Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối với đất đai của Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.43 KB, 91 trang )

LUẬN VĂN:
Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối
với đất đai của Thành phố Hà Nội


lời mở đầu
Đất đai là tiền đề ban đầu, là cái nôi của loài người và là cơ sở quan trọng nhất của sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong lời nói đầu của Luật đất đai năm 1993 đã
nêu: “Đất đai là tài nguyên vô cùng qúy giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng”.
Hà Nội là thủ đô của nước CNXHCN Việt Nam, là một trong những trung tâm văn
hoá, chính trí, kinh tế, xã hội lớn nhất của cả nước. Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề về
quản lý và sử dụng đất đai luôn nhạy cảm và nó tác động trực tiếp vào quá trình phát triển
kinh tế xã hội của Thủ đô. Đất đai ngày càng trở nên có giá khi Hà Nội ngày một phát triển
và dân số ở Hà Nội ngày một tăng (chủ yếu là tăng dân số cơ học), kéo theo nó sẽ phát sinh
những phức tạp trong quản lý và sử dụng đất đai. Vì thế, tăng cường vai trò quản lý Nhà
nước về đất đai là vô cùng cần thiết và cấp bách. Với sự cần thiết đó trong thời gian thực tập
tốt nghiệp em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối với đất
đai của Thành phố Hà Nội”.
Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai
và sử dụng đất đai hợp lý hơn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo bài bài luận văn tốt nghiệp của
em gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về đất đai.
Chương II: Nội dung quản lý Nhà nước về tình hình sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý tình hình sử
dụng đất ở Thành phố Hà Nội.


Chương I


Lý luận chung về đất đai
I. Đất đai và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế _ xã hội.
1. Khái niệm.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước con người không tự sản sinh thêm và đặc
tinh sử dụng của nó là vô hạn. Đất đai mang trong mình đặc tính mà không gì có thể thay
thế được, là cái nôi, cái cơ bản ban đầu cho sự tồn tại và phát triển của muôn loài. Thiếu đất
đai thì không thể có một sinh vật nào tồn tại được. Cac Mac viết rằng: “Đất đai là tài sản
mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để
sản xuất…”.
Với đặc tính như vậy của đất đai thì việc tìm hiểu, sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý
nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên vô cùng qúy giá này, để
nó mãi mãi là không khan hiếm, không mất đi cái giá trị vốn có của nó, vẫn mãi mãi là môi
trường sống của muôn loài.
2. Vai trò và vị trí của đất đai.
Đất đai nó tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư
liệu sản xuất đặc biệt. Nhưng tuỳ theo mỗi ngành nghề khác nhau mà đất đai có những vị trí
và vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành
những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong ngành xây dựng nó là nền tảng, là cơ sở, tư liệu sản xuất, làm địa địa điểm để
xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở…..
Còn trong ngành nông nghiệp đất đai đóng một vai trò, một vị trí đặc biệt quan
trọng, nó là yếu tố cơ bản hàng đầu của ngành sản xuất này. Nó không chỉ là chỗ tựa, chỗ
đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, nó vừa là đối tượng lao
động, vừa là tư liệu lao động mà không có một vật chất nào có được và thay thế được như


con người chỉ có một mẹ mà thôi. Điều đó đã được Cac Mac khẳng định rằng: “Lao động là
cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất” diều đó nó nói lên được rằng thiếu đất đai thì
không thể có cái gì tồn tại.

Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Đùng như vậy
hội nghị các bộ trưởng châu Âu năm 1973 (họp tại Luân Đôn _ Anh) nhận định: “Đất đai là
một trong những cái qúy nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật,
động vật và con người trên trái đất”.
Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ
quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia. Không thể có quan niệm về quốc gia không có
đất đai. Sự tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết phải được thể hiện ở việc tôn trọng lãnh
thổ quốc gia.
Vì vậy, việc xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia mà Nhà
nước là người đại diện. Để bảo vệ chủ quyền đó Nhà nước phải sử dụng công quyền thực
hiện quản lý, bảo vệ đất đai, để chống mọi sự xâm phạm đất đai, xâm phạm lãnh thổ quốc
gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ cũng là một nguyên tắc hàng đầu của
luật pháp quốc tế. Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt
Nam chính là lịch sử hào hùng của công cuộc mở đất, giữ đất của ông cha ta, lịch sử chiến
thắng mọi thế lực thù địch xâm phạm bờ cỏi đất Việt. Đất đai trở thành giá trị thiêng liêng,
là xương máu của bao thế hệ con người Việt Nam. Đất đai và giải quyết vấn đề đất đai - từ
vai trò quan trọng trên đã trở thành tâm điểm của các cuộc các mạng trong lịch sử. Nhà
nứoc XHCN ngay khi mới ra đời cũng đã đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề đất đai. Ngay
từ khi cách mạng tháng mười thành công, V.L Lênin đã ký Sắc lệnh về ruộng đất, xác định
quyền sở hữu duy nhất của Nhà nước Xô Viết đối với đất đai. ở nước ta trong qúa trình lãnh
đạo Cách mạng Đảng đã coi đất đai, giải quyết vấn đề đất đai là một trong những vấn đề cốt
tử. Nhà nước ta, ngay khi ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng tám lịch sử đã ban hành
nhiều Sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bên cạnh
việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, Nhà nước đã ban hành sắc
lệnh giảm tô, giảm tức, đến ngày 4/12/1953 Quốc hội đã ban hành Luật cải cách ruộng đất
nhằm xóa bỏ sở hữu đất đai của phong kiến và đế quốc. Trong cách mạng XHCN, Đảng và


