻ
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu 2 lần:
Lần 1. Không phân tích .
Lần 2. Kèm phân tích: cô đứng trước vạch chuẩn,
có hiệu lệnh “bật”, cô nhún hai chân lấy đà rồi bật qua
vạch.
- Cô cho 2 trẻ lên làm thử: Cô quan sát và sửa sai cho
trẻ
- Cho lần lượt trẻ lên tập( Cô sửa sai và động viên trẻ
thực hiện)
+ Trò chơi vận động: “ đuổi nhặt bóng”
- Cô nói tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng

Trẻ chú ý quan
sát cô làm mẫu
Trẻ tập
Trẻ tập

Trẻ chơi

**********************************


HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
I. Nội dung
- Quan sát : tranh hai chị em đang chơi
- Trò chơi mới : ai giỏi hơn
- Chơi tự do:
+ xâu hạt, ghép hình, bóng.
II. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết và nêu được nội dung bức tranh
- Biết chơi trò chơi
2. Kĩ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
III. Chuẩn bị
- Tranh hai chị em đang chơi
- Đồ chơi cho trẻ
IV. Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 8

HOẠT ĐỘNG CỦA
TRẺ


* Trò chuyện:

- Hàng ngày ai đưa con tới lớp ?
- Gia đình con còn có ai nữa ?
- Con có yêu quý gia đình mình không ?
=> Các con phải ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà,
bố mẹ nhé.
* Quan sát: tranh hai chị em đang chơi
- Tranh vẽ gì đây các con ?
- Đây là ai ?
- Còn đây là ai ?
- Đây là gì ?
- Hai chị em đang làm gì ?
- Ở nhà con có em hay có anh chị ?
- Khi chơi con có tranh giành đồ chơi không ?
=> Khi chơi các con phải đoàn kết, nhường nhịn
nhau, không đánh nhau.
* Trò chơi: “ai giỏi hơn”
- Cô nói tên trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi: có 2 đội chơi, lần lượt trẻ
của 2 đội bật qua vòng lên hái hoa tặng mẹ, hết thời
gian đội nào hái được nhiều hoa hơn thì thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Chơi tự do
- Cô cho trẻ về các nhóm chơi theo ý thích
- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ

Trẻ trả lời

Chị em
Chị
Em bé

Đồ chơi
Chơi xếp hình
Trẻ trả lời
Không ạ

Trẻ chơi
Trẻ chơi

************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I.Nội dung:
- Ôn vận động : bật qua vạch kẻ
- Trò chơi : đuổi nhặt bóng
II. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ thực hiện được vận động, biết chơi trò chơi
- Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, chú ý
- Trẻ tích cực hoạt động
III. Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Ôn vận động “bật qua vạch kẻ”
- Cô nhắc lại tên bài tập
- Cô làm mẫu
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 9

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ



- Cho lần lượt trẻ lên tập(cô sửa sai cho trẻ)
* Trò chơi: “ đuổi nhặt bóng”
- Cô nói tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Chơi tự do – trả trẻ.

Trẻ tập
Trẻ chơi

*******************************************************

THỨ BA (10/03/2015 ):

HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển nhận thức (nhận biết)
I. Nội dung:
- Trò chuyện về người thân của bé
II. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được tên, công việc của những người thân
2. Kĩ năng:
- Luyện phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ
- Rèn khả năng quan sát chú ý có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy cho trẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu mẹ, ngoan ngoãn, vâng lời
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
III. Chuẩn bị:
- Tranh gia đình bé

IV. Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện
- Hát “ cả nhà thương nhau”
- Bài hát nói về ai ?
- Trong gia đình con còn có ai nữa ?
* Nội dung:
Hôm nay chúng mình cùng trò chuyện về gia đình của
chúng mình nhé.
- Quan sát tranh
+ Cô có bức tranh gì đây ?
+ Đây là ai ?
+ Còn đây là ai ?
+ Ai đây nhỉ ?
Đây là bức tranh gia đình có bố, mẹ, chị, em bé. Ai
cũng vui vẻ khi ở bên gia đình của mình đấy.
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 10

