Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CẢM NGHĨ về mẹ biểu cảm về loài cây em yêu CHỨNG MINH TÍNH ĐÚNG đắn của câu tục NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.01 KB, 12 trang )

CẢM NGHĨ VỀ MẸ
Cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn luôn giành tình
cảm cho tôi nhiều nhất mãi chỉ có một. Đó chính là người mẹ kính yêu của tôi.
Mẹ tôi năm nay đã ngoài ba mươi rồi. Nhưng đối với tôi mẹ vẫn còn trẻ như phụ nữ
mười tám đôi mươi. Mẹ có dáng người thấp đậm. Mái tóc mẹ đen nhánh, dài và chấm
ngang lưng ôm lấy khuôn mặt trái xoan của mẹ. Nước da mẹ không được trắng như bao
người phụ nữ vì ngày xưa mẹ phải lao động vất vả kiếm tiền mua gạo nuôi cả gia đình.
Đôi mắt mẹ đen láy ẩn sau hàng mi dài và cong. Chiếc mũi của mẹ tuy không cao nhưng
rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ. Làn môi đỏ hồng lúc nào cũng nở nụ cười tươi để lộ hai
hàm răng trắng muốt, rất dễ mến dễ gần. “Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn.” Đôi
bàn tay của mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi tôi. Mỗi khi cầm đôi bàn tay trai sần của mẹ
tôi thấy thương mẹ vô cùng.
Mẹ là người rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái nên người. Tính mẹ hơi nóng
nhưng cũng có lúc mẹ rất hiền từ. Mỗi lần mẹ nói, tôi thấy mẹ như một cô giáo dạy văn
đang đứng trên bục giảng bài. Mỗi khi tôi mắc lỗi, bằng giọng nói dịu dàng, truyền cảm,
lời an ủi và động viên, mẹ đã khiến tôi nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi nhớ có lần được
điểm mười. Vừa đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ và xà lòng mẹ khoe: “Mẹ ơi hôm nay
con được điểm mười đấy, mẹ thưởng cho con một món quà nhé!” Mẹ cười tươi ôm chầm
lấy tôi và nói: “Con gái của mẹ giỏi quá, mẹ thưởng cho con này!” Mẹ vừa nói vừa hôn lên
má tôi một cái. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng. Vòng tay mẹ ấm áp như ngọn lửa hồng sưởi ấm
trái tim tôi. Cũng có lần tôi bị điểm kém, trên khuôn mặt của mẹ không còn nụ cười của
mọi ngày nữa. Mà giờ đây gương mặt mẹ trùng xuống, buồn rầu. Nhưng mẹ không quát
mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ và cố gắng cười để an ủi tôi và động viên tôi cố gắng lần
sau. Trong lúc đó, tôi cảm thấy mình đã phụ lòng mẹ, phụ công mẹ nuôi dạy chúng tôi. Vì
vậy tôi đã tự hứa với mình rằng sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. Những đêm tôi chưa
học bài xong, vì lo lắng cho tôi nên mẹ đã lên phòng và ngồi cạnh tôi. Thấy tôi chán nản
và buồn ngủ, mẹ đã động viên tôi giúp tôi không buồn ngủ và chán nản. Những lời nói của
mẹ như một nguồn sức mạnh giúp tôi cảm thấy tỉnh táo và học tiếp bài.


Ở nhà mẹ là một người phụ nữ đảm đang. Mặc dù buổi sáng mẹ phải thức dậy sớm để đi