Nhà nước luôn kiện toàn pháp luật về đất đai, cốt để quản lý tốt về đất đai, từ đó phát huy
được vai trò vô cùng to lớn về nhiều mặt của đất đai. Việc ban hành Luật Đất đai năm 1993

và các Luật sửa đổi, bổ sung, Bộ luật Dân sự và một loạt các văn bản pháp luật khác cho
thấy rõ điều này.
Vai trò quan trọng của đất đai chỉ có thể được phát huy suy cho cùng là phụ thuộc vào
con người, vào sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất
đai sẽ không được phát huy được vai trò của mình nếu con người sử dụng đất một cách tuỳ
tiện, chỉ khai thác, không thực hiện việc cải tạo bồi bổ đất. Dưới chế độ tư bản, do chay theo
lợi nhuận tối đa giai cấp tư sản đã làm cho đất đai ngày càng bị kiệt quệ. Các Mác đã vạch
rõ: “Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong
nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ”.
Ngược lại, dưới chủ nghĩa xã hội, và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng bảo đảm được
các điều kiện làm cho đất đai ngày càng phát huy được vai trò to lớn của nó; việc khai thác
và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đất đai đều phải tuân theo nguyên tắc
phục vụ lợi ích xã hội; việc quản lý và sử dụng tốt đất đai trở thành nhiệm vụ của toàn xã
hội; Nhà nước là người thay mặt xã hội thực hiện quản lý thống nhất đất đai.
3. Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với việc sử dụng tài nguyên đất.
a. Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đai.
Đất đai có vị trí cố định không di chuyển được, với số lượng có hạn trên phạm vi
toàn cầu và phạm vi của từng quốc gia. Tính cố định không thể di chuyển từ vị trí này sang
vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền
với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, khí hậu, sinh thái với những
tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn về kinh tế trong qúa trình
khai thác sử dụng đất. Những đất đai ở gần các đô thị, các đường giao thông, các khu dân cư
được khai thác sử dụng triệt để hơn những đất đai ở vùng xa xôi hẻo lánh, và do đó có giá trị
sử dụng và giá trị lớn hơn. Đất đai không thể sản sinh thông qua sản xuất.
Độ phì là một thuộc tính tự nhiên của đất đai và là yếu tố Quyết định đến chất lượng
của đất đai và cũng là một mặt biểu hiện tính kinh tế của đất đai trong qúa trình sử dụng nó.


Tính không thể sản sinh thêm nói lên được rằng phải sử dụng đất đai một cách hợp lý và
đêm lại hiệu quả cao nhất, còn tính có khả năng tái tạo đo chính là tái tạo lại độ phì của đất

đai và được sử dụng lại cho các lần canh tác tiếp theo. Đất đai dùng để canh tác có khả năng
tạo ra một khối lượng lương thực lớn hơn khối lượng đủ để duy trì sự sống của người lao
động. Adam Smith đã dẫn: “ đất, trong hầu hết các tình huống, sản sinh ra một lượng lương
thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động”.
b. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người và nó tham
gia vào tất cả các ngành sản xuất trong cuộc sống của con người.
Trong qúa trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu
được. Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất đa dạng phong phú
với nhiều vẻ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên
thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Những tác động đó có thể làm thay đổi tính chất sử
dụng của đất đai, từ đất đai hoang sơ thành đất đai canh tác được, hoặc đất đai từ mục đích
sử dụng này sang mục đích sử dụng khác. Hoặc những tác động để cải tạo chất đất, làm tăng
độ màu mỡ của đất đai. Tất cả những tác động ấy của con người làm cho đất đai vốn dĩ là
sản phẩm của tự nhiên trở thành một sản phẩm của lao động. Như Mac - Anghen đã dẫn:
“tuy có những thuộc tính tự nhiên như nhau nhưng một đám đất được canh tác có giá trị lớn
hơn một đám đất bỏ hoang”.
Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng những lao động của mình (lao
động sống và lao động vật hóa) mà cải thiện đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn
và làm tăng sản lượng ruộng đất.
c. Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai.
Từ xa xưa, khi loài người còn sống thành bầy đàn, con người chuyển từ săn bắt sang
trồng cây trên những đất đai chiếm được và trở thành sở hữu chung của cộng đồng.
Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người chế độ sở hữu và chiếm hữu đất
đai cũng phát triển theo nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên “Sở hữu ruộng đất khác với các
hình thái sở hữu khác ở chổ là, đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định, nó trở nên


thừa và có hại, ngay cả khi xét trên quan điểm của phương thức tư bản chủ nghĩa” ( trích
Mac - Anghen toàn tập, tập 25 phần II, trang 252. NXB Chính trị quốc gia, năm 1994).
d. Tính đa dạng phong phú của đất đai.