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ hát
Ba và mẹ
Trẻ trả lời

Gia đình
Bố
Mẹ
Chị, em bé



- Gia đình của con có những ai ?
- Bố con tên là gì ?
- Bố con làm công việc gì ?
- Mẹ con tên là gì ?
- Mẹ con thì làm gì ?
( Cô hỏi tương tự với ông, bà, anh, chị, em…)
(Cô hỏi nhiều trẻ)
- Gia đình con có hay đi chơi không ?
- Ở nhà con giúp bố mẹ những việc gì ?
- Con có yêu mọi người trong gia đình không ?
- Yêu mọi người thì con làm gì ?
=> Các con phải ngoan ngoãn, lễ phép với người trên,
chào hỏi khi gặp mọi người. Như vậy mới là những
em bé ngoan.
* Kết thúc :
- Cho trẻ tô màu bức tranh gia đình

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Có ạ
Trẻ trả lời

Trẻ tô

**********************************


DẠO CHƠI TRONG NHÓM
I. Nội dung
- Quan sát : tranh bé mời bà uống nước
- Chơi theo nhóm:
+ Nhặt lá, xâu hạt, ghép hình, bóng.
II. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết và nêu được nội dung bức tranh
2. Kĩ năng:
- Phát triển chú ý có chủ định
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
III. Chuẩn bị
- Tranh bé mời bà uống nước
- Đồ chơi cho trẻ
IV. Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện chủ đề
- Gia đình con có những ai ?
- Công việc của từng người là gì ?
- Con có yêu mọi người trong gia đình không ?
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 11

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời



- Cô cho trẻ dạo chơi quanh lớp, sau đó quan sát
tranh.
* Quan sát : tranh bé mời bà uống nước
Cho trẻ dạo chơi quanh lớp. Sau đó quan sát tranh
chủ đề.
+ Hỏi trẻ:
- Tranh vẽ gì ?
- Đây là ai ?
- Bà đang ngồi ở đâu ?
- Còn đây là ai ?
- Em bé đang cầm gì ?
- Em bé cầm cốc nước làm gì ?
- Các con thấy em bé có ngoan không ?
- Ở nhà các con giúp được gia đình những việc gì ?
( Cô hỏi để nhiều trẻ trả lời)
=> Các con phải ngoan ngoãn, lễ phép để bố mẹ vui
lòng nhé.
* Chơi theo nhóm
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ về các nhóm chơi theo ý thích
- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ

Bà và em bé

Trên ghế
Em bé
Cốc nước
Mời bà uống
Có ạ

Trẻ trả lời

Trẻ chơi

************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Làm quen với bài hát “ Lời chào buổi sáng”(Nguyễn Thị Nhung)
- Trò chơi “ bóng tròn to”
- Chơi tự do
2/ Mục đích – yêu cầu
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả
- Biết chơi trò chơi
b/ Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
3/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Làm quen bài hát: “ Lời chào buổi sáng”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 12

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ



Có một bài hát nói về bạn nhỏ rất ngoan, ngày nào
bạn cũng chào bố mẹ trước khi đi học đấy. Đó là bài
hát “ lời chào buổi sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Thị
Nhung mà cô sẽ giới thiệu cho các con ngay sau đây
- Cô hát 1- 2 lần
- Hỏi trẻ : Tên bài hát là gì ? của nhạc sĩ nào ?
- Cô hát lần 3
* Trò chơi: “bóng tròn to”
- Cô nói tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi
* Cho trẻ chơi tự do
- Cô bao quát trẻ, động viên trẻ chơi
* Vệ sinh trả trẻ

Trẻ trả lời

Trẻ chơi
Trẻ chơi

**************************************************************

THỨ TƯ (11/03/2015) :

HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
1/ Nội dung: Tô màu váy đỏ
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:

- Trẻ biết tô màu chiếc váy
b/ Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo cho trẻ, rèn kĩ năng tô, phân biệt màu sắc
- Phát triển tư duy, thẩm mỹ cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình
3/ Chuẩn bị:
- Mẫu của cô, tranh cho trẻ tô
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
chuyện:
- Hàng ngày ai nấu cơm cho con ăn ?
- Ngoài mẹ ra, còn những ai trong gia đình con nữa ?
- Ở nhà con có ngoan không ?
- Con giúp được gia đình việc gì ?
* Quan sát mẫu:
Cô có món quà tặng các con.

