Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

các bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.52 KB, 17 trang )

Đề: Suy nghĩ và hành động về an toàn giao thông.
Bài làm
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây,
số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông
theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có
suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên
đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại
về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết
bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những
phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở
nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết
bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng,
vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích,
như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai
nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không
thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về
luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng
độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo
hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất,
làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay
khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét
về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự
tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ
biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người
lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn
rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và
xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm


luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia
,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ
giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía
nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các
hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật
nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối
đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích
cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao
thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn
máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản
thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần
1


nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những
người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức
trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày
gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những
ai tham gia giao thông.
MÔI TRƯỜNG
Môi trường là nơi mọi người sinh sống,cùng làm việc và mọi người đều phải có trách nhiệm
giữ gìn môi trường sống chung.Hiện tượng vứt rác ra ngoài đường hay nơi công cộng đã ảnh
hưởng đến môi trường chung.Chúng ta cần phải ngăn chặn.
Chúng ta cần phải biết rằng vứt rác ra nơi công cộng là chính chúng ta đã góp phần làm ô
nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sự sống của nhiều người:những bãi rác chính là đầu mối
gây ra nhiều mùi hôi thối,khó chịu.Nó còn là ổ dịch bệnh truyền nhiễm thông qua những con
côn trùng...Vứt rác ra nơi công cộng còn làm ảnh hưởng cảnh quan xung quanh ta:Nha Trang
là thành phố có tiềm năng du lịch,hiện tại đang là thời kì mở cửa nê khách du lịch đến tham

quan rất đông.Nếu vứt rác bừa bãi thì vô tình chúng ta đã gây cho du khách một cái nhìn
không tốt về thành phố và người dân nơi đây.Họ sẽ đánh giá đây là thành phố kém văn minh
và không có lịch sự,không khí thiếu trong lành,người dân có trình độ dân trí thấp....Hậu quả
là Nha Trang sẽ mất hết nguồn lợi về kinh tế,về du lịch,đây là tổn thất rất lớn,nặng nề.
Những người vứt rác nơi công cộng là những người thiếu ý thức về vấn đề bảo vệ môi
trường,không chỉ do trình độ dân trí thấp mà còn do họ mang một cái bệnh khó chữa.Họ chỉ
biết cái lợi cho riêng mình mà quên mất cái lợi cho cả xã hội,cộng đồng,quên đi những người
đang sống xung quanh họ và tại hại hơn là họ quên đi cái môi trường mà hàng ngày họ đang
sống,đang hít thở,không khí từ môi trường ấy,họ là những người sống không có trách
nhiệm,đáng bị lên án và phê phán.
Vậy chúng ta phải làm gì đây để bảo vệ môi trường ?.Hãy rèn luyện cho mình một ý thức
bảo vệ môi trường thật tốt vì mội trường bị ô nhiễm thì mọi người đều chịu ảnh hưởng,trong
đó có mình và cả gia đình mình.Nếu mình là người vứt rác thì mình không chỉ là người chịu
ảnh hưởng mà mình còn là người gây ra hậu quả,việc làm này đáng bị lên án và phê
phán.Hãy tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia,học tập về việc bảo vệ môi trường,cùng
tham gia các buổi tổng vệ sinh chung,làm sạch đường phố,ra một quy định chung là đổ rác
đúng giờ,đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh chung cho gia đình,cho cộng đồng,xã hội.Đây
là vẫn đề cấp bách của toàn xã hội,của mọi người:Nha trang là một trong hai mươi chín vịnh
đẹp nhất thế giới có bãi biển dài ôm sát thành phố,người dân Nha trang rất hiền hoà,nhân
hậu. Dân du lịch quốc tế và trong nước rất thích đến đây để nghỉ ngơi,tham quan thắng cảnh
và đây chính là những người đem lại nguồn lợi to lớn cho thành Nha trang,cho tỉnh Khánh
Hoà.Nếu môi trường bị ô nhiễm thì chúng ta sẽ mất nguồn lợi kinh tế,thiệt thòi lớn cho tỉnh
nhà,cho chính người dân Nha trang:chúng ta cần phải khai thông sông Cái ở đoạn xóm Cồn
vì nơi này có một lượng rác rất lớn do người dân vứt xuống sông gây ô nhiễm cho môi
trường xong quanh,làm cho mọi người đi ngang qua phải ngửi mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác
bị kẹt lại đây.Vì thế chúng ta phải dọn bãi rác đó cho sạch,khai thông sông Cái để không gây
ra bùn sình hôi thối,ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người xung quanh.
Là người học sinh,chúng ta cần phải giữ gìn môi trường của ngôi trường mình đang học thật
sạch sẽ.Là người công dân,chúng ta phải tuyên truyền và giáo dục cho mọi người không
được vứt rác bừa bãi.Hiện nay,hiện tượng vứt rác ra ngoài đường hay nơi công cộng đã ảnh