Tính đa dạng phong phú của đất đai trước hết do đặc tính tự nhiên của đất đai và
phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định, mặt khác nó còn do yêu cầu và đặc điểm,
mục đích sử dụng các loại đất khác nhau. Một loại đất có thể sử dụng theo nhiều mục đích
khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải biết khai
thác triệt để lợi thế của mối loại đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất của mỗi vùng
lãnh thổ. Để làm được điều đó phải xây dựng được một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử
dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng lãnh thổ.
II.

Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
1. Quản lý về số lượng và chất lượng đất đai.
a. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai.
Điều tra , khảo sát, đo đạc đánh giá và phân hạng đất đai là những công việc hết sức

quan trọng. Trên cơ sở đó Nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ vốn đất đai cả về số lượng
lẫn chất lượng, mới có khả năng phát hiện được năng lực đất đai mỗi loại ở từng vùng, từng
địa phương nhằm tiêu chuẩn hóa các loại đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế_xã hội
của đất nước. Đồng thời qua đó Nhà nước mới có những phương hướng và các chính sách
sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai, có hệ thống có căn cứ khoa học trên phạm vi từng vùng
từng địa phương và toàn quốc gia.
Để nắm được số lượng đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc.
Nước ta có 7 vùng kinh tế-sinh thái tổng hợp, ở mỗi vùng tổng hợp lại có các tiểu vùng. Các
cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan thuộc hệ thống Nhà nước thực hiện qúa trình khoả
sát, đo đạc và nghiên cứu thực địa để nắm được toàn bộ số lượng đất đai (như tổng hợp diện
tích tự nhiên) và từng loại đất đai (như diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất xen
khu dân cư, đất còn hoang hóa) của cả nước cũng như của các vùng, tiểu vùng, từng địa
phương. Đồng thời qua việc thực hiện qúa trình trên mà cho phép đánh giá về mặt kinh tế


đất đai, có ý nghĩa là đánh giá chất lượng của đất đai: các tính chất sẵn có của đất đai về lý,

hóa, sinh vật học....tạo nên độ phì nhiêu của đất; kết cấu và độ bền vững của đất; mức độ
thoái hóa của đất; mức độ chua mặn của đất...
Việc đánh giá và phân hạng đất đai là một công tác khoa học rất phức tạp, nhằm xác
định tác dụng sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, từng diện tích đất. Đây là việc làm hết sức
cần thiết trong điều kiện nền kinh tế thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, sản xuất
phát triển và ổn định đời sống của nhân dân. Việc xác định giá cả của các loại đất đòi hỏi
phải phân hạng đất, đồng thời phải xem xét cụ thể vị trí, địa hình, mục đích sử dung của
từng đơn vị diện tích đất, cũng như xem xét quan hệ cung - cầu được hình thành trên thị
trường bất động sản và xu hướng biến động của chúng. Đó là cơ sở rất quan trọng cho việc
tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi
đất, tính quyền sử dụng đất khi góp vốn liên doanh...
Điều 12, Luật đất đai năm 1993 quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để
tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài
sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất đai khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung
giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian”.
Để đánh giá đất đai, Luật đất đai quy định việc chỉ đạo và tổ chức, lập bản đồ Địa
chính như sau:
 Chính phủ chỉ đạo và tổ chức viêc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả
nước. Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương ban hành quy trình kỹ thuật, quy phạm xây
dựng bản đồ địa chính.
 Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố thực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực
hiện việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình.
 Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
 Bản đồ địa chính gốc được giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương. Các bản
sao được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, huyện,
quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; bản sao có giá
trị như bản gốc.


Để quản lý chặt chẽ đất đai, trên cơ sở bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất đai

nhất thiết phải lập hồ sơ địa chính. Mẫu để lập hồ sơ địa chính và nội dung của sổ địa chính
được quy định ở điều 34, Luật đất đai: “Sổ địa chính được lập theo mẫu do cơ quan quản lý
đất đai ở Trung ương quy định. Nội dung của sổ địa chính phù hợp với bản đồ địa chính và
hiện trạng sử dụng đất”.
b. Thống kê đất đai.
Thống kê đất đai là công tác hết sức quan trọng nhằm nắm chính xác kịp thời những
biến động về đất đai hàng năm, từng thời kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho công tác quy
hoạch và kế hoạch hóa đất đai cũng như cho các công tác quản lý khác. Do vậy, cần kiện
toàn hệ thống đăng ký thống kê từ Trung ương xuống địa phương, trong đó khâu thống kê ở
cơ sở phải được đặc biệt coi trọng.
Điều 35, Luật đất đai quy định: “ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực
hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương mình. Các cơ quan quản lý đất đai có
trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên cơ quan quản lý đất đai cấp trên
trực tiếp. Viêc thống kê đất đai được thực hiện một năm một lần, việc kiểm kê đất đai được
tiến hành 5 năm một lần. Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là đơn vị lập sổ địa chính: ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn”.