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ

* Trò

ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 13

Trẻ trả lời



- Cho trẻ quan sát mẫu. Hỏi trẻ:
+ Cô có gì đây ?
+ Bức tranh vẽ gì ?
+ Bạn gái mặc váy màu gì ?
+ Chúng mình thấy bức tranh có đẹp không ?
+ Cô có rất nhiều chiếc váy chưa được tô màu. Các
con có muốn giúp cô tô màu cho những chiếc váy thật
đẹp không ?
Trước tiên các con hãy nhìn cô tô mẫu nhé
- Cô tô mẫu (vừa làm cô vừa hướng dẫn trẻ ): nhắc trẻ
cách ngồi, cách cầm bút.
Bây giờ chúng mình sẽ thử xem bạn nào tô chiếc váy
đẹp nhất nhé.
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ tô
- Cô bao quát, giúp đỡ trẻ gặp khó khăn
- Hỏi trẻ :
Con vừa tô gì ?
Chiếc váy có màu gì ?
* Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ mang sản phẩm của trẻ lên trưng bày
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ .
- Động viên, khen ngợi trẻ

Tranh
Bạn gái
Màu đỏ
Có ạ
Có ạ

Trẻ quan sát

Trẻ tô
Trẻ trả lời

**************************************

HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
1/ Nội dung:
- Quan sát : tranh bé quét nhà
- Trò chơi: cây cao cây thấp
- Chơi tự do:
+ Xếp hình, xâu hạt,xếp hoa
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết và nêu được nội dung bức tranh
- Biết chơi trò chơi
b/ Kỹ năng:
- Phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ, khả năng quan sát có mục đích cho trẻ .
- Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
3/ Chuẩn bị:
- Tranh bé quét nhà
- Đồ chơi xếp hình, hoa nhựa, bóng nhựa
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 14



4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện:
- Trong gia đình con có những ai ?
- Tên của từng người là gì ?
- Con có yêu mọi người trong gia đình không ?
* Quan sát : tranh bé quét nhà
- Cô có tranh gì đây ?
- Đây là ai ?
- Bạn gái đang cầm gì ?
- Bạn cầm chổi làm gì ?
- Các con thấy bạn có ngoan không ?
- Các con đã quét được nhà giúp mẹ chưa ?
- Chúng mình còn bé, chưa quét được nhà thì chúng
mình sẽ giúp những việc khác như : lấy tăm, rót
nước….
- Các con ở nhà giúp được gia đình việc gì ?
=> Các con phải ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố
mẹ nhé.
* Trò chơi: Cây cao cây thấp
- Cô nói tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi
* Chơi tự do:
- Trẻ chơi theo ý thích của mình
- Cô bao quát, động viên trẻ chơi

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời


Trẻ trả lời
Bạn gái
Cầm chổi
Quét nhà
Có ạ
Chưa ạ

Trẻ trả lời

Trẻ chơi
Trẻ chơi

*************************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Bài tập phát triển chung: Tay em
+ ĐT 1: hai tay dấu sau lưng, đưa hai tay ra trước
+ ĐT 2: cầm vành tai nghiêng về hai phía
+ ĐT 3: ngồi xuống tay vờ hái hoa
+ ĐT 4: bật tại chỗ
- Vận động cơ bản: Bước lên xuống bậc
- Trò chơi : “ lộn cầu vồng ”
2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức
- Trẻ biết bước lên xuống bậc, biết chơi trò chơi
b/ Kỹ năng:
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP


Page 15


- Rèn sự khéo léo và chú ý của trẻ
- Rèn kỹ năng vận động cho trẻ
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
3/ Chuẩn bị :
- Bậc cao 15cm, kiểm tra sức khỏe trẻ
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện về chủ đề:
+ Ở nhà ai là người nấu cơm cho con ăn ?
+ Ngoài mẹ con thì gia đình con còn có những ai nữa?
+ Công việc của từng người trong gia đình con ?
Sau đó hướng trẻ vào bài tập
* Khởi động:
Cô cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi:
đi chậm => đi thường=>đi nhanh=> đi thường. Sau đó
cầm tay nhau dãn rộng vòng tròn.
* Trọng động:
+ BTPTC: Tay em
- Cho trẻ tập cùng cô
- Tập các động tác như phần nội dung
+ VĐCB: Bước lên xuống bậc
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu 2 lần:
Lần 1. Không phân tích .
Lần 2. Kèm phân tích: Khi có hiệu lệnh “bước”
thì cô bước lần lượt lên hết các bậc. Sau đó lại bước

xuống.
- Cô cho 2 trẻ lên làm thử: Cô quan sát và sửa sai cho
trẻ
- Cho lần lượt trẻ lên tập( Cô sửa sai và động viên trẻ
thực hiện)
+ Trò chơi vận động: “ lộn cầu vồng”
- Cô nói tên trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi:
+ Từng đôi hai trẻ một đứng đối diện, cầm tay nhau đu
đưa sang hai bên theo nhịp câu thơ mỗi lần đưa tay
sang là ứng với một tiếng
“ Lộn cầu vồng…
….Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng”
Đọc đến câu cuối, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui
qua tay nhau về một phía, qay lưng vào nhau, hạ tay
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 16

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời

Trẻ tập

Trẻ quan sát

Trẻ tập



xuống dưới rồi tiếp tục đọc lần hai. Cách vung tay lộn
cũng giống lần một, rồi trở về tư thế ban đầu
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng

Trẻ chơi

**************************************************************

THỨ NĂM ( 12/03/2015 ) :

HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
( Lĩnh vực phát triển nhận thức )
I/ Nội dung:
- Ôn nhận biết phân biệt một và nhiều
II/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được một và nhiều
2/ Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt.
- Rèn trẻ nói đầy đủ câu, phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ.
3/ Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi
III/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng của trẻ : bạn trai, bạn gái
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn.
IV/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

* Trò chuyện về chủ đề:
- Ở nhà con, ai là người xúc cơm cho con ăn ?
- Ngoài ra, gia đình con còn có ai nữa ?
- Con có yêu quý mọi người trong gia đình không ?
=>Sau đó cô hướng trẻ vào bài
* Nội dung : Nhận biết phân biệt.
Cô phát cho mỗi trẻ một rổ có lô tô bạn gái và lô tô bạn
trai
- Cô đưa lô tô bạn trai ra hỏi trẻ :
+ Đây là gì ?
+ Các con hãy cầm lô tô bạn trai giống cô nào
+ Cả lớp nói: “bạn trai”
+ Các con nhìn xem có một bạn trai hay nhiều bạn trai?
+ Cả lớp nói: “có nhiều bạn trai”
+ Cho nhiều trẻ nói
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 17