hưởng đến môi trường chung.Vì vậy,chúng ta cần phải ngăn chặn việc này.
2


MÔI TRƯỜNG 2
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng
cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa .
Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu
chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người
cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác .
Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để
đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý .
Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá
nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người
vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những
con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè
rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt
những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển.
Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến
lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được
khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu
gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các
chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý
thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng
cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần
phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi
trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình
trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao .
Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh
hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .

Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau ,
láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện
tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng
mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu ,
trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả
mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế
hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn
phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con
đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một
cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì
những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy
chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt
đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt
xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả
nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh
chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương
lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của
mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với
việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh –
sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại
3


HỌC ĐỐI PHÓ
I.MỞ BÀI
- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).
- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

II. THÂN BÀI
1/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức,
nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập
- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng
học".
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm
khắc của thầy cô, ...
3/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
* Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến
thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
4


- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.
Bài làm
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những
đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có
những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn
học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như
thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn
mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những
hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng
luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay
thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta
cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một
số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy
là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những
"quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà
không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao
trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng
cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có
năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận
thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ
sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất
những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót,
những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm
nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói
suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến
thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng
ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có

kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
HỌC ĐỐI PHÓ
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của
thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận
được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn
cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng
gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài
của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào
một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần
thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong
giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một
nền giáo dục.
5


Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc
sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang
ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là
những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách
toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân
họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu
cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có
chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân
tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con
người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu
đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân

trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và
học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng
ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy,
người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ
mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa,
học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ
biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của
chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành
giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học
tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để
được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể
tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần
phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả,
và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi
những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân
tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong
THUỐC LÁ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những nề nếp, thói quen sinh hoạt tốt vẫn còn
tồn tại không ít những thói hư tật xấu không những gây hại cho người có thói quen đó mà
còn gây hại cho những người xung quanh họ nữa.
Trong những thói quen xấu đó, thuốc lá là một hiện tượng phổ biến nhất trong giới trẻ hiện
nay, tật xấu đó có những sức hút ghê gớm dần dần sẽ tha hoá con người,con người bị nó ràng
buộc và chi phối. Đầu tiên, do bạn bè xấu rủ rê hoặc do quá hiếu kì dùng thử cho biết nhưng
sau một vài lần nếu không có thuốc thì trong người cảm thấy bồn chồn, khó chịu dần dần dẫn
tới nghiện ngập, sau đó cơ thể sẽ bị cơn nghiện hành hạ và để thoả mãn điều đó người ta có
thể làm bất cứ điều gì kể cả cướp giật, trộm cắp hoặc thậm chí giết người...một khi đã vướng
vào thuốc lá rồi thì khó mà có thể bỏ được.
6