c. Đăng ký đất đai.
Việc sử dụng đất đai là do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cụ thể thực hiện. Nhà
nước cho dân để sử dụng và trong qúa trình sử dụng luôn có sự biến đổi về chủ sử dụng, về
diện tích cũng như các loại đất. Thông qua việc đăng ký đất dai, cơ quan quản lý Nhà nước
có thể nắm được tỷ lệ chiếm hữu và sử dụng đất của các thành phần kinh tế và các ngành
kinh tế, phát hiện được những việc sử dụng trái phép, kịp thời sửa chữa và phân phối đất đai
cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đăng ký sử dụng đất là nghĩa
vụ và trách nhiệm của các chủ sử dụng đất và của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai.
Các trường hợp sau đây đòi hỏi các chủ sử dụng đất phải có trách nhiệm đăng ký sử
dụng đất đai taị các cơ quan có thẩm quyền:
 Khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
 Khi chuyển mục đích sử dụng đất

 Khi thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng
đất.
 Khi thực hiện các hợp đồng về sử dụng đất.
Sau khi đăng ký đất đai thì quyền sử dụng đất đai mới có cơ sở pháp lý và cơ sở để
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 33, Luật đất đai quy định các trường hợp trên đây có trách nhiệm đăng ký sử
dụng đất tại ủy ban nhân dân xã, phường. ủy ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm lập và
quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử
dụng đất.
d. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai là giấy chứng nhận pháp lý xác nhận quan hệ
hợp pháp giữa Nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đai. Cần phân biệt
Quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyết định giao đất là cơ sở


phát sinh quyền sử dụng đất, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở của mối quan
hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong qúa trình quản lý và sử dụng đất đai.
Điều 36, Luật đất đai quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương phát
hành.
 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ giao đất thì ủy ban nhân tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc
không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng
tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân.
Người sử dụng đất (các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân) được ủy ban nhân dân xã,
phường xác nhận thì được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Diện tích đất đang sử dụng được ghi rõ trên bản đồ địa chính (hình dáng,
kích thước của thửa đất, vị trí, ranh giới, loại, hạng đất...) và diện tích đang sử dụng được

ghi vào sổ địa chính nếu đến nay chưa có sự biến đổi.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ủy ban nhân dân
tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức mà mình giao
đất; ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc quyền sử dụng đất
2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
a. Những quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bố đất đai một cách cụ thể về số lượng, chất
lượng, vị trí, không gian ... trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế- xã
hội. Kế hoạch hoá đất đai là sự xác đình các chỉ tiêu về sử dụng đất đai, các biện pháp và
thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất đai. Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch và kế


hoạch hoá sử dụng đất đai có ý nghĩa to lớn. Nó giúp việc sử dụng đất đai đúng mục đích,
đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, giúp Nhà nước quản lý chắt chẽ đất đai, giúp cho người sử
dụng đất của Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu và đạt kết quả cac trong qúa trình sử dụng
đất.
Luật Đất đai năm 1993 quy định cơ chế lập, nội dung và xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Về lập quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất, Điều 16 luật Đất đai quy định:
+ Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương
mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ,
quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ
trách để Chính phủ xét duyệt.
+ Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan
hữu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Như vậy, Luật Đất đai đã quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây

dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Khoản 1 Điều 17, Luật Đất đai quy định nội dung quy hoạch đất đai như sau:
+ Khoanh định các loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước.
+ Điêu chỉnh việc khoanh định cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh
tế- xã hội trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương.


Khoản 2 Điều 17, Luật Đất đai quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất đai là khoanh
định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh việc sử dụng đất
đai cho phủ hợp với quy hoạch đất đai.
- Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là thực hiện quyền quản lý về đất đai của
các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo quy hoach, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp
dưới hợp lý, phù hợp với quy hoạch,kế hoạch chung, đồng thời đảm bảo quy hoạch, kế
hoạch đó có hiệu lực pháp lý.
Điều 18, Luật Đất đai quy định về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai như sau:
- Quốc hội Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước.
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
- Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban
nhân dân cấp dưới trực tiếp.
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào
thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
b. Những quy định về giao đất.
Đất đai là một tài nguyên vô cùng qúy giá. Quỹ đất đai có hạn, trong khi đó nhu cầu
đất đai để phát triển sản xuất, phục vụ xây dựng và đời sống ngày càng tăng. Vì vậy, việc
phân phối và phân phối lại đất đai đảm bảo công bằng và hợp lý là một trong những nội

dung quan trọng của chế độ quản lý đất đai Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước về phân
phối và phân phối lại đất đai vì lợi ích quốc gia và lợi ích của người sử dụng đất.
- Giao đất giao rừng:
Căn cứ pháp lý giao đất được quy định Điều 19, Luật Đất đai. Đó là:


+ Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
+ Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất được ghi trong luận chứng kinh tế-kỷ thuật và
thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc đơn xin giao đất.
- Thẩm quyền giao đất.
Điều 23, Điều 24, Luật Đất đai quy định thẩm quyền giao đất các cấp: Chính phủ, Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Thành phố trức thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã,
Thành phố thuộc tỉnh.
Để quản lý thống nhất đất đai, ở nước ta đã tạo thành một hệ thống, trong đó Chính
phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Quyết định những vấn đề quan trọng, Quyết định
giao đất để sử dụng vào mọi mục địch trong những trường hợp cần thiết. Cụ thể là:
+ Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng
vào mục đích khác.
+ Chính quyền Quyết định việc cho các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam ở nước ngoài thuê đất.
+ Chính phủ giao đất trên mức diện tích quy định cho Uỷ ban nhân dân tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định ở Khoản 3, Điều 23.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương được giao thẩm quyền
quyệt định giao đất để sử dụng vào mục địch không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp. Cụ thể là:
 Từ một ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trồng, đồi núi trọc cho mỗi
công trình chuyên dùng.

 Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư
nông thôn, đất đô thị và từ 5 ha trở xuống đối với đất trồng, đồi núi trọc cho mỗi


công trình đường bộ, đường sắt, đường điện, đê điều và từ 10 ha trở xuống đối với
đất trồng, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước.
 Giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở; đất
chuyên dùng để sử dụng vào mục đích chuyên dùng khác hoặc để làm nhà ở; đất đô
thị định mức do Chính phủ quy định.
 Kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Thành
phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình cá nhân làm nhà ở.
 Giao đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp cho các tổ chức.
 Quyết định mức giao đất cho mỗi hộ nông dân được sử dụng làm nhà ở theo Quyết
định của Chính phủ đối với từng vùng như khung giá 400m2/hộ.
 Quyết định diện tích giao đất cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất đang sử dụng.
 Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh có các thẩm quyền sau:
 Giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm
nghiệp.
 Giao đất khu dân cư nông thôn cho hộ gia đình và cá nhân làm nhà trên cơ sở quy
hoạch đã được xét duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
ương.
 Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân theo hình thức có thời hạn hoặc
tạm thời.
Các quy định về thẩm quyền giao đất như trên thể hiện tính chặt chẽ, rõ ràng và
nghiêm túc nhằm quản lý tốt đất đai - nguồn tài nguyên vô giá.
c. Những quy định về cho thuê đất.
Điều 29, Luật đất đai quy định: “Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định của



Luật này và các quy định khác của pháp luật”. Các điều 80 - 84 trong chương V của Luật
đất đai quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thuê đất. Như vậy,
nhìn chung Luật đất đai mới quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề thuê đất, còn những
vấn đề như đối tượng được thuê đất, thời hạn cho thuê đất, quyền lợi và nghĩa vụ của người
thuê đất được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ
của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam... Trên cơ sở đó, Chính phủ ra các Nghị định và các Bộ, Tổng cục có liên quan
ra các thông tư hướng dẫn về việc lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, về quyền và nghĩa vụ của
các tổ chức trong nước được Nhà nước giáo đất, cho thuê, hướng dẫn việc thuê đất để thực
hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...
d. Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất.
Việc chuyển quyền sử dụng đất về thực chất là công nhận chuyển từ chủ sử dụng đất
cũ sang chủ sử dụng đất mới là hợp pháp. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đai cần phải
được làm tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Từ điều 30 đến điều 32, điều 36, điêu
77, Luật đất đai quy định có tính nguyên tắc về chuyển quyền sử dụng đất đai, về quyền
thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, từ điều 690 đến điều 744 của Luật
Dân sự quy định cụ thể việc chuyển quyền sử dụng đất đai. Các trình tự, thủ tục, điều kiện,
quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể được phép chuyển quyền và nhận quyền sử dụng
đất đai đã được quy định rõ trong luật.
Các trường hợp không được chuyển quyền sử dụng đất:
 Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp.
 Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng
đất.
 Đất đang có tranh chấp.
Các trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất đai sau đây được Nhà nước cho phép
thực hiện:


+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở do nhu cầu
giá cả sản xuất và đời sống được chuyển đổi quyền sử dụng đất đai. Thủ tục chuyển đổi

được quy định như sau: ở nông thôn thì làm tại Uỷ ban nhân dân xã, ở đô thị thì làm tại Uỷ
ban nhân dân quận, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh.
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dung đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được chuyển quyền
sử dụng đất khi:
 Chuyển đi nơi khác.
 Chuyển làm nghề khác.
 Không có khả năng sản xuất.
+Đối với đất ở, các hộ gia đình cá nhân được quyền chuyển nhượng ở các trường hợp
sau:
 Chuyển đi nơi khác.
 Không còn nhu cầu ở.
+ Hộ gia đình cá nhân được thừa kế quyền sử dụng đất dai thoe điều 76, Luật đất đai.
+ Hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất đai được thực hiện theo điều
77, Luật đất đai.
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy
sản trong những trường hợp khó khăn và được chính quyền địa phương xác nhận, thì được
quyền cho thuê đất theo thời hạn và mục đích quy định.