làm nhưng mẹ vẫn rất quan tâm tới tôi. Sáng nào mẹ cũng hẹn đồng hồ báo thức cho tôi
dậy đi học. Mẹ chuẩn bị quần áo đồng phục cho tôi mặc. Nhưng cũng có ngày mẹ đi làm
muộn. Những ngày đó, trước khi đi học mẹ bẻ áo cho tôi, chỉnh khăn quàng đỏ cho tôi. Có
lần góc học tập và phòng ngủ của tôi rất bề bộn. Nhưng buổi tối, sau khi đi học thêm về,
mọi thứ đã khác. Tất cả đều rất gọn gàng và ngăn nắp. Quần áo được gấp gọn gàng và để
ngay ngắn trong tủ. Buổi trưa có những hôm đi làm về muộn nhưng mẹ vẫn chuẩn bị một
bữa trưa đơn giản nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cha con tôi. Không chỉ ở nhà mà
ở ngoài xã hội mẹ cũng tham gia rất nhiệt tình. Trong tổ, hàng xóm có việc gì mà nhờ đến
mẹ, mẹ đều giúp đỡ . Ra ngoài, mẹ luôn chào mọi người bằng một nụ cười tươi. Mọi
người ai cũng yêu quí mẹ như cha con tôi vậy.
Bao lần xem trên ti vi, thấy các bạn nhỏ mồ côi không cha, không mẹ, không có họ hàng
thân thiết, nơi ăn chốn ở và không có nơi nương tựa. Các bạn ấy phải đi bán những thanh
kẹo cao su, những tấm vé số… để kiếm ăn sống qua ngày. Tội nghiệp các bạn nhỏ ấy làm
sao! Bây giờ tôi mới biết mình thật may mắn. Tôi có cha mẹ và có cả một gia đình êm ấm,
hạnh phúc trong vòng tay che chở của cha mẹ. Tôi muốn nói thật nhiều với mẹ: “Mẹ ơi,
con yêu mẹ nhiều lắm!” Đúng là: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”.

Biểu cảm về loài cây em yêu.
Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời
người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi ấn tượng bạn bè, thầy cô
mái trường tha thết à một loài cây mà tôi vô cùng quý mến, trân trọng. Loài cây ấy đã khá
quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên khá thân mật:
cây hoa học trò.

Ngay từ khi đặt chân vào nấc thang học đường đầu tiên tôi phải bỡ ngỡ rụt rè e sợ
nhưng cũng hòa vào đó là sự ngây ngất trước vẻ đẹp của trường. Ngay từ lúc ấy tôi đã cảm
nhận được nơi này chính là nơi mà tôi tin tưởng có thể gửi cả cuộc đời tôi vào đây. Ở đây


tôi có nhiều bạn mới cô thầy mới, trường lớp mới đã trở thành cô bé chững chạc hơn

nhiều. Nơi đây có hàng cây xanh rì. Cây me tây những tán cây to vươn lên che cả bầu
trời.Ngồi dưới tán cây một cảm giác mát dịu,chính từ thiên nhiên ban tặng. Nhưng tôi có
thể thốt lên rằng: tôi không yêu cây me tôi chỉ yêu cây phượng. Cây phượng gắn cả quãng
đời tôi là một người bạn tri ân tri kỉ không riêng gì tôi mà cả các bạn khác. Dáng cây
nhỏnhắn xnh xắn chỉ có vài cành to, nhưng trong thân cây và cành cây đó nó chứa đựng
biế bao nhiêu kỉ niệm. Kỉ niệm vui buồn khác nhau. Mùa đông cây đứng im lìm không
khoác được chiếc áo rậm rạp đỏ rực, cũng không mặt được chiếc áo xanh non ấm áp bao
trùm lên cơ thể.Trơ trụi cành lá chỉ còn vỏ thân xù xì, nó cũng ghen tị với các loài cây me
tây nhiều lắm. Nó ao ước rằng được như những người bạn khác. Khi bàn tay tôi chạm vào
những chổ xù xì củta nó, nó đau lắm nhưng cũng cố lay động cùng chị gió. Đó là một nụ
cười mà cây dành cho tôi. Tôi vui lắm. Cây phượng là thế đó nó trải qua nhiều kỉ niệm vui
buồn lắm. Nó phải tận mắt chứng kiếm cảnh học sinh nghỉ hè, cả trường vắng lặng, chỉ có
nó là thắp lên ngọn lửa đỏ cháy bỏng của sân trường. Chúng tôi hòa vào những ngày vui
của gia đình còn nó thì lẻ loi cô đơn nhưng nó cũng tự hào lắm, xung quanh trường chỉ có
nó là ầm áp ngọn lửa đỏ mùa hè. Hè về học sinh nghỉ, trống nghỉ, trường nghỉ sau một thời
gian làm việc mệt mỏi. Cây phượng vẫn ung dung làm việc của mình làm cho sân trường
nhộn nhịp hẳn lên bởi chính màu hoa của nó. Sự cuốn hút của hoa màu đỏ như nhung mịn
như bột đã làm cho mọi vật trong trường bừng giấc. Hè về những chú ve là dàn đồng ca
mùa hạ ẩn nấp vào thân cây phượng tấu lên bản nhạc của mùa hè thật réo rắc và nhộn
nhịp. Hoa phượng hàn chứa kỉ niệm vui đầy ắp. Những cánh hoa tụi con gái chúng tôi tách
ra tạo thành những chú bướm thật là đẹp, thật dễ thương và đầy nụ cười. Mỗi khi tôi lật
trang vở trắng có hình chú bướm tôi ngồi ngắm rồi một nụ cười lại hiên ra trên môi. Chợt
một suy nghĩ hiện lê tâm trí tôi với một tấm lòng thật và chân thành tại sso cây hoa
phượng lại là cây hoa học trò tôi đã cố suy nghĩ và để rồi câu trả lời chính xác là bởi vì cây
hoa phượng nó gắn vời hàng nghìn cảm xúc của học sinh kỉ niệm vui buồn. Những bạn
nam lấy hoa phượng chơi chọi gà cùng với tiếng hò reo í ới, tiếng cổ vũ nồng nhiệt xen
vào đó lòng buồn rời rợi vì mình thua. Nhưng dù thắng hay thua thì trò chơi chọi gà vẫn
không thể thiếu vào ngày chơi hè của chúng tôi. Lại một mùa đông nữa đến mùa hè trôi
qua chắc có lẽ cây phượng trở lại thời xưa của nó. Hoa bắt đầu rụng xuống gốc cây chúng