Thuốc lá được xem là một sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ của con người. khói thuốc lá
chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể người, nhất là đối với những ngưởi mẹ đang mang thai
nếu như hít phải khói thuốc lá quá nhiều con sinh ra sẽ bị dị tật hoặc không có sức khoẻ tốt
như những đứa trẻ khác...chưa kể đến là thuốc lá làm tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập
của gia đình, tác động xấu đến nền kinh tế quốc dân.
Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở nơi công cộng và chỗ
nhiều người. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả cho việc hạn chế hút thuốc lá mà đa số là
giới trẻ như ngày nay.
Ngày xưa ông cha ta đã dạy:"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", hãy tưởng tượng nhưng
thói quen xấu nư hút thuốc lá là mực, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Trước hết phải tránh xa thuốc lá
và sau đó hãy góp phần bảo vệ cộng đồng và gia đình tránh khỏi sự quyến rũ của thuốc lá.
Đề.
Nêu vai trò của Internet trong cuộc sống ngày nay.
Bài làm.
Thế giới trong những thập niên vừa qua, nhất là từ khi thực hiện cuộc cách mạng khoa học –
kỹ thuật vào thập niên 80, đã có những bước phát triển thần kỳ và thật sự mạnh mẽ với hàng
loạt thành tựu về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, chính trị, xã hội, an nình,…Có rất nhiều
nguyên nhân khác nhau cho sự phát triển này, nhưng hầu hết các ý kiến của các chuyên gia
hàng đầu thế giới đều thừa nhận rằng, nguyên nhân chính cho sự phát triển đó là sự xuất hiện
của Internet. Sự xuất hiện của Internet đã thúc đẩy thế giới tiến nhanh về phía trước, và đưa
cả thế giới sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên bùng nổ thông tin.
Internet là gì? Đó là một mạng lưới thông tin trải rộng khắp toàn cầu, khắp các châu lục được
kết nỗi bằng các thiết bị khoa học công nghệ cao như điện thoại di động, máy vi tính…
Internet hiện nay là một trong những thành tố ko thể thiếu trong sự phát triển xã hội, kinh tế,
an ninh và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhất là ở các
nước phát triển.
Như chúng ta đã biết, bất cứ vật thể nào cũng mang trong bản thân nó hai mặt tích cực và
tiêu cực. Chúng ta ko thể nào phủ nhận dc những tiêu cực mà Internet mang lại, khi có quá

nhiều người chìm đắm vào thế giới “ảo” do nó tạo ra mà quên đi thế giới, cuộc sống thực tại
của họ và gây ra hàng loạt loại bệnh mới như “nghiện net”, “nghiện chat”, “nghiên game”,
…, có quá nhiều vụ lừa đảo phát triển ngày càng mạnh mẽ và Internet là một công cụ hữu
hiệu cho những kẻ lừa đảo,….
Nhưng song song với những tiêu cực mà chúng mang lại, đó là những mặt tích cực rất cần
thiết cho sự phát triển và cuộc sống của con người. Trước hết, Internet là một nguồn dự trữ
thông tin khổng lồ mà ko một học giả uyên bác nào hay một thư viện nào có thể sánh bằng,
bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy những thông tin mà mình cần trong nguồn dự
trữ đó chỉ với một vài thao tác, một vài thủ thuật đơn giản. Tiếp theo, Internet là một nhân tố
quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia trên mọi mặt, từ kinh tế, tài chính đến an ninh,
quân sự,…bởi khả năng thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác của nó. Ngoài
ra, với hàng loạt những ứng dụng, tiện ích của internet như “game online”, “blog”, “chat”,
…Intermet thật sự là một công cụ giải trí tuyệt vời mà chưa có một loại hình nào có thể sánh
7


bằng.
Như thế, rõ ràng Internet là một nhân tố tối quan trọng trong sự phát triển của loài ngoài,
trong cuộc sống của con người hiện nay. Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay,
việc ko biết Internet hay ko có Internet là một sự mất mát rất lớn cho sự phát triển. Thiết
nghĩ, Nhà nước ta nên có những chính sách, chủ trương để giúp cho thế hệ học sinh ngày
nay, những vị chủ nhân tương lai của đất nước có thể tiếp cận Internet một cách đúng hướng
để trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức, thông tin cần thiết cho cho chính bản thân họ
trong hiện tại và tương lai.
Internet là một thứ ko thể thiếu trong kỷ nguyên thông tin mà chúng ta đang tồn tại, nếu ta ko
biết đến nó, tức là ta đang tự tách mình ra khỏi dòng chảy tri thức, tiến bộ của cả nhân loại.
Hãy học để biết nó và làm chủ nó, hãy nắm bắt lấy thế giới và tiếp cận với nhân loại, hãy trở
thành một phần của nhân loại trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này đây.
Đề.
Suy ngẫm về bệnh vô cảm trong xã hội.