Thu hồi đất.
Để đảm bảo quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, Nhà nước thực hiện biện pháp
thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết. Điều 26, điều 27 và điều 28, Luật đất đai quy
định các trường hợp bị thu hồi đất, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc thu hồi
đất và các nguyên tắc khi thu hồi đất.
3. Các quy định về kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà
nước.
Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai là một trong những nội dung của
chế độ quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua việc kiểm tra, giám sát, phát hiện những vi
phạm, những bất hợp lý trong việc thực hiện pháp luật về đất đai của Nhà nước, trong việc
quản lý và sử dụng đất đai.

Điều 37, Luật đất đai quy định thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức
việc thanh tra đất đai:
 Chính phủ tổ chức việc thanh tra đất đai trong cả nước, Uỷ ban nhân dân các
cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phương mình.
 Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương giúp Chính phủ; cơ quan quản lý địa
phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện thành tra đất.
Nội dung thanh tra đất đai được quy định như sau:
 Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp.
 Thanh tra việc chấp hành Luật đất đai của người sử dụng đất.
 Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp Luật đất đai.
Quy định về quyền của thanh tra, thanh tra viên như sau: Tổ chức, hộ gia đinh, cá
nhân có liên quan phải cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra; quyết đinh tạm thời
đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
Quyết định đó; mặt khác phải báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quyết


định xử lý; xử lý theo thảm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử
lý các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai.
Về xử lý các sai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, tuỳ theo tính chất
nghiêm trọng, mức độ tác hại và hậu quả của các trường hợp sai phạm mà các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thực hiện phương sách phù hợp. Cụ thể là:
+ Người nào lấn chiếm đất, hủy hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng
quy định hoặc có hành vi khác vi phạm Luật đất đai thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà
bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển
quyền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho các hành vi vi phạm pháp
luật, Quyết định xử lý trái với pháp luật, có hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên đất, vi
phạm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Người nào mà vi phạm Luật đất đai mà gây thiệt hại đối với người khác ngoài

việc xử lý như trên còn cần phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


Chương II
Nội dung quản lý Nhà nước về tình hình sử dung đất ở Thành phố Hà Nội.
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20053’ đến 21023’ vĩ
độ Bắc, 105044’ đến 106002’ độ kinh Đông, tiếp giáp với năm Tỉnh: Thái Nguyên ở phía
Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Vĩnh phúc ở phía Tây, Hà Tây và Hà Nam ở phía
Nam. Hà Nội có diện tích 927,39 km2, khoảng cách dài nhất từ phía Bắc đến phía Nam
Thành phố trên 50 km và chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông gần 30 km.
Là một Thành phố lớn nằm ở hai bên bờ sông Hồng trên vùng đồng bằng trù phú và
nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vai trò và địa thế đẹp và thuận lợi để trở thành trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trong nhất của nước ta.
Về mặt hành chính, Hà Nội là Thành phố trực thuộc Trung Ương, bao gồm 7 quận nội
thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân và Cầu Giấy) có diện tích
là 82,78 km2 (chiếm 8,9% diện tích toàn Thành phố) với 102 phường và 5 huyện ngoại
thành (Sóc Sơn, Đônh Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) có diện tích 844,61 km2
(chiếm 91,1% diện tích toàn Thành phố) với 108 xã và 8 thị trấn. Về mặt diện tích tự nhiên,
Hà Nội là đơn vị hành chính vào loại nhỏ nhất trong 61 tỉnh, Thành phố ( chỉ trên Bắc Ninh,
Hà Nam và Hưng Yên ).
a. Địa hình.
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ
cao trung bình từ 5-10 m so với mực nước biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía Bắc


và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20
đến trên 400 m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m.

Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này
đựơc phản ánh rõ rệt qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính chảy qua Hà
Nội.
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các
dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện
đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ ).
Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh,
nơi có đía thế cao trong dạng địa hình đồng bằng của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các
dạng địa hình núi và đồi tập trung ở khu vực Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.
b. Khí hậu.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm nhận được lượng bức xạ Mặt mTtrời
rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm là 23,50C.
Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội còn có lượng ẩm và lượng mưa khá lớn. ở Hà Nội
quanh năm không có tháng nào độ ẩm tương đối cao không khí xuống dưới 80%. Lượng
mưa trung bình hàng năm ở Hà Nội là 1676 mm và mỗi năm có khoảng 144 ngày mưa.
Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa: Mùa hè
và mùa đông trong năm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, có đặc điểm nóng và mưa nhiều với
gió thịnh hành hướng Đông Nam do chịu tác động mạnh mẽ của gió Tây Nam, của dải hội
tụ nhiệt đới và của các xoáy thuận nhiệt đới ( Bão, áp thấp nhiệt đới ). Trong thời kỳ này,
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7 (28,90C) và tháng có lượng mưa
trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 (318 mm).
Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3, có đặc điểm là lạnh và ít mưa, tháng 1 là tháng
có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (16,40C); đồng thời cũng có lượng mưa trung