tôi cầm chổi ra quét như thu gom lại những kỉ niệm của mình rồi đây những kỉ niệm đó
được vùi đống đốt thành tro. Kỉ niệm đã tan thành mây khói cùng với một năm học trôi
qua năm học mới đến nhưng trong tôi vẵn còn đọng lại nhứng ấn tượng khó phai về một
mùa phượng.

Cây phượng lúc nào cũng đẹp nhưng không bao giờ đẹp như lúc này. Mai đây dẫu có
đi bất cứ nơi nào thì hình ảnh của cây phượng vẫn còn vĩnh hằng trong trái tim tôi như
ngọn nến không bao giờ tắt. Giờ đây tôi không biết phải cảm ơn thầy cô và mái trường
như thế nào để thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Tôi không biết phải im
lặng bao nhiêu lần để suy nghĩ về những tình cảm của tôi dành cho cây phượng, thầy cô
mái trường. Tôi không biết tôi sẽ ra sao nếu như tôi không được đi học. Còn bây giờ tôi
chỉ biết nói rằng: tôi yêu cây phượng, tôi quý cây phượng và những thứ thuộc về mái
trường.

CHỨNG MINH TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA CÂU TỤC NGỮ:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ
muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ
lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động
viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh
nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng
với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ
thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một
cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền
thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,



nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những
thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp
chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,
chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể
hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính
là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình.
Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu
thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được
để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất
nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt
lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng,
chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập
chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên
lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của
mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi
tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không
thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành
đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình
rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba
khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực
đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng
mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm
những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh
nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như

một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết


tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù,
sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch
vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành
công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập
chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương
lai của đất nước nhé!!!

Bài 2
Con người ta ai cũng muốn thành đạt. Nhưng con đường dẫn đến thành công thường
quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai . Để động viên con người vững chí , bền gan
phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ :
"Có công mài sắt có ngày nên kim "
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân
kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu
để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật
liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài
dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày
nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến
,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén
cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát
cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta
đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập
cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn
dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông

Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để
ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm


mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy
ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và
thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé
mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết
viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành
những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì
luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình
thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng
cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết
bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận
.anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu
tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức
nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của
mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên
trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta
mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự
vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi
gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau
tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc
quan ,tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình , Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyet chí ắt làm nên"


Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên
tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên
con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp

Đề bài:Chứng minh câu ca dao sau:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
BÀI LÀM
MB:
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm
thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết.
Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm
bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn
sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non


Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
TB GIẢI THÍCH SƠ LƯỢC VỀ CÂU CA DAO)
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng
cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây"
đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại".
Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng
sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng
nghìn năm lịch sử.

(CHỨNG MINH THEO TỪNG THỜI KÌ-THEO THỜI GIAN)
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy
dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt
đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc
tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực
hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo
dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên


đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh
chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!"
vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát
Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những
minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính
là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng
định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô
cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta
đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô
hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực


tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho
cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có
xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại

giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là
bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao
người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi
lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức
đoàn kết cua mỗi chúng ta.
KB:
Vậy là qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta
còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là


ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.



×