Bài làm.
Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “Đổi mới” vào năm 1986, đã có những biến chuyển
liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta
những tích cực rất đáng ghi nhận, đó là sự phát triển vượt bực của nền kinh tế, đời sống tinh
thần và vật chất của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể,…nhưng đồng thời, sự thay
đổi này cũng mang lại cho xã hội ta ko ít những tiêu cực, mặt trái của cuộc sống, của nền
kinh tế thị trường.
Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu
hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh
mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần
gũi diễn ra xung quanh họ. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội ta, ko chỉ
trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.
Vô cảm là gì? Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở
trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với
những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp
đến lợi ích cá nhân của họ là được.
Có một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang trở nên rất phổ biến và
ngày càng nhanh chóng phát triển, nhất là đối với giới trẻ.
Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là
họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko
thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng
một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với
đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “người” trong bản thân của
họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có
mỗi họ mà thôi.
Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta
thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn
8



theo cổ vũ và…quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh
lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe,
thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó
đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “người” nào khi gặp đồng loại đang
gặp khó khăn. “Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng
đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống
vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là
sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí
chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà.
Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động,
những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước.
Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có
thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái
của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc
vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái
hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko…
Thật đáng lo, nếu như “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng
đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp
đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.
Căn bệnh vô cảm này là sản phẩm từ một nền giáo dục yếu kém, thất bại hoàn toàn. Nền giáo
dục nước ta, dường như ko chú trọng lắm đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú
trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”, nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như
chương trình học nặng nề của nước ta. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân
cách” con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn
phụ ko đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo
điều thì làm sao có thể đào tạo nên những “nhân cách” tốt dc. Sự sai lầm của giáo dục đã
kéo theo một thế hệ ko hoàn chỉnh, một thế hệ ko thể nào miễn nhiễm dc với những căn bệnh
như vô cảm dc.
“Hiền dữ nào phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu muốn trị tận gốc
những căn bệnh này, giáo dục là phương thuốc duy nhất có thể làm được. Muốn ngăn chặn,

tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp
cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những
giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh
động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như
thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì
lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc
nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ.
Đề.
Nêu suy nghĩ về câu nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối”
Bài làm.
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợ chính đáng
của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21,
9


thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà
còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt
Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu
“Học tập là một cuốn vở không có hồi kết” để khoái thác trách nhiệm đó.
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận
dụng, sáng tạo, tìm tòi,….nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con
người, tôn giáo, tâm linh,…Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn
bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài.
Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi
bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi,…và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống
hay, học nhân cách đẹp,…Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.
Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng sự học
không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường
không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đan ở đâu trên con đường này qua

những dấu chân mà ta đã để lại.
Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri
thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,…được tích lũy qua hàng vạn
năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra
trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy dc cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ
có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này
chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con
đường mà không bao giờ đến được cái đích.
Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến
một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi
phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc
nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội
mà họ đang sống.
Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao
nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái
đẹp,…để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
“Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì
cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì
thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn
tại ấy nhé.
Đề.
Suy nghĩ của bạn về hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử của
học sinh hiện nay.
Bài làm.
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của
thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận
được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn
cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng
gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài
10



của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào
một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần
thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong
giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một
nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc
sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người
đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là
những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách
toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân
họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu
cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có
chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân
tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con
người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu
đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân
trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và
học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng
ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy,
người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ
mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa,
học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ
biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của
chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành

giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học
tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để
được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể
tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần
phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả,
và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi
những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân
tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
Đề.
Suy nghĩ của bạn về hiện tượng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học.
Bài làm.
Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế - xã hội và song song với đó là
phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển
11


và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với
nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường
học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng
hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.
Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ - những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận
về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những gì mà người giáo viên
đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của
mình ra sao”,…
Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện
thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.
Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến thức, thông
tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu”
mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ

những tiếng ồn do họ gây ra.
Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn
hóa, thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn
hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã
không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người
xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.
Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự
trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp
giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung
vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có
thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có
hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.
Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì
trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục
đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra,
những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại
không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối
cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi hặp những hành vi này cũng khiến nó
trở nên dần dần biến mất.
Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung
quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn
hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.
Đề.
Suy nghĩ của bạn về trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với đất nước
Bài làm.
Việt Nam quê hương ta đã trải qua bao đau thương, mất mát với bốn ngàn năm dựng nước và
giữ nước. đó là những mất mát, đau thương của cả dân tộc, của bao thế hệ nhưng dù ở thời kì
nào, dù ở giai đoạn nào cũng những mất mát, đau thương lớn nhất cũng với những chiến
12



công, cống hiến oanh liệt, hào hùng nhất vẫn luôn sát cánh cùng với tuổi trẻ, thanh niên. Và
từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ
đất nước.
Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà
thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời thời kì yên bình này, thì
trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không
còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm
được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện
về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc
trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hướng,
đất nước,...
Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ
mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa
đựng những tình cảm về quê hưng, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ
những trò chơi trực tuyến, hay từ những thần tượng xứ Hàn, xứ Đài nào đó.
Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả không hay chút nào, khi mà một đất nước có rất nhiều thanh
niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng....
Các bạn trẻ đó nào biết rằng, để có được đất nước như ngày nay thì đã bao người phải ngã
xuống và đã bao người lại tiếp tục nối bước những người đã nằm bên dưới. Họ nào biết rằng,
độc lập tự do mà họ đang có, sự an nhàn sung sướng mà họ đang hưởng thụ đã được đổi lấy
bằng xương, bằng máu của ông cha họ. Và họ cũng chẳng hề biết rằng, nếu họ cứ mãi chìm
đắm trong những đam mê nhất thời đấy thì một ngày ko xa, chính bản thân họ, gia đình họ,
đất nước của họ sẽ phải bị đào thải khỏi thế giới này.
Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy
để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng
và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất
đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên
những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Thế nên, hãy

tỉnh dậy và bắt đầu làm việc đi nào các bạn trẻ, đừng mãi ngủ vùi trong thú vui, đam mê, dục
vọng.

Đề.
Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không
cạn mà thôi”.
Bài làm.
Có một lần, trên một chương trình truyền hình, tôi đã nhìn thấy hình ảnh những con linh cẩu
sống thành bầy đàn hợp tác, hộ trợ nhau để săn bắt được những con mồi to lớn hơn. Khi đấy,
tôi đã tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra, nếu một con linh cẩu ko sống với bầy đàn mà chỉ sống riêng
lẻ”. Và để rồi một lần khác, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó khi nghe thấy một lời
dạy bảo của Đức Phật “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
Lời dạy ấy của ngày thật giản dị mà sâu sắc bằng những hình ảnh rất cụ thể là “giọt nước”
13


và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một
mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước
khác thì nó không bao giờ biến mất.
Và trong cuộc sống cũng thế, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể
sống được, tồn tại được.
Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng
đồng, vô tâm với xã hội,…thì tất nhiên, ta sẽ ko phải nhận dc những phiền toái do người
khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội
nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản
thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó.
Hơn tất cả, “Con người là động vật có tinh thần” và cái “tinh thần” ấy bao gồm cả tính
cộng đồng, đoàn kết bởi nhờ cái đoàn kết ấy mà từ thời xa xưa đến nay, con người mới có
thể chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt mà tồn tại, phát triển. Nếu ta sống một lối
sống “không cộng đồng, không xã hội”, tức là ta đã tự vứt bỏ đi phần “người” trong “con

người” mình.
Ngược lại, nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã
hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều
hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau với cho ta sức mạnh
để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Có những thứ một mình ta sẽ không làm
được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được.
Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu
tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến
cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người.
Lời dạy “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” của Đức Phật là một lời
dạy thật đơn giản những lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài
học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta
là con người.
Nghị luận về tác hại của trò chơi điện tử
Dàn Bài chung cho tất cả các bài văn nghị luận về Tệ Nạn Xã Hội
1/ Mở bài :
Nêu khái quát về vấn đề nghị luận (Tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối mà xã hội cần lên án
và loại bỏ)
2/ Thân bài : (5 điểm)
- Tệ nạn xã hội không đơn thuần ở ngoài xã hội mà còn xuất hiện trong học đường.
- Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng và cản trở việc học tập, gây ra những hậu quả xấu đối với học
sinh.
+ Một số bạn không quan tâm đến học tập mà suốt ngày chỉ đua đòi và mắc vào một số tệ
nạn xã hội (nêu dẫn chứng như đánh bài, đá gà cá độ,…)
+ Mọi người nhận ra rằng việc học tập của các bạn ấy không có khả năng tiếp tục được nữa.
+ Hầu hết những học sinh sa vào tệ nạn xã hội thường là những bạn học sinh cá biệt
+ Kỷ luật trở nên vô tác dụng đối với các bạn, nhân cách đạo đức đối với các bạn chỉ là
chuyện thường.
+ Sa đà vào tệ nạn dẫn tới bỏ học, trộm cắp để thỏa chí nhu cầu.
14



- Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, gây những hậu quả xấu đối với xã
hội.
+ Sa đà vào các tệ nạn xã hội khiến tiền bạc tiêu vong, con người không còn khả năng lao
động, trở nên lười nhác.
+ Tệ nạn xã hội khiến kinh tế gia đình trở nên khó khăn, làm cho hạnh phúc gia đình bị tan
vỡ (nêu dẫn chứng)
+ Tệ nạn xã hội khiến con người trở nên vô cảm trước người khác, sinh ra nhiều vấn đề xã
hội khác …
- Cần lên án các hành vi của tệ nạn xã hội, hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội
3/ Kết bài :
Bài hoàn chỉnh về Trò chơi điện tử
Trò chơi điện tử là một môn tiêu khiển...Nhiều bạn mãi chơi xao nhãng học hành...
Trò chơi điện tử phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ thông tin,bên cạnh việc đem lại
những điều bổ ích cho thanh,thiếu niên nó cũng có một phần nào đó gây tác hại đối với các
em do bản thân các em không làm chủ được mình,vì vậy mà các em xao nhãng việc học tập
và còn phạm nhiều sai lầm khác.Chúng ta cần phải ngăn chặn.
Chúng ta luôn đặt ra nhiều câu hỏi về trò chơi điện tử.Câu hỏi thứ nhất:"Vì sao trò chơi điện
tử rất phù hợp hấp dẫn đối với học sinh hiện nay ?".Trò chơi điện tử rất hấp dẫn đối với học
sinh và phần lớn là học sinh Trung học,cũng có phần một ít là một số các em học sinh đang ở
tuổi nhi đồng.Trò chơi điện tử có hình ảnh đẹp.Màu sắc được phối hợp hài hòa nhưng cũng
có phần bí ẩn làm cho người chơi cảm thấy hồi hộp,bị lôi cuốn theo trò chơi.Về nhân vật
cũng sinh động không kém gì hình ảnh.Về âm thanh có trò thì có điệu nhạc vui nhộn,có trò
thì có điệu nhạc hoành tráng của những trận đánh nhau giữa hai game thủ.Ngày nay,nền
công nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn trước nên đã tạo ra nhiều trò chơi hay,hấp dẫn
mọi người và nhất là học sinh.Nhiều trò chơi mà các game thủ có thể nói chuyện với nhau
nhờ những bàn phím của vi tính.Nhiều trò chơi hấp dẫn các học sinh hiện nay như
Audition,Boom,Võ Lâm,...Nhiều trò còn áp dụng nhiều kĩ thuật mới của ngành tin học làm
cho nhân vật của các trò chơi có thể di chuyển nhanh,động tác mềm mại,uyển chuyển