bình thấp nhất trong năm (16,6 mm) với gió thịnh hành hướng Đông Bắc, do chịu sự chi
phối của gió mùa Đông Bắc. Hai tháng 4 và 10 được coi như tháng chuyển tiếp.
Sự biến động thất thường của khí hậu Hà Nội chủ yếu do sự tranh chấp ảnh hưởng

hoạt động của hai mùa gió và các qúa trình thời tiết, đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa. Vì thế
ở Hà Nội có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm mùa nóng kéo dài, nhiệt độ cao nhất
(tháng 5-1962) lên tới 42,80C, lại có năm nhiệt độ thấp nhất xuống tới 2,70C(tháng 1-1955).
c.Thuỷ văn.
Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều khúc sông mới chảy qua khu
vực sông Hồng ở phía Nam Thành phố với các sông Đuống và sông Nhuệ, và lưu vực sông
cầu ở phía Bắc với sông Cà Lô. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài hơn 93 km với lưu
lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới
83,5 triệu m3. Sông Đuống chỉ lưu quan trọng của sông Hồng trên địa bàn Hà Nội hàng năm
cũng vận chuyển một lượng nước là 27,3 triệu m3 với lưu lượng bình quân 861 m3/s. Các
sông ở Hà Nội có thuỷ chế theo hai mùa rõ rệt: Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6
đến tháng 10, cao nhất vào tháng 8, trên sông Hồng mực nước trung bình của tháng 8 lên tới
8,6m trong khi mực nước trung bình cả năm có 4,97 m, đặc biệt trong mùa lũ lịch sử 1971,
mực nước cao nhất đo được ở Hà Nội là 14,13 m (ngày 22-8 1971). Mùa cạn thường kéo dài
hơn, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5, với mức thấp nhất cả về mức nước lẫn lưu lượng
nước vào tháng 3. Trên sông Hồng mực nước trung bình của tháng 3 là 2,56 m.
Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tiêu và tưới nước. Do
yêu cầu đô thị hoá, nhiều ao, hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Một số đầm và vùng
trũng ở Thanh Trì, được cải tạo để thả cá hoặc kết hợp để trồng lúa.Khu vực nội thành tập
trung khá nhiều hồ như hồ: Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thuyền Quang, Thủ Lệ, Văn Chương,
Giảng Võ… đặc biệt có Hồ Tây nằm ở quận Ba Đình và quận Tây Hồ rộng gần 500 ha là
một thắng cảnh đẹp của thủ đô và là nơi cung cấp thủy sản có giá trị.
Hà Nội có nguồn nước ngầm khá phong phú hiện đang được khai thác để Thỏa mãn
nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực nội thành.
d. Thổ nhưỡng và sinh vật.


Hà Nội có 4 loại đất chinh đố là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu
và đất đồi núi.
Phần lớn đất đai của Hà Nội thuộc nhóm đất phù sa của các hệ thống sông Hồng và

sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất trồng trọt tốt nhất của Hà Nội với đặc tính ít chua đến
trung tính, độ PH từ 6 – 7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành phần
cơ giới khá thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp các
huyện, chiếm hầu hêt diện tích của huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm.
Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều hai huyện
Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu thành phần cơ giới
nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp.
Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị sói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị
chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi đá, tầng mùn hầu như không còn, đất chua độ PH
thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng.
Các loại thực vật chỉ tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn.
Hiện nay ở đây chỉ còn hơn 6700 ha đất trống đồi trọc, để phục hồi thảm thực vật rừng, bảo
vệ môi sinh. Do có rừng, gần đây đã thấy xuất hiện nhiều loại chim, thú rừng vốn có rất
nhiều trước đây.
Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã
cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi qúy, có giá trị và nổi tiếng trong cả nước. Đáng
chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực
phẩm tươi sống (thịt, cá, trứng, sữa….) phục vụ cho yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của
thủ đô Hà Nội và giành một phần để xuất khẩu.
2. Đặc điểm kinh tế-xã hội.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Nền kinh tế của Thành
phố phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp. Điều này phụ thuộc vào sự hội tụ của nhiều
nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhất là vị trí thủ đô của Hà Nội. Nhìn chung cơ cấu
kinh tế thủ đô đã có sự thay đổi về chất. Tỷ trọng nông nghiệp giảm đi, tỷ trọng công nghiệp


tăng lên đáng kể. Năm 1991 cơ cấu kinh tế trong GDP của toàn Thành phố như sau: Công
nghiệp và xây dựng: 25,9%, nông_lâm nghiệp: 8,1% và dịch vụ: 66%. Đến năm 1997,
tương ứng là 36,0%, 4,5% và 59,5%. GDP của Hà Nội chiếm 7% GDP của cả nước.
Về phân bố theo lãnh thổ, hiện nay Hà Nội có 9 khu tập trung công nghiệp là Minh