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
3-4 trẻ trả lời

Bạn trai
Trẻ giơ lên
Trẻ nói
Nhiều bạn trai
Trẻ nói



- Cô đưa lô tô bạn gái và hỏi trẻ :
+ Trong rổ của các con còn có gì nữa ?
+ Các con hãy giơ lên và nói: “bạn gái”
+ Các con nhìn xem có một bạn gái hay nhiều bạn gái ?
+ Cả lớp nói: “có một bạn gái”
+ Cho nhiều trẻ nói
- Cô nói tên bạn, trẻ tìm và giơ lên
+ Cô nói “bạn trai” =>trẻ giơ lên và nói “có nhiều bạn
trai”
+ Cô nói “ bạn gái” => trẻ giơ lên và nói “có một bạn
gái”
+ Cô nói “bạn nào có một” => trẻ giơ lên và nói “bạn
gái”
+ Cô nói “bạn nào có nhiều” => trẻ giơ lên và nói “bạn
trai”
* Luyện tập :
- Trò chơi “ nhà của ai”
+ Cách chơi : cô phát cho mỗi trẻ một lô tô bạn trai
hoặc bạn gái. Cô chuẩn bị 2 nhà, một nhà có nhiều bạn
trai và một nhà có một bạn gái. Trẻ vừa đi vừa hát, khi
có hiệu lệnh “về nhà”, trẻ cầm lô tô bạn trai thì về nhà
có nhiều bạn trai, bạn cầm lô tô bạn gái thì về nhà bạn
gái.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Trò chơi : “ ai giỏi nhất”
+ Cho trẻ tìm trong lớp xem có đồ dùng, đồ chơi nào có
một và đồ dùng, đồ chơi nào có nhiều.
- Trò chơi “ xếp hoa”
+ Cho trẻ xếp một nhóm có một hoa và một nhóm có
nhiều hoa.

* Kết thúc :
- Cô khái quát, giáo dục trẻ.
=> Kết thúc tiết học cô nhận xét và khen trẻ

Bạn gái
Trẻ giơ lên
Một bạn gái
Trẻ nói

Trẻ nói

Trẻ chơi

Trẻ chơi
Trẻ chơi

***************************************

DẠO CHƠI TRONG NHÓM
I. Nội dung
- Quan sát : tranh mẹ cho bé ăn
- Chơi theo nhóm:
+ Nhặt lá, xâu hạt, ghép hình, bóng.
II. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 18



- Trẻ biết và nêu được nội dung bức tranh
2. Kĩ năng:
- Phát triển chú ý có chủ định
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
III. Chuẩn bị
- Tranh mẹ cho bé ăn
- Đồ chơi cho trẻ
IV. Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện chủ đề
- Con hãy kể những người trong gia đình con ?
- Hàng ngày ai nấu cơm cho con ăn ?
- Bố con làm gì cho con ?
- Con có yêu gia đình mình không ?
* Quan sát : tranh mẹ cho bé ăn
Cho trẻ dạo chơi quanh lớp. Sau đó cho trẻ quan sát
tranh.
– Hỏi trẻ:
+ Tranh vẽ gì ?
+ Đây là ai ?
+ Ai đây ?
+ Mẹ đang cầm gì ? để làm gì ?
+ Em bé thì thế nào ?
+ Ở nhà ai xúc cơm cho con ăn ?
=> Con phải ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ nhé
* Chơi theo nhóm
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ về các nhóm chơi theo ý thích

- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời

Mẹ và bé
Mẹ
Em bé
Cầm thìa, xúc
cho bé ăn
Há miệng để ăn
Trẻ trả lời

Trẻ chơi

***********************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1/ Nội dung:
- Dạy hát: “ Lời chào buổi sáng”( Nguyễn Thị Nhung)
- Nghe hát : “ Cả nhà thương nhau”( Phan Văn Minh)
- Trò chơi : “ Nu na nu nống”
2/ Mục đích - Yêu cầu
a/ Kiến thức
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 19



- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ hát được theo cô cả bài.
- Biết chơi trò chơi
b/ Kỹ năng:
- Rèn và phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định và kĩ năng ca hát cho trẻ.
- Trẻ hát to, rõ lời, hát đúng giai điệu bài hát
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Trẻ thể hiện được tình cảm qua nội dung bài hát
3/ Chuẩn bị
- Xắc xô
4/ Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện :
- Ở nhà con thường chơi với ai ?
- Gia đình con còn những ai nữa ?
=> Các con phải ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ
nhé.
* Dạy hát: “ Lời chào buổi sáng”
- Cô hát “Con chào …mẹ yêu”
Cô vừa hát bài hát gì ?
Bài hát vừa rồi là bài “Lời chào buổi sáng” của nhạc
sĩ Nguyễn Thị Nhung
Các con hãy lắng nghe cô hát cả bài hát này nhé.
- Cô hát lần 1
Bài hát cô vừa hát có hay không ?
Bài hát có tên là gì ? của nhạc sĩ nào ?
Chúng mình có muốn nghe cô hát lại bài hát này
không ?
- Cô hát lần 2+ xắc xô

Bài hát nói về bạn nhỏ rất ngoan, ngày nào trước khi
đi học bạn cũng chào bố mẹ.
- Cho cả lớp hát cùng cô 3-4 lần
- Cho tổ, nhóm, cá nhân hát đan xen
(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
* Nghe hát: “ Cả nhà thương nhau”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả
Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con bài hát “Cả nhà
thương nhau” của nhạc sĩ Phan Văn Minh. Các con
hãy lắng nghe nhé.
- Cô hát lần 1 (diễn cảm)
Bài hát vừa rồi nói về tình cảm gia đình rất gần gũi,
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 20

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Có ạ
Trẻ trả lời

Cả lớp hát
Tổ 1 + cá nhân
Cá nhân + nhóm
Nhóm + tổ 2



thân thiết.
Các con có muốn nghe lại bài hát này không ?
- Cô hát lần 2 + cử chỉ, điệu bộ

Có ạ
Trẻ hưởng ứng
cùng cô

* Trò chơi : nu na nu nống
- Cô giới thiệu trò chơi
- Nhắc lại cách chơi
Trẻ chơi
- Cho trẻ chơi
* Kết thúc: Hôm nay cô đã dạy chúng mình bài hát gì
nhỉ ? Về nhà chúng mình hãy hát cho bố mẹ nghe nhé.

*************************************************************

THỨ SÁU (13/03/2015) :

HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
( Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
I. Nội dung:
- Truyện “ Thỏ con không vâng lời”
II. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Rèn trẻ nói đúng đủ câu, phát âm rõ ràng
3. Giáo dục:
- Trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời
III. Chuẩn bị:
- Tranh truyện
IV. Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề
- Hàng ngày ai đưa con tới lớp ?
- Gia đình con còn ai nữa ?
- Ở nhà các con có vâng lời mẹ không ?
Có một bạn Thỏ con không vâng lời mẹ, đi chơi xa nên
bị lạc đường đấy. Muốn biết làm cách nào Thỏ con về
nhà được thì các con hãy nghe cô kể chuyện nhé.
* Hoạt động 2: Nội dung
- Cô kể lần 1 ( diễn cảm )
Các con vừa nghe cô kể chuyện “Thỏ con không vâng
lời”
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 21

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời


Các con thấy câu chuyện có hay không ?
Các con hãy nghe cô kể lại lần nữa nhé
- Cô kể lần 2 + tranh truyện

Đàm thoại:
+ Cô vừa kể cho con nghe truyện gì ?
+ Thỏ mẹ dặn Thỏ con thế nào ?
+ Thỏ con có nghe lời mẹ dặn không ?
+ Thỏ bị làm sao ?
+ Ai đã đưa Thỏ con về nhà ?
+ Thỏ con nói gì với mẹ ?
- Cô kể lần 3
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Hôm nay cô đã kể cho các con nghe truyện gì ?
- Cô động viên, khen ngợi trẻ
- Cô và trẻ cùng hát “Mẹ yêu không nào”

Có ạ

Trẻ trả lời
Không đi chơi xa
Không
Bị lạc đường
Bác Gấu
Xin lỗi mẹ
Trẻ trả lời

*************************************

HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
1/ Nội dung:
+ Quan sát : tranh cả nhà ngồi ăn cơm
- Trò chơi : bơi trong hồ
+ Chơi tự do: nặn bánh, xâu vòng, chơi lăn bóng