hơn.Trò chơi điện tử rất hấp dẫn đối với học sinh hiện nay nhờ vào hình ảnh sinh động,nhân
vật của trò chơi đẹp,âm thanh phù hợp với trò chơi và đặc biệt là họ có thể nói chuyện với
nhau khi đang chơi....Câu hỏi thứ hai là:"Tại sao nhiều học sinh trong các trường học vì mãi
chơi điện tử mà xao nhãng việc học hành ?".Các bạn học sinh say mê game hiện nay chỉ
muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn các bạn khác trong game.Những bạn học sinh như vậy
thường không làm chủ được bản thân mình.Có nhiều bạn say mê game đến nỗi phải trốn học
đi chơi,mất bài,mất vở,cuối năm bị xếp loại học sinh kém,vì thế làm cho các bạn thêm chán
nãn,nghĩ rằng mình là người vô dụng.Có bạn còn nói dối cha mẹ,làm những điều không tốt
để có tiền đi chơi điện tử.Có bạn còn nói dối thầy cô,bạn bè rằng mình bị bệnh này bệnh nọ
để có thể nghỉ học mà đi chơi trò chơi điện tử vô bổ đó.Tất cả các việc làm trên ảnh hưởng
đến việc học tập của bản thân,đạo đức ngày càng suy kém và nguyên nhân chính của nó là sự
say mê game quá độ của các bạn học sinh.
Có nhiều bạn học sinh hỏi rằng:"Làm thế nào để có thể vừa chơi vừa giải trí để nâng cao sự
hiểu biết mà vẫn là những người học sinh giỏi,là những người con ngoan ?".Câu trả lời của
tôi hơi dài nhưng có thể giúp các bạn trong việc học tập mà vẫn được giải trí.Chúng ta phải
tập trung tất cả vào việc học tập,cần phải hoàn thành các bài tập tốt trước khi đến trường.Ở
nhà thì phải giúp gia đình trong một số công việc nhẹ khác,làm những việc theo lời tôi nói
thì các bạn sẽ nhanh chóng trở thành những học sinh gương mẫu,nắm vững kiến thức.Vào
thời gian rãnh rỗi thì các bạn cũng cần phải đọc thêm sách báo,rèn luyện sức khỏe vào buổi
15


sáng sớm.Và chúng ta cũng có thể tham gia game để thư giãn qua những ngày học tập mệt
mỏi.
Bên cạnh đó tôi thấy mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình
về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập.Khi chơi các trò
chơi điện tử cần tránh những nội dung không phù hợp với lứa tuổi và tôi cũng kiến nghị
chính quyền cần quản lí các địa điểm dịch vụ điện tử...Cha mẹ cần quan tâm,nhắc nhở gia
đình,con cái thường xuyên.Nhà trường cần tổ chức nhiều sinh hoạt tập thể bổ ích cho các em
để các em tránh được chuyện mãi chơi điện tử,xao nhãng việc học tập và phạm những sai

lầm khác.
Game luôn luôn hấp dẫn đối với chúng ta.Bên cạnh việc thành thạo các trò chơi,chúng ta cần
phải phấn đấu trở thành học sinh giỏi và những người con ngoan.Đồng thời chúng ta còn biết
ngăn chặn các bạn khác vì say mê game mà xao nhãng việc học tập,phạm nhiều sai lầm khác.
ĐỀ 3: BÀY TỎ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG CHÂM “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH”
DÀN Ý

* Mở bài:
Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là một phương pháp khoa học, tiến bộ.
* Thân bài:
- Giải thích câu nói:
+ Học:
học lí thuyết từ sự hướng dẫn của thầy cô, hay tự học từ sách vở, bạn bè, cuộc sống…
học có nhiều loại: học văn hoá, kiến thức khao học, học nghề,…
mục đích: trang bị những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để tham gia vào mọi
hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Hành:
* Đem những cái đã học vào thực tế để kiểm tra độ đúng – sai, làm cho nó sinh
động thêm.
∗ Có nhiều cấp độ: bắt chước, làm lại theo trí nhớ, sáng tạo hoạt động mới… tuỳ
thuộc vào trình độ tri mà ta học được và điều kiện mà ta có để thực hành.
Dẫn chứng:
Công việc của người nông dân khác với công việc trên đồng ruộng khác với công
việc của kĩ sư nông nghiệp trong phòng thí nghiệm.
16


Công nhân làm việc khác với các nhà khoa học.
- Đánh giá vấn đề:
+ Là một phương châm đúng.

+ Là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau.
+ Học đóng vai trị quyết định, nhưng học mà không thực hành thì học chỉ là vô ích.
+ Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không nắm được bản chất sự vật, dễ ấu
trĩ, duy ý chí.
- Rút ra bài học:
Cần kết hợp giữa lí thuyết và thực hành thì kiến thức mới trở nên thiết thực, có ích,
giúp nắm vững tri thức, rèn luyện kĩ năng thực tế.
* Kết bài:
Đây là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, cần được áp dụng sâu rộng vào việc
học tập.

17



×