Khai-Vĩnh Tuy, Thượng Đình, Đông Anh, Cầu Diễn-Nghĩa Đô, Gia Lâm-Yên Viên, Trương
Định-Đuôi Cá, Văn Điển-Pháp Vân, Chiêm, cầu Bươu. Nhìn chung các khu vực này đã xây
dựng từ lâu (1960), phần lớn thiết bị thuộc loại cũ, nhiều lao động hiệu quả thấp. Nhiều khu
vực công nghiệp tập trung xen kẻ với các khu vực dân cư đông đúc (Thượng Đình, Minh
Khai-Vĩnh Tuy, Trương Định-Đuôi cá), việc xử lý chất thải không tốt gây ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường và đời sống dân cư. Vì vậy ở các khu vực công nghiệp này, chủ yếu đầu tư
theo chiều sâu, thay đổi thiết bị công nghệ, hiện đại hoá sản xuất.
- Khu vặc Minh Khai-Vĩnh Tuy: có 3 xí nghiệp quốc doanh trung Ương và địa
phương, với 3 ngành then chốt là dệt, chế biến lương thực-thực phẩm và cơ khí. Các xí
nghiệp lớn là dệt 8-3, liên hợp dệt sợi Hà Nội, bia Halida, kẹo Hải Hà, Hải Châu...
- Khu vực Thượng Đình có 29 xí nghiệp quốc doanh với hai ngành công nghiệp chủ
chốt là cơ khí và vật liệu xây dựng. Ngành cơ khí công nghiệp đang được đầu tư theo chiều
sâu theo hướng chuyên môn hoá: cơ khí dùng (phụ tùng xe đạp và xe đạp hoàn chỉnh), sửa
chữa lắp ráp ôtô, động cơ điện. Các nhà máy lớn: chế tạo thiết bị điện, động cơ điện Việt
Hưng.
- Khu vực Trương Định-Đuôi cá: có 13 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh với hai
ngành chủ chốt là chế biến lương thực - thực phẩm và cơ khí. Các xí nghiệp lớn ở đây là xí
nghiệp đồ hộp xuất khẩu, mì Hoàng Mai, cơ khí 120...
- Khu vực Pháp Vân-Văn Điển có 14 xí nghiệp quốc doanh với hai ngành then chốt là
công nghiệp hoá chất và cơ khí. Các xí nghiệp ở đây là hoá chất Văn Điển, pin, phân lân...
- Khu vực Cầu Diễn - Nghĩa Đô: có 82 xí nghiệp quốc doanh với 2 ngành chủ đạo là
chế biến lương thực - thực phẩm và hoá chất. Các xí nghiệp 3 khu vực này mới hơn so với
khu vực Thượng Đình,Trương Định - Đuôi Cá song thiết bị chưa hiện đại.


- Khu vực Gia Lâm - Yên Viên: có 21 xí nghiệp quốc doanh với 3 ngành then chốt là
cơ khí, chế biến gỗ và hoá chất. Các nhà máy lớn: hoá chất Đức Giang, diêm Thống Nhất.
- Khu vực Chèm: có 5 xí nghiệp quốc doanh với 2 ngành công nghiệp then chốt là vật
liệu xây dựng và dệt.
- Khu vực Cầu Bưu: có 5 xí nghiệp quốc doanh với 2 ngành then chốt là vật liệu xây

dựng và dệt. Các nhà máy lớn: cơ khí Giải Phóng, gạch… Thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Thành phố Hà Nội đã và đang hình thành
các khu chế xuất và khu công nghệ tập trung kĩ nghệ cao. Trước mắt, Thành phố tập trung
phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp sau:
 Khu chế xuất Sóc Sơn, nằm ở phía Bắc sân bay quốc tế Nội Bài, do Malaixia
đầu tư tập trung sản xuất các loại sản phẩm điện tử của máy vi tính, sản phẩm quang học, đồ
chơi, đồng hồ.
 Khu công nghiệp tập trung Sài Đồng - Gia Lâm nằm ở địa phận huyện Gia lâm
do công ty Daewoo (Hàn quốc) đầu tư, tập trung sản xuất bóng hình, công nghiệp nhẹ, thực
phẩm, đồ uống.
 Khu công nghiệp tập trung Đông Anh nằm trên địa phận huyện Đông Anh tập
trung sản xuất công nghiệp cơ khí máy móc giá trị cao, chế tạo lắp ráp đồ điện tử.
 Khu công nghiệp tập trung Nam cầu Thăng Long, tập trung các ngành công
nghiệp kỹ thuật cao, ít hoặc không gây ô nhiễm.
3. Tình hình, điều kiện đất đai của Thành phố Hà Nội.
Nhìn chung, đất nông lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố được sử dụng hợp lý dần
theo hướng sản xuất nông, lâm nghiệp đô thị và sinh thái. Trong 5 năm qua, giá trị sản
lượng/ha đất canh tác đã tăng 23,2 triệu đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên việc sử dụng đất nông
nghiệp còn hạn chế: diện tích các cây trồng có chất lượng và giá trị kinh tế cao chiếm tỷ
trọng thấp, chưa hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững với công nghệ
cao trong điều kiện diện tích đất nông lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa.


×