Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Bài 7 Sinh học 10CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.32 KB, 8 trang )

Trường THPT Trần Phú

Giáo sinh : Nguyễn Duy Phú
GVHD

: Tăng Thị Tình

Ngày soạn: 18/10/2016
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết 7 – Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I.

Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giải thích được học thuyết tế bào.
- Giải thích được vai trò của tế bào có kích thước hiển vi.
- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào và tế bào nhân sơ.
- Hiểu được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của tế bào nhân sơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát.
- Rèn luyện kỹ năng vấn đáp.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
- Ứng dụng các lợi ích của vi sinh vật vào cuộc sống, phòng tránh các tác hại do
vi sinh vật gây nên.
II.
Chuẩn bị:
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III.
Phương pháp dạy học:


Vấn đáp + Trực quan + Thảo luận
nhóm
IV.
Trọng tâm bài giảng:
Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân
sơ.
V.
Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN ?
(?) Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN ?
3. Bài mới:
3.1. Phần mở bài (2 phút)
Đặt vấn đề: GV đặt câu hỏi “Từ các kiến thức đã học, em hay cho biết tế bào
là gì?”


GV dựa vào đáp án “Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể” và
học thuyết tế bào để vào bài.
3.2. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (10 phút)
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV treo tranh và yêu cầu HS dựa vào tranh
trả lời lần lượt các câu hỏi.

HS quan sát tranh.


(?) Tế bào gồm những thành phần nào ?

HS: Tế bào gồm: màng sinh chất,
chất tế bào và nhân.

(?) Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có
những lợi ích gì ?

HS: Tế bào nhân sơ có kích thước
nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi
chất với môi trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả
năng phân chia mạnh, số lượng tế
bào tăng nhanh.

HS: Cấu tạo tế bào nhân sơ gồm:
(?) Cấu tạo tế bào nhân sơ gồm những thành thành tế bào, màng sinh chất, chất
phần nào ?
tế bào và vùng nhân.


Nội dung ghi bảng
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
- Cấu tạo: có cấu tạo tế bào gồm 3 thành phần chính: + Màng sinh chất.
+ Chất tế bào.
+ Nhân.
- Đặc điểm:
+ Có nhân nhưng chưa có màng bao bọc.

+ Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
+ Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
Chú ý: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào
tăng nhanh.
Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào nhân sơ (20 phút)
Hoạt động của GV
GV cho treo tranh và yêu cầu HS
quan sát kết hợp nghiên cứu SGK trả
lời các câu hỏi.

Hoạt động của HS


Thành tế bào, màng sinh chất, lông
và roi.
(?) Thành tế bào có cấu tạo như thế
nào và có vai trò gì ?

HS:
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành
tế bào là peptiđôglican (Cấu tạo từ các
chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau
bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).
- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.
HS quan sát tranh.

GV treo tiếp tranh và yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi.


(?) Dựa vào thành phần cấu tạo thành
tế bào vi khuẩn được chia thành mấy
loại? So sánh
GV chia nhóm (mỗi tổ thành 2 nhóm)
HS làm việc nhóm.
phát phiếu học tập số 7.1.10CB cho
HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
mỗi nhóm và yêu cầu đại diện nhóm
HS bất kì lên trình bày kết quả trên
tranh.
GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe và tiếp thu.
GV nhận xét, chính xác hóa kiến


thức.
(?) Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng
phải dùng loại thuốc kháng sinh khác
nhau ?

HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu
để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
HS:

(?) Màng sinh chất ở tế bào nhân sơ
có đặc điểm gì ?

- Cấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp và
prôtein.

- Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ
tế bào.
HS:

(?) Lông và roi có chức năng gì ?
HS:

- Roi(Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính
kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
- Lông (Nhung mao) giúp vi khuẩn bám
chặt trên mặt tế bào người.

HS:

Chất tế bào
(?) Tế bào chất ở tế bào nhân sơ có
cấu tạo và chức năng như thế nào ?

- Bào tương (dạng keo bán lỏng) không
có hệ thống nội màng, các bào quan
không có màng bọc.
- Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN)
không có màng, kích thước nhỏ, là nơi
tổng hợp prôtein.
HS:

Vùng nhân

- Không có màng bao bọc.


(?) Tại sao gọi là vùng nhân ?

- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
- Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng
nhỏ khác gọi là plazmit và không quan
trọng.
Nội dung ghi bảng

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.


- Thành tế bào:
+ Cấu tạo: peptidoglican là cacbonhidrat liên kết với các đoạn polipeptit
ngắn.
+ Vai trò: bảo vệ TB và giữ hình dạng ổn định cho TB.
+ Phân loại: 2 loại:

- Màng sinh chất:
+ Cấu tạo: lớp photpholipit kép và protein.
+ Chức năng: trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
Ngoài ra:
- Một số vi khuẩn có lông và roi giúp di chuyển hoặc bám vào giá thể
như trùng roi, trùng đế dày,…
- Một số có màng nhầy bao bọc giúp không bị TB Bạch cầu tiêu diệt.
2. Chất tế bào
- Thành phần: + Bào tương.
+ Riboxom và một số cấu trúc khác.
- Chức năng: là nơi diễn ra mọi hoạt động sinh lý của tế bào.
- Riboxom: là nơi tổng hợp protein cho TB.

3. Vùng nhân.
- Không có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit và không quan trọng.

4. Củng cố: (7 phút)
Câu 1: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là:


A. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân.
B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan.
D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST.
Câu 2: Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bậc gì ?
A.
Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa
ADN kết hợp với prôtein và histôn.
B.
Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm
nhưng không có các bào quan khác.
C.
Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh không có
ribôxôm.
D.
Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào
quan.
Câu 3: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp:
A. Phôtpholipit và ribôxôm.
C. Ribôxôm và peptiđôglican.
B. Peptiđôglican và prôtein.

D. Phôtpholipit và prôtein.
Câu 4: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:
A.Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu.
B. Dễ phát tán và phân bố rộng.
C. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh. x
D.Thích hợp với đời sống kí sinh.
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
- Đọc trước nội dung bài mới sgk.
- Bài tập: Vẽ sơ đồ khái quát cấu trúc vi khuẩn và chú thích?


VI. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 10 năm 2016
GVHD chủ nhiệm kí duyệt

Tăng Thị Tình

Giáo sinh

Nguyễn Duy Phú




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×