2/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức:
- Trẻ biết và nêu được nội dung bức tranh
- Biết chơi trò chơi.
b/ Kỹ năng:
- Rèn và phát triển khả năng quan sát, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có mục đích
cho trẻ.
c/ Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
3/ Chuẩn bị:
- Tranh cả nhà ngồi ăn cơm
- Đồ chơi cho trẻ
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chuyện:
- Hàng ngày ai nấu cơm cho con ăn ?
- Ngoài mẹ, gia đình con còn có ai nữa ?
- Con có yêu gia đình mình không ?
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 22

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ trả lời


=> Các con phải ngoan ngoãn, lễ phép với người trên
* Quan sát : tranh cả nhà ngồi ăn cơm
- Tranh vẽ gì nhỉ ?

- Đây là ai ?
- Bố đang cầm gì ?
- Còn đây là ai ?
- Mẹ đang làm gì ?
- Ai đây ?
- Trông chị và em bé thế nào ?
Đây là bức tranh cả gia đình ngồi ăn cơm rất là vui vẻ.
Mọi người đều phải đi làm. Và đến bữa ăn thì cả nhà
được sum vầy bên nhau rất là ấm áp, vui vẻ.
Khi ăn cơm gia đình con như thế nào ?
* Trò chơi : “bơi trong hồ”
- Cô nói tên trò chơi
- Nhắc lại cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
* Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích của trẻ
- Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trẻ trả lời
Bố
Cầm bát
Mẹ
Gắp thức ăn
Chị, em
Cười vui vẻ

Trẻ chơi
Trẻ chơi

***********************************************


HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Nội dung
- Ôn bài thơ “Mẹ và cô”
- Chơi trò chơi “ con bọ dừa”
- Chơi tự do – vệ sinh trả trẻ
II. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ chơi tốt trò chơi
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, đọc được theo cô cả bài
- Chơi đoàn kết với bạn
III. Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Trò chơi : “con bọ dừa”
- Cô nhắc lại tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* Ôn bài thơ “Mẹ và cô”
- Cô giới thiệu tên bài thơ
- Cô đọc 3-4 lần
Hỏi trẻ tên bài thơ ?
ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 23

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ chơi

Trẻ trả lời



Buổi sáng bé chào ai ?
Bé ôm cổ ai ?
Buổi chiều bé chào ai ?
Rồi bé làm gì ?
- Cho cả lớp đọc
- Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc đan xen
* Chơi tự do

Chào mẹ
Ôm cổ cô
Chào cô
Sà vào lòng mẹ
Trẻ đọc

************************************************************

NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
1/ Nội dung:
- Nhận xét, đánh giá
- Thưởng phiếu bé ngoan.
- Biểu diễn văn nghệ
2/ Mục đích - yêu cầu:
a/ Kiến thức:
-Trẻ biết mình được cô khen hay chưa được khen.
- Trẻ cố gắng thi đua để được cô khen trong tuần tới.
b/ Kỹ năng:
- Rèn,phát triển chú ý cho trẻ.
c/ Giáo dục:
-Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Biết sửa lỗi trong tuần tới.

3/ Chuẩn bị:
- Phiếu bé ngoan
4/ Hướng dẫn:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hát: “Cả tuần đều ngoan”
- Cô nhận xét những bé ngoan, chưa ngoan
- Cho trẻ đạt tiêu chuẩn đứng lên trước lớp cô thưởng
phiếu bé ngoan cho trẻ
- Cô nhắc nhở trẻ chưa đạt tiêu chuẩn cần cố gắng ở
tuần sau
* Liên hoan văn nghệ:
- Cho trẻ hát, múa, đọc thơ những bài trong chủ đề.

ĐÀO THỊ THANH ĐIỆP

Page 24

HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Trẻ hát
Trẻ xếp hàng
Trẻ lắng nghe cô
Trẻ hát múa, đọc
thơ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×